Báo cáo "Bàn thêm về cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc độ Ngữ pháp Tri nhận " pot

9 739 1
Báo cáo "Bàn thêm về cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc độ Ngữ pháp Tri nhận " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 262 Bàn thêm về cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Anh tiếng Việt dưới góc độ Ngữ pháp Tri nhận Trần Hữu Mạnh* Khoa Ngôn ngữ Văn hóa Anh - Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 8 tháng 11 năm 2007 Tóm tắt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ loài người (cùng với cấu trúc ngữ âm cấu trúc ngữ pháp), bài viết điểm xuyết các quan điểm về cấu trúc ngữ nghĩa do Langacker (1987) Taylor (2002) đề xuất sau đó gợi ý nên nghiên cứu xem xét cấu trúc ngữ nghĩa theo sự tổng hòa/kết hợp dựa trên những phổ quát ngôn ngữ bao gồm: (a) sự kế t hợp nghĩa của các từ đoản ngữ tạo nên câu; (b) vị trí tương đối của các thực thể được kể đến trong câu; (c) sự hiệu chỉnh các vùng năng động; (d) các không gian tâm linh chung cho sự thông hiểu của con người; (e) sự thông hiểu về mặt dụng học dựa trên các đặc điểm về ngôn cảnh. Đồng thời xem xét cấu trúc ngữ nghĩa theo sự không tổng hòa/kết hợp dựa trên nh ững đặc thù của ngôn ngữ cụ thể đang được nghiên cứu (tiếng Anh tiếng Việt) bao gồm (a) tính thành ngữ; (b) các tục ngữ, ngạn ngữ; (c) ẩn dụ các trường hợp nói bang gió, hình tượng; (d) việc sử dụng quán từ tiếng Anh từ loại tương đương với nó trong tiếng Việt; (e) hiện tượng đặc trưng ngôn ngữ như trong tiếng Việt là điệp từ, điệp ngữ , nói lái. Những trường hợp này được minh họa bằng các ví dụ trong tiếng Anh tiếng Việt. Bài viết cuối cùng nêu lên các công thức của ngữ nghĩa câu là: M sent = f [St ± compositionality (RIT)] (in the light of Halliday’s functional grammar) Or M sent = f [St ± comp (Pred. + Arg(s)] (in the light of Cognitive Linguistics). 1. Đặt vấn đề * Từ góc độ ngữ nghĩa của từ đến vấn đề ngữ nghĩa của đoản ngữ câu, có nhiều quan điểm khác nhau. Chomsky, Halliday, Lyons đã có những lý giải có những phần cơ bản giống nhau nhưng có khá nhiều nét khác nhau về những suy xét sâu hơn! Chẳng hạn Chomsky khi xem xét ngữ nghĩa của từ đã đoản ngữ đã dựa trên lý luận của Fillmore về ________ * ĐT: 84-4-7852898 E-mail: tran_huumanh@yahoo.com.vn lý thuyết về cách (theory of case), những khái niệm về phép biến đổi (cải biên - transformation) các yếu tố khác về logic, xạ ảnh Halliday tập trung xem xét nghĩa của cú (có thể coi là tương đương với khái niệm câu trong các cuốn ngữ pháp học ngôn ngữ học khác) dựa trên ba siêu chức năng của ngôn ngữ: ý tưởng hoá, liên nhân văn bản. Việc xem xét ý nghĩa của cú trong cấu trúc ngữ nghĩa của cú câu theo quan điểm của Halliday đã được Nguyễn Hoà nêu lên thành công thức: Msent = f(STIR) [1, p.198]. Trong cuốn sách viết về Ngữ pháp học tri Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 263 nhận, J. R. Taylor nhấn mạnh rằng cấu trúc ngữ nghĩa, song hành với cấu trúc ngữ âm cấu trúc ngữ pháp là một trong thành tố của cấu trúc ngôn ngữ vốn dĩ là một bộ phận không thể tách rời của sự tri nhận dành cả một chương để xem xét vấn đề này. Có thể nói chắc chắn rằng quan niệm của ngữ pháp tri nhận, theo cách nhìn nhận mới nhất, là điều mà chúng ta hi ện đang quan tâm nghiên cứu. cách nhìn nhận của nó về cấu trúc ngữ nghĩa (CTNN) mà chúng tôi sẽ giới thiệu một cách chiếm nghiệm dưới đây sẽ là điều mà nhiều nhà ngôn ngữ học trong chúng ta quan tâm. 2. Cấu trúc ngữ nghĩa theo cách nhìn của Ngữ pháp Tri nhận (Taylor, 2002) 2.1. Trước hết, có thể thấy nhận định cơ bản sau đây của Ngữ pháp Tri nhận: Ngữ nghĩa của mộ t biểu thức phức hợp (complex expression) không đơn thuần chỉ là một hàm số của các ý nghĩa của các phần của nó phương thức mà theo đó chúng được kết hợp lại. Một cách điển hình, nghĩa của toàn bộ biểu thức là cụ thể hơn hay thậm chí có thể thay đổi so với ý nghĩa mà các phần tử của nó kết hợp lại, có thể bao gồm các thành tố hoàn toàn không được thực tế hình tượng hoá bởi bất cứ một yếu tố nào thuộc về các đơn vị thành tố [2, p.96]. 2.2. Taylor liệt kê các trường hợp sau đây khi xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ. 2.2.1. Nguyên tắc kết hợp nghĩa (compositionality) Theo nguyên tắc kết hợp (hay còn có thể gọi là tổng hoà nghĩa), nghĩa của một biểu thức phức hợ p (complex expression) được đúc kết từ các ý nghĩa của các thành tố của nó theo cách thức mà chúng được kết hợp lại với nhau [2, p.97]. Hiển nhiên trong hai câu sau đây (1) (2) (1) "The cat stole the hat" có ý nghĩa khác với câu (2) "The cat ate the hat" ("Con mèo đánh cắp cái mũ" "con mèo ăn cái mũ") chính là vì 'stole' 'ate' có những đóng góp về nghĩa khác nhau với việc thông hiểu nghĩa của cả câu, cũng vì những đóng góp này có quan hệ một cách có hệ thống đến những tầm (ranges) có tính chất quy ước cách sử dụng khả chấp của người nói tiếng Anh thông thường [2, p.97; 3, p.132-133]. Taylor [2, p.98] nói rõ bốn điều kiện xác định ý nghĩa của biểu thức dựa trên nguyên tắc kết hợp này. Cũng theo Taylor, nh ững trường hợp nằm ngoài nguyên tắc kết hợp kể trên bao gồm: 1. Các thành ngữ (idioms): Một thành ngữ là một biểu thức mà nghĩa của nó không thể được tính toán (cộng đơn thuần) từ các ý nghĩa của các thành tố tạo nên nó. Ví dụ: (3) You're opening a can of worms. = Anh đang chọc vào một tổ kiến lửa đấy! hay (4) He kicked the bucket = Hắn ngoẻo rồi. 2. Ẩn dụ: Ẩn dụ là một trong nhiều biệ n pháp của lối nói bóng bẩy (figures of speech) bao gồm ngoa dụ (hyperpole), hài hước/châm biếm (irony) hoán dụ (metonymy). Ẩn dụ, theo định nghĩa thông thường, dựa trên sự liên tưởng về nghĩa (association) trên cơ sở sự giống nhau hàm ẩn giữa các từ / cụm từ được sử dụng từ / cụm từ dựa trên nghĩa đen của chúng. Chẳng hạn: (5) I have a thousand and one things to do. = Tôi có đến nghìn lẻ việc phải làm. và (6) Christmas is approaching. = Lễ Noel đang đến gần. Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 264 3. Sự thông hiểu về mặt dụng học: Nhìn chung mỗi phát ngôn đều có thể hiểu được theo các cách khác nhau, ít nhất theo hai cấp độ về nghĩa: 1. Nghĩa đen của biểu thức, tức là dựa trên nghĩa gốc của các từ 2. Nghĩa suy diễn theo ngữ cảnh, tức là nghĩa mà người nói muốn biểu đạt trong ngữ cảnh cụ thể. 2.2.2. (7) "The football under the table" (Quả bóng (nằm) dưới cái bàn). Taylor giả i thích ý nghĩa của cụm từ này (một danh ngữ phức) theo vị trí tương đối của quả bóng với cái bàn như sau: - Quả bóng ở dưới gầm bàn, trong đó cái bàn được kê ở vị trí thường thấy của nó quả bóng nằm dưới gầm bàn. - Quả bóng nằm dưới mặt bàn, trong đó cái bàn kê ngửa lên trên sàn nhà mặt bàn đè lên quả bóng (trên sàn nhà) - Quả bóng bị cái bàn kê nghiêng đè lên (trên sàn nhà) Đó chính ba cách thông hiểu cụm từ này [4, p.280]. 2.2.3. Sự hiệu chỉnh các vùng năng động (accommodation and active zones) Khi các cấu trúc khái niệm (conceptual stuctures) được kết hợp với nhau, thông thường mỗi kết cấu cần phải hiệu chỉnh đối với kết cấu kia sao cho cả hai sẽ tham gia nhịp nhàng hợp lý trong khuôn khổ khái niệm hoá phức hợp đó (conplex conceptualisation). Chẳng hạn động từ "run" (= chạy) áp dụng khác nhau cho các chủ thể như: người, ngựa, bò, chuột, báo, hổ . Hay động từ "eat" (= ăn) cùng có thể áp dụng khác nhau cho các trường hợp trong tiếng Anh: a person eats a beefsteak/an icecream; a dog eats a bone; and a snake eats a bird (eat = ăn, nhai, nhấm nháp, gặm, nuốt). Đồng thời khi các thực thể tham gia vào một cảnh huống chỉ có một số bộ phận nào đó của thực thể đó được kể đến. Chẳng hạn: (8) John kicked the table = Giôn đá cái bàn. Trong ví dụ này, hai thực thể được kể đến (tham thể) là Giôn "cái bàn - Giôn" là tác nhân, tham gia vào sự kiện 'đá' (chỉ có bàn chân của Giôn thôi); "cái bàn" là vật thể bị tác động, tức là đ ích thể (patient) thực tế là chỉ một bộ phận của cái bàn, chân chẳng hạn, như vậy là chỉ có bàn chân của Giôn tác động đến "chân" của cái bàn. Đây chính là những vùng năng động của các thực thể. 2.2.4. Các không gian tâm linh cách dùng quán từ (xác định không xác định) Ta hãy xét ví dụ dưới đây: (9) The girl with green eyes has blue eyes = Cô gái với đôi mắt xanh lục ấy có đôi mắt xanh lam. Rõ ràng nếu đơn thuần xét về mặt kết hợp ngh ĩa (compositionality), ví dụ này có sự mâu thuẫn (green eyes khác blue yes). Nhưng chúng ta có thể thấy rõ ý nghĩa (sense) của câu này khi xét về không gian tâm linh (mental spaces): hai không gian tâm linh - một thuộc về cô gái mắt xanh lục, một thuộc về cô gái mắt xanh lam; quan hệ tương đồng giữa cô gái các đôi mắt trong hai không gian đó. Cả các không gian tâm linh các mối quan hệ tương đồng (correspondence relations) đều không được mã hoá rõ ràng trong biểu thức ngôn ngữ học. do vậy, không gian tâm linh có lẽ nằm ngoài phạm vi của sự kết hợp ngh ĩa nghiêm ngặt (strict compositionality) nằm trong nội hàm văn hóa. Bên cạnh đó, ta có thể thấy sự khác nhau của các ý nghĩa của các cánh dùng quán từ trong ví dụ sau đây: Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 265 (10) "Ursula wants to marry a millionaire". = "Ursula muốn cưới một ông triệu phú". "A millionaire" ở đây khác hẳn với "a millionaire" trong ví dụ "Ursula married a millionaire" (cưới một ông triệu phú) về mặt quy chiếu ("phi quy chiếu" "quy chiếu"). Xem xét theo một cách khác, ta có thể thấy có hai cách thông hiểu ví dụ (10) này: 1. Có một ngài triệu phú bằng xương bằng thịt Ursula muốn cưới ông ta Đây chính là trường hợp thông hiểu cụ thể không xác định (indefinite specific interpretation) (+ referential). 2. Ursula hiện tại vẫn chưa kiếm được ngài triệu phú này, nhưng trong tâm tưởng cô nàng vẫn hy vọng là sẽ kiếm được một ý trung nhân như vậy. Đây chính là sự thông hiểu phi cụ thể không xác định (indefinite non-specific interpretation) (- referential) [2, p.98-114; 5, tr.302-307]. 3. Đề xuất của chúng tôi về cấu trúc ngữ nghĩa Theo cách phân tích trên về cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ pháp trí nhân (Langacker Taylor), chúng tôi thấy phần nào đó cách phân chia của các tác giả này chưa thật rạch ròi dễ lẫn lộn với nhau. Do vậy chúng tôi mạ nh dạn đề xuất cách phân tích sau đây: 3.1. Nhận định chung Trước hết khi đề cập đến cấu trúc ngữ nghĩa của thành tố của câu, đặc biệt của câu, cần thấy rõ cấu trúc ngữ nghĩa đó bị chi phối bởi các yếu tố ngôn ngữ văn hoá của từng ngôn ngữ (Anh Việt chẳng hạn). Do vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ đề u mang đậm nét phổ quát (universal) không phổ quát (non-universal). Nói khác đi, trong trường hợp ngữ nghĩa của câu là sự tổng hoà các thành tố của câu, đó chính là tính phổ quát của ngôn ngữ - mọi ngôn ngữ đều mang tính phổ biến này. Còn trường hợp phi phổ quát chính là khi khi nghĩa của câu không phải là sự tổng hoà của các thành tố của câu mà có thể do những yếu tố khác như văn hoá là chủ yếu hay đôi khi donhân người nói người nghe (thứ yế u) thông dịch ngữ liệu đó. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nói đến những nhân tố thuộc về logíc (phổ quát) văn hoá (không phổ quát). 3.2. Các trường hợp cụ thể 3.2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa dựa trên tính phổ quát (logic) của ngôn ngữ Theo nguyên tắc này, ngữ nghĩa của câu / phát ngôn chính là sự tổng hoà (hay kết hợp) của các yếu tố cấu thành phát ngôn theo Ngữ pháp Tri nhận. Đây chính là các trường hợp. 1. Nghĩa củ a một biểu thức phức (complex expression) - có thể là đoản ngữ hay câu - được kết hợp từ các ý nghĩa của các thành tố cấu thành nên nó (xem 2.2.1. các ví dụ (1) (2)). 2. Nghĩa được xác định bởi vị trí không gian của vật thể được kể đến trong phát ngôn (đoản ngữ hay câu). Các vị trí không gian này (spatial positioning) có thể khác nhau (xem 2.2.2 với ví dụ trong tiểu phần này về cái bàn và quả bóng về cái bàn quả bóng). 3. Nghĩa bị chi phối bở i sự điều tiết các vùng năng động: Đây chính là sự thông hiểu của các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ với các động từ chỉ hoạt động vật chất cả tinh thần, nói năng của con người. Đồng thời cũng phải hiểu khi nói đến một thực thể được kể đến trong một hành động chỉ có một vùng năng động / hoạt động c ủa thực thể đó được kể đến trong hành động (xem phần 2.2.3 ví dụ (8)). Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 266 4. Nghĩa được suy ra từ các không gian tâm linh có thể được kéo theo vào trong một phát ngôn, do vậy các kết hợp nghĩa của các thành tố xem ra có thể là mâu thuẫn nhau (xem 2.2.4. ví dụ (9)). 5. Nghĩa dựa trên sự thông hiểu về mặt dụng học: suy diễn theo ngữ cảnh (cũng là nét chung song cũng mang tính đặc thù cho từng ngôn ngữ ) [2, p. 103]. 3.2.2. Cấu trúc ngôn ngữ dựa trên tính phi phổ quát Hay nói khác đi là tính đặc thù của ngôn ngữ (tức là các đặc điểm về v ăn hoá đặc thù, có thể gọi là phi logic hình thức của các ngôn ngữ cụ thể). Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi xin nêu lên một số trường hợp điển hình sau đây: 1. Trường hợp nghĩa thành ngữ (idiomatic meanings): Trong trường hợp này khi nghiên cứu tiếng Anh tiếng Việt (một ngôn ngữ Ấn - Âu có phân tích đúng cao một ngôn ngữ Á - Úc đơn lập) có thể thấy những: + Đặc điểm chung: nghĩa của thành ngữ được suy diễn từ các thành tố (có thể xếp vào trường hợp 3.1.1). (11) a. Chơi với lửa (Việt) = play with fire (Anh). b. Đồ con lừa (Việt) = you donkey (Anh). + Đặc thù từng ngôn ngữ: mang đậm nét văn hoá (truyền thống) như: (12) a. Con chiên ghẻ (Việt) = a black sheep (Anh). (A disobediant catholician) b. Ăn cháo đái bát = kick down the ladder. (eat the soup and kich the bowl) c. Khó ở (uneasy to exist) = under the weather. d. Ngay lập tức (immediate at the moment) = at once. (Xem thêm các ví dụ (3) + (4) của 2.2.1.). 2. Trường hợp tục ngữ (proverbs): trường hợp này rõ ràng mang sắc thái, bả n chất văn hoá của từng ngôn ngữ dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm sản xuất, sống trải nghiệm khoa học, học thuật của từng cộng đồng ngôn ngữ. Chẳng hạn: (13) a. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã (Việt) = Birds of a feather flock together (Anh). (Buffaloes seek buffaloes, horses seek horses) b. Chó chê mèo lắm lông = The pot calls the kettle black. (Dogs disparage cats to be full of hair) Trong trường hợp này, một câu tục ngữ / ngạn ngữ tiếng Anh có thể chuyển dịch sang ti ếng Việt theo các câu nói khác nhau do tiếng Việt có thể có những tương đương đẳng ngữ, chẳng hạn 13b có thể là: "Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm" hay "Chuột chù chê khỉ rằng hôi " 3. Nghĩa ẩn dụ một số trường hợp nghĩa dựa trên lối nói bóng bẩy như ngoa dụ, hài hước. Trên thực tế, có thể thấy một số trường hợp có thể đượ c coi là chung cho mọi ngôn ngữ. (14) a. Chân đồi = the foot of the hill. b. Miệng hang = the mouth of the cave. Hay như những trường hợp (5) (6) của 2.2.1. đã nêu trên đây. Nhưng cũng có những trường hợp sự khác nhau nhất định trong cách sử dụng ẩn dụ trong hai ngôn ngữ: (15) a. Chân trời ~ horizon (không ẩn dụ). b. Quả / trái tim ~ the heart (không ẩn dụ). và c. Con ngươi của mắt bạn (không ẩn dụ) ~ the apples of your eyes (ẩn dụ). d. Một thành phố hiền hoà (thân thiện) (không ẩn dụ) ~ a friendly city (ẩn dụ nhân cách hoá). Trong các ví dụ trên: a b trong tiếng Việt là ẩn dụ còn tiếng Anh tương ứng không phải là ẩn dụ, ngược lại với c d, tiếng Việt không mang rõ nét ẩn dụ còn tiếng Anh lại là ẩn dụ rõ ràng. Đồng thời, trong rất nhiều trường hợp ẩn Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 267 dụ thường được lồng ghép với hoán dụ (metonymy - vấn đề thường gặp trong trường hợp ý nghĩa phổ quát của ngôn ngữ [2, p.112]. Theo Lakoff [6], khi nói về "anger" (sự giận dữ) ta có biểu tóm tắt sau đây (phần dịch sang tiếng Việt là của chúng tôi). METONYMY + INCREASE / IN BODY TEMPERATURE STANDS FOR ANGER (Hoán dụ) (Sự tăng lên của nhiệt độ cơ thế thể hiện sự giận dữ METAPHORS ) + ANGER / IS HEAT (Ẩn dụ) (Sự giận dữ là nhiệt lượng) ANGER IS FIRE + ANGER IS THE HEAT + THE BODY IS A CONTAINER OF A FLUID IN A CONTAINER FOR EMOTIONS (Sự giận dữ là lửa cháy) (Sự giận dữ là nhiệt lượng của một (Cơ thể là một công-te-nơ chứa dòng chảy trong một công - ten - nơ) đựng các cảm xúc) (Dẫn theo Ungerer & Schmid [7, p.134]) Như vậy trong khá nhiều trường hợp không có sự phân định rạch ròi giữa nghĩa kết hợp (phổ quát) không kết hợp (phi phổ quát). Ngoa dụ hài hước cũng mang những nét phổ quát phi phổ quát như: + Phổ quát (16) a. Đen như than = black as coal. b. Sự rối rắm bời bời = a nice mess (mớ bòng bong thú vị). + Phi phổ quát (17) a. Đen như chó mực ~ (as) unlucky as (Hobson + Hobson's choice) b. Da trời không nhuộm mà xanh ngắt M ắt lão không viền cũng đỏ hoe (~ The sky is so blue without being dyed And my eyes get so red due to trachoma). 4. Cách dùng quán từ tiếng Anh việc sử dụng loại từ phân định từ (classifier and identifier) trong tiếng Việt. Quán từ trong tiếng Anh là một nét đặc thù của loại ngôn ngữ Giecmanh này. Nó khác rất nhiều so với các loại quán từ dùng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Âu khác (chẳng hạn tiếng Latin, tiếng Rumani, tiếng Pháp thậm chí cả tiếng Đức) ở chỗ không có sự phân biệt về giố ng số. Nó gắn liền với quy chiếu ngữ pháp (reference in grammar) bao gồm các tiểu phạm trù: Nghĩa chung (generic refence) nghĩa cụ thể (specific repence), nghĩa đơn nhất (unigue reference) nghĩa cụ thể (specific reference), nghĩa đơn nhất (unique reference). Ngoài các ví dụ (14) (15) đã nêu trên đây, ta có thể nêu thêm một vài ví dụ: (18) In the country of the blind the one - eyed man is king = Trong xứ mù anh chột làm vua. Việc sử dụng quán từ "the" trong ba danh ngữ đầu quán từ zero trong danh ngữ cuối là khá đặc thù của tiếng Anh (khác với nghĩa). (19) An apple a day keeps the doctor away. = Ăn một quả táo một ngày giúp bạn cường tráng suốt đời (cách ly bạn khỏi bác sỹ). Nghĩa của quán từ: an = một, a = mỗi; the với ý nghĩa phân định "ông bác sỹ" của bạn là một nét đặc trưng nữa của tiếng Anh. Loại từ (classifier) từ phân định/xác định (identifier) là nét đặc thù của tiếng Việt gồm cái (loại từ), anh/ông/lão (từ phân định) (20) Cái anh chàng nhà quê đua đòi hãnh tiến ấy. = that upstart snobbish country-lad. Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 268 (trong đó "chàng nhà quê" có thể coi là danh từ đầu tố - head noun - là một danh từ ghép). Cấu tạo của danh từ ngữ phức tiếng Việt cũng là một hiện tượng khá đặc trưng cho loại ngôn ngữ đơn lập này với từ "này/kia/nọ/đó" là từ xác định (determiner) tách ra đứng cuối danh ngữ phức khác hẳn với từ xác định tiếng Anh (this, that, these, those) mà theo truyền thống là từ chỉ định (demonstratives). 5. Ngh ĩa do một số yếu tố đặc trưng cho ngôn ngữ (bao gồm cả yếu tố văn hoá) quy định. Trong tiếng Việt, chẳng hạn, có thể liệt kê một số nét đặc trưng của loại ngôn ngữ đơn lập này. - Hiện tượng lặp từ (điệp ngữ) trong cấu tạo câu có thể bao gồm: + Lặp lại hoàn toàn: lặp chủ ngữ mang nghĩa số nhiề u, (a) hay lặp vị ngữ nghĩa giảm nhẹ (b). (21) a. Người người thi đua, ngành ngành thi đua. = Everyone and every organization emulates. Nhà nhà làm từ thiện. Người người mua chứng khoán. = Every home does charity. Every one buys stock tickets. b. Ông ấy dạo này điên điên khùng khùng. = He’s now a little bit crazy. Bà ấy sau trận ốm cứ nhớ nhớ quên quên. = She got a little bit forgetful after the illness. Hiện tượng lặp này còn xảy ra với các trạng ngữ: (22) a. Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi = Her round black eyes looked so charming. b. Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung = His family properly ranks among the mid- level. c. Ngày ngày đêm đêm em ngóng chờ tin anh. = Day and night I would expect the news from you. Theo Đinh Trọng Lạc Nguyễn Thái Hoà: "Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ nhằm mục đích mở rộng nghĩa gây ấn tượng mạnh mẽ hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, nghe": (23) Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Đôi o bướm trắng dải điều thắt lưng. = At dusk we miss the scene when dusk came, Couple of girls with red belt at waist turned round [8, tr.210]. + Lặp lại có biến đổi thanh điệu: đo đỏ, bàng bạc, bằn bặt, thiêm thiếp, thường dùng để cấu tạo từ, gọi là từ láy. Theo chúng tôi loại từ láy này cũng thường xuất hiện trong câu hay cụm từ chứ ít khi đứng một mình gây nhiều phiền toái cho cả dịch giả Việt - Anh. - Hiệ n tượng nói lái (spoonerism) thường gặp trong trường hợp thông tục hay chơi chữ. Hiện tượng nói lái này nhiều khi thay đổi theo tập quán từng vùng. (24) a. Đèo Hải Vân = đèo Vẩn hai/ vần hải đeo (phía Bắc) (= Hai Van pass) = đần hải veo/ đần vải heo (phía Nam). b. Mua hai lạng = mua lang hại/ lang hai mua (phía Bắc) (= buy 200grs) = mang hai lụa/mai lua hạng (phía Nam). Nếu tiếp tục suy diễn theo lỗi nói lái này, nghĩa của đoản ngữ (danh ngữ hay độ ng ngữ) sẽ biến đổi khôn lường gây nhiều trở ngại cho người nước ngoài học tiếng Việt. Trường hợp này tương tự với tiếng Anh trong spoonerism: (25) Well- boiled icycles (= well- oiled bicycles) (= xe dốt tầu). 4. Mấy ý kiến kết luận 4.1. Khi xem xét cấu trúc ngôn ngữ, đồng thời với việc xem xét cấu trúc vật chất của nó: Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 269 cấu trúc ngữ âm cấu trúcpháp [5] cần xem xét cấu trúc ngữ nghĩa chính là sự thể hiện về mặt tinh thần, tâm lý, tâm linh con người khi sử dụng ngôn ngữ. Rõ ràng có mối liên hệ hữu cơ giữa các cấu trúc nói trên, nói khác đi là giữa ngữ âm, cú pháp ngữ nghĩa của mọi ngôn ngữ. 4.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ được xác định bởi hai yếu tố: CÓ hay KHÔNG sự kết hợp nghĩa nghiêm ngặt các thành tố tạo nên đơn vị ngôn ngữ, mà đơn vị cơ bản chính là CÂU hoặc CÚ. Từ phân tích trên, ta hoàn toàn có thể xác định công thức tạo thành nghĩa của câu (khác với công thức của Nguyễn Hoà 2006) [1]. 4.2.1. Theo ngữ pháp Chức năng - Hệ thống (theo quan điểm của Halliday): Tiếng Anh: clause = sentence. Msent = f [St ± comp (RIT)] Giải thích: Meaning of sentence = function of [structure (i.e.senmantic structure) ± compositionality (Representational + Interpersonal + Textual)]. Tiếng Việt Nghĩa câu = hs [Ctr ± k.hợp (Tgiải + Lnhân + V bản)] Giải thích: Nghĩa của câu = hàm số của [Cấu trúc ngữ nghĩa ± kết hợp các thành tố (tường giải + Liên nhân + Văn bản)]. 4.2.2. Theo ngữ pháp tri nhận pháp kết hợp Ngữ nghĩa (theo quan điểm các nhà Cú pháp học đương đại): Tiếng Anh: Theo cách nhìn nhận về mệnh đề logic (proposition): Msent = f [St ± comp (Pred + Arg (s)]. Giải thích: Meaning of sentence = function of [structure ± compositionality (Predicatior + Argumentis). Tiếng Việt: Nghĩa câu = hs (Ctr ± k ết hợp (Vt + Tht)] Giải thích: Nghĩa của câu = hàm số của [cấu trúc ngữ nghĩa ± kết hợp nghĩa của (Vị trí + Tham tố)]. 4.3. Sự xem xét tính đến các nhân tố tạo thành cấu trúc ngữ nghĩa của câu, đơn vị cơ bản của mọi ngôn ngữ đều tuân thủ các nguyên tắc chúng tôi đã nêu trong phần 3 của bài viết này. Do vậy các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt ngôn ngữ học đối chiếu, cần đi sâu xem xét các trường hợp thể hiện trong công thức “± comp (= ± k.hợp)” khai thác các trường hợp phổ quát phi phổ quát của ngôn ngữ loài người mà theo ý của chúng tôi số lượng các trường hợp khá cân bằng (5 : 5). Nhưng có lẽ đây là sự cân bằng đã lý tưởng hoá. Tài liệu tham khảo [1] Nguyen Hoa, Understanding English Semantics, VNU Hanoi Press, Hanoi, 2006. [2] J. R. Taylor, Cognitive Grammar, Oxford University Press, Oxford, 2002. [3] E. Sweetser, Compositionality and blending: Semantic composition in a cognitive realistic framework, In Janssen and Redeker (eds - 1999), Longman, London, 1999. [4] R. W. Langacker, Foundations of Cognitive Grammar, Vol 1: "Theoretical Prerequisites", Standford, California, 1987. [5] Trần Hữu Mạnh, Ngôn ngữ học đối chiếu: Cú pháp tiếng Anh - tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2007. [6] G. Lakoff, Women, Fire, and Dangerous Things: What Categories Reveal about the Mind, Chicago, USA, 1987. [7] F. Ungerer, H. J. Schmidt, An Introduction to Cognitive Linguistics, Longman, London, 1997. [8] Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. Trần Hữu Mạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 262-270 270 On the semantic structure of English and Vietnamese in the light of Cognitive Linguistics Tran Huu Manh Department of Anglo-American Language and Culture, College of Foreign Languages, VNU, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Realizing the importance of the semantic structure of human languages (together with the phonological structure and the syntactic structure), the article makes a review of the conception of semantic structure raised by Langacker (1987) and Taylor (2002) and then suggests at the study of this in terms of (1) compositionality, based on language universals, including (a) the combination of the meanings of words and phrases making up the sentence, (b) the relative positioning of the entities involved in the sentence; (c) the accommodation and the active/dynamic zones; (d) the mental spaces common to human beings’ interpretation; and (e) the pragmatic interpretation based on the context features; and (2) uncompositionality, based on percularities of particular languages under study, namely: (a) idiomacity; (b) proverbs; (c) metaphor and other figures of speech usage; (d) article usage in English and its Vietnamese equivalents; and (e) reiteration, reduplications and spoonerisms which are particularly popular in Vietnamese. These cases are supported by examples in the English and the Vietnamese language. The article finally arrives at the formulas of the meaning of the sentence as follows: M sent = f [St ± compositionality (RIT)] (in the light of Halliday’s functional grammar) Or M sent = f [St ± comp (Pred. + Arg(s)] (in the light of Cognitive Linguistics). . Khoa học Xã hội và Nhân văn 23 (2007) 262-270 262 Bàn thêm về cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc độ Ngữ pháp Tri nhận Trần Hữu Mạnh* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ, Trường. trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ pháp) , bài viết điểm xuyết các quan điểm về cấu trúc ngữ nghĩa do Langacker (1987) và Taylor (2002) đề xuất và sau đó gợi ý nên nghiên cứu xem xét cấu trúc ngữ nghĩa. câu, cần thấy rõ cấu trúc ngữ nghĩa đó bị chi phối bởi các yếu tố ngôn ngữ và văn hoá của từng ngôn ngữ (Anh và Việt chẳng hạn). Do vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ đề u mang đậm

Ngày đăng: 28/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan