đánh giá chính sách phân phối của công ty bia huế về sản phẩm bia huda chai trên địa bàn thành phố huế

92 1.5K 7
đánh giá chính sách phân phối của công ty bia huế về sản phẩm bia huda chai trên địa bàn thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp phải có các hoạt động Marketing hiệu quả. Hệ thống kênh phân phối nổi lên như một công cụ marketing quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Những năm gần đây, kênh phân phối ở các tỉnh miền Trung nói chung và Thành phố Huế nói riêng đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Một trong những doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối khá hiệu quả ở thị trường Thành Phố Huế đó là công ty Bia Huế. Công ty Bia Huế là một doanh nghiệp sản xuất lâu đời tại Huế, công ty đã tạo dựng được những thương hiệu uy tín của mình trên thị trường này như HUDA, Festivalhay CARLSBERG Đặc biệt, Bia Huda(lon,chai) luôn là sự lựa chọn hàng đầu tại thị trường này. Công ty bia Huế đã đứng vững trên thị trường hơn 10 năm, chính vì thế mà tên tuổi cùng những thành côngcông ty đạt được được nhiều người tiêu dùng biết đến. Ban đầu chỉ là một loại bia địa phương, giờ đây phạm vi tiêu thụ của bia Huda chai mở rộng sang những thị trường mới thậm chí cả nước ngoài. Công ty bia Huế không ngừng nỗ lực phát huy mặt mạnh của mình tại những thị trường truyền thống, gia tăng sự trung thành với nhãn hiệu, chất lượng được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Đan Mạch, phát huy tối đa hiệu quả kênh phân phối của mình sẵn có, quan tâm hơn nữa tới các đại lí và điểm bán của mình . Trong hệ thống kênh phân phối bia Huda chai nói riêng và các loại bia của công ty nói chung thì các đại lí cấp 1 được gọi là đại lí, còn các đại lí cấp 2, cấp 3 do đại lí cấp 1 cung cấp và các cửa hàng bán lẻ gọi chung là các điểm bán.Trong đó, trực tiếp nhất với công ty bia là các đại lí cấp 1, trực tiếp nhất với người tiêu dùng cuối cùng là các kênh phân phối. Họ có vai trò quan trọng trong hệ thống kênh phân phối, ít nhiều quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bia Huế cũng như toàn bộ hệ thống kênh phân phối. 1 1 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ Xuất phát từ những vấn đề trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá chính sách phân phối của công ty Bia Huế về sản phẩm bia Huda chai trên địa bàn thành phố Huế” để làm rõ hơn những vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: a. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở tìm hiểu thực tế hoạt động công ty Bia Huế cũng như thị trường và hệ thống kênh phân phối của sản phẩm bia Huda chai, đánh giá chính sách phân phối của công ty đối với bia Huda chai. Qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kênh phân phối của sản phẩm bia Huda chai. b. Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau: > Tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty Bia Huế. > Thị trường tiêu thụ bia Huda chai của công ty Bia Huế. > Tìm hiểu về kênh phân phối của công ty Bia Huế. > Đánh giá hiệu quả kênh phân phối của công ty Bia Huế. > Đánh giá chính sách phân phối bia Huda chai. > Giải pháp để khắc phục và phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: chính sách phân phối sản phẩm bia Huda chai của công ty bia Huế tại thị trường thành phố Huế. • Đối tượng điều tra: Bộ phận quản trị kênh phân phối của công ty bia Huế tại thị trường thành phố Huế, các đại lý và các điểm phân phối trong kênh phân phối của công ty bia Huế tại thị trường thành phố Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về mặt nội dung: Đánh giá chính sách phân phối của công ty bia Huế về sản phẩm bia Huda chai trên địa bàn thành phố Huế. - Phạm vi về mặt không gian: Thị trường thành phố Huế. - Phạm vi về mặt thời gian: 2 2 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ Đề tài thu thập các dữ liệu thứ cấp trong phạm vi 3 năm từ 2010 – 2012 Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 1 tháng từ 10/09/2013 đến 10/10/2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp thu thập số liệu: - Dữ liệu thứ cấp:  Tiến hành thu thập từ các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu có sẵn, hoặc thu thập qua internet, thông tin từ các bài báo Các thông tin cần thu thập bao gồm: o Thông tin về sự hình thành và phát triển công ty. o Thị trường tiêu thụ và hệ thống kênh phân phối của công ty Bia Huế. o Hiệu quả và hạn chế của kênh phân phối, đưa ra đánh giá về chính sách kênh phân phối bia Huda chai.  Thu thập từ giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh của Thầy Hồ Sỹ Minh, giáo trình Quản Trị Nhân Lực của thầy Bùi Văn Chiêm và các đề tài, khóa luận có liên quan. - Dữ liệu sơ cấp: Dự liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi.Do đặc trưng của đề tài nên nhóm sẽ tiến hành thu thập thông tin ở hai đối tượng là đại lí cấp 1 và các điểm bán.Các đại lí cấp 1 sẽ được điều tra chính thức 1 lần, các điểm bán bao gồm điều tra sơ bộ và điều tra chính thức.Các thông tin cần thu thập bao gồm: + Các đặc điểm cơ bản của các kênh phân phối(vị trí, quy mô ). + Đánh giá chính sách kênh phân phối bia Huda chai. + Các ý kiến đề xuất, góp ý của các kênh phân phối về những mặt còn hạn chế trong chính sách phân phối. Phương pháp thu thập thông tin gồm: + Giai đoạn 1: Điều tra sơ bộ. Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân kết hợp với điều tra bằng bảng hỏi sơ bộ. Nhóm tiếp xúc trực tiếp với các điểm bán, đặt câu hỏi và thu thập ý kiến. Cuộc phỏng vấn mang tính bất ngờ và ngẫu nhiên. Số mẫu phỏng vấn điều tra sơ bộ là 30 điểm bán. Sau đó rút ra những nhận xét ban đầu về đánh giá chung của các điểm bán 3 3 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ về một số vấn đề liên quan đến chính sách phân phối Bia Huda chai, từ đó làm cơ sở để tính tỷ lệ mẫu, phục vụ cho việc tính cỡ mẫu điều tra chính thức sau này. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh, chọn lọc lại các yếu tố cần đo trong bảng câu hỏi theo chuẩn của thang đo Likert. Kết quả của các cuộc phỏng vấn định tính là nhằm chỉnh sửa, bổ sung lại các thành phần trong bảng câu hỏi cho phù hợp hơn đối với đề tài. + Giai đoạn 2: Điều tra chính thức. Nghiên cứu định lượng dùng bảng câu hỏi để định lượng tác động của các yếu tố đã xác định được đến sự hài lòng của các điểm bán là bao nhiêu hay ở mức độ nào. Dùng thang đo Likert với 5 thành phần sẽ được dùng để đo đánh giá chính sách phân phối và mức độ hài lòng, câu trả lời sẽ là “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý”, thang đo Likert với 5 thành phần sẽ được dùng để đánh giá chính sách phân phối. Ngoài ra còn dùng các thang đo khác để biểu thị số năm kinh doanh, số lượng cho mỗi lần đặt hàng Bảng câu hỏi sau khi được xây dụng xong, được in ra 137 bản giống nhau (137 là cỡ mẫu mà nhóm đã tính được bên dưới), sau đó được phát cho những điểm bán Bia Huda chai. Sau khi các mẫu nghiên cứu đã được phát ra và thu lại hoàn tất, tiến hành tập hợp và bắt đầu cho việc mã hóa dữ liệu, phục vụ cho việc phân tích thông tin thu thập được. 4.2 Phương pháp chọn mẫu: Ở phương pháp chọn mẫu này sẽ được áp dụng cho điều tra các điểm bán, còn các đại lí cấp I sẽ được điều tra toàn bộ, tổng thể là 29 đơn vị. • Cách chọn mẫu cho điểm phân phối: Phương pháp được sử dụng để chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Cách tiến hành:  Phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I(các đại lý cấp I), rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I.  Phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I, thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II (cửa hàng bán lẻ có phân phối sản phẩm của công ty Bia Huế). • Xác định cỡ mẫu của tổng thể: 4 4 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ  Chọn 10/27 phường trên địa bàn.  Gọi X là tổng số điểm phân phối của công ty Bia Huế trên địa bàn 10 phường đã chọn, sau đó suy rộng ra cho tổng thể về số điểm phân phối trên địa bàn TP Huế (N).  Tiến hành xác định kích thước mẫu để điều tra dựa trên tổng thể đã ước lượng: Theo phương pháp xác định kích thước mẫu theo tỷ lệ. Áp dụng công thức: Trong đó: n: kích thuớc mẫu zα/2 = 1,64: giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1 – α) với α = 10% p = 0,5: tỷ lệ tổng thể (Ðể n đạt cực đại để đảm bảo rằng n được ước lượng có độ lớn an toàn nhất thì p(1 –p) cũng phải đạt cực đại. Khi p = 0,5 thì p(1 –p) đạt cực đại). ɛ = 0,07: sai số mẫu Khi đó, cỡ mẫu ta tính được là 137điểm phân phối. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành chọn mẫu là 137địa điểm phân phối trong tổng số địa điểm phân phối của 10 phường để tiến hành điều tra theo như cách chọn mẫu mà nhóm đã đề xuất. 4.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mền phân tích xử lý số liệu SPSS 16.0 để thực hiện những phân tích cần thiết phục vụ cho nghiên cứu. - Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Sử dụng bảng tần số và phần trăm, biểu đồ để mô tả thực trạng về chính sách phân phối cũng như mức độ hài lòng của các đại lý và điểm bán. - Phương pháp phân tích các nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến gọi là các nhân tố ít hơn để chúng có ý nghĩa (Theo Hair và các tác giả - 1998) nhằm rút ngắn các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của các thành viên trong kênh. - Phương pháp độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) để xem kết quả nhận được đạt độ tin cậy đến mức nào. Theo “ Hoàng Trọng và các cộng sự - 2005” thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên trong trường hợp nghiên cứu đối với người được phỏng vấn tại thời điểm nghiên cứu là mới nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha >= 0.6 5 5 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra thang đo các tiêu thức trong từng nhóm có phù hợp hay không. - Kiểm định One-Sample T-Test để kiểm định so sánh giá trị trung bình của một tổng thể với một giá trị cụ thể. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNGI:CƠSỞLÝLUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổngquanvề chính sách phân phối và hệ thống kênh phân phối: 1.1 Khái quát về phân phốichính sách phân phối: Phân phối có thể hiểu một cách đơn giản là việc đem hàng hoá hay dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong Marketing phân phối được hiểu một cách đầy đủ là những quyết định đưa hàng hoá vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó thực hiện việc đưa hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng nhằm đạt được lơị nhuận tối đa. Như vậy, phân phối hàng hoá trong Marketing không phải chỉ có định ra được phương hướng, mục tiêu và tiền đề của lưu thông mà còn bao gồm cả nội dung thay đổi không gian, thời gian, mặt hàng, số lượng hàng hoá và hệ thống các phương thức để đưa hàng hoá từ nơi người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối trong Marketing gồm các yếu tố cấu thànhbản sau đây: - Người cung ứng (người sản xuất), người tiêu dùng cuối cùng (khách hàng tiêu dùng cuối cùng): đây là đại biểu tập trung nhất của người bán và người mua. Trên thị trường người mua luôn đóng vai trò quyết định. - Người trung gian: (Người bán buôn, bán lẻ) Các trung gian tạo thế kéo đẩy trên thị trường. - Hệ thống kho tàng bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng… Đây là hệ thống vật chất cơ sở kỹ thuật có vai trò trong việc dự trữ hàng hoá, bảo đảm quá trình lưu thông diễn ra đều đặn, tham gia trực tiếp vào quá trình mua hàng. - Hệ thống thông tin thị trường, các dịch vụ của mua và bán (thanh toán hợp đồng) và các hoạt động yểm trợ khuyếch trương… Đóng vai trò rất quan trọng trong 6 6 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ phân phối. Nó giúp người cung ứng có thể xử lý thông tin một cách chính xác để đưa ra quyết định phân phối hợp lý. Tổng hợp các yếu tố này nhằm vận động hàng hoá trên hai phương diện: vận động tổ chức trao đổi danh nghĩa sở hữu và vận động vật lý của hàng hoá. Một cách tổng quát hơn, hoạt động phân phối của công ty gồm 3 nhóm vấn đề: • Tổ chức kênh phân phối. • Tổ chức việc lưu thông hàng hoá. • Tổ chức việc phân phối hàng hoá ở khâu bán buôn và bán lẻ. Chính sách phân phối là sự kết nối các yếu tố phân phối, xây dựng mạng lưới phân phối và sử dụng các phương pháp phân phối. Chính sách phân phối là một bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ các chiến lược Marketing hỗn hợp bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác động lên nhu cầu về hàng hoá của mình. Có thể hợp nhất rất nhiều khả năng thnàh 4 nhóm cơ bản: hàng hoá, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Chính sách phân phối cùng với các biến số khác của Marketing- mix sẽ tạo nên “bí quyết dành thắng lợi trong kinh doanh của Marketing”. Trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp, vai trò của từng chính sách phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định vị trí hàng hoá cụ thể mà doanh nghiệp đó làm và mục tiêu chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta vẫn có thể khẳng định chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Sau khi sản phẩm hoàn thành và tung ra thị trương, giai đoạn tiếp theo của quá trình Marketing là xác định các phương pháp và quãng đường hay lựa chọn kênh được sử dụng để vận chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Chính vì vậy một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp an toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động hiện nay, một chính sách phân phối tốt là một yếu tố rất quan trọng để đưa doanh nghiệp đến thành công. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà các chiến dịch quảng cáo hay cắt giảm giá chỉ có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút hoặc bằng không. 7 7 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ Việc xây dựng chính sách phâm phối tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp: • Tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch và cá hợp đồng ký kết. • Bảo đảm uy tín của doanh nghiệp, sự tin tưởng của khách hnàg và sự gắn bó lâu dài với người tiêu dùng. • Bảo đảm việc thu hút ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp thông qua công tác giao dịch phương thức phân phối, thủ tục giao nhận, thanh toán… đối với khách hàng. Tuy vậy, mỗi chính sách phân phối được áp dụng chỉ phù hợp trong một thời điểm nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Đồng thời chính sách phân phối phải được phối hợp đồng bộ với các nhân tố khác của chiến lược Marketing - mix như sản phẩm, giá cả, xúc tiến thì mới nâng cao được hiệu quả Marketing của doanh nghiệp. Sơ đồ 1: Chính sách phân phối trong mối quan hệ giữa các biến số của marketing. 1.2 Khái quát về hệ thống kênh phân phối 1.2.1 Khái niệm kênh phân phối: Ngày nay, hầu hết những người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường thông qua các trung gian phân phối. Những trung gian phân phối hợp thành một hệ thống kênh phân phối (còn được gọi là kênh marketing hay kênh thương mại). Do đó, kênh phân phối được hiểu là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các biến số của cấu trúc kênh: - Chiều dài kênh: được phản ánh bởi cấp độ trung gian tham gia vào kênh phân phối đó. 8 8 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ - Chiều rộng của kênh: là số lượng các trung gian ở mỗi cấp của kênh. - Các dạng trung gian tham gia vào kênh phân phối. Các biến số trên tạo nên sự khác nhau của từng hệ thống kênh phân phối. 9 9 Thực tập giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ 1.2.2 Cấu trúc kênh phân phối: Các kênh phân phối có thể được mô tả bằng số lượng các cấp trung gian của nó. Mỗi người trung gian sẽ thực hiện một số công việc nhất định nhằm đem sản phẩm tới gần người tiêu dùng hơn và tạo thành một cấp trong kênh phân phối. Vì nhà sản xuất và người tiêu dùng là điểm đầu và điểm cuối của mỗi kênh phân phối, nên họ cũng là những bộ phận của kênh. Chúng ta sẽ dùng số cấp trung gian để chỉ độ dài của một kênh phân phối. Do đặc điểm khác nhau của sản phẩm và dịch vụ mà các kênh phân phối cũng được thiết kế khác nhau, bao gồm kênh phân phối hàng tiêu dùng, kênh phân phối tư liệu sản xuất và kênh phân phối dịch vụ. Các kênh phân phối hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất Kênh không cấp (còn được gọi là kênh phân phối trực tiếp) gồm người sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng. Những hình thức của marketing trực tiếp chính là bán hàng lưu động, bán hàng dây chuyền, đặt hàng qua bưu điện, marketing qua điện thoại, bán hàng qua internet và các cửa hàng của người sản xuất. Kênh một cấp (kênh phân phối gián tiếp) có một người trung gian, như người bán lẻ. Kênh hai cấp có hai người trung gian. Trên các thị trường hàng tiêu dùng thì đó thường là người bán sỉ và một người bán lẻ. Kênh ba cấp có ba người trung gian. Giữa người bán sỉ và người bán lẻ có thể có thêm một người bán sỉ nhỏ. Ngoài ra có thể có kênh phân phối nhiều cấp hơn. Tuy nhiên số cấp của kênh tăng lên thì việc thu nhận thông tin về những người sử dụng cuối cùng và thực hiện việc kiểm soát các trung gian sẽ khó khăn hơn. 10 10 [...]... và tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu II Đánh giá chính sách phân phối của công ty Bia Huế về sản phẩm Bia Huda chai trên địa bàn Thành Phố Huế 1 Vị thế của công ty Bia Huế trên thị trường Bia Việt Nam 1.1 Vị thế của công ty Bia Huế trên thị trường Bia Việt Nam Công ty Bia Huế với vị thế lâu đời, sản phẩm chất lượng không thể pha chế đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước và đang dần... CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY BIA HUẾ VỀ SẢN PHẨM BIA HUDA CHAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ I Giới thiệu tổng quát về công ty Bia Huế: 1 Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Bia Huế là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) Với lịch sử hình thành và phát triến hơn 20 năm Có thể chia làm 3 giai đoạn phát triển:  Giai đoạn 1( năm 1990-1994): Nhà máy Bia Huế thuộc... vấn đề này, công ty Bia Huế lựa chọn cho mình một kênh phân phối phù hợp, mang lại hiệu quả cao 2.2 Sơ đồ kênh phân phối của Bia Huda: Hệ thống kênh phân phối của Bia Huda hiện nay đang hoạt động thuộc kênh phân phối hàng tiêu dùng ba cấp Công ty Bia Huế Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Nhà bán lẻ Khách hàng 2.3 Tình hình hoạt động và quản trị kênh phân phối của Bia Huda Hiện nay, công ty Bia Huế nói chung và... hệ thống kênh phân phối của Bia Huda nói riêng đang hoạt động theo như mô hình vừa đề cập trên Công ty chú trọng việc quản trị kênh phân phối có hiệu quả, trọng tâm của công tác quản trị đó là thành viên của kênh phân phối Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần thống kê mô tả dưới đây 3 Đánh giá của hệ thống đại lí cấp I đến chính sách phân phối: Để nghiên cứu chính sách phân phối của Bia Huda dưới góc độ... một sứ mạng của mình.Trung bình mỗi năm, công ty Bia Huế đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để làm công tác xã hội và từ thiện 1.2 Vị thế của công ty Bia Huế trên thị trường thành phố Huế Trên thị trường Huế xuất hiện nhiều loại Bia khác nhau như Bia 333, Bia Laurue, Heniken, Bia Saigon nhưng các sản phẩm của Bia Huế luôn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng ở Huế. Hiện tại các sản phẩm của công ty rất được... phẩm mới 2 Hiện trạng về hoạt động kênh phân phối bia Huda chai của công ty: 2.1 Quá trình hình thành kênh phân phối: Tiến trình định vị sản phẩm Bia Huda chai của công ty Bia Huế trên thị trường thành phố Huế cũng như xác định kênh phân phối cho nó được nghiên cứu kĩ lưỡng, gồm 5 bước cơ bản: Bước 1: Thấu hiểu khách hàng mục tiêu: Cần xác định khách hàng cần bia như một thứ nước giải khát, một thức... cơ bản như: Đặc điểm sản phẩm, Mục tiêu của công ty, Chiến lược phân phối, Mức độ đầu tư vào kênh phân phối Tiêu chí quản lý hiệu quả kênh phân phối bao gồm 4 yếu tố chính: Đội ngũ kinh doanh, Sản phẩm, Đối tác và quản lý đối tác, Nhà phân phối và quản lý nhà phân phối Dựa trên các tiêu chí quản lí kênh phân phối có hiệu quả, chúng ta đánh giá được một kênh phân phối có hiệu quả hay không 3 Mô hình nghiên... hài lòng của nhà bán lẻ dưới đây, nhưng đối tượng được suy rộng ra cho kênh phân phối Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của nhà bán lẻ 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất về sự hài lòng: Để đánh giá chính sách phân phối Bia Huda chai của Công ty Bia Huế nhóm tiến hành đề xuất mô hình về sự hài lòng của khách hàng thông qua 6 yếu tố: Cung cấp hàng hóa Chính sách hỗ trợ thông tin bán hàng Chính sách bán... 2007, sản lượng đã tăng vọt lên 110 triệu lít/năm bằng của cả 14 năm về trước Hiện nay doanh thu của công ty Bia Huế một năm hơn 1000 tỷ đồng Thị trường của công ty Bia Huế liên tục mở rộng về phía nam từ Đà Nẵng lên Tây Nguyên về tận vùng Đông Nam Bộ, cắm rễ sâu hơn ở Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội Hiện công ty Bia Huế đang có cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa Bên cạnh đó, công ty Bia Huế còn... (Nguồn: số liệu sau khi phân tích SPSS) 3.8. 2Về chính sách bán hàng: Giá trị trung bình theo cảm nhận của các đại lý về chính sách bán hàng là 3.57 nghĩa là đang nằm giữa mức “Bình thường” và mức “Đồng ý” Trong đó:  Về mức giáCông ty đưa ra: Nhận giá trị trung bình là 4.07 cao hơn cảm nhận của các đại lý về chính sách bán hàng nói chung Cụ thể: Bảng 13: Đánh giá của đại lý về mức giá bán Ý kiến Bình . cứu: chính sách phân phối sản phẩm bia Huda chai của công ty bia Huế tại thị trường thành phố Huế. • Đối tượng điều tra: Bộ phận quản trị kênh phân phối của công ty bia Huế tại thị trường thành. hiểu thực tế hoạt động công ty Bia Huế cũng như thị trường và hệ thống kênh phân phối của sản phẩm bia Huda chai, đánh giá chính sách phân phối của công ty đối với bia Huda chai. Qua đó đưa ra. giáo trình – Nhóm 5 - K44B TM GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY BIA HUẾ VỀ SẢN PHẨM BIA HUDA CHAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ I. Giới thiệu tổng quát về

Ngày đăng: 26/03/2014, 10:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan