Đề Tài Sáng chế - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn ppt

22 357 0
Đề Tài Sáng chế - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Đề Tài Sáng chế - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn Luật Sở Hữu Trí Tuệ Trong xã hội hiện đại cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, song song với đó, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn. Thế nhưng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, con người không thể trông chờ vào sự ban ơn của tự nhiên mà còn phải tiến hành sản xuất, muốn sản xuất con người phải có nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ….và hợp thành nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con người là yếu tố nền tảng quan trọng nhất. Khi chúng ta đề cập đến tính nền tảng của nguồn nhân lực tức đề cập ra đến sự sáng tạo của những nguồn lực lao động, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng để thay thế cho hoạt động lao động của con người, tạo ra nhưng bước nhảy vọt trong kỹ thuật sản xuất, thể hiện khả năng chế ngự, làm chủ và khai thác tự nhiên của con người. Còn khi đề cập đến khía cạnh quan trọng nhất của nguồn nhân lực đó là nói đến sự sáng tạo của con người là vô tận, sự sáng tạo đó dẫn đến ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm mà sản phẩm đó có chức năng như một phương tiện đáp ứng nhu cầu của con người. Nó được xem như là một biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề xác định hay nói cách khác đó chính là giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên không phải tất cả giải pháp kỹ thuật đều được bảo hộ mà chỉ những giải pháp kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế được pháp luật quy định mới được công nhận là sáng chế. PHẦN I: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của sáng chế ở Việt Nam. Trước đây, sáng chếmột chế định còn non trẻ mới được hình thành vào những năm 60 của thế kỷ XX chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1981: hệ thống pháp luật về sở hữu còn sài, tại giai đoạn này chưa có văn bản nào quy định về việc bảo hộ các tài sản trí tuệ. Tuy nhiên Nhà nước vẫn có chính sách nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo của con người giúp phần đóng góp vào công cuộc xây dựng ổn định đất nước. Giai đoạn 1981-1989: có thể nói đây là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt phát triển trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đó chính là việc văn bản pháp luật đầu tiên về sở hữu công nghiệp nói chung sáng chế nói riêng đã được nhà nước ta ban hành. Thông qua văn bản này Nhà nước ta đã ban hành điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật-hợp lí hóa sản xuất sáng chế. Theo đó, mọi nổ lực sáng tạo kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất mang lại các lợi ích thiết thực cho Nhà nước, xã hội cơ quan đều được đền đáp về tinh thần và vật chất. Văn bản pháp luật này thiết lập hình thức bảo hộ sáng chế, theo đó nhà sáng chế chỉ có các quyền nhân thân của tác giả sáng chế, còn độc quyền sáng chế thuộc về Nhà nước. Các văn bản pháp luật liên quan tới sáng chế trong giai đoạn này có thể kể đến như: Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981; Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 qui định về điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 Hành Chính 1- K35 Trang 2 Luật Sở Hữu Trí Tuệ quy định về mua bán về quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng câc quy định của nhà nước về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế điều kiện bảo hộ sáng chế trong giai đoạn này là chưa thật sự hiệu quả, giá trị pháp lí còn thấp. giai đoạn 1989-2005: giai đoạn này phải kể đến hai mốc lịch sử quan trọng. Thứ nhất, năm 1995 khi mà Bộ luật dân sự 1995 được ban hành trong đó có quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo đó lần đầu tiên nước Việt Nam công nhận sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự. Mốc quan trọng thứ hai trong giai đoạn này đó chính là việc Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được chính phủ thông qua đáng dấu bước ngoặt mới trong chế định Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Với việc ban hành một chế định pháp luật riêng đã dần đưa sở hữu trí tuệ Việt Nam gia nhập vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế và đương nhiên điều kiện về bảo hộ sáng chế cũng được thiết lập theo hướng phù hợp hơn các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế thời kì hiện đại. Các quy định về đối tượng, tính mới, trình độ sáng tạo khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế cũng được hoàn thiện hơn. giai đoạn 2005 tới nay: có thể thấy Luật Sở hữu trí tuệ là một chế địng pháp luật ít phải sửa đổi nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Kể từ khi hình thành phải đến năm 2009 căn cứ theo các chính sách xã hội điều kiện tự nhiên, Chính phủ ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Mặc dù mới được hình thành nhưng có thể thấy chế định Luật sở hữu trí tuệ nói chung sáng chế nói riêng đạt được những thành công nhất định. Theo thời gian tiến trình phát triển của xã hội, các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan tới việc bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế được hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh mới trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Từ định nghĩa sáng chế trên ta có thể thấy được bản chất của sáng chế là giải pháp kỹ thuật. Giải pháp kỹ thuật có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình và đó phải những sản phẩm hoặc quy trình do con người sáng tạo ra chứ không phải là những gì tồn tại trong tự nhiên được con người phát hiện ra. Sáng chế bao gồm các đặc điểm sau: thứ nhất, bản chất sáng chế tạo ra phương tiện mới về nguyên kỹ thuật, chưa từng tồn tại hoặc đã tồn tại trong một nhóm nhỏ song không phổ biến là bí mật đối với cộng đồng; thứ hai, nó không có khă năng để giải thích thế giới nhưng có khả năng áp dụng trực tiếp hoặc qua thử nghiệm để ứng dụng vào sản xuất đời sống; thứ ba, có giá trị thương mại mua bán bằng sáng chế giấy phép; thứ tư, sáng chế bị tiêu vong theo sự tiến bộ của công nghệ nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác, trong các tài sản trí tuệ, sáng chế có vai trò đặc biệt quan trong đối với doanh nghiệp cũng như là yếu tố quyết định tiềm lực khoa học công nghệ của một quốc gia, là một trong những yếu tố xác định tính cạnh tranh của nền kinh tế, là yếu tố thúc đẩy gia Hành Chính 1- K35 Trang 3 Luật Sở Hữu Trí Tuệ tăng mức sống các điều kiện kinh tế xã hội khác chính vì thế sáng chế cần được bảo hộ. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn sáng chế chúng ta cần phân biệt sáng chế với giải pháp hữu ích, sáng chế với phát minh, sáng chế với sáng kiến. Việc bảo hộ giải pháp hữu ích khác biệt với bảo hộ sáng chế ở những khía cạnh: một là, tiêu chuẩn của tính mới giải pháp hữu ích thấp hơn tính mới của sáng chế mặc dù tại Việt nam pháp luật sáng chế và giải pháp hữu ích đều phải có mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới; hai là, yêu cầu về tính sáng tạo của giải pháp hữu ích thấp hơn so với sáng chế; ba là, thời hạn bảo hộ của giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ sáng chế; bốn là, đối tượng bảo hộ giải pháp hữu ích hẹp hơn so với sáng chế, tuy nhiên bảo hộ sáng chế giải pháp hữu ích có rất nhiều điểm tương đồng. Về bản chất, cả hai đều phải đáp ứng các yêu cầu về tính mới về khả năng áp dụng công nghiệp, thủ tục xác lập quyền về cơ bản là giống nhau, các quyền của chủ sở hữu của cả hai được pháp luật quy định cũng tương tự nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, giải pháp hữu ích được xem là một dạng đặc biệt của sáng chế, có mức độ sáng tạo thấp hơn sáng chế có thời hạn bảo hộ ngắn hơn. Giữa sáng chế phát minh thì phát minh là việc tìm ra một sự vật hiện tượng hoặc quy luật đã tồn tại trong thế giới tự nhiên chứ không phải do con người sáng tạo ra. Còn sáng chế hoặc là không có sẵn trong tự nhiên mà do con người sáng tạo ra hoặc một cái gì đã có trong tự nhiên nhưng được con người tác động có chủ đích để biến đổi, hoàn thiện và cách tạo ra cái vốn không có hoặc phương thức biến đổi cái vốn đã có nói trên. Mặc dù, phát minh không trực tiếp làm thay đổi tự nhiên nhưng bắt nguồn từ phát minh có thể hàng loạt sáng chế ra đời. Cuối cùng giữa sáng chế sáng kiến ta thấy so với sáng chế, sáng kiến là đối tượng có trình độ sáng tạo kỹ thuật thấp hơn sáng chế, thậm chí thấp hơn cả giải pháp hữu ích, yêu cầu về tính mới cũng rất thấp chỉ cần sáng kiến có tính mới trong phạm vi một cơ quan tổ chức là có thể được công nhận là sáng kiến. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế, nếu đáp ứng các điều kiện sau: Một là, sáng chế phải có tính mới. Sáng chế được coi là tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Tại Việt Nam, giải pháp kỹ thuật được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật yêu cầu được bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích cần phải tiến hành so sánh các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật đó với các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật đối chứng được tìm thấy trong quá trình tra cứu thông tin. Pháp luật Việt Nam có quy định sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được Hành Chính 1- K35 Trang 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ biết có nghĩa vụ giữ bí mất về sáng chế đó. Sáng chế cũng không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố: Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ. Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ công bố dưới dạng báo cáo khoa học. Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ trưng bày tại các triển lãm của Quốc gia Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận chính thức. Hai là, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo. Nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Mục tiêu bảo hộ sáng chế là khuyến khích sáng tạo công nghệ vì vậy sáng tạo là yêu cầu bắt buộc đối với sáng chế. Để đánh giá được bản chất của những khác biệt tạo nên trình độ sáng tạo, cần phải xem xét toàn bộ tình trạng kỹ thuật đã biết. Do đó, việc đánh giá trình độ sáng tạo thường được tiến hành trên ba khía cạnh: vấn đềsáng chế giải quyết, giải pháp giải quyết vấn đề đó, các ưu điểm của sáng chế so với tình trạng kỹ thuật đã biết. Tại Việt Nam, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Giải pháp kỹ thuật bị coi là không có trình độ sáng tạo nếu rơi vào các trường hợp sau: tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên; tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc; giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích, hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết. Ba là sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình nội dung của sáng chế thu được kết quả ổn định. Theo pháp luật Việt Nam, việc đánh giá xem sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp hay không phải được thực hiện trước khi đánh giá tính mới tính sáng tạo của sáng chế. Để đánh giá khả năng có thể thực hiện được giải pháp kỹ thuật cần căn cứ vào các yếu tố sau: các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, Hành Chính 1- K35 Trang 5 Luật Sở Hữu Trí Tuệ sản xuất hoặc có thể sử dụng; việc tạo ra, sản xuất ra sử dụng hoặc khai thác thực hiện các giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau. Xuất phát từ yêu cầu của sáng chế là giải pháp kĩ thuật giúp giải quyết một vấn đề thực tiễn nên có thể khả năng áp dụng công nghiệp là một yêu cầu luôn gắn liền với thực tiễn xã hội. Sáng chế phải gắn liền với những hiện thực khách quan, không thể đưa ra những giải pháp mà không thể sử dụng trong thực tiến xã hội được. Chính vì vậy, để đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật người ta thường căn cứ vào các yếu tố sau: Quy luật tự nhiên rõ ràng một giải pháp kỹ thuật dù sáng tạo đến đâu mà trái với quy luật tự nhiên thì không thể mang lại lợi ích gì cho xã hội khi mà giải pháp đó không thể tồn tại trên thực tiễn trong tự nhiên (Ví dụ: sáng chế bảo hộ cho một loại động cơ vĩnh cửu); khả năng áp dụng trong thực tế: các đối tượng mặc dù về mặc thuyết là có thể được nhưng xét về mặt thực tế thì bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp; việc thực hiện lặp lại đối tượng: giải pháp kỹ thuật đề cập trong sáng chế sẽ không có khả năng áp dụng công nghiệp trong trường hợp chỉ có thể thực hiện các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện, hoặc kết qua thu được trong các lần thực hiện không đồng nhất với nhau, hoặc kết quả thu được khác với bản nêu kết quả sáng chế; hiệu quả của giải pháp: đương nhiên các giải pháp không có ích lợi hoặc không phục vụ nhu cầu của xã hội, thậm chí gây tác hại như gây ô nhiễm môi trường, tiêu phí quá mức năng lượng và tài nguyên, có hại cho sức khỏe con người thì bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Có thể nói, khoa học công nghệ sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Những bước tiến lớn trong khoa học công nghệ thời xa xưa đã đưa loài người thoát khỏi hình thái xã hội phong kiến. Trong khoảng một thế kỉ trở lại đây, khả năng dẫn dắt của công nghệ mà cụ thể là sáng chế, đã làm thay đổi tiến trình vận động của nhân loại, trở thành một yếu tố quyết định tạo ra sự thịnh vượng của các quốc gia. Khi sáng chế chứng minh được tầm quan trọng của mình thì cũng là lúc việc bảo hộ sáng chế trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. “Hệ thống bằng độc quyền sáng chế đổ thêm dầu lợi ích vào ngọn lửa thiên tài” (Abraham Lincon). Câu nói trên phần nào đã nói lên tầm quan trọng của hệ thống bằng độc quyền sáng chế. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi mà vấn đề tri thức được coi là then chốt, là một nhân tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia, thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng càng trở nên có ý nghĩa. Bảo hộ sáng chế không chỉ mang lại lợi ích cho chủ sở hữu sáng chế, mà còn tác động đến cả nền kinh tế xã hội, cụ thể bảo hộ sáng chế có những ý nghĩa sau: Trước hết, khuyến khích sáng tạo ra công nghệ mới – sáng chế không dễ dàng được tạo ra mà đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, thời gian, công sức của nhà sáng chế nhưng lại rất dễ bị sao chép (làm đúng như vất gốc), dễ bị bắt chước (làm theo kiểu của người khác) đưa vào khai thác để sinh lời, nếu không có bảo hộ thì Hành Chính 1- K35 Trang 6 Luật Sở Hữu Trí Tuệ ai cũng có thể khai thác sáng chế đó mà không phải hao phí cho việc đầu tư nghiên cứu. Bị đối thủ cạnh tranh cướp đoạt thành quả lao động lợi nhuận, nhà sáng chế người đầu tư kinh phí sẽ không còn động lực để lặp lại quy trình sáng tạo, bởi vì họ đầu tư lớn mà thành công lại nhỏ. Điều này sẽ gây tổn thất không chỉ cho bản thân nhà sáng chế mà làm ảnh hưởng đến cả xã hội, Do đó, tăng cường bảo hộ sáng chế sẽ ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ một cách bất hợp pháp giúp chủ sở hữu có thể bảo vệ được thành quả sáng tạo của mình tiếp tục đầu tư phát triển tạo ra sáng chế mới. Bên cạnh đó, việc bảo hộ sáng chế còn tạo môi trường kinh doanh lành mạnh – nếu không có hệ thống bảo hộ sáng chế, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ không cần đầu tư sáng tạo mà đơn giản chỉ cần bắt chước, sao chép các sáng chế của người khác với chi phí rẻ hơn nhiều. Kết quả là các nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn để bù đắp những chi phí cần thiết trong quá trình triển khai, chứ chưa nói đến việc tiếp tục đầu tư, lặp lại quá trình sáng tạo. rất có thể họ sẽ bị chính các đối thủ cạnh tranh của mình loại ra khỏi thị trường. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác một cách không thỏa đáng bị coi là rào cản đối với thị trường tự do mở cửa. Ngược lại, bảo hộ sáng chế có hiệu quả chính là nhằm giữ gìn một môi trường trong sạch cho các hoạt động sáng tạo kinh doanh, từ đó đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc bảo hộ sáng chế còn tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ đầu tư – một hệ thống bằng độc quyền sáng chế mạnh thực thi phù hợp còn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động chuyển giao công nghệ đầu tư, thông qua việc tạo ra một môi trường an toàn cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh tiếp tục nghiên cứu phát triển. Chính vì vậy việc bảo vệ sáng chế tạo ra giữ gìn một môi trường trong sạch cho hoạt động kinh doanh sáng tạo. Nhật Bản chính là một ví dụ điển hình của việc sử dụng hệ thống bằng độc quyền sáng chế để thúc đẩy chuyển giao công nghệ đầu tư. Khi phát động vòng đàm phán Kenedy của GATT, Tổng thống Mỹ Kenedy chỉ coi Nhật Bản như một nước đang phát triển, một sự khác biệt hoàn toàn so với Nhật Bản ngày nay.Các nhà xây dựng chính sách của nước này đã dựa vào hệ thống bằng độc quyền sáng chế để xúc tiến đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển kinh tế quốc dân, biến Nhật Bản từ một nước đang phát triển thành một nước phát triển hang nhất nhì trên thế giới. Một ví dụ khác, Braxin Ấn Độ, hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể liên tục trong đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi họ tăng cường luật về bằng độc quyền sáng chế đầu những năm 1990. Không những thế, việc bảo hộ sáng chế còn làm giàu tri thức công nghệ - để được cấp bằng độc quyền sáng chế, tác giả phải bộc lộ công khai các chi tiết sáng chế của mình ra xã hội. Như vậy, thông tin có trong sáng chế có thế được mọi người dùng cho việc nghiên cứu các mục đích thực nghiệm. Sau khi hết thời hạn bằng độc quyền sáng chế, thông tin đó trở thành thông tin chung mọi người được Hành Chính 1- K35 Trang 7 Luật Sở Hữu Trí Tuệ tự do sử dụng thương mại những thông tin đó, làm giàu thêm tri thức công nghệ. Thông qua tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển, việc bảo vệ sáng chế sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua việc nộp thuế. Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sáng chế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Cũng chính vì những lợi ích bằng độc quyền sáng chế đem lại mà tại Việt Nam trong những năm qua, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp toàn xã hội. Vì vậy, việc xây dựng cùng có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung đối với sáng chế nói riêng là yêu cầu cấp bách trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. PHẦN 2: Thực tiễn bảo vệ sáng chế ở Việt Nam một số nước trên thế giới. Khái niệm về bằng sáng chế dựa trên cơ sở thỏa hiệp có đi, có lại. Nhà phát minh hay sáng chế có quyền tối cao trong việc sử dụng phát minh của mình trong một thời gian nhất định. đổi lại, quy định của hầu hết các quốc gia đều yêu cầu nhà phát minh công khai phương pháp tìm ra phát minh để cho mọi người có thể hiểu học hỏi được từ những phát minh này. Nhà sáng chế được khuyến khích về mặt kinh tế để chấp nhận rủi ro sáng tạo; xã hội nhận được lợi ích của phát minh kiến thức của họ được ứng dụng trong những lĩnh vực khác. Việc bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ không những chỉ thúc đẩy sức sáng tạo mà còn tạo ra niềm tin vững chắc vào nền kinh tế đó, đủ để thu hút đầu tư nước ngoài tăng cường chuyển giao công nghệ. Hành Chính 1- K35 Trang 8 Luật Sở Hữu Trí Tuệ Những thành công cơ bản trong bảo vệ sáng chế ở Việt Nam thời gian qua là khá rõ nét đáng được ghi nhận. Theo đó, từ một nền kinh tế khép kín, sản xuất lưu thông hàng hoá theo mô hình tự cấp tự túc, khi chuyển sang kinh tế thị trường đã nhanh chóng tiếp thu được những kiến thức, trong đó quan trọng nhất là các vấn đề thuộc về quy ước quốc tế. Sau khi chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã quyết tâm thực hiện đầy đủ các cam kết trong đàm phán trước đây, thể hiện rõ sự cầu thị nghiêm túc. Cụ thể là đã cho ra đời hàng loạt các văn bản pháp quy có liên quan đến vấn đề bảo vệ sáng chế theo quy định của WTO phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đã có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản này một cách sâu rộng thiết thực. Thông qua đó, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh cả bản thân từng người dân cũng đã hiểu có ý thức đối với nghĩa vụ quyền lợi trong việc bảo vệ sáng chế. Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, vấn đề bảo vệ sáng chế đã được quan tâm từng bước thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu chung của tổ chức kinh tế - thương mại lớn nhất thế giới này. Việc tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp về sáng chế ở Việt Nam mặc dù đã có những bước đi cụ thể, song thực tế những năm qua cho thấy đây là khâu yếu nhất, cũng chính là sự áp dụng không thành công Luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Có thể chỉ ra một số những vấn đề nổi cộm sau đây: việc bảo vệ các phát minh sáng chế không được thực hiện tốt, để xảy ra hiện tượng mất bản quyền vào tay nước ngoài. Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước vì thiếu hiểu biết đã tiếp tay cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc trực tiếp vi phạm bản quyền của các doanh nghiệp khác, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế; việc xử các tranh chấp về sáng chế ở Việt Nam những năm qua cũng đã bộc lộ những yếu kém cơ bản, cụ thể là chưa giải quyết dứt điểm những khiếu kiện kéo dài về quyền sở hữu trí tuệ, nhất là hỗ trợ trong việc đăng ký các phát minh, sáng chế. Từ đó gián tiếp hạn chế sức sáng tạo sự phát huy trong hoạt động nghiên cứu khoa học của con người; việc xử tội xâm phạm sáng chế còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Các vi phạm xảy ra ngày một gia tăng nhiều hơn nhưng khó bị phát hiện khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính. Điều này cho thấy, công tác đấu tranh phòng chống tội xâm phạm các sáng chế hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sáng chế một cách hiệu quả trước các hành vi xâm phạm ngày một gia tăng phức tạp; chưa có lực lượng chuyên trách chống tội phạm nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm nên hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về vi phạm quyền sáng chế chưa được nâng cao. Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2012 Việt Nam bị tụt hạng trên bảng chỉ số đổi mới toàn cầu, xếp thứ 76/141 (năm 2011 xếp thứ 51/125, 2010 là 71/132…). Nghĩa là tính đổi mới, sáng tạo của nước ta thuộc vào loại kém. Người Việt Nam vẫn luôn tự hào là thông minh sáng tạo, nhưng chỉ có bình quân 1 sáng chế được đăng ký ở nước ngoài hằng năm, trong khi số này ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á đều rất cao. Cụ thể như năm 2011, Singapore có 647 bằng/4,8 triệu dân, Malaysia 161/27,9 triệu, Thái Lan 53/68,1 triệu, Philippines 27/93,6 triệu… Đáng nói là tình hình vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng trong khi việc thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn kém hiệu quả. Nguyên nhân chính là Hành Chính 1- K35 Trang 9 Luật Sở Hữu Trí Tuệ đa phần người dân, doanh nghiệp thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ nhất là về sáng chế, dẫn đến việc tôn trọng pháp luật sở hữu trí tuệ thấp. Ông Brian Neubert, Trưởng phòng Kinh tế, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết 27 triệu việc làm tại Mỹ trực tiếp về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nếu tính cả những công việc có liên quan sở hữu trí tuệ thì con số này lên đến 40 triệu, chiếm 1/3 trong tổng số việc làm tại nước này. Không chỉ thế, các hiệp định tự do thương mại, đặc biệt là các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam cũng là một thành viên, đều bao gồm những tiêu chuẩn rất cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ cho doanh nghiệp các nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát minh sáng tạo của các nước. Bằng sáng chế bảo hộ rất nhiều các loại phát minh như kiểu dáng công nghiệp, quy trình sản xuất, sản phẩm công nghệ cao, hợp chất phân tử. Bằng sáng chế cũng được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ giống như bản quyền. Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền thúc đẩy “sự tiến bộ của khoa học nghệ thuật” bằng cách cho các nhà phát minh được hưởng độc quyền tối cao trong một thời gian nhất định đối với những “phát minh” của họ. Người Mỹ luôn tự hào là một dân tộc có nhiều nhà phát minh sáng chế sẵn sàng thử nghiệm những cái mới trong cả ngành công nghiệp lẫn cả trong chính trị. Vì vậy, bằng sáng chếmột phần quan trọng trong lịch sử phát triển của Hoa Kỳ. Mặc dù hầu hết học sinh Mỹ có thể không biết rằng bằng sáng chế được đề cập tới trong Hiến pháp nhưng nhiều học sinh biết qua các bài học rằng một trong những bằng sáng chế đầu tiên được cấp cho máy tỉa hột bông của Eli Whitney, chiếc máy có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của Hoa Kỳ. Một nghiên cứu đáng chú ý của Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu năm 2002 của Ngân hàng Thế giới đã phát hiện ra rằng “dù cho các quốc gia có mức thu nhập khác nhau nhưng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn liền với phát triển thương mại đầu tư nước ngoài, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn”. Một ấn bản khác năm 2002 của Ngân hàng Thế giới mang tựa đề “Cẩm nang Phát triển, Thương mại và WTO” đã chú dẫn một số nghiên cứu chỉ ra được rằng việc bảo hộ mạnh mẽ sáng chế có thể: gia tăng thương mại toàn cầu; thu hút thêm được đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường việc mua bán công nghệ do đó có thể tăng năng lực sản xuất trong nước; góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng. Ngày nay, Giooc-đa-ni có thể là một ví dụ điển hình cho những kết quả nghiên cứu trên. Tại quốc gia này, việc gia tăng bảo hộ bằng sáng chế đã đem lại những lợi ích kinh tế hữu hình. Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (IIPI) đã công bố một báo cáo vào tháng 8 năm 2004 nghiên cứu việc thành lập ngành công nghiệp công nghệ dược thuốc chữa bệnh từ cây cỏ có khả năng cạnh tranh toàn cầu của Giooc-đa- ni. Báo cáo phát hiện ra rằng “Kinh tế Giooc-đa-ni đã được hưởng lợi lớn từ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ tốt hơn trong thời gian gần đây” theo như công bố của IIPI nhấn mạnh hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là bảo vệ bằng sáng chế, “đã tăng cường tập trung vào những phát minh dựa trên nghiên cứu cho các công ty dược phẩm của Giooc-đa-ni”. Điều này đã được thể hiện trong đóng góp tăng đột biến của ngành chăm sóc y tế, từ 2,8% năm 1997 lên tới 3,5% năm 2001, vào GDP của Giooc-đa- ni. Kể từ năm 1997 số lượng việc làm trong các lĩnh vực y tế tăng thêm 52%. Báo cáo Hành Chính 1- K35 Trang 10 [...]... chung chế định BBCGQSDSC nói riêng Thứ ba, để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về sáng chế, nhà nước cần quy định các chế tài cụ thể phù hợp hơn Phải có các chế tài đủ mạnh để quản điều tiết các hành vi vi phạm quyền SHTT nói chung quyền sáng chế nói riêng, cụ thể là phải xử quyết liệt mọi hành vi vi phạm quyền sáng chế cũng như quyền SHTT Thiết lập các đường dây nóng giữa các cơ... việc bảo hộ sáng chế tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ đầu tư – một hệ thống bằng độc quyền sáng chế mạnh thực thi phù hợp còn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động chuyển giao công nghệ đầu tư, thông qua việc tạo ra một môi trường an toàn cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh tiếp tục nghiên cứu phát triển Chính vì vậy việc bảo vệ sáng chế tạo ra giữ gìn một môi trường... thiện hệ thống các văn bản pháp quy về bảo vệ sáng chế, sau đó là quy định các điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, đồng thời xây dựng các chế tài cụ thể đối với hành vi xâm phạm quyền sáng chế Đầu tiên là hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật bằng cách đầu tư cho công tác nghiên cứu luận, khoa học về sở hữu tài sản trí tuệ nói chung quyền sáng chế nói riêng nhằm phục vụ... nhóm giải pháp mang tính chất chiến lược, bao gồm việc nhà nước cần nâng cấp hệ thống pháp luật về bảo vệ sáng chế, tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ Thứ hai là nhóm các giải pháp mang tính tạm thời, cấp bách bao gồm việc các doanh nghiệp, nhà sáng chế phải tự mình đề ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ sáng chế của... cơ chế hai giá về phí lệ phí, như vậy là duy trì chế độ phân biệt đối xử trong chính sách về giá sở hữu công nghiệp giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài Sở dĩ trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như bảo hộ bằng sáng chế của Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc là do một số do cơ bản sau: Thứ nhất, chế độ bảo hộ bằng sáng chế ở Việt Nam mới hình thành và. .. cho người dân về quyền lợi nghĩa vụ trong việc bảo hộ quyền sáng chế Nhóm giải pháp mang tính chiến lược đầu tiên mà nhóm đề suất là hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà đặc biệt là về bảo vệ quyền sáng chế áp dụng trong điều kiện hiện nay, phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sáng chế Muốn thực hiện được điều trên nhà... tuệ nói chung bảo vệ sáng chế nói riêng ở Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng kể qua những gì đã thực hiện trong thời gian vừa qua có liên quan đến bằng sáng chế như hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chính sách hợp lý, … Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu đã đạt được, việc thực thi hiệp định TRIPS bảo vệ sáng chế ở Việt Nam còn gặp nhiều bất cập, khó khăn thách thức,... quyền sáng chế Những hoạt động sử dụng, khai thác sáng chế, bí mật kinh doanh… cũng nhờ đó mà lành mạnh hơn, giúp trí tuệ công nghiệp có động lực để tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng Với những nhận thức hiện có, nhóm em xin đưa ra một số kiến nghị , nhằm góp phần thúc đẩy tăng cường việc thực hiện các quyền lợi nghĩa vụ đối với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung quyền sáng chế. .. nhất định” Trong số các biện pháp nêu trên thì trong quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói chung quyền sáng chế nói riêng, chủ thể có quyền chỉ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong toả tài khoản tại ngân... vi phạm sáng chế hiện nay mà nhóm đề suất là sắp xếp lại tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa Hoàn thiện nâng cao năng lực Hành Chính 1- K35 Trang 19 Luật Sở Hữu Trí Tuệ hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hơn nữa Thanh tra (nhà nước chuyên ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản thị . BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Đề Tài Sáng chế - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn Luật Sở Hữu Trí Tuệ Trong xã hội hiện đại cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, song. thế sáng chế cần được bảo hộ. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn sáng chế chúng ta cần phân biệt sáng chế với giải pháp hữu ích, sáng chế với phát minh, và sáng chế với sáng kiến. Việc bảo hộ giải pháp. thể hàng loạt sáng chế ra đời. Cuối cùng giữa sáng chế và sáng kiến ta thấy so với sáng chế, sáng kiến là đối tượng có trình độ sáng tạo kỹ thuật thấp hơn sáng chế, thậm chí thấp hơn cả giải pháp hữu

Ngày đăng: 01/04/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan