Ôn tập chương 3 Vật lí 10 căn bản potx

2 1.1K 14
Ôn tập chương 3 Vật lí 10 căn bản potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nội dung ôn tập vật lý 10: Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn. Bài 17: CÂN BẰNG CỦA VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỤC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG 1.Điều kiện cân bằng của một vật khi có hai lực A.cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. B.có giá trị bằng nhau. C.Cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều, cùng tác dụng vào vật. D.Cùng tác dụng vào vật, cùng độ lớn,cùng giá. 2.Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng ? A. Ba lực phải đồng qui. B. Ba lực phải đồng phẳng. C. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui. D. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 3.Xác định trọng tâm của vật bằng cách: A. Vật phẳng đồng tính, trọng tâm là tâm của vật (hình tam giác là giao điểm của các trung tuyến). B. Tìm điểm đặt trọng lực của vật. C. Treo vật bằng một của bất kỳ rồi đường thẳng đứng qua điểm treo; Làm như vậy với 2 điểm, thì giao điểm hai đường thẳng đứng là trọng tâm vật. D. Tất cả các đáp án A. B. C. 4.Chọn câu đúng: A.Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi ba lực đồng qui, đồng phẳng. B.Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi hợp lực của hai lực cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều với lực thứ ba. C.Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi độ lớn của tổng hai lực bằng tổng độ lớn của lực khi. D.Cả ba trường hợp trên. 5.Chọn câu sai: Trọng tâm của vật rắn là: A. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật rắn. B. Điểm mà hai giá của trọng lực giao nhau tại vật rắn. C. Điểm mà khi vật rắn dời chỗ thì nó cũng dời chỗ. D. Điểm mà giá của trọng lực tác dụng lên vật rắn đi qua. 6.Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây làm với tường một góc = 30 0 . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu là: A. 46N và 23N. B. 23N và 46N. C. 20N và 40N. D. 40N và 20N. 7.Một ngọn đèn có khối lượng 1kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8N (lấy g = 10m/s 2 ). a. Chọn cách treo đèn nào phù hợp nhất: A. Chỉ cần treo bằng ngọn đèn vào một đầu dây. B. Phải treo đèn bằng hai sợi dây hoặc luồn sợi dây qua một cái nóc của đèn và hai đầu gắn lên trần nhà. C. Phải treo đèn bằng ba sợi dây. D. Cả ba cách trên. b. Nếu treo bằng cách luồn sợi dây qua một cái nóc của đèn và hai đầu gắn lên trần nhà. Hai nửa sợi dây dài bằng nhau và làm với nhau một góc 600, thì sức căng mỗi nửa sợi dây là: A. 7,5N. B. 8N. C. 5,7N D. 7N. ……………………….………………………………………………………………………………………………………………………… Bài 18: CÂN BẰNG MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH 8.Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho A.sự nhanh chậm của chuyển động. B.tác dụng làm quay của lực quanh trục. C.tốc độ quay của chuyển động. D.tốc độ biến thiên của vận tốc. 9.Tác dụng một lực vào vật rắn có trục quay cố định thì sẽ làn cho vật không quay quanh trục khi: A.Lực lực dó giá qua trục quay. B.Lực lực có giá vuông góc với trục quay. C.Lực chếch một góc khác 0 so với trục quay. D.Lực giá nằm trong mặt phẳng trục quay, giá không qua trục quay. 10. Cánh tay đòn của lực F đối với tâm quay O là : A. Khoảng cách từ O đến điểm đặt của lực F B. Khoảng cách từ O đến ngọn của vec tơ lực F C. Khoảng cách từ O đến giá của lực F D. Khoảng cách từ điểm đặt của lực F đến trục quay 11. Cánh tay đòn của ngẫu lực là khoảng cách : A. Từ trục quay đến giá của lực B. Giữa 2 giá của lực C. Giữa 2 điểm đặt của ngẫu lực D. Từ trục quay đến điểm đặt của lực 12.Chọn câu Đúng: A. Vật rắn cân bằng có trục quay cố định khi các lực tác dụng lên vật cân bằng. B. Vật rắn không cân bằng khi có các mô men tác dụng lên vật bằng nhau. C. Vật rắn cân bằng có trục quay cố định khi tổng các mô men làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô nem làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. D. Vật rắn mất cân bằng có trục quay cố định khi tổng các mô men làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô nem làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. 13. Chọn câu đúng: A.Hợp lực của hai lực tác dụng lên vật rắn là một lực có giá trị bằng tổng hai lực. B.Hợp lực của hai lực không song song tác dụng lên vật rắn là một lực được biểu diễn bằng đường chéo hình bình hành mà hai cạnh là hai lực thành phần. C. Hợp lực của hai lực tác dụng lên vật rắn là một lực mà có tác dụng giống toàn bộ hai lực đó. D. Tất cả đáp án trên. 14.Mô men của một lực F r nằm trong mặt phẳng vuông góc với với trục quay là: A. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay quanh trục ấy. B. Đo bằng tích số giữa độ lớn của lực với cánh tay đòn. C. Đơn vị N.m. D. Cả ba đáp án trên. 15.Chọn câu Đúng: A. Mô men của ngẫu lực bằng tổng số mô men của từng lực hợp thành ngẫu lực đó. B. Ngẫu lực gồm nhiều lực tác dụng lên vật. C. Mô men của ngẫu lực bằng tổng véc tơ của các lực nhân với cánh tay đòn của ngẫu lực đó. D. Mô men của ngẫu lực bằng tổng đại số mô men của từng lực hợp thành ngẫu lực đối với trục quay bất kỳ vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực. 16.Chọn phát biểu đúng:Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là: A. Qui tắc hợp lực đồng qui B. Qui tắc hợp lực song song C. Qui tắc hình bình hành D. Qui tắc mômen lực 17.Một chiếc búa đinh dùng để nhổ một chiếc đinh (H.vẽ). Lực của tay F r tác dụng vào cán búa tại O, búa tỳ vào tấm gỗ tại A, búa tỳ vào tán đinh tại B, định cắm vào gôc tại C 1) Trục quay của búa đặt vào: A. O B. A C. B D. C 18.Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F = 20N, hướng thẳng đứng xuống dưới (H.vẽ). Khi thanh ở trạng thái cân bằng, lò xo có phương vuông góc với OA, và OA làm với thanh một góc = 30 0 so với đường nằm ngang. Phản lực của lò xo tác dụng vào thanh và độ cứng của là xo là: A.433N. B.65,2N. C.3,46N. D.34,6N. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Bài 19: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU 19.Xác định hợp lực F của 2 lực song song cùng chiều F 1 , F 2 tại AB biết F 1 = 2N, F 2 = 6N, AB = 4 cm. 1 30 0 theo c¸ch ng½ m chõ ng t×m d 2 ’, d 2 ) A F C O 30 0 O ur F B A C 60 0 A B O Nội dung ôn tập vật lý 10: Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn. A. F = 8N, có giá đi qua O cách A là 3 cm, cách B 1cm. B. F = 8N, có giá đi qua O cách A là 1 cm, cách B 3cm. C. F = 4N, có giá đi qua O cách A là 2 cm, cách B 6cm. D. Một kết quả khác 20.Dưới tác dụng của 2 lực song song cùng chiều, một vật rắn chỉ chuyển động tịnh tiến thì: A.giá của hợp lực phải đi qua trục quay B.giá của hợp lực phải đi qua trọng tâm C.giá của hợp lực phải cách đều hai giá của 2 lực thành phần D.gia tốc của nó không thể tính như gia tốc của chất điểm 21.Có 2 lực song song F 1 , F 2 đặt tại O 1 , O 2 . Giá của hợp lực cắt đường thẳng O 1 O 2 tại O. Đặt O 1 O 2 = d, OO 1 = d 1 , OO 2 = d 2 . Hợp lực của hai lực song song cùng chiều được xác định bằng hệ thức: A. F 1 d 1 = F 2 d 2 và F = F 1 +F 2 và d = d 1 +d 2 B. F 1 d 1 = F 2 d 2 và F = F 1 -F 2 (giả sử F 1 >F 2 ) C. F 1 d 2 = F 2 d 1 và F = F 1 +F 2 D. Không hệ thức nào đã cho 22.Có 2 lực song song F 1 , F 2 đặt tại O 1 , O 2 . Giả sử F 1 >F 2 và giá của hợp lực cắt đường thẳng O 1 O 2 tại O. Đặt O 1 O 2 = d, OO 1 = d 1 , OO 2 = d 2 . Hợp lực của hai lực song song ngược chiều được xác định bằng hệ thức: A. F= F 1 - F 2 và d = d 2 - d 1 B. F 1 d 1 = F 2 d 2 và F = F 1 -F 2 C. F 1 d 1 = F 2 d 2 và d = d 2 - d 1 D. F= F 1 - F 2 , F 1 d 1 = F 2 d 2 và d = d 2 - d 1 23.Chọn câu đúng. A.Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là: Giá hợp lực F r chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực 1 F uur và 2 F uur song song cùng chiều tác dụng lên một vật, thành những đoạn tỉ lệ với độ lớn hai lực đó: 1 2 1 1 F d F d = (Chia trong) B. Hợp lực của hai lực 1 F uur và 2 F uur song song cùng chiều tác dụng lên một vật rắn, là một lực F r song song cùng chiều với hai lực. C. Độ lớn của hợp lực bằng tổng độ lớn hai lực: F = F1 + F2. D. Cả ba đáp án trên 24.Hai bản bản mỏng, đồng chất: hình chữ nhật, dài 9cm, rộng 6cm, ghép với một bản mỏng hình vuông, đồng chất có kích thước 3cm 3cm (hình vẽ), thì trọng tâm nằm cách trọng tâm của hình vuông là: A.6cm B.0,77cm C.0,88cm D.3cm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Bài 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ 25.Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào A. khối lượng. B. độ cao của trọng tâm. C. diện tích của mặt chân đế. D. cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. 26.Cân bằng có vị trí trọng tâm không đổi hoặc trọng tâm có độ cao không đổi là cân bằng: A.bền B.không bền C.với mặt chân đế D.một dạng cân bằng khác 27.Vật rắn cân bằng khi: A. Có diện tích chân đế lớn. B.Có trọng tâm thấp. C. Có mặt chân đế, đường thẳng đứng qua trọng tâm của mặt chân đế. D.Tất cả các đáp ân trên. 28.Cân bằng của một vật là không bền khi trọng tâm của nó : A. Có vị trí không thay đổi B. Có vị trí thấp nhất C. Có vị trí cao nhất D. Ở gần mặt chân đế 29.Chọn câu sai: A. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế. B. Vị trí cân bằng bền là vị trí trọng tâm của vật cao nhất. C. Trọng tâm của vật phẳng, mỏng, đồng tính trùng với tâm hình học của vật. D. Quyển sách nằm cân bằng trên bàn vì vị trí trọng tâm của vật thấp nhất. 30.Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ : A. Chuyển động tịnh tiến B. Chuyển động quay C. Vừa quay, vừa tịnh tiến D. Cân bằng 31. Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu? A. 15 N B. 20 N C. 25 N D. 30 N 32.Một tấm ván nặng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Lực tác dụng mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương A là: A.80N. B.160N. C.120N. D.90N. 33.Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300N, một thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m, bỏ qua khối lượng đòn gánh. Đòn gánh ở trạng thái cân bằng thì vai người đó đặt cách đầu thúng gạo là: A. 40cm. B. 60cm. C. 50cm. D. 30cm. 34. Treo hai trọng vật P 1 = 400 N và P 2 = 100 N vào 2 đầu một thanh có trọng lượng P 3 = 100 N, chiều dài l = 40 cm. Cần đặt giá đỡ vào vị trí nào của thanh để thanh được cân bằng? A. 20cm B. 10 cm C. 15 cm D. 14 cm 35.Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song là: A. Ba lực phải đồng phẳng. B. Ba lực phải cùng chiều. C. Hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba 1 2 3 0+ + = uur uur uur r F F F D. Cả ba đáp án trên. 36.Một thanh chắn đường dài 7,8m có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m .Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m . Để giữ thanh ấy nằm ngang cần vào đầu bên phải một vật có giá trị nào sau đây: A. 2100N . B. 100N . C. 780 N. D.150N . 37.Chọn câu sai: A. Một vật chỉ có trạng thái cân bằng khi chịu tác dụng bởi cặp lực cân bằng B. Khi vật chịu tác dụng của một ngẫu lực, vật sẽ chuyển động quay C. Khi trọng tâm trùng với trục quay thì cân bằng của vậtcân bằng phiếm định D. Cân bằng của vật càng bền vững khi mặt chân đế càng rộng Bài 22 : NGẪU LỰC 38.Chọn câu phát biểu đúng : A. Mô men lực chỉ phụ thuôc vào độ lớc của lực B. Qui tắc mô men chỉ áp dụng cho vật có trục quay cố định C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, có giá khác nhau cùng tác dụng vào một vật. D. Ngẫu lực không có đơn vị đo 39.Chọn câu sai : A. Khi giá của lực đi qua trục quay thì vật cân bằng B. Mô men ngẫu lực phụ thuộc vào vị trí trục quay C. Đơn vị của mô men ngẫu lực là N.m D. Mô men của lực tuỳ thuộc vào cánh tay đòn của lực 40.Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, cạnh a = 20cm. Người ta tác dụng vào một ngẫu lực năng trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn 8,0N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực là: A. 13,8 Nm B. 1,38 Nm C. 13,8.10 -2 Nm D. 1,38.10 -3 Nm 41.Một người gánh hai thúng , một thúng gạo nặng 300 N , một thúng ngô nặng 200 N . Đòn gánh dài 1m . Vai người ấy đặt ở điểm O cách hai đầu treo thúng gạo và thúng ngô các khoảng lần lược là d1 ,d2 bằng bao nhiêu để đòn gánh cân bằng nằm ngang? Chọn kết quả đúng . A. 1 2 d 0.5m,d 0.5m = = . B. 1 2 d 0 6m d 0 4m = = . , . . C. 1 2 d 0.4m,d 0.6m = = . D. 1 2 d 0.25m,d 0.75m= = . 42.Chọn câu phát biểu đúng : A. Đơn vị động lượng là N.m B. Một vật chịu tác dụng của ngẫu lực thì chỉ có chuyển động quay C. Đơn vị của ngẫu lực là kgm/s D. Qui tắc mô men chỉ áp dụng cho vật có trục quay cố định 43.Đơn vị của mô men ngẫu lực là : A. N/m B. N.m C. N/m 2 D. Không có 2 . Nội dung ôn tập vật lý 10: Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn. Bài 17: CÂN BẰNG CỦA VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỤC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG 1.Điều kiện cân bằng của một vật khi. 6N, AB = 4 cm. 1 30 0 theo c¸ch ng½ m chõ ng t×m d 2 ’, d 2 ) A F C O 30 0 O ur F B A C 60 0 A B O Nội dung ôn tập vật lý 10: Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn. A. F = 8N,. song song với BC. Momen của ngẫu lực là: A. 13, 8 Nm B. 1 ,38 Nm C. 13, 8 .10 -2 Nm D. 1 ,38 .10 -3 Nm 41.Một người gánh hai thúng , một thúng gạo nặng 30 0 N , một thúng ngô nặng 200 N . Đòn gánh dài

Ngày đăng: 28/03/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan