Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

52 1.8K 14
Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập: Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tậpCHƯƠNG I: QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨMI. Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.1. Khái niệm chung về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.Kế hoạch hoá từ lâu được coi như là công cụ để thiết lập cũng như thực hiện các quyết đọnh chiến lược. Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nào cũng được thừa nhận nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếu của đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đới với đối tượng khác. Qua quá trình lịch sử phát triển của nền kinh tế Kế hoạch hoá có nhiều nghĩa khác nhau và luôn là chủ đề quan tâm và có nhiều ý kiến trái ngược.Hiểu một cách tổng quát nhất thì, kế hoạch hoá là một phương thức quản lý theo mục tiêu, nó “ Là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vân dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất”. Theo cách hiểu này thì, kế hoạch hoá được thể hiện ở nhiều qui mô khác nhau: của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của địa phương… Kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hoá doanh nghiệp) được xác định là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hay nói một cách khác “ Kế hoạch hoá doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó”.SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A1 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tậpNhư vậy, kế hoạch hoá trong doanh nghiệp thể hiện khả năng phán đoán mục tiêu phát triển và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Qua đây chúng ta nhận thấy rằng trong công tác này gồm các hoạt động sau:- Lập kế hoạch: đây là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp, nó là quá trình xác định các mục tiêu, các chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất các giải pháp chính sách để áp dụng. Sau quá trình này sẽ cho kết quả là bản kế hoạch của doanh nghiệp và nó là cơ sở cho thực hiện các công tác sau của kế hoạch hoá. Kế hoạch doanh nghiệp chính là thể hiện ý đồ phát triển của các nhà lãnh đạo và quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các giải pháp thực thi. Bản kế hoạch thường được hình thành thông qua những câu hỏi mang tính bản chất của nó như sau: (1) Trạng thái của doanh nghiệp hiện tại, kết quả và những điều kiện hoạt động kinh doanh? (2) Hướng ưu tiên phát triển của doanh nghiệp? (3) Làm thế nào để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra…- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch là những hoạt động tiếp theo của công tác lập kế hoạch nhằm đưa kế hoạch vào thực tế các hoạt động của doanh nghiệp. Đây là quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các nguồn lực của doanh nghiệp, triển khai các hoạt động thực hiện theo các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện còn phát hiện những điều bất ngờ có thể xảy đến trong quá trình hoạt động và khả năng ứng phó với những sự kiện bất ngờ đó. Quá trình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định được các rủi ro trong quá trình hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp quản lý, và đưa ra các biện pháp xử lý các rủi ro đó.SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A2 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập2. Vai trò của lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những tác động bên ngoài, tác động các qui luật của thị trường. Sự tồn tại của kế hoạch hoá chính là để giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động của mình trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của kế hoạch được thể hiện ở các mặt sau:- Tập trung sự chú ý của các hoạt động của doanh nghiệp vào các mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hoá là đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, cho nên chính các hoạt động của công tác kế hoạch hoá là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này. Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động thì kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra để từ đó có đưa ra quyết định nên làm những gì, làm như thế nào, làm vào lúc nào… Mặc dù các diễn biến của thị trường là rất khó dự đoán tuy nhiên chúng ta không thể để mặc chúng tự diễn ra, như thế là để mặc cho doanh nghiệp mình đối đầu với những biến động của thị trường, như thế thì rủi ro sẽ càng lớn.- Công tác kế hoạch hoá với việc ứng phó những sự thay đổi của thị trường. Lập kế hoạch là dự kiến những vần đề của tương lai, chính vì thế nó ít khi chắc chắn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà lãnh đạo vẫn cần có kế hoạch để phân công, phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu và tháo gỡ, ứng phó với những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra.- Công tác kế hoạch với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhân logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hành phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A3 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tậptiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém.II. Qui trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.1. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.1.1. Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh.a. Kế hoạch Marketing.Cũng như những chức năng khác trong doanh nghiệp, chức năng Marketing có nhiệm vụ là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất sản phẩm. Chức năng Marketing giữ vai trò kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý thì Marketing là một chức năng có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác, là đầu mối quan trọng của một cơ thể quản lý thống nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Kế hoạch Marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích thị trường và môi trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cho công ty hoặc nhóm sản phẩm, sau đó xác định các biện pháp và các phương tiện cần thiết để thực hiện kế hoạch đó. Như vậy, chúng ta thấy rằng kế hoạch Marketing là một chương trình hành động trong đó gồm có:- Một bảng phân tích chi tiết về các khả năng của thị trường và của daonh nghiệp.- Một phần diễn giải về những giả thiết phát triển, các khả năng lựa chọn và lý do đưa ra các lựa chọn đó.- Các mục tiêu trên cơ sở các số liệu dự báo và phản ánh một sự cam kết phấn đấu của doanh nghiệp.SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A4 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập- Kế họach phối hợp các phương tiện và hành động cho phép đạt các mục tiêu kể trên.- Các chỉ tiêu và ngân sách dành cho các hoạt động trên, và là công cụ để tổng hợp, phối hợp và kiểm tra.b. Kế hoạch sản xuất và dự trữ.Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý sản xuất, kế hoạch hoá sản xuất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực. Trên thực tế luôn có sự sai lệch giữa dự báo và thực tế thị trường nơi mà doanh nghiệp có mặt, vì vậy kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực sản xuất và các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thị trường. Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt, sao cho thích ứng với mọi biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động về nhu cầu. Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định được các nội dung sau đây:- Khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm.- Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất.- Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm.- Sử dụng các yếu tố sản xuất.- Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm.- Các kế hoạch thuê ngoài.Việc xác định các yếu tố này phải thoả mãn các ràng buộc chặt chẽ về kỹ thuật, các mục tiêu của doanh nghiệp và các nguồn lực của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, đặc biệt là các ràng buộc về mục tiêu bán hàng, khả năng cung ứng nhân sự và các mục tiêu hiệu quả.Cùng với quá trình sản xuất sản phẩm thì do một số lý do về kỹ thuật như: thời hạn sản xuất của các đơn hàng, và tận dụng công suất của máy móc thiết bị. Và lý do thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ phải dự trữ sản phẩm. Việc dự trữ cũng mang đến nhiều phiền toái cho doanh SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A5 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tậpnghiệp. Ví dụ như: vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị đọng lại trong kho và doanh nghiệp sẽ tốn chi phí bảo quản chúng, ngoài ra có thể phải tính đến các sản phẩm bị hỏng trong quá trình lưu kho. Cùng với dự trữ sản phẩm thì doanh nghiệp còn tiến hành dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Mục đích của dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng hai mục tiêu cơ bản, đó là đáp ứng nhu cầu đầu vào cho sản xuất với chi phí thấp nhất.c. Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, máy móc.Trong quá trình công nghiệp hoá, năng suất tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Chính vì thế các doanh nghiệp luôn rất quan tâm tới việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho dây truyền sản xuất của mình. Việc mua sắm này khá tốn kém, chính vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể cho việc mua sắm của mình sao cho còn cân đối với các kế hoạch tác nghiệp khác trong khuôn khổ ngân sách.Như mục trên chúng ta đã nói, việc dự trữ nguyên liệu là rất cần thiết, và để đảm bảo cho kho nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu sản xuất chung của doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp cần có những kế hoạch mua sắm nguyên liệu vào những thời điểm thích hợp, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và tiêu chí tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.d. Kế hoạch nhân sự.Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là thực hiện quản lý một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, và nó không thể thiếu với mọi loại hình doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của quản lý nhân sự là giúp doanh nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp những người lao động với mức trình độ ký năng phù hợp và đúng vị trí và đúng thời điểm, nhằm hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì thế chúng ta có thể nói, quản lý nhân sự là một công việc khó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan đến những con SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A6 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tậpngười cụ thể, với những hoàn cảnh và các đặc trưng riêng biệt. Kế hoạch nhân sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhu cầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động. Trong một bản kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp chúng cần có những nội dung sau đây:Kế hoạch về nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp trong thời gian tới: nhu cầu này được tính toán dựa trên khả năng cung ứng lao động trong nội bộ doanh nghiệp, nhu cầu thuyên chuyển các cán bộ, nhu cầu nhân sự từ bên ngoài, và còn căn cứ dựa trên phân tích về thị trường lao động.e. Kế hoạch tài chính.Tài chính là một trong những nguồn lực cực kì quan trọng của doanh nghiệp, nó là bộ phận không thể thiếu của các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập của doanh nghiệp, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.Kế hoạch tài chính là một trong nhữg thành phần quan trọng của hệ thống kế hoạch hoá doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của nó là xây dựng hệ thống quản lý tài chính hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính cũng là phương tiện để thực hiện chính sách tài chính của doanh nghiệp.Kế hoạch tài chính là quá trình soạn thảo các kế hoạch và các chỉ tiêu quan trọng nhằm đảm bảo các nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là các nội dung quan trọng của kế hoạch tài chính: kế hoạch tài chính xác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, xác định các nguồn vốn cơ bản và cơ cấu của nguồn vốn, đưa ra các quyết định về thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài, thiết lập cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A7 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tậpmột cách hợp lý cho các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời xác định các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác.1.2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh.Là phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng trong phân tích thị trường, trong tổng hợp phân tích các số liệu thu thập thông tin, số liệu. Việc sử dụng phương pháp tính toán dự báo các con số trong bản kế hoạch có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của bản kế hoạch, từ đó tác động tới khả năng thực hiện kế hoạch đã đề ra.2. Qui trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.Soạn lập kế hoạch là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp. Kết quả của quá trình soạn thảo là một bản kế hoạch của doanh nghiệp, nó là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau của kế hoạch hoá. Chính vì thế, một qui trình tiến hành lập kế hoạch hợp lý sẽ cho sản phẩm là một bản kế hoạch có chất lượng tốt. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các bước trong qui trình lập kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp:2.1. Phân tích môi trường.Qua quá trình đánh giá này doanh nghiệp nhận thức được cơ hội dựa trên các hiểu biết về môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định được các thành phần thật sự có ý nghĩa với mình, thu thập và phân tích thông tin về các thành phần này. Trong quá trình phân tích thị trường doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xem xét chúng một cách toàn diện, rõ ràng. Biết được điểm đứng hiện tại của doanh nghiệp trên cơ sở điểm yếu và điểm mạnh của mình. Bước này là bước rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới các quyết định sau này của doanh nghiệp, vì các mục tiêu đưa ra là phụ thuộc vào các phân tích về thị trường đã được tiến hành.SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A8 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập2.2. Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu.Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các phòng ban cấp dưới chính là xác định các kết quả cuối cùng cần thu được, nó chỉ ra được điểm mốc mà chúng ta đã hoàn thành hoặc là điểm kết thúc của các công việc cần làm. Qua quá trình xác định các mục tiêu cho từng phòng ban này, doanh nghiệp xác định được các điểm, các công việc cần ưu tiên. Từ đó có hệ thống chiến lược, các chính sách, các chương trình hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra có thể thành hiện thực.2.3. Lập kế hoạch chiến lược.Sau hai bước đã tiến hành trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh các mục tiêu đề ra (yếu tố mong muốn chủ quan) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp (yếu tố tác động làm giới hạn mục tiêu của doanh nghiệp). Qua sự so sánh giữa mục tiêu và các yếu tố giới hạn chúng, chúng ta thấy được sự chênh lệch giữa chúng và bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích để đưa ra các phương án kế hoạch chiến lược khác nhau. Lập kế hoạch chiến lược xác định hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trong một bản kế hoạch chiến lược xác định các mục tiêu dài hạn, chính sách thực hiện mục tiêu đó. Trong bước quan trọng này thì nó gồm những khâu và công việc cụ thể sau:- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: Bước này xác định các phương án kế hoạch hợp lý, và tìm ra các phương án có nhiều triển vọng thực hiện nhất.- Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án có triển vọng nhất, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá và xem xét các điểm mạnh và yếu của từng phương án trên cơ sở định lượng của các chỉ tiêu.SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A9 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: Trong quá trình lựa chọn phương án cần lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để dự phòng trong những trường hợp cần thiết. Đây là khâu quan trọng quyết định tới việc cho ra đời một bản kế hoạch.2.4. Xác định các chương trình và dự án.Bước này thể hiện sự cụ thể của các kế hoạch thành các phân hệ nhỏ hơn. Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặt hoạt động quan trọng của doanh nghiệp: ví dụ như các chương trình hoàn thiện công nghệ, chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm… Thông thường các chương trình ít khi được thực hiện một mình, nó thường là một hệ thống các chương trình, giữa các chương trình luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Còn các dự án thì thường định hướng đến một mặt hoạt động cụ thể của doanh nghiệp: như dự án phát triển thị trường, đổi mới thị trường… Các dự án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương trình, nó bao gồm các thông số về tài chính kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính.2.5. Lập các kế hoạch chức năng.Mục tiêu cuối cùng của các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới là: Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lý một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực… Để thực hiện được những mục tiêu nói trên thì kế hoạch chiến lược cần phải cụ thể hoá thành các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh. Hệ thống các nguồn kế hoạch chức năng bao gồm: kế hoạch sản xuất sản phẩm, kế hoạch phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing.SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A10 [...]... trình lập kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm là, ngoài các kế hoạch tác nghiệp như các doanh nghiệp khác thì do phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nên trong qui trình chung của họ có thêm một kế hoạch tác nghiệp nữa là kế hoạch chất lượng Từ đó chúng ta có thể thấy rằng các bước trong soạn lập kế hoạch kinh doanh của họ như sau: Hình 1.1 Qui trình lập. .. thời, tránh sự chệch hướng kế hoạch đã đề ra và để có thể giải quyết những vướng mắc SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A GVHD: Ths Vũ Cương 16 Bản thảo chuyên đề thực tập V Một số điều kiện đảm bảo chất lượng lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 1 Chất lượng nguồn lực con người cho công tác lập kế hoạch Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trí sáng tạo của con người, chính vì thế... môn kế hoạch sẽ giúp cho các hoạt động diễn ra trôi chảy, chuyên nghiệp Đồng thời trang thiết bị cũng đảm bảo cho quá trình thực hiện kế hoạch được theo dõi liên tục để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A GVHD: Ths Vũ Cương 18 Bản thảo chuyên đề thực tập CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACO I Giới thiệu chung về công ty Traphaco. .. kinh doanh của Traphaco Sau khi đã xem xét, đánh giá qui trình lập kế hoạch của Traphaco, tôi sẽ tiếp tục đi sâu vào xem xét nội dung các kế hoạch tác nghiệp của Traphaco 1 Phương pháp lập kế hoạch của công ty Trong tính toán các chỉ tiêu của kế hoạch doanh nghiệp dùng hàm tuyến tính để dự báo doanh thu, dựa vào xu hướng ổn định của thị trường Thực ra chúng ta có thể thấy phương pháp sự báo này trong xu... Lớp: Kế hoạch 46A 28 GVHD: Ths Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập 2 Nội dung kế hoach kinh doanh của công ty Traphaco 2.1 Kế hoạch Marketing Như đã nói về kế hoạch marketing, nó cũng phụ thuộc vào các chính sách chung của doanh nghiệp, mọi kế hoạch marketing phải phù hợp với những định hướng chung cuả doanh nghiệp mà lãnh đạo đã vạch ra Mặt khác kế hoạch marketing lại chú trọng tới những điều kiện của. .. của mình, tên gọi và tổ chức của Traphaco đã có nhiều thay đổi Từ khi chuyển sang là một doanh nghiệp cổ phần hoá, cơ cấu tổ chức của Traphaco ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A 20 GVHD: Ths Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco Công ty Cổ phần Traphaco Công ty Cổ phần Traphaco CNC Công ty TNHH TraphacoSapa Đại hội đồng cổ... mấu chốt có tính quyết định đối với doanh nghiệp trong khoảng thời gian sắp tới Sự chi tiết chỉ thể hiện ở các kế hoạch hàng năm của Traphaco, ở đó có đầy đủ nội dung các mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định thực hiện trong năm kế hoạch ( kế hoạch này sẽ được trình bày ở phần dưới của bài viết) Các kế hoạch này có thể sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra, tuy nhiên nó chỉ xảy... phê duyệt Thực tế bước này đã được Traphaco tiến hành khá tốt, nó thể hiện ý chí của nhà lãnh đạo và khả năng chuyên môn của đơn vị lập kế hoạch Kế hoạch thể hiện quyền lực điều hành của các nhà lãnh đạo, cùng với định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, chính vì thế các kế hoạch rất cần sự tham gia của các nhà lãnh đạo Thực tế khi càng có sự ủng hộ này thì kế hoạch sẽ càng có khả năng thực hiện... trình lập kế hoạch kinh doanh Phân tích Kế môi hoạch Đánh giá Bước trường đầu tiên của qui trình, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu về thị tác và hiệu trường, rồi xác định các mục tiêu cho doanh nghiệp Từ sự so sánh mục tiêu Kế nghiệp, chỉnh Chương hoạch mà các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch chiến lược chất các pha Nhiệm và đánh giá về môi trường trình và chiến lượng và của kế vụ và dự án để hiện thực hoá... gian dài, không những kế hoạch đang thực hiện mà cả các kế hoạch sau này SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A GVHD: Ths Vũ Cương 25 Bản thảo chuyên đề thực tập 3 Lập kế hoạch chiến lược Khi mà các mục tiêu không được định lượng rõ ràng thì việc so sánh các yếu tố môi trường với mục tiêu để đưa ra bản kế hoạch chiến lược thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp là rất khó khăn Dù có bản kế hoạch này nhưng do sự . Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46A17 GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tậpCHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACOI.. chuyên đề thực tậpHình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco. SV: Vũ Văn Hưng Lớp: Kế hoạch 46ACông ty Cổ phần TraphacoCông ty TNHH TraphacoSapaCông ty Cổ

Ngày đăng: 15/12/2012, 11:19

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Qui trình lập kế hoạch kinh doanh - Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

Hình 1.1..

Qui trình lập kế hoạch kinh doanh Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco. - Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

Hình 2.1..

Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.3. Kế hoạch marketing của Traphaco năm 2007. - Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

Bảng 2.3..

Kế hoạch marketing của Traphaco năm 2007 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng: Traphaco đã có kế hoạch rất chi tiết cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  của doanh nghiệp - Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

a.

vào bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng: Traphaco đã có kế hoạch rất chi tiết cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Xem tại trang 33 của tài liệu.
Qua bảng trên chúng ta nhận thấy, Traphaco có kế hoạch kiểm tra đăng kí các tiêu chuẩn chất lượng khá đầy đủ, đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc - Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

ua.

bảng trên chúng ta nhận thấy, Traphaco có kế hoạch kiểm tra đăng kí các tiêu chuẩn chất lượng khá đầy đủ, đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.8. Kế hoạch ngân sách của Traphaco năm 2007. - Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

Bảng 2.8..

Kế hoạch ngân sách của Traphaco năm 2007 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.8. Nhân lực của phòng kế hoạch. - Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

Bảng 2.8..

Nhân lực của phòng kế hoạch Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan