Luận văn "Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh" docx

103 333 0
Luận văn "Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 1 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ thuộc đồng bằng Bắc bộ, được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ với diện tích tự nhiên: 803,9 km 2 , dân số: 998.300 người. Sau những năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh cùng với cả nước bước vào quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2000 đến nay, kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, tương đối toàn diện, cơ cấu chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực trong từng khu vực, từng địa phương và các thành phần kinh tế. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân hàng năm 13,9%, tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ 25,6% năm 2000 lên 47,2% năm 2005, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 38% xuống còn 25% năm 2005. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn còn mang nặng dấu ấn của một tỉnh nông nghiệp, lao động nông nghiệp nông thôn Bắc Ninh hiện nay vẫn đang chiếm 82,71% lao động xã hội và một trong những thách thức lớn nhất trong khu vực này là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động đang có xu hướng gia tăng. Điều đó, trong chừng mực nhất định đang cản trở bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17 (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới" [53]. Để thực hiện chủ trương trên, một trong những vấn đề quan trọng là phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực - nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công 3 nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh nói riêng. Với những lý do đó, tác giả chọn vấn đề "Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là: + Làm rõ quan niệm, nội dung và biện pháp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. + Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở các vùng khác nhau trong nước. + Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung. Các công trình tiêu biểu mà tác giả được biết: - Nguyễn Văn Bích: "Đổi mới và phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996. - Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng (chủ biên): "Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam", Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998. - GS.TS Nguyễn Đình Phan, GS.TS Trần Minh Đạo và TS Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên): "Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Vấn đề con người - nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng 4 đã có nhiều tác giả nghiên cứu các góc độ khác nhau. Một số công trình, tác phẩm nghiên cứu mà tác giả được biết đó là: - Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Trần Kim Hải. - Vai trò Nhà nước trong tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quý Tình. - Đề án chiến lược về lao động và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1999 - 2020) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1999. - Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 04-04(1995): "Luận cứ khoa học cho giải quyết việc làm nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần". - PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc "Vấn đề giải quyết việc làm và dạy nghề cho nông dân", Tạp chí Con số và Sự kiện, 8/1999. - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Kim Long, 2005. - TS Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (chủ biên): "Về chính sách giải quyết việc làm Việt Nam" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Các công trình trên được các tác giả nghiên cứu tầm vĩ mô trong phạm vi cả nước hoặc từng vùng tiêu biểu. Tuy nhiên, một đề tài riêng về nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh thì còn ít tác giả nghiên cứu một cách tổng thể dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài luận văn này là cần thiết và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn đối với tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: 5 Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh. * Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóaluận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với nguồn nhân lực. - Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh. - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luận văn thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, nên việc nghiên cứu đối tượng này được tiến hành dưới góc độ: + Coi nguồn nhân lực là một trong số các nguồn lực sản xuất. Sử dụng nguồn nhân lực được xem xét và phân tích trong mối quan hệ ràng buộc với các yếu tố khác trong quá trình sản xuất, đó là: Đất đai, vốn, tài nguyên, thị trường, công nghệ và các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn. 6 + Xem xét mối quan hệ tương tác giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề sử dụng lao động và tạo việc làm cho người lao động. + Mốc thời gian để lấy số liệu, tư liệu minh họa chủ yếu từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài. - Về phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp chung của kinh tế chính trị như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn; đồng thời khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa vấn đề, rút ra kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, hoạch định chính sách, chỉ đạo thực tiễn, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác giảng dạy Trường Chính trị tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. 7 Chương 1 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NƯỚC TA 1.1. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước đã được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội lần thứ III (năm 1960). Đến Đại hội lần thứ VII và VIII, Đảng ta nhấn mạnh thêm nội dung hiện đại hóa và coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu của sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp là chủ yếu thành một nước công nghiệp. Đó cũng là con đường cơ bản để thực hiện mục tiêu: "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 4/2001 tiếp tục khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn là nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Sau 20 năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đã bước vào giai đoạn phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là sự tiếp nối đường lối và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng. Chỉ có đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức mới có thể đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy vậy, trong những năm đầu thế kỷ XXI, công nghiệp hóa, hiện 8 đại hóa nước ta trước hết và chủ yếu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thônvấn đề rộng lớn và phức tạp, vì thế cho đến nay vẫn còn có những quan niệm ít nhiều chưa thống nhất. * Một số nhà nghiên cứu cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thônvấn đề khoa học bao gồm 4 nội dung khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là: Công nghiệp hóa nông nghiệp; công nghiệp hóa nông thôn; hiện đại hóa nông nghiệp; hiện đại hóa nông thôn. Công nghiệp hóa nông nghiệp, theo tác giá Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn là: Quá trình chuyển biến từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán sang nền nông nghiệp sản xuất lớn với trình độ chuyên canh và thâm canh cao, tiến hành sản xuất và quản lý sản xuất - kinh doanh với trình độ trang bị công nghiệpcông nghệ tiên tiến, áp dụng rộng rãi thủy lợi hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, sinh học hóa cao hơn và bước đầu áp dụng cả tin học hóa, tự động hóa [47, tr. 26]. Cũng theo các tác giả trên thì phạm vi, tính chất của công nghiệp hóa nông thôn sâu rộng hơn nhiều, thể hiện qua ba điểm: Thứ nhất, nó là quá trình biến đổi không phải trong từng ngành sản xuất hay từng lĩnh vực xã hội đơn lẻ, mà là một quá trình biến đổi toàn diện trong một khu vực xã hội rộng lớn là nông thôn, bao quát mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị tại đó. Thứ hai, nó phải phát triển một nền nông nghiệp dồi dào làm nền tảng, một nền sản xuất công nghiệp ngày càng tiên tiến, một hệ thống dịch vụ đầy đủ và hữu hiệu. 9 Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cùng với các ngành kinh tế phát triển, một hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội dần dần được hoàn chỉnh theo hướng hiện đại hóa, các lĩnh vực hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế được nâng cấp, các quan hệ xã hội được hoàn thiện, tạo ra một lối sống công nghiệp năng động, cởi mở, văn minh [47, tr. 26-27]. Nhóm các nhà nghiên cứu khác, về cơ bản tán đồng với quan điểm trên và nhấn mạnh trong ba mặt biểu hiện (đặc trưng điển hình) của công nghiệp hóa nông thôn nêu dưới đây đã bao hàm cả yếu tố hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Công nghiệp hóa nông thôn phản ánh sự biến đổi toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của một vùng xã hội nông thôn. Nó khác với công nghiệp hóa nông nghiệp chỗ công nghiệp hóa nông nghiệp phản ánh sự biến đổi chỉ đối với một ngành cụ thể - ngành nông nghiệp (bao gồm cả nông - lâm - thủy sản). Tất nhiên nói như vậy cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi lẻ khi nông nghiệp được công nghiệp hóa chắc chắn sẽ động tới các mặt khác của xã hội nông thôn. Công nghiệp hóa nông thôn phản ánh sự thay đổi một cách căn bản kết cấu kinh tế - xã hội nông thôn. Kết cấu kinh tế của một vùng nông thôn được công nghiệp hóa phản ánh một cơ cấu ngành tích cực, trong đó có một nền nông nghiệp đa dạng đã được công nghiệp hóa trình độ cao là nền tảng, một nền sản xuất công nghiệp ngày càng tiên tiến và một hệ thống dịch vụ hiệu quả. Về kết cấu xã hội, đặc biệt là kết cấu lao động cũng có sự thay đổi: Tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Công nghiệp hóa nông thôn còn được phản ánh qua sự phát triển bằng một hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng ngày 10 [...]... dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Về nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, Nghị quyết chỉ rõ: 17 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng... để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Về quan điểm cần quán triệt để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đặc lực và phục... và do đó phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hóa nông thôn, mặt khác công nghiệp hóa nông thôn bao hàm cả công nghiệp hóa nông nghiệp Mặc dù vậy cũng không nên chỉ dùng thuật ngữ công nghiệp hóa nông thôn và mà không nói đến công nghiệp hóa nông nghiệptrong quá trình công nghiệp hóa nông thôn thì vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp vừa là quan trọng,... KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệpnông thôn Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, ... nông thôn lên ngang tầm với trình độ thế giới Từ những phân tích trên, ta thấy vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn liên quan đến 4 khía cạnh có nội dung khác nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: công nghiệp hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, hiện đại hóa nông nghiệphiện đại hóa nông thôn Bốn khái niệm trên có quan hệ mật thiết với nhau: công nghiệp hóa. .. của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Trong đó có điểm phản ánh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có điểm phản ánh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (hiện đại hóa không chỉ về phương diện kỹ thuật và công nghệ, mà cả về phương diện quản lý kinh doanh) và có những điểm phản ánh các điều kiện kinh tế - xã hội để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông. .. ta và chủ trương đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Để tiếp tục hoàn thiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành nghị quyết về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 Nghị quyết đã nêu lên những nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu phát... sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhưng ngược lại nếu lao động quá lớn, và đằng sau đó là quy mô dân số quá đông và tốc độ tăng dân số nhanh thì đây là khó khăn, thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Xét về mặt này, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn Khía cạnh thứ hai có liên quan đến nguồn nhân lực. .. công nghiệp hóa nông thôn bao hàm công nghiệp hóa nông nghiệphiện đại hóa nông thôn bao hàm hiện đại hóa nông nghiệp và giữa công nghiệp hóahiện đại hóa cũng có quan hệ mật thiết với nhau Công nghiệp hóa đã phần nào phản ánh trình độ nhất định của hiện đại hóa và ngược lại Hiện đại hóa là yêu cầu đối với công nghiệp hóa nhất là trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công 13 nghệ trên... cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đó là chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm cả chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp và nguồn lao động quản lý Trong thời đại của tiến bộ khoa học - công nghệ diễn ra nhanh chóng, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực . trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với nguồn nhân lực. - Đánh. TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NƯỚC TA 1.1. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Về quan điểm cần quán triệt để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 là: Công nghiệp hóa, hiện

Ngày đăng: 28/03/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan