Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm

37 2.3K 19
Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Thanh toán quốc tế Tên đề tài : QUY TRÌNH KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Phương Quỳnh Ngày nộp báo cáo: 19/12/2012 Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Thanh toán quốc tế Tên đề tài : QUY TRÌNH KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM Danh sách nhóm Nguyễn Hồng Linh 092070 Lê Hải Linh 091849 Đặng Thùy Ái 094608 Huỳnh Lệ Phương Thanh 092097 Trường đại học Hoa Sen i Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh Trích yếu Qua đề án “Phân tích nội dung và quy trình trong thanh toán bằng L/C - dẫn chứng cụ thể tại một Ngân Hàng”, nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng mà cụ thể là quy trình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Ngoài việc đọc và học hỏi tài liệu giảng dạy trên lớp, chúng tôi còn tham khảo qua internet và thảo luận với nhau. Nhờ đó, chúng tôi đã hoàn thành đề án này và tích lũy được nhiều kiến thức cho bản thân. Mục tiêu Tìm hiểu Quy trình kiểm tra Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng ACBchi nhánh Ông Ích Khiêm. Từ đó thấy được các mặt đạt được và hạn chế trong quy trình và đưa ra một số kiến nghị. Đây cũng là dịp giúp chúng tôi củng cố thêm kiến thức về môn học Thanh toán quốc tế nói chung và quá trình kiểm tra Bộ chứng từ , từ đó rèn luyện những kỹ năng nền tảng cần thiết cho định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm ta Bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C. - Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm tra Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng ACB. Kết quả cần đạt được - Nắm vững các kiến thức cơ bản về Quy trình kiểm tra Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng. - Một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm tra. - Có khả năng chọn lọc, tổng hợp thông tin trên nhiều nguồn dữ liệu. - Rèn luyện khả năng phân tích, nhìn nhận các vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau khi nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị của bản thân. - Rút ra những bài học, kinh nghiệm từ những trường hợp thực tế qua quá trình tìm hiểu để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có sử dụng các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tài liệu nội bộ của phòng Thanh toán quốc tế tại ngân hàng ACBchi nhánh Ông Ích Khiêm và các thông tin trên báo chí và internet để làm dẫn chứng cụ thể. Trường đại học Hoa Sen ii Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh Mục lục Trang Danh sách nhóm i Trích yếu ii Mục tiêu ii Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ii Kết quả cần đạt được ii Phương pháp nghiên cứu ii ii Mục lục iii Lời cảm ơn 1 Nhập đề 2 Chương 1: Cơ sở lý luận 3 1. Cơ sở về kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế 3 1.1. Khái niệm các loại chứng từ trong thanh toán quốc tế 3 1.2. Những quy tắc , chính sách quy định về giao thương trong thanh toán quốc tế 3 1.2.1. UCP 600 3 1.2.2. ISBP 681 4 2. Nội dung kiểm tra các loại chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán quốc tế 5 2.1. Kiểm tra nội dung thư tín dụng (L/C) 5 2.2. Kiểm tra nội dung bộ chứng từ 8 2.2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange) 8 2.2.2. Hoá đơn thương mại (Commercial voice) 8 2.2.3. Vận tải đơn (Bill of Landing) 9 2.2.4. Chứng từ bảo hiểm ( Insurance policy/ insurance certificate) 10 2.2.5. Phiếu đóng gói (Packing List) 11 Chương 2: Thực trạng về việc kiểm tra Bộ chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Ông Ích Khiêm 12 1.Tổng quan ngân hàng ACB chi nhánh Ông Ích Khiêm 12 2. Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán tại ngân hàng ACB 12 2.1. Kiểm tra Bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C xuất trình 12 2.2. Sơ đồ thanh toán 14 3. Thực trạng kiểm tra Bộ chứng từ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB 15 3.1. Kiểm tra Thư tín dụng (Letter of Credit) 15 3.2. Kiểm tra Bộ chứng từ của Công ty TNHH MTV TM và DV Huỳnh Lê 20 Trường đại học Hoa Sen iii Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh 3.2.1. Kiểm tra hóa đơn thương mại 20 3.2.2. Kiểm tra phiếu đóng gói hàng hóa 22 3.2.3. Kiểm tra vận đơn 23 3.2.4. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm 24 3.2.5.Kiểm tra giấy chứng nhận nguồn gốc 26 3.2.6. Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 27 3.2.7. Kiểm tra Hối phiếu (Bill of Exchange) 28 3. Rủi ro và biện pháp trong quy trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế 28 3.1. Rủi ro 28 3.2. Biện pháp 29 Kết luận 30 Trường đại học Hoa Sen iv Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh Lời cảm ơn Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên môn Thanh toán quốc tế, cô Nguyễn Phương Quỳnh đã trang bị những kiến thức cơ bản và hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề án này. Tiếp theo xin cảm ơn cô Đỗ Thị Phương Lan đã giúp cung cấp cho chúng tôi bộ chứng từ thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng ACB và giúp chúng tôi giải đáp một vài thắc mắc liên quan. Cuối cùng xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã nỗ lực đóng góp ý kiến cùng nhau hoàn thành đề án này. Xin chân thành cảm ơn! Trường đại học Hoa Sen 1 Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh Nhập đề Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng hình thành rõ rệt mà nét nổi bật là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước. Trong nhiều năm qua, Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế đã từng bước hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thiết lập được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Với cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được cho sự phát triển thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện với các phương thức thanh toán ngày càng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là các phương thức thanh toán có sử dụng bộ chứng từ. Tuy nhiên, trong thực tế, các rủi ro trong thanh toán là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng không ít trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bộ chứng từ thanh toán không hoàn thiện, không trung thực, giả mạo Xác định được tầm quan trọng của bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu, việc hoàn thiện công tác thiết lập và xuất trình bộ chứng từ để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong thanh toán đã trở nên nhu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các tổ chức ngân hàng- người trung gian giữa người mua và người bán. Chính vì vậy, việc kiểm tra Bộ chứng từ của ngân hàng đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro. Trường đại học Hoa Sen 2 Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Cơ sở về kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế 1.1. Khái niệm các loại chứng từ trong thanh toán quốc tế Trong mua bán thương mại quốc tế, kết quả cuối cùng mà hai bên mua và bán mong muốn là người bán thu được tiền và người mua nhận được hàng, và thông thường người bán chỉ giao hàng khi người mua trả tiền hoặc cam kết trả tiền. Vậy lấy gì để đảm bảo cho việc người bán giao đúng, đủ hàng và người mua trả đúng tiền cái này là nhờ ngân hàng, và ngân hàng thông qua chứng từ để kiểm tra tính xác thực của từng thương vụ. Có thể phân loại chứng từ như thế này: - Chứng từ do nhà xuất khẩu ban hành: Invoice, list, CA,C/Q - Chứng từ do cơ quan quản lý tại nước XK ban hành: CO, ISO nói chung là các chứng chỉ. - Chứng từ Vận tải: Bill, lịch tàu, lịch trình, lý trình, thông báo nhận hàng Người nhập khẩu yêu cầu những chứng từ gì thì người xuất khẩu phải xuất trình những chứng từ đó. Mỗi loại chứng từ có chức năng và tác dụng riêng. Các chứng từ phải đảm bảo tính chính xác, thống nhất và hợp pháp thỏa mãn được yêu cầu của người mua (Nhập khẩu) thì người mua mới trả . 1.2. Những quy tắc , chính sách quy định về giao thương trong thanh toán quốc tế 1.2.1. UCP 600 Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để quyết định chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không . Thời hạn này không bị rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng bằng cách nào khác, nếu ngày hết hạn hay ngày xuất trình cuối cùng rơi đúng vào hoặc sau ngày xuất trình. Việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng như mô tả trong các quy tắc này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng. Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như dữ liệu của tín dụng, của bản thân chứng từ và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ quy định khác hoặc với tín dụng. Trong các chứng từ, trừ hóa đơn thương mại, việc mô tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực hiện, nếu quy định, có thể mô tả một cách chung chung, miễn là không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong tín dụng. Trường đại học Hoa Sen 3 Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh Nếu tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ, trừ chứng từ vận tải , chứng từ bảo hiểm hoặc hóa đơn thương mại mà không quy định người lập chứng từ hoặc nội dung dữ liệu của các chứng từ, thì các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như đã xuất trình, nếu nội dung của chứng từ thể hiện là đáp ứng được chức năng của chứng từ được yêu cầu và bằng cách khác phải phù hợp với mục (d) điều 14. Khi các địa chỉ của người thụ hưởng và của người yêu cầu thể hiện trong các chứng từ quy định thì các địa chỉ đó không nhất thiết là giống như các địa chỉ quy định trong tín dụng hoặc trong bất cứ chứng từ quy định nào khác nhưng các địa chỉ đó phải ở trong một quốc gia như các địa chỉ tương ứng quy định trong tín dụng. Các chi tiết giao dịch (telefax, telephone, email và các nội dung tương tự khác) được ghi kèm theo địa chỉ của người yêu cầu và của người thụ hưởng sẽ không được xem xét đến. Tuy nhiên, nếu địa chỉ và các chi tiết giao dịch của người yêu cầu thể hiện như một bộ phận địa chỉ của nội dung về người nhận hàng hoặc bên thông báo trên chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải ghi đúng như trong thư tín dụng. Người giao hàng hoặc người gởi hàng ghi trên các chứng từ không nhất thiết là người thụ hưởng của tín dụng. Một chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào khác, không phải là người chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người thuê tàu phát hành miễn là chứng từ vận tải đó đáp ứng yêu cầu của các điều 19, 20, 21, 22, 23 hoặc 24 của quy tắc này. 1.2.2. ISBP 681 Những quy định, tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng thể hiện trong văn bản ISBP 681 là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy ban ngân hàng của UCP. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ. Những quy tắc về hối phiếu được quy định và cách tính ngày đáo hạn trong ISBP: • Thời hạn: Thời hạn: Phải phù hợp với các điều kiện trong L/C. Nếu một hối phiếu được ký phát có thời hạn thì ngày đáo hạn của nó phải được xác định từ bản thân hối phiếu đó. Nếu L/C quy định hối phiếu có thời hạn 60 ngày kể từ ngày vận tải đơn. Nếu thời hạn là xxx ngày sau ngày vận tải đơn thì ngày hàng bốc lên tàu được coi là ngày vận tải đơn, ngay cả khi ngày bốc hàng lên tàu là trước hoặc sau ngày vận tải đơn. Cách tính ngày đáo hạn là ngày tiếp theo, VD: 10 ngày sau hoặc từ ngày 1/3 là ngày 11/3. Nếu một vận tải đơn thể hiện nhiều ghi chú bốc hàng lên tàu xuất trình theo một L/C yêu cầu hối phiếu ký phát, ví dụ 60 ngày sau ngày vận tải đơn, thì ngày sớm nhất được dùng để tính ngày đáo hạn. VD: L/C yêu cầu giao hàng ở cảng ở Việt Nam, và vận tải đơn ghi chú hàng đã bốc lên tàu A từ cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) ngày 1/5 và lên tàu B ở cảng Hải Phòng ngày 15/5 thì hối phiếu sẽ được tính là 60 ngày sau ngày 1/5. Nếu L/C yêu cầu hối phiếu ký phát, và nhiều bộ vận đơn được xuất trình theo một hối phiếu thì ngày vận tải đơn cuối cùng được dùng để tính ngày đáo hạn. Trường đại học Hoa Sen 4 Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh • Ngày đáo hạn. Nếu một hối phiếu quy định ngày đáo hạn là một ngày cụ thể thì nó phải phù hợp trong L/C. Nếu một hối phiếu được ký phát xxx ngày sau ngày xuất trình: - Chứng từ phù hợp hay không phù hợp nhưng ngân hàng trả tiền không thông báo từ chối thì ngày đáo hạn là xxx ngày từ ngày ngân hàng này nhận được chứng từ. - Nếu ngân hàng trả tiền từ chối và sau đó chấp nhận thì ngày đáo hạn là xxx ngày là muộn nhất sau ngày ngân hàng này chấp nhận hối phiếu.3 - Ngân hàng trả tiền phải thông báo ngày đáo hạn cho người xuất trình, việc tính ngày đáo hạn cũng sẽ áp dụng với L/C thanh toán về sau. • Ngày ngân hàng, ngày gia hạn, chuyển tiền chậm. Việc thanh toán phải được thực hiện ngay vào ngày đến hạn tại nơi mà hối phiếu hoặc các chứng từ đòi tiền, miễn là trong ngày làm việc của ngân hàng, nếu ngoài thì sẽ là ngày làm việc đầu tiên sau ngày đến hạn. • Ký hậu. Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần thiết. • Số tiền. Tên bằng chữ và số phải bằng nhau, ghi bằng đơn vị tiền tệ trong L/C. Phù hợp với hóa đơn (nếu lớn hơn thì phải có sự đồng ý liên quan giữa các bên). • Hối phiếu được ký phát như thế nào? Hối phiếu phải được ký phát đòi tiền bên đã được quy định trong L/C Người thụ hưởng ký phát. Hối phiếu đòi tiền người yêu cầu. • Cách sửa chữa và thay đổi. Sửa chữa và thay đổi nếu có thì phải được người ký phát ký xác nhận. Nếu ngân hàng ghi chú trong L/C về việc không cho phép sửa chữa trong L/C thì việc sửa chữa và thay đổi không được chấp nhận ngay cả khi được người ký phát xác nhận. 2. Nội dung kiểm tra các loại chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán quốc tế 2.1. Kiểm tra nội dung thư tín dụng (L/C) Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng. Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương. Nội dung L/C cần kiểm tra: Trường đại học Hoa Sen 5 [...]... và biện pháp trong quy trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế 3.1 Rủi ro Rủi ro thanh toán: Khi ngân hàng ACB đã kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và đã được công ty Huỳnh Lê đồng ý thanh toán Nhưng sau đó, công ty Huỳnh Lê gặp rủi ro và không có khả năng thanh toán lại cho ngân hàng Ngân hàng vừa tốn một khoảng tiền lớn, có thể gặp rủi ro không thể thanh lý lô hàng dẫn đến chi phí kho bãi... hàng ANZ và đề nghị thanh toán Bước 6: Ngân hàng ANZ chuyển yêu cầu thanh toán cho ngân hàng ACB Bước 7: Ngân hàng ACB kiểm tra bộ chứng từ và đề nghị công ty Huỳnh Lê thanh toán Bước 8: Ngân hàng ACB chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng ANZ 3 Thực trạng kiểm tra Bộ chứng từ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB 3.1 Kiểm tra Thư tín dụng (Letter of Credit) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C,... ACB chi nhánh Ông Ích Khiêm Ngày 25/11/2005, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khai trương chi nhánh Ông Ích Khiêm tại số 132 Ông Ích Khiêm, Phường 5, Quận 11 Chi nhánh Ông Ích Khiêm (Điện thoại: 08-406 5500, Fax: 08-406 6650) đã được thành lập nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các tầng lớp dân cư tại quận 11 và khu vực lân cận, khách hàng nội bộ trong cao ốc ACB Ngân hàng. .. giấy chứng nhận người thụ hưởng  Nhận xét: - L/C chính là cơ sở để tiến hành kiễm tra các chứng từ hợp lệ trong mỗi bộ chứng từ thanh toán quốc tế của 1 doanh nghiệp Đây cũng chính là điểm mấu chốt xác nhận xem bộ chứng từ có tồn tại hay không thông qua ngân hàng thông báo Điều này tránh trường hợp thanh toán tiền cho công ty không tồn tại, gây tổn thất cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng - Kiểm tra. .. thanh toán tại ngân hàng ACB 2.1 Kiểm tra Bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C xuất trình Trường đại học Hoa Sen 12 Đề án: Thanh toán quốc tế Trường đại học Hoa Sen GV: Nguyễn Phương Quỳnh 13 Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh 2.2 Sơ đồ thanh toán Cty TNHH MTV TM và DV Huỳnh Lê Yêu cầu mở L/C Xuất trình chứng từ làm căn cứ để xin mở L/C Phòng TD NH ACB- Ông Ích Khiêm Thẩm định Phòng khách hàng. .. Nhân viên ngân hàng khi kiểm tra bộ chứng từ đã xảy ra sơ xuất, nhầm lẫn trong việc xem xét Hoặc nhân viên không đủ chuyên môn, kinh nghiệm để phát hiện thủ thuật gian lận trong bộ chứng từ • Ví dụ: Trước đây Unilever từng nhập lô hàng sữa bột từ 1 công ty nước ngoài Do chủ quan nên công ty không đề nghị ngân hàng xác nhận dùm công ty bên kia kinh doanh ra sao Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hoàn toàn... lí do từ chối và yêu cầu bổ sung bộ chứng từ - Chấp nhận, ngân hàng mở L/C cho Công ty Huỳnh Lê và chuyển tiếp cho ngân hàng ANZ Bước 4: Ngân hàng ANZ thông báo cho công ty Pan Pac - Không chấp nhận, thông báo cho Huỳnh Lê sửa đổi L/C - Nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng Bước 5: Công ty Pan Pac gửi bộ chứng từ cho ngân hàng ANZ và đề nghị thanh toán Bước 6: Ngân hàng ANZ chuyển yêu cầu thanh toán. .. thức thanh toán tín dụng chứng từ; tìm hiểu được thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng ACB và đưa ra một số giải pháp cho những rủi ro về thanh toán L/C Trường đại học Hoa Sen 30 Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh Tài liệu tham khảo - Quy định tác nghiệp Thanh toán thương mại – Bảo lãnh quốc tế của Ngân hàng TMCP Á Châu - Công cụ tiềm kiếm Google - www .acb. com - Sách Thanh toán quốc. .. Công ty Unilever đồng ý thanh toán tiền hàng, nhưng sau 1 khoảng thời gian khá lâu mà vẫn không thấy hàng cập cảng Công ty mới phát hiện khi biết bộ chứng từ mình nhận được là bộ chứng từ ma, công ty xuất khẩu kia không hề tồn tại Đây chính là bài học trong việc phải có kinh nghiệm trong việc kiểm tra bộ chứng từ, khi mà các hành vi gian lận ngày càng tinh vi Trường đại học Hoa Sen 28 Đề án: Thanh toán. .. xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay không  Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank) Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không Còn người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không  Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo ( advising bank), ngân hàng trả tiền . ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Thanh toán quốc tế Tên đề tài : QUY TRÌNH KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM Danh sách nhóm Nguyễn. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm ta Bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C. - Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm tra Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng ACB. Kết quả cần đạt. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Thanh toán quốc tế Tên đề tài : QUY TRÌNH KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH

Ngày đăng: 29/03/2014, 18:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan