FDI vào việt năm 2000 2009

63 494 2
FDI vào việt năm 2000 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hiện bởi lớp K8T – ĐH Kinh Tế Luật ĐHQG TP.HCM Danh sách nhóm thực hiện Nhóm 06 – Lớp K08401T + K08404T 1. Tô Lý Diễm Trúc K084010088 2. Nguyễn Hữu Trường K084040091 3. Lê Ngọc Hạnh K084040500 4. Trần Thị Kim Hiệp K084040506 5. Phan Thị Bảo Linh K084040525 6. Hoàng Thị Mai Ly K084040530 7. Phan Nữ Quỳnh Mơ K084040533 8. Nguyễn Lê Phan K084040552 9. Lã Văn Thọ K084040573 GVHD: TS. Hoàng Vĩnh Long FDI VAO VIE̣ T NAM GIAI ĐOẠ N 2000 - 2009 Thực hiện bởi lớp K8T – ĐH Kinh Tế Luật ĐHQG TP.HCM MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về FDI 1.1. Khái niệm và đặc điểm 2 1.1.1. Khái niệm về FDI. 2 1.1.2. Các đặc điểm của FDI. 2 1.2. Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng 3 1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh 3 1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 4 1.2.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh 5 1.2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT 6 1.2.5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company) 8 1.2.6. Hình thức công ty cổ phần 8 1.2.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài 9 1.2.8. Hình thức công ty hợp danh 10 1.2.9. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) 11 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI 12 1.3.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô. 12 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng khác. 13 1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư. 15 1.4.1. Các tác động tích cực của FDI. 15 1.4.2. Các tác động tiêu cực của FDI 19 Chương 2: FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009 2.1. Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009. 22 2.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI qua các năm (2000 – 2009). 23 2.1.2. Đánh giá chung về thu hút FDI giai đoạn 2000 - 2009. 33 Thực hiện bởi lớp K8T – ĐH Kinh Tế Luật ĐHQG TP.HCM 2.2. Phân tích tác động của vốn FDI vào một số yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009. 37 2.2.1. Tác động của FDI vào sản lượng của nền kinh tế Việt Nam. 37 2.2.2. Tác động của FDI vào việc làm và thu nhập của nền kinh tế Việt Nam. 42 2.2.3. Tác động của FDI vào xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam. 47 Chương 3. Một số giải pháp đề xuất đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới 3.1.Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 55 3.1.1. Nhóm giải pháp thứ nhất 55 3.1.2. Nhóm giải pháp thứ hai. 55 3.1.2. Nhóm giải pháp thứ ba 55 3.2.Các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 58 1 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta biết đến kinh tế học là một môn nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn. Trong đó, kinh tế học quốc tế là một bộ phận không thể thiếu của kinh tế học. Kinh tế học quốc tế nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng tài nguyên giữa các nền kinh tế trên thế giới thông qua con đường mậu dịch, nhằm đạt được sự cân đối về cung cầu hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ trong phạm vi mỗi nước và trên tổng thể nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia cũng như khu vực trên thế giới. Vì lẽ đó, tri thức về kinh tế học quốc tế là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với chúng em, những sinh viên thuộc khối ngành kinh tế của Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê học hỏi và khát khao vận dụng những điều đã học vào thực tế, chúng em rất mong có thể vận dụng những kiến thức về kinh tế học quốc tế vào thực tế nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể về nhiều mặt. Để đạt được những thành tựu như hiện nay, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các hoạt động kinh tế quốc tế như xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhiều hình thức khác. Trong đó, FDI là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để có những hiểu biết sâu sắc hơn về FDI cũng như mối quan hệ của nó với các yếu tố kinh tế vĩ mô như sản lượng, việc làm, xuất nhập khẩu , nhóm sinh viên chúng em quyết định thực hiện đề tài “ FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009”. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn dòng vốn FDI cũng như hạn chế một số ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 2 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ FDI 1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Khái niệm về FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình. Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và giáy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. 1.1.2. Các đặc điểm của FDI. Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định. Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có. FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau. 3 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. 1.2. Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng 1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh với nươc ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển hai. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: -Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài. -Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thừơng quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh. Đối với nhà dầu tư nước ngoài: -Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. 4 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. - Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hoá. 1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luạt pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh… Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại, thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Đối với nước tiếp nhận: -Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù DN bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài. -Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: 5 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. -Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. -Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại. 1.2.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối với nước tiếp nhận: -Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành dự án. 6 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. -Nhược điểm: khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời. Đối với nước đầu tư: -Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư thâm nhập như thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. -Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. 1.2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT. Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh 7 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao. Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT mặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn so với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại. Đối với nước tiếp nhận: -Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế. -Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư. Đối với đầu tư nước ngoài: -Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. -Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thường gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức. [...]... ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv FDI và o Việ t Nam giai đoạ n 2000 đen 2009 Nhó m 06 – Lơp K08401T+K08404T ́ 22 CHƯƠNG 2 FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN 2009 2.1 Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009 Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn... 1171 64011,0 11400,0 54.66 2009 839 21480.0 10000.0 25.60 Trích tổng cục thống kê gso.gov.vn (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước Qua số liệu ta thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2009 nhìn chung tăng lên với tốc độ khá nhanh Từ năm 2000 số vốn đăng kí là 2838,9 triệu USD nhưng đến năm 2009 thì tổng số vốn đăng kí... một số hạ tầng kỹ thuật vì vậy mà tổng vốn đầu tư những năm gần đây ở khu vực này tăng lên và tỷ trọng vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư cũng khá cao Riêng trong năm 2009 Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm Đứng ở các vị trí FDI và o Việ t Nam giai đoạ n 2000 đen 2009 Nhó m 06 – Lơp K08401T+K08404T ́ 31 tiếp theo là... Việt Nam trở thành điểm đến FDI và o Việ t Nam giai đoạ n 2000 đen 2009 Nhó m 06 – Lơp K08401T+K08404T ́ 25 của FDI quốc tế và điểm sáng của du lịch, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tế Các năm có lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm là do ảnh hưởng bởi tình hình chung của kinh tế-tài chính thế giới như cuộc tập kích nước Mỹ năm 2001, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008… b) Cơ cấu vốn đầu... giai đoạn 2000- 2009 là thời kỳ mà cơ cấu kinh tế đang được coi là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta Không thể phủ nhận vai trò của FDI đã đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước Thực tế số liệu vốn FDI đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế năm 2000 cho ta thấy FDI tập trung chủ yếu vào ngành FDI và o Việ... bình quân năm trong giai đoạn này là 39.22% Tuy nhiên trong giai đoạn này có hai năm lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm so với năm trước, đó là năm 2002 : giảm từ 3142.8 xuống còn 2998.8 triệu USD với tỷ lệ giảm là 4.58%; năm 2009 giảm từ 64011 xuống còn 21480 triệu USD với tỷ lệ giảm khá lớn 66.44% Trong giai đoạn 2001-2005 môi trường đầu tư được cải thiện rất tốt, tốc độ thu hút vốn FDI tăng lên... chung về thu hút FDI giai đoạn 2000 - 2009 a) Thành tựu và nguyên nhân Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã xảy ra và để lại hậu quả nặng nề không chỉ riêng với các nước trên thế giới mà cả Việt Nam nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2000- 2009 mức thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể cả về tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư Trong năm 2001-2005 khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp cho... này lên đến 10% Với tỷ lệ đóng góp như vậy FDI đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2000- 2010 đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm 2001-2005 là 7.5% và phát triển tương đối toàn diện, năm 2006, 2007 trên 8%, năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được 6.23% Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết... những năm đầu, nhất là sau cuộc tập kích vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, khiến cho tình hình kinh tế các nước gặp phải nhiều khó khăn, trước hết là vốn FDI khan hiếm và làn sóng FDI giảm nghiêm trọng ở tất cả các châu lục Theo số liệu của Hội nghị thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD), tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới giảm từ 1.300 tỷ USD năm 2000 xuống còn khoảng 760 tỷ USD năm 2001,... triển mới cho nền kinh tế Việt Nam 2.1.1 Tình hình thu hút vốn FDI qua các năm (2000 – 2009) a) Số dự án và vốn thu hút đầu tư Trong khoảng thời gian hơn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009 đã có khoảng 8867 dự án đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI) được cấp phép đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDT) đựợc cấp giấy phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 142401.9 triệu USD Trong . tiêu cực của FDI 19 Chương 2: FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009 2.1. Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009. 22 2.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI qua các năm (2000 –. tư. 15 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớ p K08401T+K08404T. 1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư. 1.4.1. Các tác động tích cực của FDI. a) Là nguồn. Tổng quan về FDI 1.1. Khái niệm và đặc điểm 2 1.1.1. Khái niệm về FDI. 2 1.1.2. Các đặc điểm của FDI. 2 1.2. Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng 3 1.2.1. Doanh nghiệp

Ngày đăng: 29/03/2014, 13:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan