Chữa loét dạ dày tá tràng docx

8 365 0
Chữa loét dạ dày tá tràng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bắp cải chữa loét dạ dày tràng Ngoài việc là món ăn ngon, rẻ tiền, bắp cải còn có nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu đã được khoa học khẳng định. Bắp cải là món ăn thường nhật trong mùa đông của mỗi gia đình. Ngoài việc là món ăn ngon, rẻ tiền, bắp cải còn có nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu đã được khoa học khẳng định. Có chất ngăn ngừa ung thư Đặc biệt, trong bắp cải còn chứa nhiều chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyliothiocyante và Indol-33 carbinol. Sulforaphane, chất làm tăng sản xuất các loại enzym, loại bỏ các chất hoạt động tự do, phá huỷ các tế bào gây ung thư. Bắp cải giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư về đường ruột, ung thư phổi và có thể cả ung thư vú. Thực nghiệm cho biết, các hợp chất đó ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách bắt nó tự chặn đứng khả năng di căn. Indola trong bắp cải làm ức chế hoạt động của những chất thụ cảm với sự động dục, là đặc điểm của cơ chế ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tuyền liệt. Các nhà khoa học của trường Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đã kết luận rằng, những phụ nữ ăn 4 - 5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thứ vú. Các công trình nghiên cứu tại Netherland, Anh và Trung Quốc, Balan cũng cho kết quả tương tự. Giúp chữa bệnh loét dạ dày tràng Nước ép bắp cải được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột. Tại Mỹ đã tiến hành một cuộc thí nghiệm cho những người loét dạ dày tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong ba tuần. Sau đó qua nội soi, các chuyên gia đã thấy có sự hình thành một lớp màng nhày có hai chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, họ còn xác định một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chỉ có trong bắp cải tươi và hàm lượng cao khi còn tươi xanh. Vì vậy, nếu bạn bị loét dạ dày, tràng hãy uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt. Làm tăng sắc đẹp Trong cải bắp chứa nhiều biotin, hay còn gọi là vitamin H, vốn được mệnh danh là "vitamin của sắc đẹp". Biotin có tác dụng rất tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển của móng tay, tóc; Làm đẹp da và có lợi cho hệ thống thần kinh, tuỷ xương, giúp giảm đau cơ. Vì thế, hãy thường xuyên bổ sung biotin bằng cách ăn rau cải bắp vài lần trong tuần Món ăn chữa viêm loét dạ dày - tá tràng Loét dạ dày - hành tràng là bệnh mãn tính, tái phát mang tính chu kỳ, hay gặp ở thanh niên và trung niên. Theo y học cổ truyền, loét dạ dày - hành tá tràng thuộc bệnh danh vị quản thống. Ngoài việc dùng thuốc, xin giới thiệu với bạn đọc các món ăn như dưới đây: Món ăn thuốc từ cá diếc : Cá diếc tươi 250g, gừng tươi 30g, quất bì 10g, hạt tiêu 3g. Cá đánh vẩy, bóc mang, bỏ nội tạng và rửa sạch; gừng rửa sạch, thái phiến, quất bì thái chỉ. Dùng vải lụa gói gừng, quất bì và hạt tiêu rồi nhét vào bụng cá, cho nước vừa đủ, hầm nhỏ lửa, ăn cá, uống nước khi đói bụng. Cá diếc tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày - tràng Dùng chữa trị đau bụng thành cơn, sợ lạnh, thích ấm nóng (nếu chườm nóng vùng thượng vị hoặc uống nước nóng thì đỡ đau); không khát, nếu khát thì thích uống nước nóng; rêu lưỡi trắng. Cá diếc to 2 con, sa nhân 6g, trần bì 8g, tiểu hồi hương 6g, hạt tiêu, hành, gừng, tỏi, muối ăn vừa đủ, dầu lạc 1.000g. Cá đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch; hạt tiêu giã nhỏ, trần bì thái chỉ, gừng thái phiến, hành cắt đoạn, sa nhân đập dập Tất cả trộn đều rồi cho vào bụng cá. Đổ dầu vào chảo cho ngập cá rồi rán chín, sau đó lấy cá ra, dùng nồi khác phi hành tỏi, cho thêm một chút nước rồi rim cá nhỏ lửa với gia vị cho ngấm kỹ để ăn. Nước uống mạch nha Mạch nha sống 30g (rửa sạch), thanh bì 10g (thái phiến) sắc kỹ cả hai trong 25 phút rồi lọc bỏ bã, lấy nước, chia uống vài lần trong ngày khi còn ấm. Dạ dày lợn hầm hạt sen Dùng chữa trị vùng thượng vị đau trướng, lan ra hai bên mạng sườn, không thích xoa nắn, nếu ấn vào thì đau tăng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, ăn khó tiêu, nếu ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện không thông khoái. Dạ dày lợn - hạt sen: hạt sen bỏ tâm 40 hạt, dạ dày lợn 1 cái, gia vị và dầu thực vật vừa đủ. Dạ dày làm sạch rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó thái chỉ, chế thêm gia vị, trộn lẫn hạt sen rồi ăn. Dùng chữa trị vùng thượng vị đau âm ỉ suốt ngày, thích chườm nóng và xoa nắn, có cảm giác lạnh bụng, đầy hơi, ăn kém, chậm tiêu, có thể buồn nôn và nôn ra nước trong, gầy sút, mệt mỏi, da, niêm mạc nhợt, đại tiện lỏng nát, tay chân lạnh. Cháo thần khúc, mạch nha Thần khúc 10 - 15g, sắc kỹ, lấy nước nấu với 100g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Mạch nha 10g rửa sạch, sao vàng, sơn tra 6g sao cháy, cả hai sắc kỹ trong 30 phút, bỏ bã lấy nước, hòa thêm 10g đường đỏ, chia uống vài lần trong ngày. Cháo ý dĩ, hoài sơn Hoài sơn 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 - 100g. Tất cả cho vào nồi nấu thành cháo, hòa thêm chút đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày khi bụng đói. Dùng chữa trị: Thường do ăn uống thái quá, thức ăn đình trệ lâu ngày gây nên. Vùng thượng vị đầy trướng, tức nặng khó chịu, ợ hơi, chua, nôn ra thức ăn chưa tiêu, nôn được thì bụng đỡ đau, đại tiện không thông. Nguyên nhân và cách chữa bệnh loét dạ dày Loét dạ dày là một tổn thương ở vùng dạ dày và thường gây đau đớn. Hiểu đơn giản, dạ dày sử dụng dịch vị để phân nhỏ và nghiền nát thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi sự tấn công của acid clorhydric có trong dịch vị, một màng dày phủ lên trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của lớp màng này bị rối loạn, thì các kích thích của dịch vị sẽ tạo ra những vết loét trong dạ dày. Biểu hiện của cơn đau do loét dạ dày thường như chuột rút, nóng bỏng, đau thắt ở dạ dày. Nhìn chung thì các cơn đau xuất hiện khoảng sau bữa ăn vài giờ. Cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, khó tiêu. Khi bị loét dạ dày , các axit và dịch vị trong dạ dày sẽ bị mất đi đáng kể. Và lúc này thay vì việc thay thế tiêu hóa thức ăn, các axit và dịch vị này sẽ bắt đầu "ăn mòn" dạ dày tràng, đồng nghĩa với những vết loét mới sẽ được sinh ra. Nhiều người thường quan niệm rằng, loét dạ dày chỉ xảy ra đối với những người có cường độ làm việc nặng nhọc và thường xuyên phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, theo kết quả từ những cuộc nghiên cứu mới đây nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Ngoài những nguyên nhân thông thường, loét dạ dày còn có thể là do một số loại vi khuẩn gây ra như Helicobacter pylori hay H. pylori. Loại vi khuẩn này đã tồn tại sẵn trong cơ thể chúng ta. Bên cạnh đó, loét dạ dày còn mang yếu tố di truyền. Nhưng cũng không có nghĩa là bạn sẽ loại trừ được nguy cơ viêm loét dạ dày nếu như gia đình bạn trước đó chưa có ai mắc phải chứng bệnh này. Loét dạ dày là một tổn thương ở vùng dạ dày và thường gây đau đớn Sau đây là những tác nhân có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng loét dạ dày: - Do rượu - Do hút thuốc lá. - Do thuốc Aspirin. - Do thuốc Ibuprofen. - Do thuốc naproxen. - Do chế độ ăn quá cay, nhiều gia vị, nhiều chất béo hay thức ăn nhiều axit. - Do trà. - Cà phê. - Và những loại thức ăn và đồ uống có chứa caffein. Hơn thế nữa, sữa hay các sản phẩm từ sữa được cho rằng là loại thực phẩm tập trung nhiều axit cho dạ dày bởi chúng có tính kiềm, làm tổn thương khó lành. Chính vì thế bạn nên hạn chế dùng sữa với số lượng lớn. Ngoài ra, để nhanh chóng cải thiện tình trạng như hiện nay, bạn không nên ăn vô độ hoặc không đúng bữa. Mà trái lại hãy chia ra thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày và ăn đều vào những giờ quy định, thay vì chỉ ăn 2 -3 bữa chính. Sở dĩ bạn nên chia ra ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày là bởi vì các bữa ăn nhỏ sẽ sản sinh ra ít lượng axit hơn. Nên ăn bữa tối cách ít nhất là 3 giờ trước khi đi ngủ. Tránh ăn những món ăn hay thực phẩm có vị chua nhiều axit như chanh, me, giấm Thêm vào đó, bạn cũng nên ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, nhất là những loại chất xơ khó hòa tan. Ví như hãy bổ sung vào thực đơn của bạn loại rau cải bắp (loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan và là một dạng của xenluloza). Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít nhất 1 phần rau cải bắp luộc hay hầm một lần mỗi ngày hoặc ít nhất là 2 lần/tuần. Cải bắp được coi là liều thuốc bổ với bệnh nhân loét dạ dày, không chỉ bởi nó có chứa nhiều chất xơ mà nó còn có chứa nhiều các amino axit (glutamine) giúp nhanh chóng làm lành các vết loét. Bạn cũng cần lưu tâm đến cường độ làm việc của mình, tránh làm việc quá sức và stress căng thẳng sẽ càng làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy áp dụng những bài luyện tập giúp tinh thần thư thái và sảng khoái như yoga, tai chi. Cũng xin nói thêm với bạn rằng, lô hội là một loại thần dược công hiệu, có thể giúp mau chóng làm lành các vết loét. Cho nên bạn có thể uống nước ép lô hội thay vì các loại nước trái cây khác. Nghệ và mật ong chữa bệnh loét dạ dày Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tràng. Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong. Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng với liều 20-50 g/ngày. Mật ong cũng thường được dùng làm dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt. Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật ong (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật ong. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành. Đã có nhiều dược phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa được điều chế từ nghệ và mật ong; chẳng hạn như thuốc viên "Mật ong nghệ" (điều trị bệnh dạ dày) của Công ty Đông Nam dược Thanh Thảo (Hà Nội) và thuốc "Melamin" (bổ dưỡng, phòng và trị các bệnh lý dạ dày, gan mật) của Viện Y học dân tộc TP HCM. Người dân có thể mua các loại thuốc nghệ - mật ong nói trên hoặc tự chế biến để dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Gạo nếp chữa bệnh viêm loét dạ dày Gạo nếp là loại thực phẩm quá quen thuộc với mọi người dùng chế biến bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh. Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tràng Dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sản phụ. Lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân. Gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai Xin giới thiệu một số bài thuốc đã được ghi nhận công dụng trong điều trị bệnh để bạn đọc tuỳ điều kiện của mình mà chọn lựa thực hành: Gạo nếp hấp rượu vang: gạo nếp 250g, rượu vang 500ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng. Gạo nếp mật ong: gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật. Bao tử heo nhồi gạo nếp: cho gạo nếp lượng vừa đủ vào bao tử heo, nướng khô, giã ra làm viên hoàn để ăn hàng ngày. Cách khác, cho thêm vào gia vị các loại, buộc kín miệng, đem hấp cách thuỷ cho thật chín rồi chia ăn vài lần. Cháo gạo nếp hạt sen: người bệnh mới khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối. Gạo nếp tán hoài sơn: gạo nếp 500g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 - 30g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm. Dùng cho những người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệt mỏi. Cháo gạo nếp táo tàu: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày ăn từ 1 - 2 lần, giúp trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày. Gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g, sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày để chữa nôn mửa không dứt. Cách khác, gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống. Cháo gạo nếp đậu đen: gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 - 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt. Gạo nếp trộn hoàng liên, dầu vừng: gạo nếp 100g, nấu thành cơm nếp rồi đốt thành than. Sau đó trộn đều với bột hoàng liên (30g) và dầu vừng, bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em. Cháo gạo nếp đậu xanh: gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn để hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường. Cách khác, hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ), vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống. Cháo gạo nếp nấu suông: còn gọi là cháo hoa (lấy gạo nếp, cho thêm nước vào nấu chín) có tác dụng làm mát ruột cho những trường hợp nặng bụng. Nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa. . ăn chữa viêm loét dạ dày - tá tràng Loét dạ dày - hành tá tràng là bệnh mãn tính, tái phát mang tính chu kỳ, hay gặp ở thanh niên và trung niên. Theo y học cổ truyền, loét dạ dày - hành tá tràng. cách chữa bệnh loét dạ dày Loét dạ dày là một tổn thương ở vùng dạ dày và thường gây đau đớn. Hiểu đơn giản, dạ dày sử dụng dịch vị để phân nhỏ và nghiền nát thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi. kết quả tương tự. Giúp chữa bệnh loét dạ dày tá tràng Nước ép bắp cải được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột. Tại Mỹ

Ngày đăng: 30/03/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan