Báo mạng điện tử và Đạo đức nhà báo pot

4 693 10
Báo mạng điện tử và Đạo đức nhà báo pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo mạng điện tử Đạo đức nhà báo Báo mạng điện tử – kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin tiếp nhận thông tin, nhanh chóng trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ đạo đức nghề nghiệp, thông tin trên báo mạng điện tử còn nhiều điều đáng bàn. Thời gian qua không ít tờ báo mạng điện tử đã vi phạm nhiều khía cạnh của đạo đức nghề báo. Trước hết là tình trạng sai phạm nối tiếp sai phạm. Báo mạng điện tử đưa thông tin rất nhanh, nhiều khi phải chạy đua với thời gian. Nhanh thì dễ ẩu. Các loại hình báo chí khác tránh xu hướng này bằng hàng rào các biên tập viên giỏi nghiệp vụ và một quy trình duyệt bài chặt chẽ. Nhưng với báo mạng điện tử, trong nhiều tình huống người phóng viên kiêm luôn vai trò biên tập viên, thậm chí thư ký tòa soạn: anh ta viết bài đưa thẳng lên mạng. Thêm nữa, dù đã phát hành, thông tin vẫn có thể chỉnh sửa sửa trên mạng (“online”). Vì vậy, đọc báo mạng điện tử, một cảm giác không an tâm cứ hiện hữu trong lòng nhiều độc giả. “Nhỏ” là lỗi đánh máy, ngữ pháp, chính tả… lớn là lỗi về ngữ nghĩa, nội dung… Đã đang hình thành một lối làm báo “mì ăn liền”, có tâm lý cẩu thả, dễ dãi, coi nhẹ tính chính xác ở một bộ phận nhà báo mạng điện tử. Tình trạng thông tin trên báo mạng điện tử nhiều nhưng trùng lặp do nạn “cắt – dán” (“copy – paste”) ngày một tăng tinh vi hơn. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo các văn bản luật, dưới luật về bản quyền đều yêu cầu khi nhà báo, cơ quan báo chí sử dụng số liệu, thông tin, bài, ảnh của cá nhân, tổ chức khác phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, trên thực tế có thể dễ dàng phát hiện những trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng một phần hay toàn bộ tin, bài, ảnh của người khác, báo khác mà không nêu nguồn. Điều này xảy ra khá phổ biến, thường xuyên nghiêm trọng trên các tờ báo mạng điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí. Nhiều tờ báo dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ tên tác giả nguồn gốc của tác phẩm. Cũng nhiều khi ghi nguồn nhưng kiểu như “theo báo A”, “theo báo B” hoặc ghi theo kiểu viết tắt như A, KP, FS, VF… thì không một độc giả nào, thậm chí là phóng viên có thể kiểm chứng thông tin hay tìm ra tờ báo gốc. thế là, nhà báo điềm nhiên cắt cúp, chỉnh sửa, biên dịch lại bài của người khác, báo khác biến chúng thành tin, bài của mình. Điều này cũng xảy ra với tin, bài, ảnh trong nước, thể hiện sự yếu kém về chuyên môn, hạn chế về đạo đức nghề nghiệp, không tôn trọng bản thân công chúng báo chí. Theo nhà báo Lê Nghiêm, ở các nước phát triển, vấn đề này được coi là rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến kiện tụng, gây thiệt hại rất lớn cho tờ báo vi phạm. Cách đây mấy năm, một tờ báo ở Mỹ bị tờ Vietmercury kiện, phải bồi thường khá nhiều tiền chỉ vì ăn cắp một câu trong bài viết của họ. Thông tin sai không “thèm” cải chính cũng đang là một thực trạng đáng buồn trong làng báo mạng điện tử. Trên thực tế, không ít tờ báo khi biết mình làm sai, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác nhưng cố tình lờ đi, cố chấp, cửa quyền, không chịu thừa nhận còn tìm cách cãi “cùn” hoặc viện lý do để trì hoãn việc cải chính, xin lỗi. Nhiều nhà báo cho mình cái quyền phán xét người khác nhưng khi người khác nói lại thì “bỏ qua”, thậm chí tìm cách trả thù. Khi đăng tin thì hoành tráng, “trống rong cờ mở” mọi người đều biết, mọi nhà đều hay, đến khi sai thì coi như chuyện trong nhà “đóng cửa bảo nhau” làm cho người bị hại, doanh nghiệp bị oan vẫn mang tiếng suốt đời. Các cá nhân, tổ chức khi đã bị cơ quan báo chí đưa thông tin sai lên mặt báo thường phải chịu thua thiệt, chờ được lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí thì uy tín của cá nhân, tổ chức đã bị xâm hại nghiêm trọng, thậm chí là rất nghiêm trọng. Nhiều trường hợp những thông tin sai do báo in đăng, các báo mạng điện tử và trang tin điện tử đăng lại, nhưng khi báo in đăng cải chính thì hầu như các báo mạng điện tử và trang tin điện tử lại không hề cải chính, thậm chí có những bài vẫn lưu trên mạng Internet. Gần đây nhất, sự việc lùm xùm quanh câu chuyện clip “thiếu gia tỏ tình” đã cho thấy sự hành xử “thiếu đàng hoàng” của các báo mạng điện tử. Khi cần, các báo điềm nhiên sao chép thông tin (thậm chí là những thông tin chưa được kiểm chứng), nhưng khi xảy ra sai sót thì tìm cách đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng “tình trạng báo chí sai nhưng không xin lỗi, cải chính đàng hoàng đã đang gây bức xúc lớn trong xã hội”. Đăng tải tràn lan thông tin giật gân, câu khách. Thời gian gần đây, nhiều tờ báo, nhà báo mạng điện tử có xu hướng khai thác những chuyện nhảm nhí, thô tục, “bới” chuyện đời éo le, giật gân, tô đậm mặt trái của xã hội… để câu khách một cách rẻ tiền. Người ta nói trên báo mạng điện tử hiện nay có đủ loại thông tin đáp ứng nhu cầu đa dạng của đủ loại người nhưng nhiều nhất, phong phú nhất là những thông tin “lộ hàng”, “sốc, sex, sến”, những vụ giết người với những tình tiết dã man đến rợn người. Cùng với đó là kiểu giật tít đưa tin “bệnh hoạn” khi nhân vật của câu chuyện là bất kỳ ai, không phân biệt già trẻ, giới tính, tuổi tác, quốc tịch miễn có thể “câu view”… Xét trên các khía cạnh của đạo đức nghề nghiệp, nhiều tờ báo mạng điện tử đã chẳng còn ngưỡng nào để vượt. Sự trơ trẽn của một số nhà báo đã khiến sự chịu đựng của công chúng lên đến đỉnh điểm. Nhà báo nổi danh nhờ viết những thông tin này, tờ báo tăng view cũng nhờ đăng những thông tin này. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trên những trang báo mạng điện tử mới ra đời mà cả những tờ báo mạng điện tử đã có chỗ đứng, khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả. Không thể phủ nhận khi sống trong một xã hội với nhu cầu đa dạng thì những thông tin giật gân, câu khách cũng đang làm thoả mãn một bộ phận bạn đọc. Theo nhà báo lão thành Phan Quang, đấy cũng là một loại thông tin mà nhà báo cần đáp ứng nhưng “nếu cứ viết mãi, gãi mãi thì không khéo lại trầy da, chảy máu thậm chí là nhiễm trùng, gây biến chứng phức tạp”, hậu quả là làm giảm đi thiên chức của nhà báo. . những thông tin sai do báo in đăng, các báo mạng điện tử và trang tin điện tử đăng lại, nhưng khi báo in đăng cải chính thì hầu như các báo mạng điện tử và trang tin điện tử lại không hề cải chính,. Báo mạng điện tử và Đạo đức nhà báo Báo mạng điện tử – kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra. dung… Đã và đang hình thành một lối làm báo “mì ăn liền”, có tâm lý cẩu thả, dễ dãi, coi nhẹ tính chính xác ở một bộ phận nhà báo mạng điện tử. Tình trạng thông tin trên báo mạng điện tử nhiều

Ngày đăng: 29/03/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan