ĐA ỐI MẠN docx

5 442 0
ĐA ỐI MẠN docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐA ỐI MẠN • 0h:31 ngày: 3/10/2012 Gọi là đa ối mạn khi lượng nước ối tăng lên từ từ, và số lượng nước ối thường tăng vừa phải. I- Đại cương - Đa ối là lượng nước ối nhiều hơn so với bình thường ở cùng tuổi thai. - Bình thường nước ối tăng cho đến khi tuổi thai 30 tuần, lúc này lượng nước ối khoảng 1000ml, nhưng sau đấy lượng nước ối sẽ giảm dần. Nếu lượng nước ối > 2000ml được gọi là đa ối. - Gọi là đa ối mạn khi lượng nước ối tăng lên từ từ, và số lượng nước ối thường tăng vừa phải. - Đa ối mạn thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén. II- Chẩn đoán: 1- Lâm sàng. Đa ối làm TC to lên -> tăng áp lực trong buồng TC và trong ổ bụng gây chèn ép các tạng xung quanh. Trong đa ối mạn, lượng nước ối tăng lên từ từ nên các triệu chứng không rầm rộ như ĐÔC.  Cơ năng: - Bụng to lên từ từ, sản phụ thấy bụng to lên nhanh hơn so với những tháng trước. - Căng tức vùng bụng dưới - Khó thở ít or không khó thở. - Có vẻ thai đạp ít. - Có thể có các dấu hiệu chèn ép tạng: đái khó, đái dắt, RL tiêu hoá: ỉa lỏng or táo bón (h/c giả lỵ)  Toàn thân: Thường ít ảnh hưởng, có thể có cảm giác mệt mỏi. - Phù: có thể to hơn bình thường. Phù do chèn ép TM chủ dưới. o Phù ở chi dưới, âm hộ: mềm trắng, ấn lõm. o Thường ko phù to.  Thực thể: - Khám ngoài: o Bụng to lên đều, thành bụng căng vừa, có nếp rạn da mới. o TC to hơn so với tuổi thai (dựa vào CTC, VB). o Sờ nắn: khó sờ thấy các phần của thai, thai có vẻ nhỏ và ít cử động. o Tim thai nghe khó - Thăm ÂĐ: o Ngôi thai cao lỏng. o Đoạn dưới phồng. o CTC hé mở. o Màng ối phồng. - Khi chuyển dạ: o TC co bóp không tốt. o Ngôi thai bình chỉnh không tốt. o CTC xoá mở kém o Nếu ối vỡ tự nhiên thì dễ gây sa chi, sa rau. 2- Cận lâm sàng.  SÂ: - Đánh giá lượng nước ối qua đo chỉ số ối => Lượng nước ối nhiều. - Đánh giá hình thái học của thai nhi, các dị dạng của thai.  Chọc nước ối để XN NST, tb học.  XQ bụng không chuẩn bị: - Có thể đánh giá số lượng thai, phát hiện thai vô sọ. - Hiện nay hầu như không làm.  Các XN tìm nguyên nhân từ mẹ: Ure, Creatinin, đông máu… III- Chẩn đoán xác định: 1- Chẩn đoán xác định: - Dựa vào LS + SÂ. 2- Chẩn đoán phân biệt: Xem lại phần Đa Ối Cấp IV- Điều trị. Đa ối thường kèm theo dị dạng thai, vì vậy cần làm các XN (NST, Tb học) để phát hiện sớm dị dạng thai => Có thái độ xử trí thích hợp. Điều trị Đa Ối mạn chủ yếu điều trị Nội khoa và theo dõi cho đến khi chuyển dạ. 1- Khi chưa chuyển dạ: Nếu không có dị dạng thai: - Cho thai phụ nghỉ ngơi. - Dùng Lợi niệu, KS, an thần, giảm co, nhuận tràng (xem các bài trước) o KS: nhóm B-Lactam. o Lợi niệu: Furosemid ống 20mg…  Chọc ối: - CĐ: Lượng nước ối tăng nhanh, TC to nhanh làm sản phụ khó thở nhiều. - Mục đích: giảm áp lực trong buồng TC -> Giảm triệu chứng cho mẹ. - Kỹ thuật chọc: o Chọc qua thành bụng dưới hướng dẫn của SÂ. o Kỹ thuật chọc phải đảm bảo vô trùng. o Thường sử dụng kim số 18 nối với 1 bộ dây truyền, rút ra với tốc độ 500ml/giờ. o Mỗi lần rút ra khoảng 1500ml nước ối. - Bíên chứng: Vỡ ối; viêm màng ối, Rau bong non.  Liệu pháp Indometacin : Năm 1994, Krammer đã kết luận 3 tác dụng của Indometacin trong điều trị đa ối: - Giảm chế tiết và tăng hấp thu dịch phổi. - Giảm bài tiết nước tiểu. - Tăng tính thám qua màng thai. Liều điều trị: 1,5 – 3 mg/ngày.  Theo dõi: - Eo chặt chẽ lượng nước ối và tình trạng thai và mẹ. - Khám và phát hiện các nguyên nhân về phía mẹ: ĐTĐ… - Nếu thai không có bất thường gì, điều trị nội khoa đáp ứng -> có thể giữ thai đến đủ tháng, cho chuyển dạ tự nhiên.  Đình chỉ thai nghén: - Khi: o Điều trị nội khoa không kết quả. o Đa ối mạn + phát hiện dị dạng thai => Bấm ối giảm áp lực buồng ối, cho chuyển dạ tự nhiên. 2- Khi chuyển dạ: - Chuyển dạ trong đa ối thường kéo dài, CCTC thưa, yếu, ngôi thai bình chỉnh không tốt. Vì vậy nên: - Tia ối cho nứơc ối ra từ từ, làm giảm áp lực buồng ối từ từ -> Tạo cơn co điều hoà và tránh được sa dây rau, ra chi. - Khi ối vỡ đột ngột, cần theo dõi cẩn thận, kiểm tra xem có sa chi, sa dây rau ko, nếu có thì đẩy chi or dây rau lên. Nếu không được -> mổ lấy thai. - Sau khi sổ thai cần thận trọng vị dễ đờ TC, sót rau, sót màng. Vì vậy: o Kiểm tra và KSTC ngay sau khi sổ rau. o Cho thuốc co hồi TC: Oxytocin tiêm trực tiếp vào cơ TC or Ergotamin tiêm bắp. o KS phòng NK - Eo toàn trạng mẹ, co hồi TC, nhiễm khuẩn . ĐA ỐI MẠN • 0h:31 ngày: 3/10/2012 Gọi là đa ối mạn khi lượng nước ối tăng lên từ từ, và số lượng nước ối thường tăng vừa phải. I- Đại cương - Đa ối là lượng nước ối nhiều hơn. nước ối tăng cho đến khi tuổi thai 30 tuần, lúc này lượng nước ối khoảng 1000ml, nhưng sau đấy lượng nước ối sẽ giảm dần. Nếu lượng nước ối > 2000ml được gọi là đa ối. - Gọi là đa ối mạn. khi lượng nước ối tăng lên từ từ, và số lượng nước ối thường tăng vừa phải. - Đa ối mạn thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén. II- Chẩn đoán: 1- Lâm sàng. Đa ối làm TC to lên

Ngày đăng: 31/03/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan