Đặc trưng của sự phát triển kinh tế trong xã hội ngày nay và những ảnh hưởng đến của nó

14 1.9K 26
Đặc trưng của sự phát triển kinh tế trong xã hội ngày nay và những ảnh hưởng đến của nó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế tri thức là động lực chính thúc đẩy phát triển: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Tri thức thực sự trở thành “sức sản xuất với năng xuất lao động rất cao”, đồng thời giữ vai trò quyết định thúc đẩy năng xuất lao động chung của con người vươn tới. - Công nghệ cao: Công nghệ cao thâm nhập vào mọi mặt hoạt động của con người từ sản xuất của cải vật chất đến văn hoá - nghệ thuật. Ví dụ như: công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ sinh học, tự động hoá, mô hình hoá tự động, vv… - Toàn cầu hoá: Theo xu thế này, tất cả các nền kinh tế địa phương ở các quốc gia sẽ phụ thuộc lẫn nhau và dựa vào nhau để cùng phát triển, đưa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu lên những đỉnh cao mới vì phồn vinh của toàn nhân loại. - Cạnh tranh có kiểm soát: Sự cạnh tranh khốc liệt theo quy luật giá trị và lợi nhuận sẽ được kiểm soát. Ví dụ: các việc làm xoa dịu cạnh tranh và hài hoà giữa các nền kinh tế trong cộng đồng WTO; vụ sữa Trung Quốc chứa độc tố Melamine đã bị phát hiện, vụ công ty Vedan xả thải độc tố ra sông Thị vải đang bị lên án và trừng trị thích đáng, v.v…..; - Phát triển bền vững: Đây là xu thế cao đẹp nhất và mang tính nhân bản nhất: ‘bảo vệ môi trường thiên nhiên và sinh thái cho muôn đời sau’ và cũng chỉ với phương châm này ‘nền kinh tế của mọi quốc gia mới bền vững được’. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ là yếu tố tiền đề chủ yếu của nền kinh tế tri thức, động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế ngày nay.

I. MỞ ĐẦU Trong những thập kỷ qua, tình hình kinh tế thế giới đã có những biến đổi hết sức nhanh chóng. Nhất là từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ đặc biệt về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến nền kinh tế thế giới toàn bộ hội loài người đưa con người đi vào thời đại kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế đã đang trở thành một trong những xu thế tất yếu đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Khóa họp lần thứ 27 Đại hội đồng Tổ chức giáo dục, khoa học văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) họp tại Pari 1993 với sự tham gia của 117 đoàn đại biểu trong tổng số 181 thành viên đã nhận định về những đổi thay trong thế giới ngày nay, chủ yếu là: Những chuyển biến liên quan đến khoa học- công nghệ, đặc biệt là phương tiện thông tin. Những chuyển biến liên quan tới kinh tế, nhất là liên quan tới tổ chức phân công lao động. Những chuyển biến liên quan tới biến động dân cư. Các vấn đề trên đều ảnh hưởng tới biến đổi sinh thái môi trường là cơ sở suy nghĩ cho sự biến đổi giáo dục của các quốc gia. Với tư cách là một hiện tượng hội, giáo dục chịu sự chi phối quy định bởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống hội. Đặc biệt, sự phát triển kinh tế -xã hội, sự tiến bộ của cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ, tính phức tạp muôn vẻ của môi trường kinh tế - hộiảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới mọi lĩnh vực hoạt động của giáo dục đào tạo. Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc có nhiều tác động ảnh hưởng tích cực đến giáo dục, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền giáo dục đất nước. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế ngày nay để nhận thức cụ thể về yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục nước nhà trong tình hình mới, em chọn viết đề tài: “Đặc trưng của sự phát triển kinh tế trong hội ngày nay những ảnh hưởng của đến giáo dục Việt Nam”. II. NỘI DUNG 1. Các đặc trưng của sự phát triển kinh tế trong hội ngày nay 1.1. Một số các khái niệm: - Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất tái sản xuất hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu lợi ích. - Tăng trưởng kinh tếsự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm, quý). Trang 1 - Phát triển kinh tếsự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống bảo đảm công bằng xã hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: - Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. - Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng hội của sự tăng trưởng kinh tế. 1.2. Các đặc trưng của sự phát triển kinh tế ngày nay: - Nền kinh tế trí thức là động lực chính thúc đẩy phát triển: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tếtrong đó quá trình sản xuất, phân phối sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Tri thức thực sự trở thành “sức sản xuất với năng xuất lao động rất cao”, đồng thời giữ vai trò quyết định thúc đẩy năng xuất lao động chung của con người vươn tới. - Công nghệ cao: Công nghệ cao thâm nhập vào mọi mặt hoạt động của con người từ sản xuất của cải vật chất đến văn hoá - nghệ thuật. Ví dụ như: công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ sinh học, tự động hoá, mô hình hoá tự động, vv… - Toàn cầu hoá: Theo xu thế này, tất cả các nền kinh tế địa phương ở các quốc gia sẽ phụ thuộc lẫn nhau dựa vào nhau để cùng phát triển, đưa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu lên những đỉnh cao mới vì phồn vinh của toàn nhân loại. - Cạnh tranh có kiểm soát: Sự cạnh tranh khốc liệt theo quy luật giá trị và lợi nhuận sẽ được kiểm soát. Ví dụ: các việc làm xoa dịu cạnh tranh hài hoà giữa các nền kinh tế trong cộng đồng WTO; vụ sữa Trung Quốc chứa độc tố Melamine đã bị phát hiện, vụ công ty Vedan xả thải độc tố ra sông Thị vải đang bị lên án trừng trị thích đáng, v.v… ; - Phát triển bền vững: Đây là xu thế cao đẹp nhất mang tính nhân bản nhất: ‘bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái cho muôn đời sau’ cũng chỉ với phương châm này ‘nền kinh tế của mọi quốc gia mới bền vững được’. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ là yếu tố tiền đề chủ yếu của nền kinh tế tri thức, động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế ngày nay. Trang 2 1.3. Các đặc điểm của cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ xu thế phát triển của giáo dục 1.3.1. Lượng thông tin khoa học – công nghệ tăng nhanh Sự bùng nổ thông tin do sự phát triển nhanh khoa học công nghệ dẫn đến kết quả là xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức, những kĩ năng những lĩnh vực nghiên cứu mới. Đồng thời những tri thức cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu. Hiện tượng “lão hóa” tri thức diễn ra với tốc độ ngày càng tăng. Theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian để lượng tri thức tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn: từ hàng ngàn năm rút xuống còn vài ba năm. Ngày nay, cứ khảng 7 đến 10 năm, thậm chí 3 đến 7 năm lượng thông tin khoa học tăng lên gấp hai lần, 2/3 lượng tri thức 90 % lượng thông tin khoa học kĩ thuật của nhân loại là do loài người thu được trong thế kỉ XX. Hiện nay hằng năm thế giới có khảng 4 triệu bài báo hàng vạn đầu sách mới. Hiện tượng “lão hóa” tri thức đang diễn ra hàng năm với tốc độ 15 đến 20 %; tri thức nghề nghiệp: 30 % trong vòng 5 đến 7 năm. Trước những thay đổi ấy, nếu con người không trang bị cho mình những tri thức mới, những hiểu biết mới họ nhanh chóng trở nên lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. hội hiện đại đòi hỏi con người phải nhạy cảm với cái mới, nhanh chóng tiếp cận nắm bắt các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Xã hội ngày nay cần phải tăng cường khả năng tự học, tính tích cực tìm hiểu suy nghĩ, khả năng độc lập, sáng tạo cho thế hệ trẻ. Do lượng thông tin tăng nhanh nên giáo dục phải tiếp cận được những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ: chọn lọc nội dung, đổi mới phương pháp dạy học. 1.3.2. Với sự ra đời phổ cập của nhiều thế hệ máy vi tính, tính chất của lao động đang dần dần thay đổi. Máy móc đang dần dần đảm đương những công việc nặng nhọc (kể cả lao động trí óc, lao động độc hại nguy hiểm, trong vũ trụ, trong lòng đất hay dưới đáy đại dương, …). Sự thay đổi về chất của quá trình sản xuất sẽ dẫn đến sự thay đổi vai trò người lao động trong các khâu của quá trình sản xuất. Con người được tách ra khỏi quá trình sản xuất đảm nhận những chức năng khác bao quát hơn. Lao động trở nên nhẹ nhàng hơn, ít tốn năng lượng cơ bắp hơn, song căng thẳng hơn, phức tạp hơn hàm lượng chất xám tăng lên rất nhiều. Trong tương lai, lợi thế sẽ thuộc về các quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo ngang tầm với yêu cầu cao của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, trong đó khoa học - công nghệ phải là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực thúc đẩy hội phát triển. Trong các lĩnh vực của đời sống hội, máy vi tính đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng của công việc quản lí. Trong nhà trường hiện nay, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, nhất là máy vi tính đã là một xu hướng để nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học. 1.3.3. Do yêu cầu của cuộc sống thực tiễn, thời gian từ lúc phát minh ra các nguyên lí khoa học đến khi áp dụng vào quá trình sản xuất ngày càng rút ngắn. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể dẫn ra các số liệu thống kê sau đây: Trang 3 Tên các phát minh sáng chế Năm phát minh Năm sản xuất Thời gian Máy hơi nước 1660 1780 120 năm Máy ảnh 1727 1839 112 năm Máy chiếu bóng 1756 1844 88 năm Phim ảnh 1832 1895 65 năm Máy bay 1897 1911 4 năm Pin mặt trời 1953 1955 2 năm La ze 1954 1954 6 tháng Quá trình công nghiệp hóa ở các nước dần dần cũng rút ngắn. Nước Anh: 120 năm; một số nước Tây Âu Mỹ: 80 năm; Nhật Bản: 60 năm; Các nước công ngiệp mới – các con rồng châu Á (Đài Loan, Singapo, Hồng Kông, Hàn Quốc): 20 – 25 năm. Trong xu thế phát triển chung của khoa học - công nghệ, các trường Đại học trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, ở nhiều nước (Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, ) các “thung lũng khoa học” được hình thành phát triển, tập trung nhiều nhà khoa học nổi tiếng của đất nước. Nơi đây vừa là trung tâm nghiên cứu vừa là nơi thực thi các dự án khoa học. Trước yêu cầu này, người lao động ngày nay phải là người có khả năng bắt kịp các tri thức khoa học mới, biết vận dụng sáng tạo các thành tựu ấy vào thực tiễn. Giáo dục ngày nay không chỉ đào tạo ra những người có tri thức, am hiểu thông thạo tri thức lý thuyết mà còn đào tạo ra những con người sáng tạo, hoạt bát, biết bám sát thực tiễn, am hiểu thực tiễn, có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đề ra. 1.3.4. Sự xuất hiện các ngành khoa học mới, các vật liệu mới sự xâm nhập lẫn nhau của các khoa học… là kết quả của cách mạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH). Khoa học ngày càng phát triển, càng có xu hướng phân nhỏ thành nhiều bộ phận, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới ra đời. Đồng thời với xu thế này là xích lại gần nhau, sự xâm nhập lẫn nhau của nhiều ngành khoa học, sự bắt tay giữa các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Từ đây xuất hiện yêu cầu người lao động giỏi một nghề biết nhiều nghề, có khả năng liên kết nhiều khoa học, nhiều ngành sản xuất lại với nhau, đáp ứng thực tế xích lại gần nhau của các khoa học. Trong quá trình sản xuất, ngày nay con người không chỉ ngày càng hoàn thiện quá trình khai thác các sản phẩm tự nhiên mà còn tìm ra các biện pháp mới sáng tạo ra với chất lượng cao: kim cương nhân tạo, vải sợi nhân tạo, chất siêu dẫn, các hợp chất siêu bền có sức chịu nhiệt cao … phục vụ cho đời sống sản xuất. Do vậy hiện nay các nước không có nhiều tài nguyên khoáng sản vẫn có thể sản xuất được các ngành công nghiệp nhờ vào nền công nghiệp sáng tạo ra sản phẩm thay thế, nhờ vào đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao. Trang 4 Cũng trong xu thế này mà hiện nay thế giới đang có sự “chuyển giao công nghệ” giữa các nước. Trong nền văn minh công nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên hóa chất, luyện kim, chế tạo máy… đã đem lại cho con người những lợi ích to lớn, song chúng cũng mang lại cho con người những nỗi lo âu về nguy cơ cạn kiệt tài nguyên ô nhiễm môi trường. Các nước phát triển đang chuyển giao dần những cơ sở vật chất kĩ thuật đơn sơ của nền công nghiệp ấy cho nhóm các quốc gia chậm phát triển, nhằm thực hiện các đề án hiện đại hóa cơ cấu kinh tế trên cơ sở tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học cao. Xu thế này vừa thuận lợi, song cũng là khó khăn cho các nước đi sau. “Chuyển giao công nghệ” đã tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian công nghiệp hóa của đất nước mình, mang lại cho họ những bài học quý giá về môi trường bảo vệ sinh thái. Song nếu cứ chấp nhận công nghệ lạc hậu, lỗi thời do các nước phát triển chuyển giao, nghĩa là tự nguyện duy trì sự lạc hậu về công nghệ thì các nước đang phát triển không thể nào theo kịp các nước phát triển. Đây là thách thức rất lớn đối với các đang phát triển trong đó có Việt Nam. Để chấm dứt sự lạc hậu trì trệ này, vai trò và nhiệm vụ của giáo dục là hết sức quan trọng. Giáo dục phải đào tạo ra được đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật thông minh, sáng tạo, những con người có khả năng đi tắt, đón đầu các thành tựu của khoa học kĩ thuật – công nghệ thế giới. 1.3.5. Đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ khoa học kĩ thuật tăng nhanh chóng do đòi hỏi của cách mạng khoa học kĩ thuật - công nghệ Có đến 9/10 các nhà khoa học của nhân loại từ trước đến nay là những người đang sống cùng thời đại với chúng ta. Theo các nhà khoa học, bình quân cứ 10 năm, số cán bộ khoa học kĩ thuật tăng gấp 2 lần. Trong hội tương lai, xã hội dựa vào tri thức, cơ cấu phân công lao động trong hội là: cán bộ có trình độ trung cấp: 60%, cán bộ có trình độ đại học: 34 % cán bộ nghiên cứu khoa học là 6 %. Tất cả các đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ đang có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện đến tất cả các lĩnh vực khác nhau trong đời sống hội, trong đó có giáo dục đào tạo. 1.4. Khái quát sự phát triển kinh tế ngày nay - Thế giới đang diễn ra sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền sản xuất, từ nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Tăng hàm lượng tri thức trong sản phẩm, giảm dần hình thức lao động chân tay nặng nhọc, đẩy mạnh sản xuất bằng công nghệ dây chuyền, tự động hóa. - Nền kinh tế thị trường hội phát triển, là nền thị trường kết hợp giữa kinh tế thị trường tự do công bằng hội. Kinh tế thị trường hội đã khuyến khích nhấn mạnh các nhân tố kích thích các sáng kiến cá nhân vì lợi ích của nền kinh tế; mặt khác, loại bỏ các phát triển không mong muốn bất cứ khi nào có thể, ví dụ như sự thiếu thốn, cùng cực của một số nhóm hội, lạm phát thất nghiệp. Việt Nam chúng ta đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, xây dựng nền kinh tế thực hiện đầy đủ những nguyên tắc của kinh tế thị trường. Đồng thời, càng đi vào Trang 5 kinh tế thị trường, càng phải chăm lo tốt hơn phúc lợi hội, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Phải đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước sự đóng góp của toàn xã hội để thực hiện tốt yêu cầu này; phải đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực hội, thực hiện tốt hơn yêu cầu gắn kết giữa kinh tế hội. - Xuất hiện nền kinh tế tri thức, tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, lao động tay nghề cao chiếm ưu thế. Những sản phẩm của tri thức như: những sáng chế, phát minh…nhanh chóng được áp dụng vào thực tiễn, đem lại nhiều nguồn lợi to lớn cho hội, tri thức trở thành động lực chính của sự phát triển kinh tế. Kinh tế tri thức là đặc trưng cơ bản tất yếu của nền kinh tế hiện đại. - Toàn cầu hóa hội nhập về kinh tế là một nét đặc trưng của kinh tế thế giới hiện đại. Trong quá trình toàn cầu hóa, những nước có trình độ cao sẽ có nhiều lợi thế, ngược lại những nước có trình độ thấp sẽ gặp nhiều bất lợi, trở thành nơi cung cấp nguồn nhân công giá rẻ công trường sản xuất, đối mặt với ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…Toàn cầu hóa kinh tế đặt ra nhiều thách thức đối với những nước đang phát triển chậm phát triển. 1.5. Một số nét chính về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay: - Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước. Chuyển dịch cơ cấu từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ các khu vực kinh tế trong nền kinh tế của 3 năm trở lại đây cho thấy cơ cấu kinh có những chuyển dịch tích cực: Khu vực Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nông, lâm, thủy sản 21.6 % 19.7 % 18.4 % Công nghiệp, xây dựng 40.2 % 38.6 % 38.3 % Dịch vụ 38.2 % 41.7 % 43.3 % Biểu đồ cơ cấu kinh tế các năm 2011, 2012, 2013: - Sau gần 30 năm thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, từ một nước nghèo Trang 6 nàn, thiếu đói do hậu qảu chiến tranh, trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về các lĩnh vực nông - thủy sản. Việc thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ kinh nghiệm quản lý hiện đại. Tuy vậy việc thực thi chính sách đổi mới tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam suốt gần 30 năm qua chưa đạt được kết quả như mong đợi. Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thật sự thoát khỏi khu vực các nước thu nhập trung bình thấp. Doanh nghiệp tư nhân còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn là thành phần chủ đạo, chiếm gần 50% tín dụng ngân hàng, hiệu suất thấp, lãng phí cao, nợ xấu, nợ khó đòi chồng chất. - Khoa học kĩ thuật – công nghệ được xác định là động lực then chốt trong công cuộc CNH-HĐH, bước đầu đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực như: tin học, y tế, giáo dục, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp Song còn nhiều hạn chế, chuyển giao nhiều công nghệ lạc hậu (từ những năm 50-60 của thế kỉ XX), tỷ lệ công nghệ-thiết bị hiện đại thấp, trình độ cơ khí hóa của nền kinh tế chưa cao, tiêu hao nhiều năng lượng trong sản xuất… - Quá trình hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, đồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11- 1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng1- 2007, Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế mạnh mẽ đã có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế nước ta tăng dần kể từ năm 2001 cho đến năm 2005 đạt ở mức cao, trên 8%, cho đến năm 2007. Tuy nhiên chúng ta gặp nhiều thách thức như khả năng cạnh tranh yếu của nền kinh tế, chính sách tiền tệ còn nhiều bất cập, tình trạng nhập siêu và nợ công gia tăng… Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong hội ngày nay đã tác động tích cực và sâu sắc đến sự phát triển của hội nói chung giáo dục nói riêng. Đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện những thách thức đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam. 2. Một số đặc điểm về nền giáo dục Việt Nam ngày nay Giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự truyền thụ kinh nghiệm hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau bước vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của hội trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển chính con người phát triển hội. Vì thế giáo dục là một hiện tượng hội là một trong những nhu cầu tất yếu của hội. Trang 7 Sự ra đời phát triển của giáo dục gắn liền với sự ra đời phát triển của xã hội. Một mặt, phục vụ cho sự phát triển hội, bởi lẽ hội sẽ không phát triển thêm một bước nào cả nếu không có những điều kiện cần thiết do giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển hội mang lại. Chính vì vậy mà trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của hội. Giáo dục Việt Nam với những đặc điểm của giáo dục thời đại đồng thời cũng có nhiều đặc điểm riêng biệt. 2.1. Đặc điểm lịch sử- hội Việt Nam ngày nay: Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, chế độ bóc lột. Với sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945, nhân dân ta bước sang xây dựng chế độ hội mới, chế độ XHCN. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc khóa VI, dân tộc ta đang trong thời kì đổi mới, CNH-HĐH đất nước. 2.2. Đặc điểm giáo dục Việt Nam ngày nay: - Mang tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lê nin: Trên cơ sở kế thừa tư tưởng giáo dục của các nhà XHCN không tưởng thế kỉ IX nhà trường của các nước tư bản thế kỉ IX, Mác Ăng ghen đã xây dựng hệ thống lí luận giáo dục (gọi là học thuyết giáo dục Mác – Ăng ghen). Học thuyết này được Lê nin bổ sung, phát triển được phổ biến sâu rộng trong các nước XHCN. - Mang tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn nước ta, cụ thể là: + Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng của cách mạng Việt Nam. + Giáo dục trực tiếp đào tạo con người XHCN theo yêu cầu của cách mạng, của công cuộc đấu tranh xây dựng CNXH. + Đào tạo thế hệ trẻ thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng đáng của chế độ XHCN, là những người vừa có khả năng lao động trí óc vừa có khả năng lao động chân tay. + Coi trọng nội dung giáo dục toàn diện, cả đức lẫn tài. + Phương pháp giáo dục cần kết hợp chặt chẽ lí luận với thực hành, giáo dục với lao động sản xuất, chống học vẹt, học gạo, phát huy tính tích cực, tự giác. + Trong quá trình giáo dục cần kết hợp giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình, hội, giữa nhà trường với các đoàn thể. + Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng. + Coi trọng vai trò của thầy giáo trong giáo dục, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, nghề dạy học là nghề rất quan trọng vẻ vang. Yêu cầu cao đối với giáo viên cả về chuyên môn, năng lực phẩm chất. Bác Hồ đã xây dựng nhiều tư tưởng giáo dục cho nền giáo dục XHCN Việt Nam cũng đã khẳng định phương hướng chiến lược cho sự phát triển giáo dục nước ta. Trang 8 3. Những tác động của sự phát triển kinh tế đối với giáo dục Việt Nam ngày nay: 3.1. Thời cơ: - Đất nước ổn định về chính trị, kinh tế - hội phát triển, sự đồng thuận cao của hội đối với yêu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục. Đảng, Nhà nước và toàn hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Khẳng định giáo dục là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế -xã hội từ đó ban hành những chính sách, đầu tư các nguồn lực nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển. - Tốc độ phát triển kinh tế nhanh của nước ta, tạo nguồn lực đầu tư ngày càng đa dạng nhiều hơn cho phát triển giáo dục. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất như: xây dựng trường lớp, cung cấp đầy đủ về trang thiết bị - phương tiện dạy học; chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ của ngành giáo dục… - Kinh tế phát triển tạo điều kiện tạo điều kiện học tập tốt hơn. Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giúp cho người học thuận tiện trong việc tiếp cận thông tin với nhiều nguồn thông tin phong phú phương tiện hiện đại. Đáp ứng về phương tiện đi lại, học tập, nghiện cứu, sinh hoạt…cho người dạy người học. - Cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới giáo dục; giúp cho giáo dục phát triển đến với tất cả người học vùng miền khó khăn, xa xôi, hẻo lánh. - Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục quản lý giáo dục hiện đại tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục. Giáo dục Việt Nam có thêm những bài học kinh nghiệm thành công, cũng như thất bại để tránh được những rủi ro tìm được cho mình đường đi, cách đi phù hợp, ngắn nhất hiệu quả nhất. Sự đổi mới cải cách giáo dục ở khắp các nước trên thế giới đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt cho giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận được với nhiều xu thế mới, những tổ chức hệ thống phương thức mới; tận dụng được nhiều kinh nghiệm hay của các nền giáo dục tiên tiến. Chính sách mở cửa của Đảng Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực đa dạng trong sự hợp tác, liên kết song phương đa phương với nhiều quốc gia tổ chức giáo dục, khoa học-công nghệ tiên tiến hịên đại cho phát triển giáo dục. - Nhân dân ta với truyền thống hiếu học chăm lo cho giáo dục, với những điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đầu tư cao cho giáo dục đào tạo, phát huy những tiềm năng to lớn của trí tuệ Việt Nam (Sự kiện Ngô Bảo Châu đã tạo một niềm hứng khởi lớn cho giới khoa học, giáo dục cả nước). 3.2. Thách thức: - Nguồn lực Nhà nước khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục đào tạo, nhất là về tài chính còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu Trang 9 đảm bảo chất lượng giáo dục trong khi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hội nhập quốc tế tạo sức ép về số lượng cũng như chất lượng đối với nguồn nhân lực, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. - Nguồn nhân lực Việt Nam đạt chất lượng chưa được cao, tuy công dân Việt Nam có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa hội, có trình độ dân trí, văn hóa, kỹ thuật, công nghệ tay nghề cao, tác phong công nghiệp đạo đức, lối sống lành mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu CNH-HĐH hội nhập của đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu nền kinh tế tri thức. Để đáp ứng nhu cầu trên cần quan tâm, chú ý đến các vấn đề như : Chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới là phải tăng nhanh về số lượng để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất năng lực phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. Nhu cầu hội nhập quốc tế rất bức thiết, nhưng giáo dục, khoa học của chúng ta lại kém khả năng hội nhập. Thách thức lớn đối với ngành giáo dục chính là sự lạc hậu trì trệ quá lâu. Mục tiêu, tổ chức phương pháp giáo dục quá cũ kỹ, hoàn toàn không thích hợp với thời đại ngày nay. Do đó giáo dục cần phải đảm bảo đổi mới đa dạng hóa về mục tiêu, nội dung, phương pháp… - Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn là nguyên nhân của sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền. Thứ hai là tình hình kinh tế tuy có khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn đặt ra cho giáo dục những áp lực, những hạn chế khắc nghiệt. Chẳng hạn như việc đầu tiên cần làm để chấn hưng giáo dục là giải tỏa cái nghịch lý lương/thu nhập tồn tại từ hàng chục năm nay chính là cái nguyên nhân chủ yếu làm suy đồi giáo dục. Bình quân chi ngân sách trên đầu người học, nhất là đối với học sinh, sinh viên gia tăng không đáng kể nhìn chung còn rất thấp so với khu vực trên thế giới. - Tổ chức bộ máy nhân sự quản lý giáo dục Việt Nam còn chồng chéo, yếu kém, chưa đủ khả năng ngăn chặn những tiêu cực, rủi ro trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn cầu hoá. Tư duy bao cấp, sức ỳ trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng như tư duy bao cấp tâm lý khoa bảng của người dân còn lớn, không theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế, hội và khoa học công nghệ. Đội ngũ nhà giáo đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, yếu kém. - Hội nhập quốc tế hiện tượng thương mại hóa giáo dục đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm, v.v Nhiều tiêu cực xuất hiện trong giáo dục do chạy theo mặt trái của nền kinh tế thị trường, hoạt động vì lợi nhuận, trái với mục đích phát triển con người, phát Trang 10 [...]... quả số lượng theo nhu cầu hội Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, nhất là yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế phát triển bền vững, giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập Giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên nhất trong các chương trình phát triển kinh tế - hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển. .. được nhu cầu của người học có khoảng cách xa trong việc đáp ứng sự đòi hỏi của phát triển kinh tế- hội Việc dạy học không gắn chặt với thực tiễn, nhất là các trường đại học Đa phần các chương trình đào tạo hiện naynhững gì nhà trường các thầy cô đem áp đặt cho người học, chứ chưa phải là những cái hội cần + Cá thể toàn thể: giáo dục hiện nay chưa đáp ứng được nguyện vọng của mỗi người... hóa, hội hóa giáo dục đào tạo.” (Nghị quyết Trung ương 8-khóa XI) III KẾT LUẬN Giáo dục có ý nghĩa vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ ổn định phát triển kinh tế hội, Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) đã xác định “Giáo Trang 13 dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước của toàn dân” Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ra mục tiêu giáo dục của nước ta trong. .. lực yếu kém của bộ máy tham mưu, quản lý điều hành: Nguyên nhân quan trọng nhất, khó khắc phục nhất, là năng lực yếu kém của bộ máy tham mưu, quản lý điều hành Xây dựng giáo dục để hội nhập thành công trong thời toàn cầu hoá kinh tế tri thức đòi hỏi một trình độ chuyên nghiệp cao một tinh thần trách nhiệm lớn Tóm lại, với sự phát triển của nền kinh tế đã có sự tác động mạnh mẽ đến giáo dục,... nội dung cả phương pháp, phương tiện dạy học, trên phương diện đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình đào tạo, phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế thế giới nói chung nền kinh tế thị trường có định hướng hội chủ nghĩa của Việt Nam nói riêng Phấn đấu xây dựng một nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn hội học.. .triển đất nước Đòi hỏi phải coi trọng giáo dục đạo đức, giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc - Khoảng cách phát triển về kinh tế - hội, khoa học công nghệ giữa nước ta các nước tiên tiến có xu hướng gia tăng Tuy nhiên sự tụt hậu hiện tại của nền giáo dục Việt Nam tạo ra một khoảng cách tương đối lớn so với các nền giáo dục trong khu vực trên thế giới Giáo dục nước ta vừa phải phát triển. .. dục đào tạo.” - “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và. .. hội học tập học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 4 Giáo dục Việt Nam cần phải làm gì trong bối cảnh kinh tế hiện nay? Với vai trò trang bị kỹ năng học tập tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, bước vào nền kinh tế tri thức, giáo dục Việt Nam cần quan tâm, thực hiện những vấn đề sau: - Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo... Truyền thống hiện đại: giáo dục phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại nhưng phải giữ gìn được truyền thống bản sắc dân tộc + Lâu dài trước mắt: cần xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển giáo dục nước ta đến năm 2020 xa hơn, song lại cần có những mục tiêu cụ thể, ngắn hạn những bước đi hợp lý, hài hoà để trong một thời gian không lâu nền giáo dục Việt Nam có thể có những chuyển... động của thị trường dịch vụ giáo dục, Nhà nước còn phải có nhiều chính sách để giáo dục phát huy được đặc tính phúc lợi của mình với các vùng miền, ngành nghề, đối tượng người học trong hoàn cảnh không thuận lợi + Cục bộ toàn cầu: đây là mâu thuẫn lớn, không những giữa các vùng miền, khu vực trong nước, mà là giữa nước ta với khu vực trên thế giới về sự chênh lệch trong khoảng cách phát triển

Ngày đăng: 26/03/2014, 23:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan