Báo cáo "Quyền hạn của toà án nhân dân trong xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính " potx

6 976 7
Báo cáo "Quyền hạn của toà án nhân dân trong xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu - trao đổi Tạp Chí luật học - 35 ThS. Nguyễn Văn Quang * uyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính có thể đợc hiểu theo hai nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ các quyền mà pháp luật trao cho tòa án với t cách là ngời tiến hành tố tụng để tham gia vào các giai đoạn của tố tụng hành chính từ khởi kiện, thụ lí, chuẩn bị xét xử cho đến xét xử thẩm. Theo nghĩa hẹp, quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính là quyền mà pháp luật trao cho tòa án khi xét xử thẩm các vụ án hành chính, thể hiện trong nội dung của các phán quyết mà hội đồng xét xử đa ra. Trong phạm vi bài này, chúng tôi đề cập vấn đề quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm vụ án hành chính theo nghĩa hẹp nêu trên. 1. Cơ sở lí luận xác định quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính Bàn về quyền hạn của tòa án trong xét xửthẩm các vụ án hành chính, chúng tôi cho rằng cần lí giải những căn cứ khoa học làm cơ sở để xác định vấn đề này. Thứ nhất, phạm vi kiểm tra của tòa án đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính - đối tợng của xét xử hành chính là một trong cácsở để xác định quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm vụ án hành chính. Khi tiến hành các công việc quản lí hành chính nhà nớc, pháp luật đòi hỏi các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải đảm bảo thoả mn cả yêu cầu hợp pháp (phù hợp với quy định của pháp luật) lẫn hợp lí (phù hợp với thực tiễn của quản lí hành chính nhà nớc). Đặc thù của quản lí hành chính là hoạt động có tính chủ động, sáng tạo nên trong nhiều trờng hợp pháp luật quy định cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nớc đợc quyền lựa chọn các phơng án khác nhau để giải quyết công việc của mình. Để đánh giá đợc quyết định hành chính, hành vi hành chính có hợp lí hay không đòi hỏi ngời thẩm phán phải có kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết mang tính chuyên nghiệp về các lĩnh vực của hoạt động quản lí hành chính nhà nớc. Thứ hai, những đòi hỏi của sự phân công rõ ràng, rành mạch giữa hoạt động xét xử của tòa án với hoạt động quản lí hành chính nhà nớc mà bộ máy hành chính nhà nớc đảm nhiệm cũng là cơ sở để xác định quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính. Phù hợp với đòi hỏi nêu trên, khi xét xử các vụ án hành chính, tòa án không đợc phép thay đổi nội dung của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện mà chỉ có quyền phán quyết về tính hợp pháp của chúng mà thôi. Về mặt nguyên tắc, trong xét xử thẩm các vụ án hành chính tòa án không đợc cản trở hoạt động quản lí hành chính nhà nớc bằng việc sửa đổi hoặc thay thế các quyết định quản lí hành chính nhà nớc mà chỉ có quyền phán xét về tính hợp pháp của chúng trên cơ sở các quy định của pháp luật 2. Quyền hạn của tòa án trong xét xửthẩm các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành Quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính thể hiện ở nội Q * Giảng viên Khoa hành chính - nhà nớc Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi 36 - Tạp chí luật học dung của các phán quyết mà hội đồng xét xử đợc phép đa ra tại phiên tòa. Về mặt lí thuyết, phạm vi, nội dung của các phán quyết mà hội đồng xét xử thẩm đa ra phải đợc quy định một cách rõ ràng trong pháp luật. Bởi chỉ có nh vậy ngời ta mới xác định đợc việc tòa án có thể can thiệp đến mức độ nào vào hoạt động quản lí hành chính nhà nớc nhằm tránh sự chồng lấn giữa hành pháp và t pháp. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính của chúng ta hiện nay cha giúp đợc các thẩm phán hành chính xác định một cách rõ ràng vấn đề này. Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 1998), ngoài các quy định về các việc thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án và việc phân định thẩm quyền xét xử của các cấp tòa án còn có hai điều (Điều 49 và Điều 50) nói về quyết định và bản án của hội đồng xét xử thẩm. Song hai điều này của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mới chỉ nêu ra một cách chung chung về bản án và quyết định xét xử thẩm. Các quy định tại Điều 49 và 50 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cha đa ra nội dung cụ thể về quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính. Bởi lẽ, các quy định này mới chỉ đề cập chung rằng bản án, quyết định thẩm của tòa áncác quyết định của tòa án hoặc quyết định cụ thể song nội dung các quyết định này nh thế nào thì Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại không quy định một cách rõ ràng. Điều này đ gây khó khăn cho tòa án khi xét xử các vụ kiện hành chính, bởi lẽ, tòa án không có những chuẩn mực cụ thể về mặt pháp luật để ra các phán quyết của mình. Theo tổng kết của ngành tòa án, nhiều thẩm phán không biết tuyên bản án hành chính nh thế nào cho phù hợp với pháp luật. Trên thực tế, khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực thi hành, Tòa án nhân dân tối cao đ ban hành Công văn số 39/ KHXX ngày 6/7/1996 hớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Tại mục 6 Công văn này có ghi: đồng thời với việc ra quyết định hủy bỏ quyết định hành chính hay kết luận hành vi hành chính trái pháp luật, tòa án cần kiến nghị với cơ quan đ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với văn quy phạm pháp luật của cấp trên để cơ quan đó tự hủy bỏ. Nh vậy, theo hớng dẫn này của Tòa án nhân dân tối cao, khi xét xử thẩm vụ án hành chính, tòa án có quyền hủy bỏ quyết định hành chính hay kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật. Trớc đây, trong Dự thảo Luật tổ chức tòa án hành chính kèm theo tờ trình Quốc hội của Chính phủ về Dự án luật tổ chức tòa án hành chính số 1650/CP ngày 30/3/1995, cũng đ đề cập vấn đề này, cụ thể là: 1. Khi xét xử, tòa án hành chính có quyền: - Phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện; - Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; - Buộc cơ quan hành chính nhà nớc bị kiện thực hiện trách nhiệm công vụ của mình theo quy định của pháp luật; - Buộc cơ quan hành chính nhà nớc bị kiện bồi thờng hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức đ bị xâm phạm. 2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, yêu cầu cơ quan nhà nớc bị kiện hoặc cấp trên của cơ quan đó quyết định hình thức kỉ luật hành chính đối với công chức đ ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật; áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục nguyên nhân vi phạm pháp luật trong các cơ quan nhà nớc. nghiên cứu - trao đổi Tạp Chí luật học - 37 Tuy nhiên, Dự án luật này không đợc Quốc hội thông qua. Trong quá trình xây dựng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng có nhiều ý kiến cho rằng để phù hợp với các văn bản pháp luật về tố tụng khác (nh Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ) không cần thiết phải đa quy định cụ thể về quyền hạn trong xét xử thẩm các vụ án hành chính của tòa án. Nếu cần, có thể hớng dẫn trong công văn của Tòa án nhân dân tối cao là đủ. Chúng tôi cho rằng, việc không quy định cụ thể quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính là khiếm khuyết của pháp luật bởi lẽ đối tợng của xét xử hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành chính vốn dĩ rất phức tạp, việc quy định rõ ràng về quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính là hết sức cần thiết. Tuy còn thiếu những quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến vấn đề nêu trên nhng trong thực tế, khi xét xử các vụ án hành chính, hội đồng xét xử thẩm thờng ra các phán quyết sau đây: + Bác yêu cầu của ngời khởi kiện, giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. Khi xét xử thẩm, nếu hội đồng xét xử thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện là hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiện hành (có nghĩa là đảm bảo tính hợp pháp) thì tòa án có quyền bác đơn khởi kiện của ngời khởi kiện và giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. + Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. Yêu cầu cơ quan, cán bộ có thẩm quyền sửa hoặc ban hành quyết định hành chính mới thay thế. Buộc cơ quan, cán bộ có thẩm quyền phải thực hiện hành vi hành chính mà họ có nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi xét xử thẩm, nếu có đầy đủ căn cứ để xác định rằng quyết định hành chính (hoặc một phần quyết định hành chính), hành vi hành chính là không hợp pháp thì hội đồng xét xử tuyên bố hủy bỏ quyết định hành chính hoặc một phần quyết định hành chính hay chấm dứt hành vi hành chính bất hợp pháp đó. Khi ra quyết định hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính bị kiện vì lí do bất hợp pháp, hội đồng xét xử cũng phải xác định rõ những hành vi hành chính phải chấm dứt vì quyết định hành chính bất hợp pháp đó. Trong trờng hợp cần phải sửa quyết định hành chính đ ban hành hoặc phải ban hành quyết định hành chính mới thay thế cho quyết định hành chính cũ, tòa án phải yêu cầu cơ quan, cán bộ có thẩm quyền thực hiện công việc này chứ tòa án không có thẩm quyền sửa hoặc ban hành quyết định hành chính mới thay thế cho quyết định hành chính bị hủy. Trong trờng hợp tòa án xác định rằng cơ quan, cán bộ có thẩm quyền có nghĩa vụ phải thực hiện hành vi hành chính theo quy định của pháp luật mà không thực hiện thì tòa án sẽ yêu cầu buộc họ phải thực hiện những hành vi hành chính này. + Quyết định vấn đề bồi thờng thiệt hại. Điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định: Ngời khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thờng thiệt hại; trong trờng hợp này các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự cũng đợc áp dụng để giải quyết yêu cầu đòi bồi thờng thiệt hại. Nh vậy, khi xét xử các vụ án hành chính, tòa án cũng có quyền quyết định vấn đề bồi thờng thiệt hại khi đợc ngời khởi kiện yêu cầu. Những thiệt hại này phát sinh từ quyết định hành chính, hành vi hành chính bất hợp pháp mà tòa án đ tuyên. Mức bồi nghiên cứu - trao đổi 38 - Tạp chí luật học thờng thiệt hại, đối tợng đợc bồi thờng, thời hạn bồi thờng do tòa án xác định theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự. Ngoài ra, hội đồng xét xử thẩm cũng có quyền ra quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án nếu thấy có căn cứ đợc quy định tại Điều 40 và Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. 3. Một số vớng mắc liên quan đến vấn đề quyền hạn của tòa án trong xét xửthẩm các vụ án hành chính Những khiếm khuyết trong pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề quyền hạn của tòa án trong xét xử thẩm các vụ án hành chính đ gây ra không ít những khó khăn cho công tác xét xử hiện nay. Dới đây chúng tôi xin nêu ra một số nội dung có tính chất điển hình. 3.1. Phạm vi quyền hạn kiểm tra của tòa án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính Về phơng diện lí luận, khi xét xử các vụ án hành chính, thông thờng, tòa án chỉ kiểm tra tính hợp pháp mà không kiểm tra tính hợp lí của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện. Tuy nhiên, trên thực tế, tòa án rất cần có quy định cụ thể của pháp luật để xác định rằng tòa án có hay không có quyền kiểm tra tính hợp lí của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ, trong trờng hợp tòa án thấy rõ ràng quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện là bất hợp lí, liệu tòa án có thể hủy quyết định hành chính hoặc đình chỉ hành vi hành chính bị kiện vì lí do bất hợp lí đó không? Có ý kiến cho rằng, các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng đ chỉ cho chúng ta thấy là tòa án chỉ có quyền kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Để chứng tỏ điều này, ngời ta viện dẫn Điều 1 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trong đó có đoạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chúng tôi cho rằng, quy định này cha nói một cách trực tiếp phạm vi quyền hạn kiểm tra của tòa án đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. Vấn đề này có thể tham khảo Luật tố tụng hành chính của nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với việc quy định nguyên tắc trong xét xử các vụ án hành chínhtòa án xét xử các việc hành chính bằng việc thẩm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính (1) . 3.2. Những căn cứ xác định quyết định hành chính, hành vi hành chính bất hợp pháp Để đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, tòa án cần thiết phải xác định những căn cứ cụ thể để đánh giá tính hợp pháp của chúng. Đây là vấn đề phức tạp nhng cho đến nay, trên thực tế, vẫn cha có văn bản pháp luật nào của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền hớng dẫn cụ thể. Vì lí do này, khi xét xử các vụ án hành chính, tòa án còn gặp những khó khăn, lúng túng khi quyết định việc giữ nguyên hay phải hủy quyết định hành chính, đình chỉ hành vi hành chính bị khiếu kiện. Thông thờng về mặt lí thuyết, tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành vi hành chính đợc đánh giá dựa trên một số căn cứ sau đây: - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính phải đợc ban hành hoặc thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân huyện về việc đa ngời vào trờng giáo dỡng là quyết định bất hợp pháp vì chủ tịch ủy ban nhân dân nghiên cứu - trao đổi Tạp Chí luật học - 39 huyện không có thẩm quyền thực hiện công việc này. - Nội dung của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính phải hợp pháp. Điều này có nghĩa là nội dung của các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. - Quyết định hành chính phải đợc ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dới hình thức đợc pháp luật quy định. Hành vi hành chính phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục đợc pháp luật quy định. Ví dụ: Khi xử phạt hành chính đối với ngời vi phạm với mức phạt là 2.000.000 đồng thì ngời xử phạt phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trớc khi ban hành quyết định xử phạt. Nếu không tiến hành lập biên bản mà ra quyết định xử phạt hành chính thì quyết định xử phạt hành chính trong trờng hợp này bị coi là bất hợp pháp vì đ không tuân thủ theo thủ tục đ đợc pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng cần lu ý rằng, trong quản lí hành chính nhà nớc, thông thờng về một vấn đề có nhiều văn bản quy phạm phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khác nhau cùng quy định. Trong nhiều trờng hợp các văn bản này không thống nhất mà có sự mâu thuẫn với nhau về mặt nội dung. Vấn đề đặt ra là, khi xét xử, tòa án sẽ phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật nào để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện? Theo hớng dẫn của Công văn số 39/KHXX do Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 6/7/1998 thì căn cứ để xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính đúng hay sai (nói cách khác là hợp pháp hay bất hợp pháp) là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện. Vì thế, để có căn cứ pháp luật đúng đắn, tòa án phải xác minh đầy đủ những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tại thời điểm quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện để từ đó xác định chính xác văn bản có giá trị pháp lí cao nhất tại thời điểm đó. Đây là công việc không đơn giản đối với các thẩm phán xét xử hành chính. Vấn đề thực tế khác mà hiện nay cơ quan xét xử rất quan tâm là cần xử lí nh thế nào đối với các quyết định hành chính bị kiện vì lí do vi phạm hình thức, thủ tục ban hành. Về mặt lí thuyết, nh đ nêu trên, các quyết định hành chính vi phạm hình thức, thủ tục ban hành đều bị coi là bất hợp pháp và cần phải hủy. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng vi phạm về thủ tục ban hành quyết định hành chính xảy ra còn nhiều, nhất là việc ban hành các quyết định trong xử lí vi phạm hành chính. Theo quy định của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, trong trờng hợp phạt tiền từ 20.000 đồng trở lên, cán bộ có thẩm quyền xử phạt đều phải lập biên bản vi phạm hành chính trớc khi ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 15 ngày hoặc nếu có tình tiết phức tạp là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, cán bộ có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt đối với ngời vi phạm. Tuy vậy, trên thực tế, trong nhiều trờng hợp, việc lập biên bản vi phạm hành chính là rất khó khăn (do có sự chống đối từ phía ngời vi phạm, ngời vi phạm cố tình không kí vào biên bản ) nhng cán bộ có thẩm quyền vẫn phải ra quyết định xử phạt. Trờng hợp vi phạm về thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính cũng xảy ra khá nhiều trên thực tế. Vậy có nên coi các quyết định hành chính trong trờng hợp này là bất hợp pháp hay không? Trên thực tế, các tòa án giải quyết vấn đề này không thống nhất. Có thẩm phán cho rằng đó là quyết định hành chính bất hợp pháp cần phải hủy. Ngợc lại, có thẩm phán lại xác định quyết định hành chính đó vẫn đợc coi là hợp pháp cần phải giữ nguyên nếu không sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan hành chính trong việc ban hành quyết định hành nghiên cứu - trao đổi 40 - Tạp chí luật học chính mới thay thế cho quyết định hành chính bị hủy. Chúng tôi cho rằng Tòa án nhân dân tối cao cần sớm có các hớng dẫn cụ thể để tòa án các cấp có thể áp dụng thống nhất trong hoạt động xét xử của mình. 3.3. Quyền hạn của tòa án đối với các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hoặc những việc làm khác trái pháp luật mà tòa án phát hiện ra trong quá trình xét xử các vụ án hành chính Thực tiễn xét xử đặt ra vấn đề là trong quá trình điều tra, xác minh các tình tiết của vụ án, nếu tòa án phát hiện ra những văn bản quy pháp luật, văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hoặc những việc làm trái pháp luật khác của các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền thì tòa án có những quyền hạntrong việc xử lí đối các văn bản và hành vi nói trên? Hiện nay đang có hai quan điểm trái ngợc nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tòa án chỉ phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tợng bị khởi kiện hành chính, có nghĩa là tòa án chỉ giải quyết yêu cầu của ngời khởi kiện chứ không đề cập các văn bản hoặc hành vi khác không phải là đối tợng mà ngời khởi kiện yêu cầu. Ví dụ: Trong vụ kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cán bộ có thẩm quyền, ngời khởi kiện là ngời không chấp hành quyết định hành chính khác nên đ bị cán bộ có thẩm quyền xử phạt. Thực tế quyết định hành chính mà ngời đó phải chấp hành lại là quyết định trái pháp luật. Vì thế, quyết định xử phạt hành chính bị kiện là quyết định hành chính bất hợp pháp. Ngời khởi kiện chỉ kiện quyết định xử phạt hành chính này nên tòa án chỉ phán quyết về quyết định xử phạt này mà không đề cập quyết định hành chính bất hợp pháp mà ngời đó lẽ ra phải chấp hành nhng thực tế đ không chấp hành. Quan điểm thứ hai cho rằng, trong quá trình xét xử, nếu tòa án phát hiện ra văn bản pháp luật hoặc hành vi trái pháp luật thì tòa án có quyền kiến nghị với các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền đ ban hành văn bản hoặc có hành vi trái pháp luật hủy bỏ hoặc chấm dứt hành vi trái pháp luật và áp dụng các biện pháp khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp đ bị xâm phạm. Chúng tôi cho rằng quan điểm thứ hai là hợp lí, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ chung đặt ra cho ngành tòa án. Thực tế, trong Công văn số 39/KHXX ngày 6/7/1996 nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao cũng đ hớng dẫn rằng trong trờng hợp văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính trái với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên (nói cách khác là trái pháp luật), tòa án cần kiến nghị với cơ quan đ ra văn bản quy phạm pháp luật đó tự hủy bỏ; nếu trong thời gian nhất định mà vẫn cha hủy bỏ thì yêu cầu viện kiểm sát áp dụng các quy định tại Chơng II Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân kháng nghị văn bản nói trên. Tuy nhiên, Công văn nêu trên mới chỉ đề cập trờng hợp văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ cho việc ban hành quyết định hành chính hoặc là cơ sở cho việc thực hiện hành vi hành chính là trái pháp luật. Trên thực tế, trong quá trình xét xử, tòa án còn phát hiện ra cả những văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hoặc hành vi trái pháp luật có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. Song hiện tại vẫn cha có văn bản hớng dẫn tòa án các cấp đờng lối giải quyết cụ thể. Theo chúng tôi, Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hớng dẫn về vấn đề nêu trên theo hớng trao cho tòa án quyền kiến nghị với cơ quan, cán bộ có thẩm quyền hoặc đề nghị viện kiểm sát kháng nghị nhằm hủy bỏ văn bản, chấm dứt hành vi trái pháp luật và khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp pháp đ bị xâm hại./. (1). Xem Điều 5 Luật tố tụng hành chính nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Bản dịch tiếng Việt của Bộ t pháp). . sở các quy định của pháp luật 2. Quyền hạn của tòa án trong xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành Quyền hạn của tòa án trong xét xử sơ thẩm các vụ án hành. hạn của tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo nghĩa hẹp nêu trên. 1. Cơ sở lí luận xác định quyền hạn của tòa án trong xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính Bàn về quyền hạn của. quyết định hành chính, hành vi hành chính - đối tợng của xét xử hành chính là một trong các cơ sở để xác định quyền hạn của tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Khi tiến hành các công

Ngày đăng: 31/03/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan