Ứng dụng Tự học có hướng dẫn trong giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe - Bài học kinh nghiệm từ 12 trường cao đẳng/ trung cấp y tế ở Việt Nam doc

8 621 1
Ứng dụng Tự học có hướng dẫn trong giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe - Bài học kinh nghiệm từ 12 trường cao đẳng/ trung cấp y tế ở Việt Nam doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Ứng dụng Tự học hướng dẫn trong giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe - Bài học kinh nghiệm từ 12 trường cao đẳng/ trung cấp y tế Việt Nam Lê Thò Thanh Hương (*), Phạm Phương Liên (*), Bùi Thò Thu Hà (*), Pamela Wright (**) Trong giai đoạn 2006-2008, Trường Đại học Y tế Công cộng (ĐHYTCC), được sự cho phép của Vụ Khoa học và Đào tạo, đã phối hợp với 6 trường trung cấp/ cao đẳng y tế xây dựng hai cuốn tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy hai môn học "Quản lý và Tổ chức y tế" và "Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe" cho các đối tượng học sinh trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe (áp dụng các hướng dẫn của tài liệu tự học hướng dẫn). Nhằm hoàn thiện hai cuốn tài liệu, trong năm học 2008-2009, Trường ĐHYTCC phối hợp với 12 trường cao đẳng/ trung cấp y tế Việt Nam tiến hành triển khai thí điểm việc giáo viên tại các trường này áp dụng việc tự học hai cuốn tài liệu nói trên trong quá trình giảng dạy hai môn học "Quản lý và Tổ chức Y tế" và "Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe" cho các đối tượng học sinh trung cấp chuyên nghiệp như: Điều dưỡng, Hộ sinh, Y só, Dược só, Kỹ thuật viên Y v.v… với mục đích thu nhận các ý kiến đóng góp từ phía người dạy và người học để chỉnh sửa hai cuốn tài liệu nói trên. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy các giáo viên đánh giá rất cao hai cuốn tài liệu này, cụ thể là: các hướng dẫn trong hai cuốn tài liệu tự học rõ ràng, cụ thể, thời gian dành cho soạn bài của họ được rút ngắn hơn, ít gặp phải khó khăn hơn trong quá trình soạn bài. Ý kiến thu nhận từ phía học sinh cho thấy học sinh hào hứng hơn với việc áp dụng quá trình dạy-học tích cực của giáo viên. Quá trình thử nghiệm cũng chỉ ra được một số hạn chế của hai cuốn tài liệu như việc phân bổ thời gian giữa các hoạt động trong các bài học chưa hợp lý, một số hướng dẫn trong các bài chưa rõ ràng. Những ý kiến đóng góp và phát hiện này đã được chỉnh sửa kòp thời trước khi hai cuốn tài liệu này được đệ trình lên Bộ Y tế. Tháng 10/2009, hai cuốn tài liệu này đã được Hội đồng chuyên môn thẩm đònh sách và tài liệu dạy học trung cấp y tế của Bộ Y tế thông qua và được Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế khuyến khích sử dụng trong quá trình giảng dạy hai học phần nói trên. Từ khóa: tự học hướng dẫn, trung học chuyên nghiệp, bài học kinh nghiệm Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 10 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 11 Application of Self-Directed Learning (SDL) in Professional Secondary Education in Health - A case study in 12 medical colleges/ secondary medical schools in Vietnam Le Thi Thanh Huong (*), Pham Phuong Lien (*), Bui Thi Thu Ha (*), Pamela Wright (**) During the period from 2006 - 2008, the Hanoi School of Public Health (HSPH), with the approval from the Department of Science and Training, Ministry of Health, collaborated with six medical colleges/ secondary medical schools to develop the two SDL books for teachers teaching two subjects "Health Management and Organization" and "Health Education and Communication" for students studying in professional secondary education in health. In order to finalize the two SDL books, during 2008 - 2009 school year, HSPH continued working with 12 medical colleges/ secondary medical schools in Vietnam to pilot the application of the two SDL books. Teachers read instructions from the two SDL books and applied them into their teaching of the two subjects "Health Management and Organization" and "Health Communication and Education" at secondary training level for different groups of students: Nurse, Midwife, Assistant Doctor, Pharmacist, Lab technicians, etc. The purpose of the pilot was to gain comments and to seek suggestions for the finalization of the two SDL books. The results of the pilot showed that teachers highly appreciated the two books. According to their opinion, with the application of the two books, their time devoted to the preparation of the teaching lesson was shorter, and fewer difficulties in planning the lesson were reported. From students' perspective, it was shown that students felt more enthusiastic in their learning due to teachers' application of active teaching-learning in class. Nonetheless, the pilot also showed some limitations of the two SDL books such as poor time allocation between different activities in each lesson or some vague instructions in some lessons. The valuable comments and suggestions were considered and followed before the time when two SDL books were submitted to Ministry of Health. The two books were approved by the Technical Committee of the Ministry of Health in October 2009. The Department of Science and Training, Ministry of Health, has encouraged teachers in all secondary medical schools and medical colleges throughout the country to use those books in their teaching. Key words: self-directed learning, professional secondary education, case study. Tác giả: (*) Trường Đại học Y tế Công cộng: - Ths. Lê Thò Thanh Hương, Phó trưởng Bộ môn Sức khỏe môi trường - Ths. Phạm Phương Liên, Giảng viên Bộ môn Quản lý Dược - PGS.TS. Bùi Thò Thu Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng (**) Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam - TS. Pamela Wright: Trưởng Đại diện Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tại Việt Nam Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 11 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Đặt vấn đề Trong lónh vực giáo dục y học, tự học hướng dẫn (THCHD) được áp dụng cách đây khoảng 4 thế kỷ và được áp dụng cho cả bậc học đại học và sau đại học cũng như những người đã đi làm [2]. THCHD được hiểu là "một quá trình mà các cá nhân sử dụng những biện pháp hoặc không sự giúp đỡ của người khác để xác đònh nhu cầu học tập của mình, xây dựng mục tiêu học tập, xác đònh các nguồn lực và vật liệu để học tập, chọn lựa và sử dụng những chiến lược học tập cũng như đánh giá đầu ra của quá trình học tập" [4]. THCHD cũng đã được chứng minh là hiệu quả khi áp dụng trong thời gian dài, những học viên những năm học sau có kết quả học tập tốt hơn những học viên năm đầu [5]. Quá trình "tự đònh hướng" trong THCHD được gọi là quá trình trưởng thành trong học tập [5]. Tại Việt Nam, THCHD đã được đề cập trong Luật Giáo dục 2005 (Điểm c, Khoản 2, Điều 45). Khoản 4 của Điều 45 trong Luật Giáo dục 2005 cũng nêu rõ việc áp dụng THCHD cần "phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học" [1]. Nội dung này trong Luật hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về tính chất, đặc điểm của THCHD gồm: (1) Xác đònh các mục tiêu học tập của người học [6]; (2) Những người học thể tự giúp nhau bằng cách đặt những câu hỏi, thông qua đó khuyến khích được người học đọc thêm tài liệu, khuyến khích họ tự học, và khuyến khích họ đọc thêm những tài liệu không bắt buộc [2]; và (3) Thiết kế các hạng mục câu hỏi về THCHD để những người học trình độ sau đại học đánh giá quá trình học tập của họ cũng như xác đònh các nhu cầu học tập của họ [3]. Nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tế của các giáo viên giảng dạy khối ngành trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe của các trường cao đẳng/ trung cấp y tế về sử dụng các phương pháp dạy-học tích cực, trong giai đoạn 2006 - 2008, Trường ĐHYTCC phối hợp với 6 trường cao đẳng/ trung cấp y tế triển khai xây dựng hai cuốn tài liệu tự học có hướng dẫn dành cho giáo viên giảng dạy môn học "Quản lý và Tổ chức y tế" và "Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe". Nội dung chính của hai cuốn tài liệu là hướng dẫn các giáo viên cách soạn từng bài học trong hai môn học nói trên theo phương pháp dạy-học tích cực, mỗi bài chia thành từng hoạt động rõ ràng, phân bổ thời gian và hướng dẫn soạn nội dung giảng dạy cho từng phần. Nhằm hoàn thiện hai cuốn tài liệu trước khi phát hành rộng rãi, được sự đồng ý của Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế, Trường ĐHYTCC phối hợp với 12 trường cao đẳng/ trung cấp y tế trong toàn quốc triển khai thí điểm việc các giáo viên áp dụng hai cuốn tài liệu này trong giảng dạy hai môn học "Quản lý và Tổ chức y tế" và "Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe". Bài báo này tìm hiểu sự chấp nhận của giáo viên và học sinh trong quá trình áp dụng triển khai thử nghiệm hai cuốn THCHD tại 12 trường cũng như xem xét tính khả thi của việc áp dụng triển khai hai cuốn tài liệu này trên phạm vi toàn quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp đònh lượng và đònh tính, được triển khai trên phạm vi các trường cao đẳng và trung cấp y tế thuộc 12 tỉnh thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Vónh Phúc, Hòa Bình, Sơn La, Khánh Hòa, Bình Đònh, Lâm Đồng, Gia Lai, Đồng Tháp và Vónh Long trong năm học 2008 - 2009. Các đối tượng tham gia nghiên cứu gồm: giáo viên giảng dạy hai môn học "Quản lý và Tổ chức y tế" (sau đây gọi tắt là Môn 1) và "Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe" (sau đây gọi tắt là Môn 2) và học sinh thuộc hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp các ngành điều dưỡng, điều dưỡng nha khoa, dược só, y só đa khoa và yy học cổ truyền. Thông tin đònh tính thu thập qua phỏng vấn sâu với giáo viên của 12 trường (mỗi trường 2 giáo viên tham gia giảng dạy Môn 1 và Môn 2) và thảo luận nhóm với các nhóm học sinh tham gia và học tập hai môn học nói trên. Thông tinh đònh lượng thu thập qua bộ câu hỏi phát vấn với toàn bộ học sinh tham gia học tập hai môn học này trong quá trình triển khai thí điểm hai cuốn tài liệu THCHD vào buổi kết thúc môn học. Số liệu đònh lượng sau khi được thu thập được nhập bằng phần mềm Epi-Data 3.0 và được phân tích bằng phần mềm SPSS 14.0. Số liệu đònh tính được gỡ băng, phân tích theo chủ đề. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu Trong số 24 giáo viên tham gia phỏng vấn sâu, hầu hết đều trình độ đại học (y, y tế công cộng) trở lên. Một nửa số giáo viên đã từng tham gia giảng Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 12 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 13 dạy 2 môn học này trước khi quá trình thử nghiệm diễn ra. Một số giáo viên còn rất trẻ và chưa kinh nghiệm giảng dạy nhiều, thậm chí người còn chưa từng đứng lớp trước đó. Trong tổng số 967 học sinh tham gia trả lời phát vấn 503 em học Môn 1 (chiếm tỉ lệ 52,0%) và 464 em học Môn 2 (chiếm tỉ lệ 48,0%). Tỉ lệ học sinh điều dưỡng trung cấp chiếm 57,2%, dược só trung cấp chiếm 13,5% và y só chiếm 16,9%. 3.2. Sự ủng hộ của giáo viên đối với hai cuốn tài liệu hướng dẫn giáo viên 3.2.1. Lợi ích của tài liệu THCHD trong việc hỗ trợ giáo viên soạn bài trước khi lên lớp Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy mặc dù chưa từng áp dụng tài liệu THCHD trước đó, các đối tượng tham gia nghiên cứu đều cho rằng nội dung của hai cuốn tài liệu này rất chi tiết và cụ thể tới từng hoạt động của các bài học, thậm chí còn cung cấp cả các ví dụ và nội dung soạn bài trên các slide để giảng dạy nên dễ áp dụng. Vì vậy các giáo viên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi sử dụng hai cuốn tài liệu này trong quá trình giảng dạy Môn 1 và Môn 2, kể cả những giáo viên trẻ, mới ra trường và ít kinh nghiệm giảng dạy. "Không, cuốn tài liệu này đâu khó dùng. Các hướng dẫn rất rõ ràng đấy chứ, nó còn được chia thành các hoạt động và chia cả thời gian cho từng hoạt động còn gì. Nhờ đó, em thể sử dụng nó trong việc lên lớp của em" (TC5-S2). Có một ý kiến được ghi nhận từ phía giáo viên về hạn chế của hai cuốn tài liệu này. Do hướng dẫn quá cụ thể, chi tiết tới từng hoạt động và mỗi hoạt động lại được phân bổ một thời gian nhất đònh, thậm chí các slide giảng dạy trên lớp cũng được soạn sẵn ở phần cuối của từng cuốn tài liệu nên việc áp dụng hai cuốn THCHD của hai môn học này sẽ làm giảm tính sáng tạo của giáo viên. Tuy nhiên, các đối tượng còn lại đều cho rằng đây là hai cuốn tài liệu có giá trò, vì giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm thể áp dụng trực tiếp các nội dung hướng dẫn trong đó vào bài giảng của mình, trong khi những giáo viên có kinh nghiệm thể sử dụng hai cuốn sách này như là tài liệu tham khảo, hoặc dựa vào nội dung của hai cuốn tài liệu này để xây dựng và phát triển ý tưởng giảng dạy của mình. "Tôi thì tôi cho rằng nó (hai cuốn tài liệu) chỉ là một dạng hướng dẫn thôi. Tôi thấy các thông tin trong đó chỉ dạng hướng dẫn mình làm từng bước, từng bước một. Và tôi nghó là tất cả các giáo viên nếu sử dụng nó (hai cuốn tài liệu) thể áp dụng kinh nghiệm của mình trong từng bước (hoạt động) một. Tuy nhiên, tôi nghó là sẽ dễ hơn nếu như một số em trẻ chỉ thực hiện theo các hoạt động được viết trong sách" (CD2 - S1). "Bộ môn tôi hai giáo viên trẻ. Khi hai em đó sử dụng tài liệu này, tôi thấy các em vẻ rất thích vì em nó áp dụng được tất cả các hoạt động liệt kê trong đó (hai cuốn tài liệu). Tôi cho rằng hai cuốn tài liệu này là công cụ hữu hiệu cho các em đó nó bổ sung những gì nó còn thiếu và cũng để giúp cân bằng giữa giáo viên kinh nghiệm và chưa nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy hai môn học này) (TC6 - S1). Khi được yêu cầu so sánh mức độ dễ dàng trong quá trình soạn bài giảng trước và sau khi áp dụng hai cuốn tài liệu THCHD trong giảng dạy Môn 1 và Môn 2, hầu hết các giáo viên cho rằng việc sử dụng cuốn tài liệu giúp họ cảm thấy dễ dàng hơn khi soạn bài, đặc biệt là những phần hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động dạy-học tích cực như thảo luận nhóm, các trò chơi, hay phần thực hành vấn (đóng vai) trên lớp. "Nhìn chung là tôi cảm thấy việc soạn bài trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, Trước đây, khi chưa có tài liệu này, tôi gặp nhiều khó khăn trong khâu soạn bài, vì tôi chả biết gì về thảo luận nhóm, độ dài ngắn của cuộc thảo luận ra sao, chia nhóm như nào cho phù hợp. Do vậy tôi chỉ thực hiện những hoạt động mà tôi thể làm và lờ đi những hoạt động khác. Đôi khi một bài học cần phải tổ chức tới hai trò chơi nhưng tôi cũng chỉ làm một là cùng. Nhưng giờ thì khác, với cuốn sách này tôi thấy mọi thứ dễ hơn, hướng dẫn thì cụ thể nên tôi thể áp dụng các phương pháp dạy-học tích cực" (CD4 - S1). 3.2.2. Nhận đònh của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng hai cuốn tài liệu THCHD vào quá trình giảng dạy Môn 1 và Môn 2 Các giáo viên tham gia phỏng vấn đều thừa nhận các phương pháp dạy-học tích cực mà họ áp dụng trong quá trình triển khai thử nghiệm tài liệu làm cho học sinh trở nên hứng thú hơn trong học tập. Theo họ, trước đây học sinh chỉ quan tâm tới các môn học chuyên ngành mà không quan tâm tới hai môn học bổ trợ này. Kể từ khi các giáo viên áp dụng tài liệu THCHD trong quá trình giảng dạy Môn 1 và Môn 2, không khí dạy và học trong lớp đã được cải thiện đáng kể. Học sinh của họ đã được lôi cuốn vào Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 13 14 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | không khí lớp học, và các em thể trao đổi ý kiến của mình cũng như đóng góp vào các hoạt động của lớp học. Sự tham gia nhiệt tình của học sinh vào các hoạt động dạy-học chính là động lực của giáo viên trong những buổi giảng tiếp theo. "Tôi quan sát và thấy rằng học sinh rất hứng thú với phương pháp này (dạy-học tích cực), điều đó có nghóa là những gì tôi vừa áp dụng trong mấy bài học vừa rồi đã khơi gợi sự tham gia của học sinh một cách đáng kể. Nhìn chung tôi thấy các em rất thích phương pháp mới này" (CD2-S2). 3.2.3. Một số điểm hạn chế của tài liệu hướng dẫn theo quan điểm của giáo viên Theo kết quả nghiên cứu, hai cuốn tài liệu này còn bộc lộ một điểm hạn chế lớn là việc phân bổ thời gian giữa các hoạt động chưa hợp lý, hoạt động được phân bổ dư thời gian nhưng cũng có những hoạt động bò thiếu thời gian. Nếu theo đúng hướng dẫn, rất khả năng giáo viên sẽ bò "cháy giáo án". Các hoạt động thừa thời gian thường liên quan tới việc trình bày ngắn, hoặc yêu cầu học sinh đọc một số nội dung, trong khi những hoạt động thiếu thời gian liên quan tới việc tổ chức các hoạt động như thảo luận nhóm, thực hiện trò chơi. Bên cạnh đó, bài "Lập kế hoạch y tế" của Môn 1 và "Lập kế hoạch một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe" Môn 2 được một số đối tượng nghiên cứu cho rằng "phần hướng dẫn thực hiện một số hoạt động giảng dạy chưa cụ thể". 3.3. Phản hồi của học sinh đối với việc áp dụng phương pháp dạy-học tích cực của các giáo viên trong giảng dạy hai môn học nói trên Các ý kiến phản hồi của học sinh được thu thập qua Bộ câu hỏi phát vấn. Kết quả về tỉ lệ học sinh cảm nhận sự khác biệt về phương pháp giảng dạy tích cực được các thầy áp dụng trong hai môn học này so với các phương pháp giảng dạy truyền thống trước đây cũng như được khuyến khích học tập được trình bày Biểu đồ 1. Kết quả Biểu đồ 1 cho thấy, hầu hết học sinh tham gia hai môn học đều cảm nhận khá tích cực về phương pháp giảng dạy hai môn học mà các thầy cô giáo áp dụng cũng như sự khuyến khích tham gia học sinh học tập của các thầy giáo. Trong tổng số 503 học sinh tham gia học Môn 1, tới 95,2% học sinh cảm thấy sự khác biệt về phương pháp giảng dạy mà các giáo viên áp dụng cho môn học này so với môn học khác, trong khi 91,3% học sinh cho rằng mình được khuyến khích tham gia học tập khi học môn học này. Trong khi đó, với tổng số 464 học sinh tham gia học Môn 2, 91,8% số học sinh cảm thấy sự khác biệt về phương pháp giảng dạy và 92,7% cảm thấy được khuyến khích tham gia học tập. Học sinh cũng được yêu cầu liệt kê những lý do mà các em cảm thấy sự khác biệt về phương pháp dạy-học so với những môn khác cũng như những lý do mà học sinh cảm thấy được khuyến khích tham gia học tập hai môn học này. Các kết quả lần lượt được trình bày Biểu đồ 2 và Biểu đồ 3. Kết quả Biểu đồ 2 cho thấy số học sinh cảm nhận sự khác biệt về phương pháp dạy-học tích cực là khá cao. 70,8% số học sinh tham gia học Môn 1 cảm thấy sự khác biệt về phương pháp giảng dạy ở môn này so với các môn học khác mà các em đã được học là do giáo viên áp dụng nhiều phương pháp dạy-học tích cực như trò chơi, thảo luận nhóm, động não, bài tập tình huống, v.v… Tỉ lệ này Môn 2 là 63,1%. 55,1% số học sinh cảm thấy môn này có sự nhiệt tình của giáo viên cũng như môi trường học tập thân thiện hơn. Tỉ lệ này Môn 2 thấp hơn (48,9%). Bên cạnh đó, việc trao đổi giữa giáo viên và học sinh được đánh giá là dễ dàng hơn. Ngoài ra, Biểu đồ 1. Tỉ lệ học sinh cảm nhận sự khác biệt về phương pháp giảng dạy và được khuyến khích tham gia học tập hai môn học Biểu đồ 2. Lý do học sinh cảm nhận sự khác biệt về phương pháp dạy-học của hai môn học (Môn 1 và Môn 2) so với những môn học khác. Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 14 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 15 một điểm khác biệt của hai môn học này so với các môn học khác là việc giáo viên hỗ trợ sự tham gia chủ động của học sinh trong học tập cũng được học sinh ghi nhận (18,3% Môn 1 và 14,0% Môn 2). Không sự khác biệt ý nghóa thống kê về lý do cảm nhận sự khác biệt giữa hai môn học. Biểu đồ 3 trình bày các lý do chính mà học sinh cảm thấy được khuyến khích khi tham gia học tập hai môn học này. Hơn ½ số học sinh Môn 1 thấy được khuyến khích khi tham gia học môn này do giáo viên áp dụng các phương pháp dạy-học tích cực, trong khi tỉ lệ này Môn 2 là 43,1%. Tỉ lệ học sinh cảm thấy được khuyến khích khi tham gia học tập bởi sự nhiệt tình của giáo viên và môi trường học tập thân thiện là tương đương nhau 2 môn, lần lượt là 45,5% Môn 1 và 43,8% Môn 2. Tỉ lệ học sinh cả hai môn học cảm thấy được khuyến khích với việc trao đổi dễ dàng với giáo viên và việc giáo viên hỗ trợ sự tham gia chủ động của học sinh khá thấp. Không sự khác biệt ý nghóa thống kê được ghi nhận giữa tỉ lệ học sinh cảm thấy được khuyến khích tham gia học tập bởi những lý do tương đồng giữa hai môn học. Thông tin đònh tính thu được từ các cuộc thảo luận nhóm phù hợp với kết quả phân tích trên. Học sinh cảm thấy hứng thú với phương pháp học tập mới, nhờ đó giúp các em nhớ được nội dung chính của bài học dễ dàng hơn. Đặc biệt, với môi trường học tập mà các giáo viên áp dụng trong hai môn học này, các em thể trao đổi với giáo viên những nội dung mà mình cảm thấy khó hiểu, điều này là hoàn toàn khác so với những gì các em đã được học trước đó. "Đây là lần đầu tiên chúng em được học bằng phương pháp mới này, và em nghó rằng phương pháp này thể giúp chúng em tham gia chủ động hơn trong lớp. Chúng em cũng thấy mình thể nhớ được các nội dung chính của bài học. Mà trong môn học này, chúng em thấy môi trường học tập khá thân thiện, vì chúng em thể thảo luận trực tiếp với các thầy cô, trước đây bọn em không bao giờ hỏi cả, ngại lắm. Giờ chúng em thể hỏi các thầy những gì chúng em chưa hiểu, và nhờ thế mà chúng em thể có kỹ năng giao tiếp tốt hơn ạ" (TC3-TL1). "Khi thầy giảng đòi hỏi bọn em phải nghe rất chú ý, và thầy cũng yêu cầu chúng em nói trước lớp những gì chúng em nghó, cũng như hỏi thầy cô những gì chúng em chưa hiểu" (TC1 - TL2). Một số điểm hạn chế cũng được học sinh ghi nhận hoàn toàn tương đồng với ý kiến của các giáo viên. Học sinh cho rằng sự phân bổ thời gian của một số hoạt động là một hạn chế khá rõ của hai cuốn tài liệu. Theo học sinh, những hoạt động đơn giản như tự đọc tài liệu trên lớp, đọc to trước lớp v.v… không cần phân bổ quá nhiều thời gian. Trong khi đó, một số hoạt động khác cần sự tham gia của nhiều học sinh như thảo luận nhóm, động não… lại cần phân bổ nhiều thời gian hơn. "Vì thời gian ngắn quá nên không phải ai trong lớp em cũng hội được phát biểu, những bạn nhút nhát thì càng không ạ. Em nghó với phương pháp học tập này thì tốt nhất là mọi người đều được phát biểu. Đôi khi các thầy lại yêu cầu bọn em tự học một số nội dung, nhưng em nghó là tất cả nên được học trên lớp" (TC6 - TL2). "Với cái hoạt động đó, giáo yêu cầu bọn em đọc một đoạn ngắn trong vòng từ 5 đến 10 phút, nhưng bọn em chỉ đọc 2 đến 3 phút đã xong rồi" (TC1 - TL2). 3.4. Khả năng áp dụng triển khai việc sử dụng hai cuốn tài liệu THCHD cho hai môn học "Quản lý và Tổ chức y tế" và "Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe" trên toàn quốc Tất cả các giáo viên tham gia phỏng vấn đều được yêu cầu trả lời câu hỏi liệu khả năng nhân rộng hai cuốn tài liệu này ra phạm vi toàn quốc hay không. Rất nhiều câu trả lời mang tính tích cực từ phía các giáo viên đã được ghi nhận. Theo ý kiến các giáo viên, nếu như Bộ Y tế cho phép triển khai áp dụng hai cuốn tài liệu này trên phạm vi toàn quốc thì sẽ rất hữu ích cho các giáo viên, bởi đây là hai cuốn tài liệu hữu ích, đặc biệt giúp ích cho những giáo viên trẻ khi tham gia giảng dạy hai môn Biểu đồ 3. Lý do học sinh cảm thấy được khuyến khích khi tham gia học tập hai môn học (Môn 1 và Môn 2) Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 15 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | học này. Việc áp dụng phương pháp dạy-học tích cực đòi hỏi một số phương tiện giảng dạy hiện đại như máy chiếu đa chức năng, máy chiếu qua đầu, v.v… và không phải trường nào cũng điều kiện sử dụng những trang bò hiện đại này. Tuy nhiên hai cuốn tài liệu THCHD cũng đề cập tới việc sử dụng các vật liệu thay thế, chẳng hạn như giấy khổ lớn A0 thể sử dụng thay cho máy chiếu đa chức năng hoặc máy chiếu qua đầu. Do vậy, tất cả các giáo viên tham gia phỏng vấn đều cho rằng thể triển khai nhân rộng việc sử dụng hai cuốn sách này trong toàn quốc. Các giáo viên còn đề nghò việc phát triển những cuốn tài liệu hướng dẫn giáo viên tương tự cho những môn học khác. "Tôi cho rằng hai cuốn sách này (tài liệu THCHD) sẽ dễ dàng được các giáo viên chấp nhận và ủng hộ, chắc chắn họ sẽ thích hai cuốn này vì nó dễ sử dụng và dễ thực hiện. Tôi nghó nếu như thể xây dựng những cuốn tương tự như thế này cho các môn học khác cho các giáo viên sử dụng thì sẽ tốt biết bao" (CD2 - S1). 4. Kết luận 4.1. Sự chấp nhận của giáo viên đối với hai cuốn tài liệu tự học hướng dẫn dành cho giáo viên giảng dạy Môn 1 và Môn 2 - Tài liệu THCHD của hai môn học là công cụ hữu ích để hỗ trợ các giáo viên soạn bài trước khi lên lớp. - Tài liệu hướng dẫn cụ thể cách tổ chức thực hiện một số hoạt động thường gặp trong dạy-học tích cực như thảo luận nhóm, đóng vai, động não, thực hiện trò chơi, v.v… - Mặc dù hướng dẫn khá cụ thể, tỉ mỉ và phù hợp cho những đối tượng giáo viên ít kinh nghiệm, nhưng tài liệu không bó buộc tính chủ động, sáng tạo của những giáo viên kinh nghiệm hơn vì các nội dung hướng dẫn chỉ là những gợi ý, giáo viên có thể vận dụng kinh nghiệm của mình vào quá trình giảng dạy. - Giáo viên nhận đònh học sinh hào hứng hơn khi tham gia các giờ học. 4.2. Phản hồi của học sinh đối với việc áp dụng phương pháp dạy-học tích cực của các giáo viên trong giảng dạy hai môn học nói trên - Học sinh cảm thấy sự khác biệt giữa phương pháp giảng dạy của hai môn học này (Môn 1 và Môn 2) với các môn học đã học - Học sinh cảm thấy được khuyến khích tham gia học tập hai môn học này so với các môn học khác do được học phương pháp dạy-học tích cực của giáo viên và sự nhiệt tình của giáo viên cũng như môi trường học tập thân thiện 4.3. Nhược điểm của hai cuốn tài liệu trên quan điểm của giáo viên và học sinh - Phân bổ thời gian giữa các hoạt động chưa hợp lý. - Một số hướng dẫn trong một số hoạt động chưa cụ thể (bài Lập kế hoạch y tế Môn 1 và bài Lập kế hoạch một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe ở Môn 2). 4.4. Khả năng nhân rộng hai cuốn tài liệu ra phạm vi toàn quốc - Nếu được nhân rộng trên toàn quốc, hai cuốn tài liệu sẽ rất hữu ích cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên ít kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bò bài trước khi lên lớp. Hai cuốn tài liệu THCHD cho giáo viên giảng dạy Môn "Quản lý và Tổ chức Y tế" và Môn "Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe" sau khi thử nghiệm đã tiếp thu những ý kiến đóng góp tích cực của các giáo viên và học sinh để chỉnh sửa. Hội đồng chuyên môn thẩm đònh sách và tài liệu dạy - học trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Y tế thẩm đònh và thông qua vào tháng 10/2009 và khuyến khích giáo viên tại các trường cao đẳng, trung cấp y tế trong toàn quốc sử dụng trong quá trình giảng dạy hai học phần "Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe" và "Quản lý và Tổ chức y tế". Nếu điều kiện, Bộ Y tế nên chỉ đạo và dành một khoản kinh phí nhất đònh để hỗ trợ các trường xây dựng những cuốn tài liệu hướng dẫn giáo viên tương tự cho các học phần khác trong chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành y tế. Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Hoàng gia Hà Lan đã tài trợ kinh phí trong quá trình xây dựng và thử nghiệm hai cuốn tài liệu này. Xin cảm ơn sự đóng góp, hỗ trợ về mặt chuyên môn của Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế), cũng như sự tham gia nhiệt tình của các thầy giáohọc sinh Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 16 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 17 tại các Trường Trung cấp/Cao đẳng y tế: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Vónh Phúc, Hòa Bình, Sơn La, Khánh Hòa, Bình Đònh, Lâm Đồng, Gia Lai, Đồng Tháp, Vónh Long. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật Giáo dục, 38/2005/QH11. Tiếng Anh 2. Beckman TJ, Lee MC, Rohren CH, Pankratz, VS (2003). Evaluating an instrument for the peer review of inpatient teaching. Med Teach, 25(2),131-135. 3. Deans SJ, Barratt AL, Hendry GD, Lyon PM (2003). Preparedness for hospital practice among graduates of a problem-based, graduate-entry medical program. Med J Aust, 178(4),163-166. 4. Knowles, M. S. (1975). Self-directed learning: A guide for learners and teachers. Englewood Cliffs: Prentice Hall/Cambridge, page 18. 5. Kocaman G, Dicle A, Ugur A (2009). A longitudinal Analysis of the Self-Directed Learning Rediness Level of Nursing Students Enrolled in a Problem-Based Curriculum. Journal of Nursing Education, 48(5), 286-290. 6. Sanson-Fisher RW, Rolfe IE, Jones P, Ringland C, Agrez M. (2002). Trialling a new way to learn clinical skills: systematic clinical appraisal and learning. Med Educ, 36(11), 1028-1034. Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 17 . Y tế Công cộng, 12. 2 012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Ứng dụng Tự học có hướng dẫn trong giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe - Bài học kinh nghiệm từ 12 trường cao. trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe của các trường cao đẳng/ trung cấp y tế về sử dụng các phương pháp d y -học tích cực, trong giai đoạn 2006 - 2008, Trường ĐHYTCC phối hợp với 6 trường cao. trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng (**) y ban Y tế Hà Lan - Việt Nam - TS. Pamela Wright: Trưởng Đại diện y ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tại Việt Nam Ytcc so 26.qxp 12/ 4/2 012 9:55 PM Page 11 12

Ngày đăng: 25/03/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan