Báo cáo " Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 " potx

8 1.3K 47
Báo cáo " Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp Tạp chí luật học - 13 Nguyễn Văn Năm * uyền lực, quyền lực nhà nớc là vấn đề vô cùng phức tạp của chính trị học và khoa học pháp lí. Để góp phần nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về quyền lực nhà nớc góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, bài viết này trình bày một số hiểu biết của tác giả về quyền lực nhà nớc đề xuất một số kiến nghị về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 có liên quan đến vấn đề này. Xuất phát từ cách hiểu về quyền lực nói chung, (1) chúng ta có thể hiểu quyền lực nhà nớc là khả năng của nhà nớc có thể buộc các cá nhân, tổ chức trong x hội phải phục tùng. Cũng nh các loại quyền lực khác, quyền lực nhà nớc luôn tồn tại trong những mối quan hệ xác định: Quan hệ giữa nhà nớc với các cá nhân, tổ chức trong x hội, ở đó các cá nhân, tổ chức phải phục tùng nhà nớc. "Khả năng" ở đây đợc hiểu là sức mạnh bạo lực của nhà nớc, sức mạnh vật chất, uy tín, vị thế trong x hội hay khả năng vận động quần chúng của nó Tuy nhiên, sự phục tùng nhà nớc không phải khi nào cũng chỉ dựa trên những khả năng từ phía nhà nớc. Trong nhiều trờng hợp, sự phục tùng nhà nớc có đợc còn bởi những nguyên nhân từ chính các cá nhân, tổ chức trong x hội, chẳng hạn tâm lí lo lắng, sợ hi trớc những hiện tợng bạo lực, tội phạm, mong muốn đợc nhà nớc chở che; sự kém hiểu biết Chính vì vậy, trong các x hội trớc, lợi dụng sự kém hiểu biết lòng tin ngây thơ của quần chúng, các lực lợng cầm quyền đ phủ lên trên nhà nớc sức mạnh siêu nhiên, vô hình - sức mạnh của thợng đế. Để rồi, sự phục tùng của ngời dân không đơn thuần là phục tùng nhà nớc mà là phục tùng đấng tối cao, phục tùng ngời bảo vệ, che chở cho họ. Vấn đề quyền lực nhà nớc thuộc về ai cũng còn có nhiều tranh luận. Theo chúng tôi, cần có sự phân biệt rõ hai khái niệm quyền lực nhà nớc quyền lực nhân dân. Quyền lực nhà nớc chỉ là cách nói tắt của nhóm từ "quyền lực của nhà nớc". Trong mối quan hệ giữa nhà nớc với các cá nhân, tổ chức trong x hội thì nhà nớc là chủ thể của quyền lực - quyền lực nhà nớc còn các cá nhân, tổ chức là đối tợng của quyền lực ấy. Tuy nhiên, trong x hội, đặc biệt trong x hội x hội chủ nghĩa không chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều nh vậy. Một mặt, các cá nhân, tổ chức phải phục tùng nhà nớc nhng mặt khác nhà nớc cũng phải phục tùng nhân dân. Nhân dân có thể để chính quyền nhà nớc tồn tại, nhân dân cũng có thể phá bỏ nó đi. Khi toàn thể nhân dân đ thể hiện sức mạnh của mình thì nhà nớc không thể Q * Giảng viên Khoa hành chính - nhà nớc Trờng đại học luật Hà Nội góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp 14 - Tạp chí luật học không phục tùng. Trong chiều quan hệ ngợc lại này, nhân dân lại là chủ thể quyền lực, nhà nớc lại trở thành đối tợng quyền lực. Quyền lực này không phải là quyền lực nhà nớc mà là quyền lực nhân dân. Cho dù nhân dân đợc hiểu theo góc độ nào thì quyền lực nhân dân vẫn luôn tồn tại. Nó tồn tại trong mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nớc các tổ chức khác của họ, trong mối quan hệ giữa cộng đồng nhân dân với từng thành viên trong x hội. Quyền lực nhân dân (quyền lực của nhân dân) đợc hiểu là khả năng của nhân dân có thể buộc nhà nớc, các tổ chức khác của nhân dân hay mỗi thành viên của cộng đồng phải phục tùng. "Khả năng" ấy của nhân dân là vốn có, đó là sức mạnh vật chất, sức mạnh bạo lực của nhân dân, sức mạnh của d luận x hội Vấn đề là ở chỗ, nhân dân có thực hiện đợc quyền lực của mình hay không. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong x hội dân chủ thì quyền lực nhân dân có điều kiện để phát huy giữa quyền lực nhà nớc với quyền lực nhân dân có mối quan hệ tơng tác. Do vậy, quan hệ giữa nhà nớc với nhân dân không đơn thuần là quan hệ mệnh lệnh, phục tùng một chiều. Trong quan hệ giữa nhà nớc với các cá nhân, tổ chức trong x hội thì các chủ thể này phải phục tùng nhà nớc, ở đó tồn tại quyền lực nhà nớc. Trong quan hệ giữa nhân dân (với t cách là chủ thể của quyền lực chung) với nhà nớc thì nhà nớc phải phục tùng nhân dân, ở đó tồn tại quyền lực nhân dân. Trong x hội x hội chủ nghĩa, nhân dân là ngời chủ của x hội, có quyền quyết định mọi vấn đề của x hội. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề của đời sống x hội đều có thể đa ra trớc toàn thể cộng đồng để xem xét, quyết định. Cho nên, nhân dân chỉ trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng bậc nhất của x hội còn những công việc khác nhân dân giao cho những chủ thể khác (thiết chế, công cụ) thay mặt họ thực hiện. Trong đó, nhà nớc đợc xác định là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất. Nhà nớc với t cách là bộ máy quyền lực, do nhân dân tổ chức, thay mặt nhân dân đứng ra tổ chức quản lí đời sống cộng đồng. Có thể xem đây nh sự uỷ quyền của nhân dân cho nhà nớc, nhân dân uỷ quyền cho nhà nớc tổ chức quản lí mọi mặt đời sống x hội. Tất nhiên, nhà nớc phải có đầy đủ quyền lực. Song, quyền lực nhà nớc xuất phát từ nhân dân, do nhân dân tạo ra. Chính nhân dân chứ không phải ai khác là ngời tạo ra cho nhà nớc tiềm lực kinh tế thông qua quá trình lao động sản xuất của họ. Sức mạnh cỡng chế mà nhà nớc có trong tay cũng từ nhân dân mà ra. Quân đội, cảnh sát, toà án cũng là những con ngời từ các tầng lớp nhân dân mà hợp thành. Các trang thiết bị vũ khí từ thô đến hiện đại suy cho cùng cũng đều là thành quả của nhân dân. Nói cách khác, quyền lực nhà nớc bắt nguồn từ nhân dân, xuất phát từ nhân dân chứ không phải cái vốn có của nhà nớc. Điều này không chỉ đúng đối với nhà nớc x hội chủ nghĩa mà cũng luôn đúng với mọi nhà nớc khác trên thế giới. Nhân dân tạo ra cho nhà nớc quyền lực có thể xem tơng tự nh trờng hợp ngời thầy (theo nghĩa rộng) tạo ra cho học trò tri thức. Tri thức của ngời học trò phải đợc coi là của ngời đó chứ không phải của ngời thầy nhng nếu không có những ngời thầy thì ngời học trò cũng không thể có đủ tri thức. góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp Tạp chí luật học - 15 Nhà nớc x hội chủ nghĩa với t cách thừa ủy quyền của nhân dân, do vậy ý chí của nhà nớc phải phù hợp với ý chí nhân dân. Tức là nhà nớc không đợc thể hiện ý chí của mình một cách chủ quan, đơn phơng, tùy tiện mà một mặt, nhà nớc luôn tìm cách kiểm tra xem ý chí của mình đợc thể hiện ra có phù hợp với ý chí của nhân dân hay không, mặt khác, nhân dân cũng thờng xuyên kiểm soát việc thể hiện thực hiện ý chí của nhà nớc. Chính vì thế, khi có vấn đề gì phức tạp, nhà nớc thấy tự mình không thể quyết định đợc, nhà nớc phải tìm cách trng cầu ý dân. Bên cạnh đó, trong bộ máy nhà nớc luôn có những cơ quan đại biểu của nhân dân, thay mặt cho nhân dân để kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nớc. Quyền lực ấy có thể đợc sử dụng để tổ chức quản lí đời sống x hội, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng đem lại lợi ích cho toàn thể nhân dân nh trong nhà nớc x hội chủ nghĩa. Quyền lực ấy cũng có thể chỉ phục vụ lợi ích của một bộ phận nhỏ dân c trong x hội, thậm chí để bảo vệ quyền lợi của thiểu số, nó còn trấn áp một cách đẫm máu những ngời nuôi dỡng nó, tạo ra cho nó quyền lực nh trong các nhà nớc chủ nô, phong kiến Đó chính là bản chất giai cấp của nhà nớc. Tóm lại, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhân dân, khi thực hiện quyền lực của mình, nhân dân dùng nhà nớc làm công cụ thay mặt nhân dân tổ chức quản lí đời sống x hội. Muốn thực hiện đợc nhiệm vụ đó, nhà nớc phải có quyền lực, đó là quyền lực nhà nớc, nhà nớc là chủ thể quyền lực ấy. Tuy nhiên, trong mọi trờng hợp, quyền lực nhân dân luôn là tối thợng. Vấn đề khác rất quan trọng đó là cơ chế vận hành quyền lực nhà nớc; cách thức tổ chức quyền lực nhà nớc sẽ quyết định hiệu lực, hiệu quả của nó. Nhìn chung quyền lực đợc vận hành theo cơ chế là: Chủ thể quyền lực thể hiện ý chí, đối tợng quyền lực, bằng hành vi của mình thực hiện nội dung ý chí ấy. Chúng ta cũng biết rằng thông thờng ý chí nhà nớc đợc thể hiện dới dạng các quy tắc xử sự chung, nó đợc đặt ra không phải cho cá nhân, tổ chức cụ thể nào mà cho loại đối tợng nhất định, đợc áp dụng trên địa bàn tơng đối rộng, trong thời gian tơng đối lâu dài, vì vậy, nó thờng phải khái quát. Tuy nhiên, do sự đa dạng về chủ thể, sự đa dạng về nhu cầu, lợi ích, điều kiện, hoàn cảnh sống mà hành vi của các chủ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định không hoàn toàn giống nhau. Việc không thực hiện, không thực hiện đợc hoặc thực hiện không đúng nội dung ý chí nhà nớc là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, để đảm bảo cho các đối tợng có thể thực hiện đợc, thực hiện một cách chính xác, thống nhất nội dung ý chí nhà nớc, cơ chế vận hành quyền lực nhà nớc, xét từ phía nhà nớc, phải bao gồm các khâu: + Thể hiện ý chí nhà nớc; + Cụ thể hoá, chi tiết hoá có thể còn phải cá biệt hoá nội dung ý chí đó vào các trờng hợp cụ thể (gọi chung là việc tổ chức thực hiện); + Xử lí vi phạm xảy ra trong việc thực hiện ý chí đó. Khoa học pháp lí gọi ba khâu này tơng ứng là lập pháp, hành pháp, t pháp. Trong các nhà nớc chủ nô, phong kiến, tất cả các khâu này đều do nhà vua thực hiện. Tuy vậy, góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp 16 - Tạp chí luật học nhà vua không thể làm đợc tất cả mọi công việc mà vua phải lập ra các cơ quan nhà nớc từ trung ơng xuống địa phơng. Tuy nhiên, các cơ quan này đơn thuần chỉ là cơ quan giúp việc cho nhà vua, phụ thuộc vào nhà vua. Cách tổ chức quyền lực nh thế rất dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán. ở khía cạnh khác, nó lại thúc đẩy ngời ta sử dụng bạo lực mạnh hơn để chống đối. (2) X hội vì thế càng thêm rối loạn, con ngời vì thế không thể có đợc tự do. Để ngăn chặn nền độc tài, chuyên chế phong kiến, ngời ta đi tìm cách thức khác để tổ chức, vận hành quyền lực, thuyết tam quyền phân lập ra đời trong bối cảnh đó. Theo Montesquyeu, nếu cả lập pháp, hành pháp, t pháp đều nằm trong tay nhà vua, tất yếu sẽ nảy sinh sự lạm quyền, chuyên chế, độc đoán; nếu nh lập pháp, hành pháp nằm trong tay một ngời thì sẽ không có tự do; nếu nh t pháp gắn với lập pháp thì cuộc sống tự do của con ngời sẽ đặt dới sự tuỳ tiện; nếu nh t pháp gắn với hành pháp thì quan toà sẽ trở thành kẻ áp bức. (3) Do vậy, muốn chống chuyên quyền, độc đoán, muốn có tự do, bình đẳng thì lập pháp, hành pháp, t pháp, phải thuộc về ba cơ quan khác nhau, nói cách khác, phải do ba cơ quan khác nhau đảm nhiệm. Cụ thể là việc thể hiện ý chí nhà nớc (lập pháp) nên giao cho nghị viện; việc tổ chức thực hiện ý chí (hành pháp) giao cho chính phủ; việc xử lí vi phạm trong việc thực hiện ý chí nhà nớc (t pháp) giao cho toà án. Để ngăn chặn khả năng cơ quan nào đó có thể thao túng, thâu tóm quyền lực vào tay mình, Montesquyeu cho rằng giữa các cơ quan đó phải có sự kiềm chế, đối trọng, chế ớc lẫn nhau. Nh vậy, theo nhận thức của chúng tôi, sự phân biệt lập pháp, hành pháp, t pháp, theo t tởng Montesquyeu hoàn toàn không phải là sự phân chia quyền lực, đó chỉ là sự phân công lao động quyền lực là phân chia các mắt, khâu trong quá trình thực thi quyền lực nhà nớc. Trong đó mỗi cơ quan chuyên đảm nhận một mắt, khâu nào đó, đảm bảo cho quyền lực nhà nớc đợc thực thi có hiệu quả nhất. Trở lại khái niệm quyền lực, chúng ta thấy quyền lực nói chung, quyền lực nhà nớc nói riêng là những khái niệm rất trừu tợng, phải bằng t duy trừu tợng mới nhận thức đợc. Nếu hiểu phân chia tức là chia ra thành những phần, những bộ phận thì quyền lực nhà nớc hay quyền lực nói chung không thể phân chia đợc. Không thể đem chia sức mạnh, tình cảm, tri thức, lòng tin thành những bộ phận gì bởi chúng là những thứ không thể phân chia đợc. Chính vì vậy, không thể nói quyền lực nhà nớc đợc phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền t pháp. Ngời ta chỉ có thể phân chia các mắt, khâu, các giai đoạn trong quá trình thực thi quyền lực nhà nớc. Nhng khi đ nói quyền lực nhà nớc là không thể phân chia đợc thì cũng không thể nói quyền lực nhà nớc là tập trung một cách tuyệt đối đợc (nếu hiểu tập trung theo nghĩa đối lập với phân chia) Nh vậy, thuộc tính vốn có của quyền lực nói chung, quyền lực nhà nớc nói riêng là không thể phân chia. Chỉ có sự phân chia các mắt, khâu trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nớc mà thôi. Do đó, khi nói quyền lực nhà nớc là tập trung, thống nhất phải hiểu theo nghĩa đối lập với phân tán. ở nghĩa này tập trung đợc hiểu là dồn vào một chỗ, một nơi còn góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp Tạp chí luật học - 17 thống nhất đợc hiểu là quy về một mối. Từ đó, tập trung, thống nhất quyền lực nhà nớc phải hiểu là tập trung vào trung ơng, quy về trung ơng chứ không cát cứ, phân tán, tản mạn. Sức mạnh bạo lực của nhà nớc, tiềm lực vật chất hay khả năng tác động về mặt tinh thần của nó đều tập trung thống nhất ở trung ơng. Địa phơng không có quân đội, tài chính, thuế khoá, đồng tiền riêng Từ tất cả những phân tích trên đây, liên hệ với Việt Nam thấy có một số vấn đề cũng nên đợc trao đổi: Thứ nhất, từ cách hiểu về quyền lực nhà nớc, quyền lực nhân dân, chúng ta thấy Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: Tất cả quyền lực nhà nớc thuộc về nhân dân nếu hiểu một cách trực tiếp thì cha chính xác mà phải gắn nó với cơ chế uỷ quyền của nhân dân. Một số tác giả đa ra phơng án sửa đổi là: Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. (4) Nh trên đ phân tích, quyền lực nhà nớc thuộc về nhà nớc, quyền lực nhân dân thuộc về nhân dân, quyền lực của chủ thể nào thuộc về chủ thể đó. Nói cách khác, không phải tất cả quyền lực trong x hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân chỉ là chủ thể của một bộ phận quyền lực trong x hội - quyền lực nhân dân. Tuy nhiên, quyền lực nhân dân luôn luôn là tối cao, biểu hiện ở chỗ nhân dân là ngời quyết định cao nhất các vấn đề của đất nớc. Chính vì vậy, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 nên đợc sửa lại là: Quyền lực tối cao trong x hội thuộc về nhân dân. Thứ hai, quy định nh Điều 6 Hiến pháp năm 1992: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nớc thông qua Quốc hội hội đồng nhân dân các cấp cũng cần phải bàn thêm. Nh đ nói rõ, quyền lực nhà nớc đợc thực thi bằng bộ máy nhà nớc, quyền lực nhà nớc là quyền lực chỉ do các cơ quan nhà nớc thực hiện; (5) quyền lực nhân dân đợc thực hiện bằng nhiều hình thức, thông qua nhiều công cụ khác nhau, trong đó chủ yếu là thông qua các cơ quan đại biểu nhân dân. Vì vậy, Điều 6 Hiến pháp năm 1992 nên đợc sửa lại là: Nhân dân thực hiện quyền lực của mình chủ yếu thông qua Quốc hội hội đồng nhân dân các cấp. Thứ ba, quan niệm nh trên lại dẫn đến vấn đề cần đợc làm sáng tỏ đó là, Quốc hội, hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nớc hay cơ quan quyền lực nhân dân? Nhiều ý kiến cho rằng, Hiến pháp không nên quy định Quốc hội, hội đồng nhân dân là những cơ quan quyền lực nhà nớc, bởi lẽ, quyền lực nhà nớc đợc thực thi bằng cả bộ máy nhà nớc chứ không chỉ bằng Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; mặt khác, quy định hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng là mâu thuẫn với nguyên tắc quyền lực nhà nớc là tập trung thống nhất. Cùng với việc khẳng định quyền lực nhân dân là tối cao, chúng ta có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Với t cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội thay mặt nhân dân xây dựng Hiến pháp; tổ chức ra các cơ quan tối cao của Nhà nớc giám sát tối cao đối với hoạt động của cả bộ máy nhà nớc. Với t cách là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phơng, hội đồng nhân dân căn cứ vào Hiến pháp, quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp; tổ chức ra uỷ ban góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp 18 - Tạp chí luật học nhân dân; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nớc ở địa phơng Nh vậy, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan của nhân dân, thay mặt nhân dân, thực hiện quyền lực nhân dân. Đồng thời, với t cách là cơ quan nhà nớc, Quốc hội thay mặt Nhà nớc, thể hiện ý chí Nhà nớc: Lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - x hội, quốc phòng, an ninh của đất nớc; hội đồng nhân dân căn cứ vào những quy định của cơ quan nhà nớc cấp trên quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - x hội ngân sách, các biện pháp bảo đảm quốc phòng an ninh ở địa phơng, bảo đảm ổn định nâng cao đời sống của nhân dân Nói cách khác, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp mặc dù là những cơ quan đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra nhng lại thực hiện quyền lực nhà nớc, bởi vậy, Quốc hội hội đồng nhân dân phải đợc coi là những cơ quan quyền lực nhà nớc. Sự phân tích trên đây cho thấy, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp vừa là cơ quan quyền lực nhân dân, vừa là cơ quan quyền lực nhà nớc. Tuy nhiên, việc Quốc hội, hội đồng nhân dân thực hiện cả hai loại nhiệm vụ đó dẫn đến điều chúng ta thờng nói là ai sẽ là ngời kiểm tra, giám sát Quốc hội hội đồng nhân dân. Hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp vì thế khó có thể đạt hiệu quả cao. Đây là vấn đề lớn vô cùng phức tạp, vì vậy, cần thiết phải đợc suy nghĩ một cách thực sự sâu sắc. Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức Quốc hội cho thấy, Hiến pháp sửa đổi chỉ nên quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nớc nh các Hiến pháp năm 1946, 1959 đ từng quy định. Với t cách đó, Quốc hội thay mặt Nhà nớc thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nớc. Đồng thời, trong bộ máy nhà nớc cần tổ chức ra cơ quan mới bên cạnh Quốc hội, cơ quan này có chức năng lập hiến, tổ chức ra các cơ quan tối cao của nhà nớc giám sát tối cao hoạt động của cả bộ máy nhà nớc, kể cả Quốc hội. Thiết chế này mới chính là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan có quyền cao nhất của nớc Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên tinh thần đó, chơng Quốc hội trong Hiến pháp năm 1992 có nhiều quy định cần phải đợc sửa đổi, nếu có điều kiện, dịp khác chúng tôi sẽ đề cập một cách cụ thể hơn. Đối với hội đồng nhân dân các cấp, xuất phát từ thực tế hoạt động, nhiều tác giả cho rằng Hiến pháp chỉ nên quy định hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng quyền làm chủ của nhân dân địa phơng (mà không phải là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng) không phải là không có lí. Với t cách đó, hội đồng nhân dân chỉ thực hiện chức năng của cơ quan quyền lực nhân dân. Theo đó, Điều 119 Hiến pháp năm 1992 nên đợc sửa lại là: "Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng quyền làm chủ của nhân dân địa phơng, do nhân dân địa phơng bầu ra, chịu trách nhiệm trớc nhân dân địa phơng cơ quan đại biểu nhân dân cấp trên". Tất nhiên, khi đó Điều 120 Hiến pháp năm 1992 cũng cần sửa đổi cho thích hợp. Trong điều kiện hiện nay, khi mô hình trên có thể cha đợc thực hiện thì việc tăng cờng chức năng giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp là vô cùng cần thiết. góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp Tạp chí luật học - 19 Trên thực tế, việc nhiều đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân đồng thời là thành viên các cơ quan nhà nớc khác làm cho không chỉ hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp mà cả hoạt động của chính các cơ quan ấy cũng kém hiệu quả, bởi vì, cũng với con ngời ấy, quỹ thời gian ấy, họ khó có thể thực hiện một cách tối u đồng thời cả hai loại nhiệm vụ. Theo dõi hoạt động của Quốc hội, chúng ta thấy, rất hiếm các phiên họp toàn thể của Quốc hội có đầy đủ các vị đại biểu Quốc hội tham dự. Quốc hội, hội đồng nhân dân liệu có thể làm tròn chức năng giám sát của mình khi nhiều đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân vừa là ngời giám sát, vừa là ngời bị giám sát. Theo chúng tôi, để tăng cờng chức năng giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dâ các cấp thì đại biểu các cơ quan này không thể đồng thời là thành viên các cơ quan nhà nớc khác. Thứ t, quyền lực nhà nớc ta là tập trung, thống nhất nhng tập trung vào đâu? Về vấn đề này có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền lực nhà nớc là tập trung, thống nhất nơi nhân dân. Quan điểm khác cho rằng quyền lực nhà nớc là tập trung, thống nhất ở Quốc hội. (6) Nh đ trình bày, quyền lực nhà nớc là xuất phát từ nhân dân nhng thuộc về Nhà nớc, vì vậy, không thể tập trung thống nhất nơi nhân dân. Mặt khác, nhân dân là cộng đồng ngời rất rộng lớn, quyền lực nhà nớc, vì vậy, không thể tập trung thống nhất ở nhân dân bởi tập trung là dồn về một nơi, thống nhất là quy về một mối. Quyền lực nhà nớc ta cũng không phải tập trung, thống nhất ở Quốc hội. Cho dù Quốc hội đợc quy định là cơ quan quyền lực nhà nớc cao nhất nhng Quốc hội cũng chỉ tham gia vào một mắt, khâu nhất định trong việc thực hiện quyền lực nhà nớc. Không thể nói tất cả quyền lực nhà nớc đều tập trung vào Quốc hội, trong đó, Quốc hội trực tiếp thực hiện quyền lập pháp giám sát tối cao, còn quyền hành pháp Quốc hội giao cho Chính phủ, quyền xét xử Quốc hội giao cho toà án, quyền giám sát các cơ quan nhà nớc từ cấp bộ trở xuống đến mọi công dân, Quốc hội giao cho viện kiểm sát. Nh đ đề cập, Quốc hội với t cách là cơ quan nhà nớc, thực thi quyền lực nhà nớc, nó chỉ thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề cơ bản quan trọng của đất nớc. Khi ban hành, sửa đổi Hiến pháp, tổ chức ra các cơ quan tối cao của nhà nớc và giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nớc là Quốc hội thực hiện nhiệm vụ với t cách cơ quan quyền lực nhân dân, thực thi quyền lực nhân dân. Trên đây là những suy nghĩ bớc đầu về những vấn đề vô cùng phức tạp của khoa học pháp lí. Để góp phần nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về vấn đề quyền lực nhà nớc, tác giả mạnh dạn trình bày những quan điểm của cá nhân. Mong đợc trao đổi cùng bạn đọc để tác giả đợc hoàn thiện những quan điểm của mình./. (1).Xem: Tập bài giảng Chính trị học, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2000, tr.190; Chính trị học đại cơng, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.1999, tr. 105 - 107; Chính trị học đại cơng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh 1997, tr. 67-72. (2).Xem: Chính trị học, Sđd, tr.191. (3).Xem: Thuyết tam quyền phân lập bộ máy nhà nớc t sản hiện đại, Viện thông tin khoa học x hội, H. 1992, tr.10. (4).Xem: Vũ Hồng Anh, Tạp chí Luật học số 6/1999. (5). Xem: Thuyết tam quyền phân lập Sđd, tr.13. (6).Xem: Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí Luật học số 1/2001. gãp ý söa ®æi, bæ sung hiÕn ph¸p 20 - T¹p chÝ luËt häc . hơn về quyền lực nhà nớc và góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, bài viết này trình bày một số hiểu biết của tác giả về quyền lực nhà nớc và đề xuất một số kiến. về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 có liên quan đến vấn đề này. Xuất phát từ cách hiểu về quyền lực nói chung, (1) chúng ta có thể hiểu quyền lực nhà nớc là khả năng của nhà. góp ý sửa đổi, bổ sung hiến pháp Tạp chí luật học - 13 Nguyễn Văn Năm * uyền lực, quyền lực nhà nớc là vấn đề vô cùng phức tạp của chính trị học và khoa học pháp lí. Để góp

Ngày đăng: 31/03/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan