Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

72 934 1
Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập: Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpPHẦN MỞ ĐẦU1. Bối cảnh nghiên cứuRừng và nghèo đói là một lĩnh vực đang được quan tâm trên toàn cầu. Tình trạng phá rừng ngày càng trở nên phổ biến đối với mỗi quốc gia, làm cho diện tích đất trống đồi trọc ngày càng gia tăng. Đó là lý do chính gây ra các trận bão lụt mang tính lịch sử từ trước đến nay. Những thiên tai, bão lũ đó luôn đe dọa đến đời sống của người dân trong đó có cả lực lượng lao động chính và tài sản vốn có ít ỏi. Hay đối với những người dân sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng, thì nạn phá rừng chính là thủ phạm làm phá vỡ lưới an toàn đảm bảo cuộc sống của họ. Nói ngắn gọn, chính nạn phá rừng đã làm cho tình trạng nghèo đói càng trở nên trầm trọng hơnNhững năm 1960, các tổ chức phát triển đã tuyên bố về tiềm năng sử dụng tài nguyên rừng thúc đẩy quá trình giảm nghèocác nước đang phát triển. Nhưng những dự báo này phần lớn không trở thành hiện thực, sau một thời gian nó đã không được ưa chuộng nữa. Cho đến những năm gần đây, chủ đề này đã bắt đầu nhận lại sự quan tâm của các cấp, các ngành.Hiện nay, Việt Nam đang ra sức bảo vệ và khôi phục lại những cánh rừng đã mất. Đồng thời, đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa để đảm bảo tính công bằng giữa các dân tộc. Mặc dù đã được chính quyền nhà nước quan tâm, độ che phủ rừng đã được khôi phục, nhưng tình trạng phá rừng vẫn đang tiếp diễn. Thảm họa thiên nhiên, bão lũ, sạt lở đất liên tiếp diễn ra trong những năm gần đây và đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao sống gần rừng, điển hình ở miền núi phía Bắc, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu ăn còn phổ biến. Chính vì vậy, tôi đã quyết Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpđịnh chọn đề tài “Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây racác tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam”. 2. Câu hỏi nghiên cứu Miền núi phía Bắc là một trong hai vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất trong cả nước và cũng là vùng có tỷ lệ nghèo đói do suy thoái rừng cao. Người dân ở đây sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Họ có thể lấy đất rừng làm đất nông nghiệp, lấy gỗ làm nhà, đi chặt rừng thuê cho bọn buôn lậu hoặc các tổ chức hợp pháp. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu ngăn chặn nạn phá và khai thác rừng thì liệu bà con ở đây có giảm được nghèo không? Tôi nghĩ,nếu giải quyết được câu hỏi này thì sẽ có nhiều đề xuất giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ rừng để giảm nghèocác tỉnh miền núi phía Bắc này. Từ đó mà có những câu hỏi nhỏ đặt ra cho đề tài nghiên cứu của mình: Người dân nhận được những gì từ rừng? Thế nào là nghèo đói do suy thoái rừng gây ra? Thực trạng con người đang làm gì đối với tài nguyên rừng?3. Phương pháp nghiên cứu Phạm vi xử lý đề tài: nghiên cứu ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Cách thức giải quyết vấn đề: thu thập các tài liệu thống kê, báo cáo và một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê, xử lý biểu đồ, bảng biểu…. Đóng góp của đề tài: làm rõ được vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng và mối quan hệ giữa giảm nghèo với rừng, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp ngăn chặn nạn phá rừng để giảm nghèocác tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpgiáo Vũ Cương, thầy giáo Bùi Trung Hải, cùng các cán bộ Văn phòng Phát triển bền vững để tôi hoàn thành đề tài này.Do trình độ, điều kiện nghiên cứu và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, cán bộ Văn phòng Phát triển bền vững và các bạn đọc để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpCHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO VỆ RỪNG VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Tài nguyên rừng1.1.1. Khái quát về tài nguyên rừng1.1.1.1. Khái niệm rừng Rừng là một quần xã sinh vật. trong đó cây rừng (gỗ và tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn, có mật độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, các thành phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái.Tài nguyên rừng được biết đên là một thành phần của tài nguyên thiên nhiên, là một trong những nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo quý giá nhất trên toàn cầu.1.1.1.2. Phân loại rừngPhân loại rừng theo mục đích sử dụng chính:Rừng của Việt Nam được phân thành 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Rừng sản xuất: Được xác định chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng), kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sin thái. Rừng phòng hộ: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Rừng đặc dụng: Được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpmâu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành, gồm có: Rừng tự nhiên: Là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng nguyên thủy, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bi tác động), rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo. Rừng trồng: là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng trên đất chưa có rừng hay trồng lại trên đất trước đây đã có rừng.1.1.2. Các loại tài nguyên rừng1.1.2.1. GỗLà gỗ của các loại cây được trồng ở rừng có giá trị kinh tế, là một nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống, trong các hoạt động sản xuất, chế biến gỗ của con người. Có những cây gỗ ngắn ngày, cây gỗ lâu năm với giá trị kinh tế khác nhau. Gỗ có tính chất mềm dẻo, cách nhiệt, cách âm tốt, dễ phân ly bằng hóa chất. Có thể chế biến gỗ thành nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Từ gỗ có thể chế biến thành tơ nhân tạo, đường, rượu, làm phim, đĩa hát, than, ván sàn, ván ốp tường có khả năng cách điện, cách nhiệt tốt.1.1.2.2. Lâm sản ngoài gỗTrong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991, Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ. Do đó, không được coi là LSNG những sản phẩm cát, đá, nước và dịch vụ du lịch sinh thái. Hội nghị lâm nghiệp do tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, 6-1999, lại đưa ra một khái niệm mới về lâm sản ngoài gỗ, đó là: “Lâm sản ngoài gỗ Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpbao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ dược khai thác từ rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng”. Theo định nghĩa này, LSNG bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi, như vậy rộng hơn định nghĩa trước. Hiện nay, trên thế giới, hai định nghĩa về LSNG của hai tổ chức trên vẫn được dùng.Tuy nhiên, để hạn chế đối tượng nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế của LSNG, cũng có những tác giả như Jenne H.De Beer, thêm vào định nghĩa trên một mệnh đề thành một định nghĩa khác như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ được người ta khai thác từ rừng để sử dụng”. Định nghĩa hàm ý chỉ quan tâm đến sản phẩm được khai thác để dùng.Vậy có thể hiểu “Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải là gỗ có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng, có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”. Về cơ bản LSNG có thể được phân thành 7 nhóm: Những sản phẩm có sợi cho nguyên liệu thủ công, mỹ nghệ: như tre, song mây, lá… Nhóm lương thực, thực phẩm:- Những thự phẩm có nguồn gốc thực vật như: măng, mộc nhĩ, rau lá, hoa quả, hạt và các loại gia vị.- Những loại có nguồn gốc từ động vật như: mật ong, thịt thú rừng, tổ yến, các loại côn trùng ăn được… Nhóm cây dược liệu và chất thơm. Các sản phẩm chiết xuất như các loại nhựa cây, dầu, tinh dầu, chất màu. Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như thú rừng, chim, côn trùng sống…Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nhóm cho củi đun là những loại cây già, khô, chết hay là những cành nhỏ được cắt tỉa từ cây gỗ lớn không có giá trị kinh tế, Nhóm dùng làm thức ăn chăn nuôi.1.1.3. Vai trò, chức năng của tài nguyên rừng đối với đời sống con người1.1.3.1. Chức năng của rừng Chức năng kinh tế: thể hiện ở khả năng tạo ra các lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) có giá trị thương mại và giá trị sử dụng vật chất. Chức năng phòng hộ: thể hiện ở khả năng bảo vệ không gian sống, không gian sản xuất trước nguy cơ của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sạt lở… Chức năng môi sinh: thể hiện ở khả năng tái tạo và điều hòa các nhân tố cơ bản của sự sống như nước, không khí, khí hậu, đất đai… Chức năng giải trí: thể hiện ở khả năng khôi phục sức khỏe, giảm stress, thư giãn tinh thần cho con người. Chức năng bảo tồn đa dạng sinh học: thể hiện ở khả năng bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học bảo đảm cho sự bền vững của quá trình tiến hóa.Các chức năng trên của rừng không thể thay thế lẫn nhau, tầm quan trọng của mỗi chức năng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển.1.1.3. 2. Vai trò của tài nguyên rừngVới các chức năng đặc biệt như đã nêu ở trên, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Với sự tiến hóa bền vững của xã hội loài người thì mối đe dọa lớn nhất là sự suy giảm đa dạng loài dẫn đến rối loạn cơ chế điều chỉnh chức năng hệ thống của chúng, khi đó phải cần đến chức năng bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Tiếp đến là chức năng môi sinh của Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệprừng đã bảo vệ sự tồn tại của con người khỏi sự mất và suy giảm các yếu tố cơ bản của sự sống như nước, không khí, khí hậu, đất đai. Còn với chức năng phòng hộ, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tự do, an toàn về không gian sống của con người. Rừng còn nơi nghỉ mát, thư giãn đảm bảo cho cuộc sống tinh thần của con người. Với chức năng kinh tế, rừng còn đảm bảo cho mức sống của con người tránh khỏi mối đe dọa về suy giảm tiềm năng và năng suất sản xuất dẫn đến đói nghèo.1.2. Cách thức và hậu quả của nạn khai thác rừng bừa bãi1.2.1. Cách thức khai thác rừng bừa bãi1.2.1.1. Khai thác cây lấy gỗ, lâm sản khác bừa bãi, trái phépViệc này xảy ra đối với cả các lâm trường thuộc phạm vi quản lý của nhà nước. Khai thác cây gỗ trong các khu rừng sản xuất không có kĩ thuật, với một cây gỗ lớn đước đốn phục vụ cho sản xuất thì rất nhiều cây con chưa đế tuổi trưởng thành cũng bị gẫy nát, đè dẹp. Như thế việc khai thác hợp pháp cũng góp phần vào việc tàn phá sức sống của rừng chưa cần kể đến việc khai thác phi hợp pháp.Đối với lâm tặc, buôn lậu gỗ, thì việc chặt được gỗ thu lợi nhuận trước mắt là mục tiêu duy nhất của chúng, vì thế chúng thả sức đốn hạ cây rừng mà không cần quan tâm hậu quả của những việc khai thác để lại. Từng cây gỗ trong rừng bất kể ở độ tuổi nào đều bị đổ rạp khi những chiếc cưa máy đi qua. Đặc biệt là đối với những người dân sống dựa vào rừng thì tình trạng khai thác các lâm sản ngoài gỗ quá mức càng trở lên phổ biến hơn. Họ vào rừng bắt thú, đào cây thuốc, chặt gỗ để bán, làm nhà, và mọi hoạt động của họ rất khó kiểm soát. Vì lý do đórừng cũng ngày càng cạn kiệt tài nguyên, thưa thớt dần.1.2.1.2. Nạn du canh du cư (đốt rừng làm nhà ở và nương rẫy)Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpDCDC là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người, thường xuất hiện ở các vùng miền núi và cao nguyên. Đến một mùa nhất định người dân thường vào sâu trong rừng tìm một mảnh đất rừng phù hợp, đốt cháy một diện tích đủ lớn theo ý muốn. Tuy nhiên, phần lớn người đốt không điều khiển được ngọn lửa vì nó còn phụ thuộc vào gió, độ ẩm và nhiệt độ tại khoảnh rừng đó, nên đã gây ra những vụ cháy rừng trên một diện tích rộng. Nó góp phần làm mất một diện tích từng không nhỏ. Mặt khác, người dân canh tác theo hình thức này lại rất ít tác động đến đất đai và cây trồng, chủ yếu là thoái mặc chúng cho tự nhiên, đến mùa thì thu hoạch. Thông thường chỉ sau 3-4 vụ rẫy, do nước mưa rửa trôi và xói mòn, mặt khác không được bổ sung chất dinh dưỡng nên đất rẫy rất nghèo chất dinh dưỡng, cây trồng kém phát triển. Lúc này gười dân sẽ bỏ rẫy cũ, đi tìm một khoảnh rừng mới và lại đốt rừng làm rẫy. Cuộc sống của họ thường gắn bó với rẫy, nên cả gia đình và bản làng đều di cư theo rẫy. Đây là một tập tục lạc hậu với năng suất cây trồng thấp và gây thoái hóa đất và mất rừng.1.2.1.3. Mở rộng đất nông nghiệp từ rừngĐây cũng là một chủ trương của nhiều quốc gia để tăng thêm thu nhập cho nhiều người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, việc người dân chuyển sang sản xuất nông nghiệp mà dựa vào diện tích rừng quá nhiều hay không đúng cách lại là một hình thức tàn phá rừng, thu hẹp diện tích và độ che phủ của rừng. Có rất nhiều hộ dân đã tự ý chuyển đổi đất rừng để trồng cây lương thực, cây công nghiệp hay chăn nuôi, không chỉ là những người dân tộc thiểu số mà gồm cả người ở miền xuôi di cư lên miền núi để kiếm sống.1.2.2. Hậu quả của suy thoái rừngSuy thoái rừng ở đây được hiểu là sự suy giảm chất lượng của rừng, trong đó có sự suy giảm về tính năng thể hiện chức năng của rừng, với trực quan thì ta có thể nhận thấy sự thu hẹp độ che phủ của rừng, và sự thưa thớt của các Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệptán cây rừng một phần nào đó nó thể hiện sự suy thoái của rừng. Và giảm sự đa dạng các loài động vật và thực vật có trong rừng. Khi đó cũng phải kể đến sự xói mòn và bạc màu của đất rừng, vì đất rừng là nguồn nuôi dưỡng các cây rừng, sinh vật rừng. Nếu đất tốt thì các sinh vật rừng có điều kiện sinh sôi, phát triển, còn nếu đất xấu thiếu độ phì, hay bạc màu, cằn cỗi thì làm cho môi trường sống của các sinh vật đó trở nên khắc nghiệt, đến một giới hạn nào đó sẽ không thấy sự tồn tại của một số loài trên mảnh đất rừng đó nữa.1.2.2.1. Gây ra lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất và núiCây rừng bị khai thác một cách nhanh chóng không kịp tái tạo, giảm độ che phủ rừng, làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, đất rừng không được giữ bởi các rễ cây như trước khi bị tàn phá. Khi diện tích của rừng bị thu hẹp, làm giảm hiệu ứng điều tiết của cây cối và khả năng xảy ra tác động thiên nhiên sẽ nhiều hơn. Các vụ xạt lở đất đá liên tục xảy racác khu vực miền núi Đặc biệt đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, nơi giữ đất, chắn gió bão chắn nước lũ ở các con sông lớn. Vì vậy việc giảm diện tích và chất lượng của loại rừng này sẽ tác động nghiêm trọng đến thời tiết, khí hậu của một vùng, một quốc gia. 1.2.2.2. Làm giảm nhiều loại động, thực vật rừngViệc khai thác rừng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, không có sự quản lý chặt chẽ của các tổ chức nhà nước, đồng thời do suy thoái môi trường sống, đặc biệt là việc mất rừng. Nên các loại thực vật, đặc biệt là các loài thảo dược quý, và các loại động vật quý ngày càng trở nên hiếm ở các khu rừng. Việc tìm kiếm các loại này ngày nay khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia.1.2.2.3. Không đảm bảo nguồn nước sạch và thải ra lượng khí CO2 khổng lồDo rừng có vai trò chuyển nước mặt thành nước ngầm, đảm bảo nguồn Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B10 [...]... công tác giảm nghèo trong các cộng đồng sống gần rừng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NẠN PHÁ RỪNGNGHÈO ĐÓICÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2000 – 2008 2.1 Khái quát về các tỉnh miền núi phía Bắc 2.1.1 Đặc điểm chung của các tỉnh miền núi phía Bắc Vùng MNPB bao gồm 15 tỉnh được chia làm 2 tiểu vùng: Tây Bắc gồm 4 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) và Đông Bắc gồm 11 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hà... với dân 1.3.3 Tác động của suy thoái rừng đối với tình trạng nghèo đói Tài nguyên rừng càng bị khai thác một cách bừa bãi (phá rừng) làm cho rừng ngày càng suy thoái, cạn kiệt, mất đi vai trò và chức năng quan trọng của rừng Từ đó mà cuộc sống của con người không được đảm bảo trước những thiên tai, hay sinh kế tại rừng Dẫn đến người dân rơi vào tình cảnh đói nghèo do mất rừng gây ra, đặc biệt là đối với... sống gần rừng, sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào rừng Nạn phá rừng bừa bãi làm suy thoái rừng, có 3 tác động chính đến con người, góp phần tạo ra nhóm nghèo này:  Giảm đáng kể thu nhập của nhóm người mà sinh kế của họ chủ yếu phụ thuộc vào rừng và nguồn lợi của rừng như làm nương rẫy, thu lượm sản phẩm phi gỗ rừng Điển hình đối với những hộ sống gần rừng, thu nhập của họ phần lớn được tạo ra bởi các hoạt... Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, hay đặc sản chè shan tuyết một thứ chè chỉ mọc ở vùng núi đá Tây Bắc, gắn bó với bà con người Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình)… 2.2 Thực trạng khai thác rừngđói nghèocác tỉnh miền núi phía Bắc 2.2.1 Thực trạng khai thác rừng Khai thác và tàn phá rừng là một trong những nguyên nhân làm suy yếu tài nguyên rừng Trong thời gian vừa qua diện tích che phủ ở các tỉnh miền Trần... tích rừng bị chặt phá tăng giảm theo từng giai đoạn, xét tổng thể toàn miền núi phía Bắc, năm 2003 là năm được cho là diện tích rừng bị tàn phá ít nhất với 199,5 ha, còn rừng bị chặt phá nhiều nhất vào năm 2000 với 332,5 ha rừng Các năm còn lại tuy có xu hướng giảm so với năm 2000 nhưng vẫn giữ ở mức tương đối Xét ở từng tiểu vùng của miền núi phía Bắc, Tây Bắc có diện tích rừng nhỏ hơn vùng Đông Bắc. .. quy định của nhà nước 1.3 Lý thuyết về nghèo đói và giảm nghèo 1.3.1 Khái niệm về nghèo đói và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo 1.3.1.1 Khái niệm nghèo đói, giảm nghèodo nguyên nhân nào gây ra, thì nghèo đói vẫn được định nghĩa là một cuộc sống thiếu thu nhập hay tiêu dùng, dễ bị tổn thương và độ rủi ro cao, không có quyền và không có tiếng nói trong xã hội (Ngân hàng thế giới 2001) Xóa đói giảm nghèo. .. hóa của các dân tộc thiểu số sống gấn rừng Rừng thường gắn với một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số sống trong rừng Nhưng khi rừng bị tàn phásuy thoái dần, diện tích rừng bị thu hẹp đồng nghĩa với việc nét văn hóa đó cũng mai một theo diện tích rừng đã mất Đó là một tổn thất lớn đối với nền văn hóa của nhân loại 1.2.3 Nguyên nhân của nạn khai thác rừng bừa bãi  Do sự phát tiển... thu nhập của người dân Nhưng dưới góc độ tiêu cực thì đó lại là một hình thức tàn phá rừng, đi ngược lại với chủ trương bảo vệ rừng của nhà nước Thực trạng gia súc chăn thả tự do trong rừng vẫn còn phổ biến ở miền núi phía Bắc, khi đó không tránh khỏi việc gia súc tàn phá làm hư hại các loại sinh vật trong rừng, điển hình như các cây rừng còn non, hay các loại LSNG, đặc biệt hơn là nhiều khu rừng đã... Bắc rất nhiều nhưng diện tích rừng bị mất ở vùng này lại lớn hơn Đông Bắc Trừ năm 2003 thì các năm còn lại có diện tích rừng bị chặt phá ở Tây Bắc luôn gấp 3-5 lần Đông Bắc Điều này chứng tỏ hoạt động khai thác và tàn phá rừng ở đây diễn ra mạnh mẽ hơn cả Theo thống kê của Cục Kiểm Lâm năm 2008, đối tượng vi phạm chính trong việc khai thác rừng bừa bãi ở các miền núi phía Bắc chủ yếu là hộ gia Trần Thị... trong cuộc sống của con người 1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo – Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo: phản ánh quy mô đói nghèo (diện nghèo) của một quốc gia hay một khu vực nào đó Nó được tính theo công thức: P=M/N Trong đó: P – tỷ lệ nghèo đói Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 M – là số người nghèo của 1 vùng hay của 1 quốc gia N – là tổng dân số của một vùng hay của 1 quốc gia . NẠN PHÁ RỪNG VÀ NGHÈO ĐÓI Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2000 – 20082.1. Khái quát về các tỉnh miền núi phía Bắc2 .1.1. Đặc điểm chung của các tỉnh. quan hệ giữa giảm nghèo với rừng, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp ngăn chặn nạn phá rừng để giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.Tôi xin

Ngày đăng: 17/12/2012, 10:16

Hình ảnh liên quan

Qua bảng 1, cho thấy diện tích rừng ở miền núi phía Bắc chủ yếu là rừng tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng đều được  cải thiện qua các năm - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

ua.

bảng 1, cho thấy diện tích rừng ở miền núi phía Bắc chủ yếu là rừng tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng đều được cải thiện qua các năm Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.2: Trữ lượng gỗ tính trên một ha rừng ở MNPB - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.2.

Trữ lượng gỗ tính trên một ha rừng ở MNPB Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.3: Diện tích rừng có khả năng khai thác, thu hái LSNG - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.3.

Diện tích rừng có khả năng khai thác, thu hái LSNG Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.7: Sản lượng gỗ khai thác phân theo các tỉn hở MNPB                                                                                            Đơn vị: nghìn m3 - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.7.

Sản lượng gỗ khai thác phân theo các tỉn hở MNPB Đơn vị: nghìn m3 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.8: Tình hình khai thác và sử dụng củi - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.8.

Tình hình khai thác và sử dụng củi Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.9: Diện tích rừng bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.9.

Diện tích rừng bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.12: Tỷ lệ nghèo ở MNPB - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.12.

Tỷ lệ nghèo ở MNPB Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.13: Thống kê tổng thiệt hại do lũ bão gây ra ở MNPB - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.13.

Thống kê tổng thiệt hại do lũ bão gây ra ở MNPB Xem tại trang 40 của tài liệu.
2.3. Tình hình triển khai các dự án trồng và bảo vệ rừng gắn liền với việc cải thiện sinh kế người nghèo  - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

2.3..

Tình hình triển khai các dự án trồng và bảo vệ rừng gắn liền với việc cải thiện sinh kế người nghèo Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.15: Diện tích rừng được giao cho cộng đồng, tổ chức, hộ gia đình ở MNPB năm 2008 - Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam

Bảng 2.15.

Diện tích rừng được giao cho cộng đồng, tổ chức, hộ gia đình ở MNPB năm 2008 Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan