đảm bảo tín dụng tại ngân hàng thương mại

44 608 6
đảm bảo tín dụng tại ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đảm bảo tín dụng tại ngân hàng thương mại

I HC KINH T THÀNH PH H CHÍ MINH I HC ĐỀ TÀI BM TÍN DNG TI I GVHD  NHÓM THC HIN : NHÓM 7--K21 TP.HCM, tháng 02 năm 2013 DANH SÁCH NHÓM 7  1. ng 2. Nguyn Th Thy Vân 3. Phm Nguy 4. Phan Thch Tho 5. Nguyn Th Hng Nhung 6.  Cm Nhung 7. Trn Thanh Uyên 8. Nguyn Ngô Duyên Thùy 9. Dip Th Ngc Trâm 10. Nguyc Quyên Quyên MC LC  LÝ LUN V BM TÍN DNG T MI 1 1.1. Bm tín dng và các hình thc bm tín dng 1 1.1.1. Bm tín dng 1 1.1.1.1. Khái niệm chung về bảo đảm tín dụng 1 1.1.1.2. Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng 1 1.1.1.3. Vai trò của bảo đảm tín dụng 2 1.1.1.4. Điều kiện đối với tài sản đảm bảo 3 a. Điều kiện pháp lý đối với tài sản đảm bảo 3 b. Điều kiện kinh tế đối với tài sản đảm bảo 3 1.2. Các bin pháp bm tín dng 4 1.2.1. Các bin pháp bm tín dng bng tài sn 4 1.2.1.1. Đảm bảo tín dụng bằng hình thức cầm cố tài sản 4 1.2.1.2. Đảm bảo tín dụng bằng hình thức thế chấp tài sản 6 1.2.1.3. Bảo đảm tín dụng theo phương thức bảo lãnh 11 1.2.2. Bm bng tín chp 12 1.2.2.1. Đối với TCTD ngoài Nhà nước 13 1.2.2.2. Đối với Tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ 14 1.2.3. Các bin pháp bm khác 15 C TRNG V CÔNG TÁC BM TÍN DNG TI NH X 17 2.1. Thc trng công tác bm tin vay bng tài sn NH X 17 2.1.1. Tình hình v cho vay theo hình thc bm ca NH 17 2.1.1.1. Cơ cấu tín dụng theo mức độ tín nhiệm của khách hàng 17 2.1.1.2. Tình hình dư nợ quá hạn có đảm bảo bằng tài sản 19 2.1.1.3. Các hình thức cho vay đảm bảo 20 2.1.1.4. Tình hình định giá tài sản bảo đảm 22 2.1.1.5. Tình hình quản lý tài sản bảo đảm 23 2.1.1.6. Tình hình xử lý, phát mại tài sản bảo đảm 24 2.2. Kt qu c. 25 2.3. Nhng hn ch và nguyên nhân 26 2.3.1. Hn ch 26 2.3.2. Nguyên nhân 27 2.3.2.1. Chủ quan từ phía ngân hàng 27 2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan 30 a. Từ phía khách hàng 30 b. Từ phía môi trường pháp luật và kinh tế 31 N NGH NHM NÂNG CAO CHNG BM TÍN DNG 33 3.1. Nhóm gii pháp trc tip 33 3.1.1. Hoàn thia chn khách hàng 33 3.1.2. Hoàn thii mi quy trình th 33 3.1.3. Thành lp t nh giá tài sm bo 34 3.1.4. Quy trách nhii vi cán b tín dng trong vic thnh tài sm bo 34 ng hoá danh m 35 nh giá li giá tr c 35 3.1.7. Nâng cao chng qu 36 3.1.8. Nâng cao chng công tác x  36  cán b tín dng, cán b th ng nhu cu ca công vic 38 3.1.10 Hoàn thin và nâng cp h thng thông tin trong ngân hàng 39 3.2. Nhóm bin pháp h tr 39 3.2.1. Thuê chuyên gia pháp lun trong hong x lý tài sm b thu hi n: 39 ng công tác h tr khách hàng sau cho vay 40 ng mi quan h hp tác lâu dài và bn vng v 40 1  LÝ LUN V BM TÍN DNG TI NGÂN HÀNG I 1.1. Bm tín dng và các hình thc bm tín dng 1.1.1. Bm tín dng 1.1.1.1. Khái nim chung v bm tín dng Ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc khách hàng mất khả năng trả nợ sẽ đem lại rất nhiều tổn thất cho ngân hàng. Do đó, bảo đảm tín dụng ra đời được xem là một trong các điều kiện cần để người cần vốn có thể vay vốn tại các ngân hàng. Đồng thời, việc bảo đảm tín dụng trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản được xem là biện pháp nhằm nâng cao ý thức sử dụng vốn đúng mục đích của người đi vay, cụ thể là gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn. Cuối cùng, bảo đảm tín dụng giúp Ngân hàng có nguồn thu nợ thứ 2 trong trường hợp người vay không hoàn trả được nợ gốc và lãi như cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai. Vậy, bảo đảm tín dụng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, được pháp luật quy định theo một khuôn mẫu nhất định, có mục đích hướng dẫn cho các chủ thể trong quan hệ (tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn), để đảm bảo cho nghĩa vụ được thực hiện (nghĩa vụ trả nợ của khách hàng), đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài những quy định trong Bộ Luật dân sự, trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay có những quy định cụ thể áp dụng đối với bảo đảm tiền vay như Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 qui định về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản, Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP- BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác. 1.1.1.2. a bm tín dng: 2 - Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai. - Gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn. Làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không trả được nợ sẽ sẽ mất tài sản và tốn kém chi phí nhiều hơn. - Bổ sung điều kiện để khách hàng được vay vốn. 1.1.1.3. Vai trò ca bm tín dng Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng là luôn tồn tại rủi ro. Khi cấp tín dụng ngân hàng luôn phải đối mặt với hàng loạt các rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng thường được biểu hiện ở 2 dạng: rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn. Rủi ro mất vốn là việc ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được nợ hoặc chỉ thu hồi được một phần, còn rủi ro đọng vốn là khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ khi khoản nợ đến hạn. Điều này là ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động ngân hàng như thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, rộng hơn nữa là tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Biện pháp bảo đảm tín dụng là một trong những biện pháp thường xuyên giúp ngân hàng phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro tín dụng gặp phải bởi: Thứ nhất, bảo đảm tín dụng gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn. khi phải giao tài sản của mình cho ngân hàng, khách hàng phải nỗ lực trong việc tìm ra nguồn thu để trả nợ, tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, không lãng phí vốn. Điều này làm tăng trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn, giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thứ hai, bảo đảm tín dụng giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Khi thẩm định và cho vay, ngân hàng phải xác định được những nguồn mình có thể thu nợ như doanh thu, hay thu nhập của người đi vay, nhưng do có nhiều yếu tố khách quan làm cho nguồn thu nợ này không được đảm bảo thì ngân hàng cần phải có nguồn thu nợ thứ hai phòng trường hợp khách hàng không trả được nợ, giảm rủi do đọng vốn của ngân hàng. Thứ ba, bảo đảm tín dụng là điều kiện bổ sung để khách hàng được vay vốn. đây là trường hợp với những khách hàng mới có phương án kinh doanh khả thi nhưng chưa có đủ tiềm lực tài chính và uy tín với ngân hàng . Bảo đảm tín dụng sẽ là điều kiện bổ sung giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn, đồng thời giúp ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. 3 1.1.1.4. u kii vi tài sm bo a. u kii vi tài sm bo - Tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của bên thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên nghĩa vụ đối với bên có quyền. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. - Tài sản được phép giao dịch, tài sản không có tránh chấp. Vì bảo đảm tín dụng là một loại giao dịch dân sự, muốn cho giao dịch đó có hiệu lực pháp luật thì tài sản trong giao dịch phải hợp pháp về sở hữu và được tham gia vào giao dịch. Tài sản được phép giao dịch là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. Tuy vậy, có những tài sản có thể ở dạng sở hữu hợp pháp nhưng không được giao dịch, ví dụ: tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong tỏa, tài sản đang làm thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp. Từ đó, có thể hiểu rộng ra rằng, “được phép giao dịch” là theo qui định của pháp luật được đưa tài sản đó vào giao dịch, trở thành đối tượng của giao dịch, phạm trù được phép giao dịch được suy đoán bằng sự loại trừ ra những trường hợp bị cấm, bị hạn chế tham gia giao dịch theo qui định của pháp luật. Điều này đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc chuyển giao tài sản từ người đi vay sang người cho vay, đồng thời tránh những rắc rối phát sinh khi xảy ra sự cố, bảo đảm để ngân hàng (người cho vay) có quyền ưu tiên về xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình. - Tài sản được mua bảo hiểm theo quy định, bảo đảm tài sản còn nguyên vẹn hoặc được bồi thường thì có thiệt hại xảy ra, không làm ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân hàng. b. u kin kinh t i vi tài sm bo - Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. Bởi vì, việc thực hiện các phương thức cho vay có bảo đảm không chỉ nhằm đảm bảo nguồn thu nợ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ràng buộc trách nhịêm vật chất, thúc giục người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay để trả nợ đúng hạn và chỉ khi trả được hết nợ cho ngân hàng thì người đi vay mới có thể thu hồi được tài sản của mình. Cho nên nếu giá trị tài sản bảo đảm mà nhỏ hơn nghĩa vụ đươc bảo đảm (bao gồm vốn, gốc, lãi kể cả lãi quá hạn và các chi phí khác nếu có) thì sẽ mất đi tác dụng và ý nghĩa của bảo đảm tiền vay, người đi vay dễ có động cơ không trả nợ, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 4 - Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ Mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khách là tài sản khó bán được khó được ngân hàng chấp nhận. mức độ thanh khoản trung bình có thể chấp nhận nhưng phải được tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. Ví dụ trường hợp cầm cố bằng dây truyền sản xuất, đến thời hạn hợp đồng khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ, ngân hàng phát mại tài sản nhưng dây truyền sản xuất đã lỗi thời, hoặc khó tìm khách hàng mua, vì thế gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. 1.2 Các bin pháp bm tín dng 1.2.1  1.2.1.1   Khái niệm: Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 (sau đây gọi tắt là bộ luật Dân sự năm 2005), điều 326 định nghĩa: “cầm cố là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, bản chất của cầm cố là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo đó trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cầm cố tài sản được hiểu là việc khách hàng (bên vay vốn) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho tổ chức tín dụng (bên cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.  Đối tượng của cầm cố: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản[Điều 163 – Bộ Luật Dân sự 2005]. Sự phát triển kinh tế – xã hội và đa dạng hóa các loại hình tài sản hiện nay đã khiến cho phương pháp liệt kê thông thường về tài sản tại Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 không còn phù hợp. Tài sản gồm nhiều loại: Động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi, quyền đòi nợ [Điều 22 – Nghị định 163/ 2006/ NĐ – CP ngày 19/ 12/ 2006],…  Quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố và nhận cầm cố:  Quyền của khách hàng vay vốn (Điều 331, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Yêu cầu TCTD (bên nhận cầm cố) đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụngtài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. - Được bán tài sản cầm cố nếu được TCTD đồng ý. 5 - Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận với TCTD. - Yêu cầu TCTD giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. - Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.  Nghĩa vụ của khách hàng vay (Điều 330, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Giao tài sản cầm cố cho TCTD theo đúng thỏa thuận. - Báo cho TCTD về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố nếu có, trong trường hợp không thông báo thì TCTD có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. - Thanh toán cho TCTD biết chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.  Quyền của tổ chức tín dụng (Điều 333, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Được yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. - Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu các bên có thỏa thuận. - Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. - TCTD được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho khách hàng vay.  Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (Điều 332, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Bảo quản giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. - Không được bán, trao đổi tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. - Không được khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý. - Trả lại tài sản cầm cố cho khách hàng vay khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.  Hình thức cầm cố tài sản: Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên 6 nhận cầm cố. Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố. * Khi áp dụng biện pháp bảo đảm này, có một vấn đề nảy sinh đó là vấn đề định giá và xác định giá trị hao mòn của tài sản. Về giá tài sản, căn cứ theo các quy định của pháp luật về giá và Bộ luật Dân sự 2005, giá là do các bên thỏa thuận (trừ những trường hợp thuộc diện Nhà nước quản lý về giá), do vậy, thông thường việc định giá tài sản bảo đảm xác định theo những yếu tố cơ bản sau: Thỏa thuận của các bên (có tính đến yếu tố thị trường) và giá trị hao mòn (hữu hình và vô hình) của tài sản. Tuy nhiên, đối với việc cầm cố một số loại tài sản có những biến động lớn về giá như hiện nay (ngoại tệ, vàng, kim khí quý, đá quý) thì sẽ có vấn đề nảy sinh. Ví dụ, khi cầm cố 100 cây vàng vào thời điểm đầu năm 2012, khách hàng A chỉ có thể thỏa thuận được với ngân hàng vay tối đa 2 tỷ, nhưng đến cuối năm 2012, nếu giá vàng trên thị trường tăng thì liệu ngân hàng có xem xét cho khách hàng này vay thêm nữa hay không. Và ngược lại, nếu giá vàng giảm thì ngân hàng có bắt buộc khách hàng phải trả bớt nợ hay bổ sung thêm tài sản đảm bảo? Điều này tùy thuộc vào quy định của ngân hàng và thỏa thuận của các bên. Đơn cử quy định của Ngân hàng Eximbank “đối với tài sản đảm bảo là vàng bạc, đá quý, các giấy tờ có giá: Mức cho vay tối đa từ 90% -95% ; đối tài sản là bất động sản thì mức cho vay tối đa là 70% …. Định kỳ sẽ đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo, nếu giá trị đánh giá lại thấp hơn tỷ lệ đảm bảo theo quy định thì KH phải bổ sung tài sản đảm bảo hoặc trả bớt nợ. Trong trường hợp giá trị định giá lại cao hơn ban đầu, nếu KH có nhu cầu thì Eximbank vẫn cho vay thêm. ”. Như vậy, nếu anh A có quan hệ tín dụng với ngân hàng Eximbank thì có lẽ với tài sản bảo đảm là 100 cây vàng, rất có thể ngân hàng sẽ xem xét cho anh A vay tiếp 1 tỷ nữa trong trường hợp giá vàng tăng tại thơi điểm đánh giá lại. Tuy nhiên, cầm cố chỉ áp dụng với một số khoản tín dụng có giá trị nhỏ, còn với khoản vay lớn các bên thường lựa chọn biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản. 1.2.1.2 Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, đây là biện pháp được sử dụng phổ biến hơn cả.  Khái niệm thế chấp: Theo quy định của điều 342, Bộ luật Dân sự năm 2005: “Thế chấp tài sản là viêc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất [...]... giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan - Người xử lý tài sản bảo đảmngân hàng nhận bảo đảm hoặc người được ngân hàng ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác - Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của ngân hàng nhận bảo đảm Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm do bên bảo đảm chịu... triệu đồng không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản Hạn chế cho vay không bảo đảm bằng tài sản: a Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng b Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cho một tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ c Tổ chức tín dụng quy định mức dư... Cán bộ tín dụng sẽ là người tiếp nhận sổ đỏ ban đầu, để tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo, lập hồ sơ tín dụng Còn cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành các thủ tục để hoàn thiện hợp đồng tín dụng như đi công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo Các khâu còn lại của quá trình ra phán quyết tín dụng như tái thẩm định, phê duyệt tín dụng, kiểm soát tín dụng thì hầu như chỉ tiếp cận, phân tích hồ sơ tín dụng. .. việc thẩm định khách hàng cùng với tăng cường biện pháp đảm bảo tín dụng, nợ xấu của ngân hàng năm 2011 giảm 18 Như vậy tỉ trọng cho vay có đảm bảo tăng qua các năm, đây là điều tất yếu phù hợp với chính sách của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Trong thời gian này, ngân hàng chủ trương thắt chặt tín dụng, chỉ cho các doanh nghiệp có uy tín, là khách hàng lâu năm của ngân hàng, có hoạt động... tỏ chất lượng tín dụng có TSĐB cao hơn Tỷ lệ nợ xấu dư nợ có đảm bảo tín dụng thấp hơn tỉ lệ nợ xấu của dư nợ không có đảm bảo tín dụng chứng tỏ vai trò trong việc thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ của TSĐB Năm 2010, tỉ lệ nợ xấu của cho vay không có bảo đảm tài sản là 6.67% cao hơn tỷ lệ nợ xấu của cho vay có đảm bảo chứng tỏ chất lượng khách hàng của hình thức cho vay không có đảm bảo chưa cao,... trên thị trường liên ngân hàng, ảnh hưởng đến lãi suất cho vay cho nền kinh tế Vì vậy trong năm này, ngân hàng thắt chặt tín dụng, tăng chuẩn tín dụng như giảm thấp giá trị tài sản đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo và giảm hạn mức tín dụng, tăng lãi suất cho vay… lựa chọn khách hàng kĩ càng hơn để giảm thiểu rủi ro 2.1.1 3 Các hình thức cho vay đảm bảo Hiện nay NH X sử dụng 4 hình thức cho... động tín dụng, tại NH thực hiện sử dụng nhiều biện pháp bảo đảm tài sản tùy theo từng khoản vay 100% 24.60% 26.8% 75.40% 73.2% 21.8% 80% 60% 40% 78.2% 20% 0% 2009 2010 2011 - Không bảo đảm bằng TS - Bảo đảm bằng TS Biểu 2.1: Cơ cấu dư nợ bình quân theo tài sàn đảm bảo Nhìn chung cho vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. .. Ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng tự bán tài sản để trả nợ nhưng thường khách hàng trì hoãn việc xử lý tài sản nên ngân hàng phải tự phát mại hoặc bán đấu giá tại trung tâm đấu giá 2.2 Kết quả đạt đƣợc Trong thời gian qua, NH X đã áp dụng linh hoạt và đồng thời nhiều biện pháp đảm bảo tín dụng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển trên cơ sở an toàn và ổn định của NH NH luôn xác định bảo đảm tín dụng, ... hơn Hình thức này thông thường sử dụng cho các món vay của tổ chức được Chính Phủ bảo lãnh, còn đối với khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế bình thường thì các ngân hàng tại Việt Nam rất ít sử dụng 1.2.2 Bảo đảm bằng tín chấp - Khái niệm Là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp - Hồ sơ vay tín chấp * Đề nghị vay vốn kiêm phương... phong tỏa của ngân hàng để đảm bảo cho một hợp đồng “vay tiền” khác thì có lẽ không hợp với logic, vì nếu khách hàng đã có tiền thì không có lý gì mang tiền đó đi ký cược để đảm bảo cho một hợp đồng vay tiền khác và phải chịu thêm một khoản lãi Do vậy, trên thực tế, khách hàng sẽ không lựa chọn biện pháp bảo đảm trên trong hợp đồng tín dụng 16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NH X 2.1 . bm tín dng Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng là luôn tồn tại rủi ro. Khi cấp tín dụng ngân hàng luôn phải đối mặt với hàng loạt các rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng. bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai. Vậy, bảo đảm tín dụng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa. 1.1.1.2. Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng 1 1.1.1.3. Vai trò của bảo đảm tín dụng 2 1.1.1.4. Điều kiện đối với tài sản đảm bảo 3 a. Điều kiện pháp lý đối với tài sản đảm bảo 3 b. Điều kiện

Ngày đăng: 30/03/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan