các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

27 5.4K 46
các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

A .LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta phải phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, khi Việt Nam là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới (WTO); Nền kinh tế nước nhà cần phải vững mạnh, hệ thống pháp lụât liên quan phải thông thoáng nhưng chặt chẽ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Hơn hết các cá nhân tổ chức hoạt động thương mại cần thiết phải bản lĩnh thông minh và không chỉ đừn lại ở biết luật mà còn hiểu đúng, hiểu sâu và nắm bắt kịp thời, chính xác các quy định pháp luật hiện hành để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho chính bản thân. Công cụ để xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động thương mại là hợp đồng, Do đó hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật để có hiệu lực ràng buộc các bên có kết ước, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của những chủ thể kinh doanh chân chính. Chính vì vậy khi có những tranh chấp, rủi ro bất ngờ có liên quan đế hợp đồnghợp đồng thương mại bị tuyên bố hiệu sẽ khó tránh khỏi tổn thất. Cho nên phải hiểu sâu, hiểucác quy định của pháp luật hiện hành về các trường hợp hiệu của hợp đồng thương mại đẻ tiến hành kinh doanh có hiệu quả. 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm hiểu sâu hơn các vấn đề pháp lý của hợp đồng thương mại hiệu.Từ đó,nêu lên tình hình thực tiễn và đưa ra những kiến nghị,giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng thương mại. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Làm rõ các vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại hiệu. Đưa ra thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại và đưa ra kiến nghị giải pháp mới. 4.Phạm vi nghiên cứu Các trường hợp hiệu của hợp đồng thương mại. 1 5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung : Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng,chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Phương pháp riêng : phương pháp phân tích,so sánh. 6. Kết cấu đề tài: Phần A : Lời mở đầu Phần B : Nội dung : Chương I : Các vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại Chương II: Thực tiễn tài phán các hợp đồng thương mại hiệu Chương III : Một số kiến nghị,giải pháp Phần C : Lời kết 2 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ 1.Các vấn đề chung 1.1 Khái niệm hợp đồng, hợp đồng thương mại Trong một nền kinh tế thị trường vai trò của hợp đồng cùng quan trọng, đò là một công cụ pháp lý hết sức quan trọng, đó là công cụ pháp lý thông dụng nhất trong việc kinh doanh buôn bán. Theo điều 388 bộ luật dân sự 2005 “ Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên nhằm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ”. Luật thương mại 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại nhưng theo Điều 1 và Điều 2 của luật thương mại 2005 ( Nêu phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của luật thương mại 2005) có thể định nghĩa: “ Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận để thực hiện các hoat động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quôc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng luật này. 1.2 Mối quan hệ giữa hợp đồnghợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại là một dạng của hợp đồng, nội dung và hình thức ký kết hợp đồng thương mại đều phải tuân thủ theo quy định của luật dân sự và các luật khác có liên quan. Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới,người ta không phân biệt giữa hợp đồng thương mạihợp đồng dân sự,các quy định của hợp đồng dân sự áp dụng cho hợp đồng thương mại.Tuy nhiên,ở Pháp,một số hợp đồng thương mại được điều chỉnh bằng luật thương mại. Ở Việt Nam,Điều 3 bộ luật thương mại 2005 có quy định : “Hợp đồng thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,bao gồm mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ,đầu tư,xúc tiến thương mạicác hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi”.Các hợp đồng thực hiện các hoạt động thương mại này do luật thương mại chi phối nên tạm gọi là hợp đồng thương mại.Nhưng lợi ích của 3 sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại chẳng còn là bao khi bộ luật dân sự 2005 ra đời đã quy tụ mọi tranh tụng xét xử về một mối : toà án dân sự xét xử mọi tranh chấp về dân sự ,thương mại ,lao động…Mặc dù vậy,các hợp đồng thương mại cũng có những đặc tính riêng của nó,mà nó còn phải phụ thuộc vào luật thương mại. Nói chung,việc phân định ra hợp đồng thương mạihợp đồng dân sự là rất khó. Ví dụ : công ty A (nhà sản xuất) ký hợp đồng bán cho công ty B (nhà kinh doanh) một chiếc xe tải,thì khi đó,hợp đồng ký kết giữa hai công ty là hợp đồng có tính cách thương mại đối với cả hai bên. Nếu công ty A ký hợp đồng bán chiếc xe tải đó cho anh C,thì lúc đó,hợp đồng có tính cách thương mại đối với công ty A nhưng có tính cách dân sự đối với anh C. Nếu anh C ký hợ đồng chuyển nhượng chiếc xe lại cho anh D,để anh D sử dụng thì hợp đồng có tính chất dân sự đối với cả hai bên. 1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại 1.3.1 Năng lực chủ thể Năng lực chủ thể là yếu tố pháp lý được các thành viên trong thương trường quan tâm. * Năng lực pháp luật “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự” ( khoản 1 điều 14 bộ luật dân sự 2005). - Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là tổng hoà các mối quan hệ xã hội vì thế năng lực phápluật dân sự của các nhân là tiền đề, là khả năng, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, nghĩa vụ; Là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật đân sự, lad một mặt của năng lực chủ thể. - Pháp nhân: có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh. Khác với tư cách pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do luật xác định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân, thậm chí từng pháp nhân của cá nhân. Mỗi pháp nhân có một mục đích 4 xác định để theo đuổi do đó có khả năng có những quyền và nghĩa vụ giới hạn bởi chính các mục đích đó. Bởi vậy khi giao dịch với pháp nhân muốn tránh khả năng giao dịch bị tuyên bố hiệu do không phù hợp với mục đích của pháp nhân đối tác, nên tham khảo điều lệ của pháp nhân trước khi tiến hành giao kết * Năng lực hành vi: - Cá nhân: tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp lụt ghi nhận cho mọi cá nhân. “ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khẳ năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.( Điều 17 bộ luật dân sự 2005). Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể, thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính thể tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Cùngvới năng lực pháp luật,năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân,tạo ra tư cách chủ thể của cá nhân trong các trong các quan hệ dân sự. Bất cứ ai cũng có quyền ký kết hợp đồng trừ những người bị pháp luaatj coi là không có năng lực hành vi được quy định tại điều 19 bộ luật dân sự 2005 : “người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Người thành niên là người đủ từ 18 tuổi trở lên ( điều 18 bộ luật dân sự 2005 ) , do đó người chưa đủ 18 tuổi tròn trở xuống là người chưa thành niên và trên nguyên tắc không đủ năng lực kí kết hợp đồng . Ngoài ra , những người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức được hành vi của mình , và các người nghiện ma tuý hay chât kích thích khác có thể bị toà án ra quyết định tước bỏ hay hạn chế năng lực hành vi ( điều 22 – 23 bộ luật dân sự 2005 ) . Người kí kết hợp đồng mà không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng bị tuyên hiệu . - Pháp nhân không có năng lực hành vi thực . Suy cho cùng , khái niệm năng lực hành vi của pháp nhân không thể được xây dựng như 1 khái niệm ứng dụng được . Pháp nhân dù được nhân cách hoá , không phải là con người cụ thể và do 5 đó , không thể tự mình xử sự . Ngay cả các cơ quan của pháp nhân cũng chỉ vận hành thông qua vai trò của những cá nhân cụ thể đảm nhận các chức vụ cụ thể . Suy cho cùng , pháp nhân luôn luôn phải được đại diện , từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt , trong tất cả các hoạt động của mình . Năng lực hành vi của pháp nhân thực ra là năng lực pháp nhân vay ,mượn của những con người mà phấp nhân hoá thân vào . Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân . 1.3.2 . Sự tự nguyện tự do của các bên giao kết hợp đồng . Bản chất của mọi giao dịch là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí cho nên sự tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí . Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện , nếu 1 trong 2 yếu tố này không có hặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện . Sự tự nguyện của 1 bên hoặc sự tự nguyện của các bên trong hợp đồng là 1 trong những nguyên tắc được quy định tại điều 4 bộ luật dân sự 2005: nguyên tắc tự do , tự nguyện , cam kết , thoả thuận . vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm phấp luật . Vì vậy , giao dịch không có sự tự nguyện không làm phát sinh hậu quả pháp lý . Luật thương mại chỉ có hiệu lực ràng buộc các nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia được cho là đã tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ đó . 1.3.3 . Nội dung , mục đích của hợp đồng “Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó ’’ ( Điều 123 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005). Nội dung của mọi giao dịch là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong gioa dịch. Những điều khoản này xác định quyền nghĩa vụ của các bên pháp sinh từ giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được mục đích nhất định. Để các giao dịch có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, nói cách khác các giao dịch này không vi phạm điều cấm của pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của 6 người khác ( Điều 10 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005). Vì thế, chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được thực hiện không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục đích và nội dung hợp pháp làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó. Tuy vậy nội dung của hợp đồng cũng phụ thuộc vào tự do ý chí của các bên giao kết trong khuôn khổ của pháp luật. Nội dung và mục đích của hợp đồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời pháp luật cũng cho chủ thể có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong nội dung và hình thức của hợp đồng. Tính độc lập của ý chí thể hiện trong nội dung của hợp đồng. Chủ thể của quan hệ pháp luật có quyền tự do giao két hoặc không giao kết hợp đồng, có quyền đồng ý hoặc không đồng ý những điều khoản trong hợp đồng. Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cúa vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó. Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng. Nó được khẳng định bằng các quy tắc đòi hỏi việc giải thích hợp đồng theo ý chí thực. Tự do ý chí khi giao kết hợp đồng thì chủ thể và khách thể đều phải tuân theo quy định của pháp luật vì “ mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó ( Điều 123 Bộ luật dân sự 2005). Nói cách khác chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật, nội dung và mục đích của hợp đồng phải hợp pháp thì giao dịch mới được pháp luật bảo hộ. 1.4. Hình thức của hợp đồng Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chỉ của các bên giao kết được ghi nhận theo một cách nào đó. Trên nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn cách thức bộc lộ ý chí của mình. Thông qua cách biểu hiện này, người ta có thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm 7 Điều 127 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 Bộ luật dân sự 2005 thì hiệu. Mà ở Khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự quy định: “ Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.Tuy nhiên theo đoạn cuối Khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự quy định “ Hợp đồng không bị hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” cho nên không thể suy đoán theo điều 127 và 122 trên mà tuyên bố hợp đồng hiệu ngay lập tức. Có thể nói hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của hợp đồng và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định. 1.5 Sơ lược hợp đồng hiệu Hợp đồng hiệu nếu không đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên thì hiệu; một hợp đồng hiệu thì không phát sinh hiệu lực gì cả Sự hiệu của hợp đồng được phân thành hai loại: hiêu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. * hiệu tuyệt đối: - Hợp đồng hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ( Điều 128 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005) - Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vị đối với người thứ ba ( Điều 129 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005) - Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo quy định bắt buộc của pháp luật ( Điều 134 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005) * hiệu tương đối: Điều 135 Bộ luật dân sự 2005: “ Giao dịch dân sự hiệu từng phần khi một phần của giao dịch bị hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực còn lại trong giao dịch”. Như vậy, chỉ riêng những điều khoản bắt hợp pháp bị tiêu huỷ, còn các phần khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực. 8 Các trường hợp hiệu tương đối: - Hợp đồng hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện( Điều 130 Bộ luật dân sự 2005) - Hợp đồng hiệu do bị nhầm lẫn.( Điều 131 Bộ luật dân sự 2005) - Hợp đồng hiệu do bị lừa dối, đe doạ( Điều 132 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005) - Hợp đồng hiệu do nười xác lập đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch tại thời điểm không nhận thức và làm chủ hành vi của mình (Điều 133 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005). 2. Các trường hợp hiệu của hợp đồng thương mại 2.1 Khái quát những quy định của pháp luật về các trường hợp hiệu của hợp đồng thương mại Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên làm phát sinh thay đổi,chấm dứ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn.Khi giao kết,các bên phải tôn trọng một số điều kiện.Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thực hiện với đối tác bên ngoài đều phải thông qua hợp đồng.Đây chính là ràng buộc nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia kinh doanh. Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 đã quy định 4 điều kiện có hiệu lực pháp luật của hợp đồng như đã phân tích ở trên. Như vậy,các hợp đồng không tuân thủ một trong 4 điều kiện trên thì vô hiệu (có thể tương đối hoặc tuyệt đối). 2.2 Các trường hợp hiệu của hợp đồng thương mại: 2.2.1 Các trường hợp hiệu theo quy định chung 2.2.1.1Hợp đồng thương mại hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội “ Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. 9 Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” ( Điều 128 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005). Quy định hợp đồng hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ở Điều 128 Bộ luật dân sự 2005: “ Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì hiệu”. Vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội bao gồm nội dung và mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hợp đồng này đương nhiên bị hiệu không phụ thuộc vào ý chí của các bên giao kết hợp đồng. Pháp luật của các nước đều không thừa nhận các giao dịch dân sự mà trong đó nội dung của chúng vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái đạo đực. Các giao dịch của các chủ thể vi phạm điều cấm của pháp luật là hành vi bất hợp pháp và do đó hiệu. Khi xem xét đến những ảnh hưởng của sự bất hợp pháp của các giao dịch trong trường hợp này cần phải tính các yếu tố: - Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của sự bất hợp pháp ( vi phạm điều cấm của pháp luật hay xâm hại đến trật tự công cộng). - Thứ hai, các bên có biết về sự bất hợp pháp không? - Thứ ba, phần nội dung bất hợp pháp của giao dịch có thể tách ra khỏi những nội dung còn lại hay không? Song vấn đề là ở chỗ : khi nào được coi là vi phạm đạo đức xã hội . Có 1 số giao dịch dân sự mặc dù không bị pháp luật ngiêm cấm nhưng vẫn có thể coi là vô hiệu vì vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội . Sự khác biệt của 2 khái niệm này không phải khi nào cũng rõ rệt . Trong nhiều trường hợp , giao dịch hợp đồng cũng bị coi là hiệu khi : - Vi phạm nguyên tắc công bằng ; - Lợi dụng sơ suất hoặc hoàn cảnh khó khăn , bí thế của người khác nhằm mục đích thu lợi bất công quá đáng 10 [...]... tuyên bố hợp đồng hiệu 2.3 Các trường hợp hợp đồng thương mại hiệu riêng theo tính chất của hợp đồng thương mại 2.3.1 Hợp đồng hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm quyền * Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng thương mại trong doanh ngiệp Theo quy định của luật doanh ngiệp 2005 thì người đại diện theo pháp luật của công ty là người có thẩm quyền kí kết các hợp đồng kinh doanh thương mại ... định hợp đồng , theo đó , bộ luật dân sự 2005 được coi là gốc của các ngành luật tư Các trường hợp hiệu của hợp đồng quy định trong bộ luật dân sự 2005 không quy định trực tiếp 2 trường hợp : hợp đồng hiệu do người ký không đúng thẩm quyền và hợp đồng hiệu do không có dăng ký kinh doanh để thực hiện công việc không có thoả thuận trong hợp đồng Nhưng luật hiện hành có cách hiểu và cách giải... lợi ích chính đáng của bên được hưởng quyền lợi 19 CHƯƠNG II THỰC TIỄN TÀI PHÁN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI * Khi bộ luật dân sự 2005 và luật thương mại 2005 chưa có hiệu lực thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế là công cụ chủ yếu bên cạch bộ luật dân sự 1995 và luật thương mại 1997 để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xét xử tính hiệu lực của hợp đồng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra dời... cầu sự có mặt của trọng tài thương mại phán xét 3 Hậu quả pháp lý của hợp đồng hiệu Khi giao kết hợp đồng , các bên phải tôn trọng các điều kiện , quy định của pháp luật Thực tế cho thấy nhiều hợp đồng đã không tôn trọng 1 trong những điều kiện này và bị tuyên bố hiệu Theo pháp luật Việt Nam : “ Hợp đồng hiệu không làm phát sinh , thay đổi , chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời... hiệu nhưng cần bảo vệ bên bị vi phạm như 1 chủ nợ có đảm bảo đối với bên vi phạm để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ - Cuối cùng , hợp đồng thương mại hiệu và hậu quả pháp lý của cùng nghiêm trọng , gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân , tổ chức và doanh nghiệp Cần quy định rằng , dù hợp đồng thương mại hiệu nhưng nếu các bên vẫn chấp nhận , không yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng thương mại. .. hiểu và cách giải thích từng trường hợp hiệu của hợp đồng có cách đánh giá về năng lực chủ thể , về sự nhầm lẫn , lừa dối … để kết luận hiệu lực của hợp đồng thương mại Cho nên , khi hợp đồng tranh chấp rơi vào 2 trường hợp : người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền và chủ thể không đăng ký kinh doanh sẽ không có khung pháp lý cụ thể ràng buộc Toà án phải căn cứ tổng hợp nhiều yếu tố : nguyên... B(giám đốc) đi vắng.A đã tự mình ký kết hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với công ty Z mà không có sự đồng ý của B.Khi B trở về,B có quyền yêu cầu hợp đồng giưa A và công ty Z hiệu do người ký hợp đồng không đúngthaamr quyền ký kết 17 2.3.2 Hợp đồng thương mại hiệu do phán quyết của trọng tài thương mại Để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, tổ chức và cá nhân kinh doanh phải... hành giao kết hợp đồng với mình bằng cách đe doạ sẽ công bố chuyên đời tư của C ( vợ của B) Hợp đồng được xác lập trong trường hợp này không xuất phát từ sự tự nguyện, tự do ý chí của B nên sẽ bị tuyên là hiệu * Điều kiện của sự đe doạ : - Sự tiềm ẩn của hiểm hoạ Nếu người đối tác đã dùng đến vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để nạn nhân chấp nhận giao kết hợp đồng, thì hợp đồng hiệu không phải... đúng hợp đồng là khó có thể thực hiện đặc biệt là trường hợp vi phạm hợp đồng về mặt thời hạn (Ví dụ: Trong hợp đồng có thỏa thuận thời gian giao hàng vào 8h sáng ngày 01/01/2011) thì khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng về mặt thời hạn thì hợp đồng đó không thể “thực hiện đúng hợp đồng được nữa vì các bên không thể quay ngược thời gian vào thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện đúng hợp đồng. Do... cho phép các bên tự định đoạt khi có tranh chấp xảy ra Như vậy,ta thấy rằng,khi có tranh chấp trong lĩnh vực thương mại, trọng tài thương mại có thể tuyên bố hợp đồng hiệu. Và phán quyết của trọng tài phải được các bên thực hiện,nếu các bên không tự nguyện thực hiện phán quyết thì có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật Ví dụ : Công ty A ký hợp đồng mua 100 tấn gạo của công . cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu . 2.3 Các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu riêng theo tính chất của hợp đồng thương mại 2.3.1 Hợp đồng vô hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm. vi của mình (Điều 133 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005). 2. Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại 2.1 Khái quát những quy định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại Hợp. loại hợp đồng nhất định. 1.5 Sơ lược hợp đồng vô hiệu Hợp đồng vô hiệu nếu không đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên thì vô hiệu; một hợp đồng vô hiệu

Ngày đăng: 27/03/2014, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan