Khóa luận “ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng “ pot

42 1K 7
Khóa luận “ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng “ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luậnNghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trọng Phụng MỤC LỤC  PHẦN DẪN LUẬN 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Phương pháp nghiên cứu 21 4. Những đóng góp của luận văn 22 5. Bố cục luận văn 22 CHƯƠNG I : QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TRỌNG PHỤNG 24 1. Con người với những chân dung xấu xí, dị dạng 25 2. Từ con người “vô nghĩa lý” đến con người tha hóa 30 2.1 Con người “vô nghĩa lý” 30 2.2 Con người tha hóa 38 3. Con người gắn với số phận bất hạnh 43 4. Con người mang vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng 51 5. Con người có đời sống nội tâm đa dạng, phức tạp 63 5.1 Con người bị đeo bám bởi chủ nghĩa định mệnh 63 5.2 Những trường hợp tâm lí đáng quan tâm 70 CHƯƠNG II : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG 78 1. Kết cấu trần thuật 78 1.1 Sự linh hoạt trong việc chọn lựa cách thức trần thuật 79 1.1.1 Kết cấu đảo trình tự thời gian 79 1.1.2 Kết cấu trần thuật dạng “truyện lồng trong truyện” 84 1.1.3 Kết cấu trần thuật theo diễn biến tâm lí của nhân vật 88 1.2 Cách trần thuật tô đậm phần cuối truyện với những kết thúc bất ngờ 92 1.3 Về những đoạn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm 98 2. Điểm nhìn trần thuật 105 2.1 Trần thuật khách quan với điểm nhìn bên ngoài 107 2.2 Sự đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật 113 2.2.1 Từ người kể chuyện xưng “tôi” có tham gia vào câu chuyện đến nhân vật tự thuật 114 2.2.2 Sự đan xen giữa điểm nhìn nhà văn và điểm nhìn của nhân vật chính 119 2.2.3 Sự phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau trong một tác phẩm 124 3. Giọng điệu trần thuật 129 3.1 Một sự bổ sung cho tài năng trào phúng bậc thầy 131 3.2 Giọng triết lí – sự mở đầu cho khuynh hướng và những đặc trưng 136 PHẦN KẾT LUẬN 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 1. KẾT CẤU TRẦN THUẬT : Nhữ Bá Sĩ đã thể hiện sự quan tâm tới kết cấu ngay từ những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khi ông nhận xét: “Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là không ở trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đóng, mở, kết cấu thì cũng không thành văn chương”. [118, tr.154] Mỗi tác phẩm văn học tồn tại trong một cấu trúc nghệ thuật nhất định bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận và mối liên hệ, quan hệ giữa chúng được tổ chức hợp lý, nghệ thuật trong một hệ thống, một chỉnh thể nhằm biểu đạt những tư tưởng, tình cảm mà nghệ sĩ muốn kí thác. Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu là kiến trúc tác phẩm, là toàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩm. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm. Khi đánh giá kết cấu một tác phẩm, phải xét trong yêu cầu thể hiện nội dung của tác phẩm đó, xét hiệu quả mà tác phẩm để lại trong lòng người đọc. Khảo sát kết cấu của tác phẩm chính là khảo sát cấu trúc của nó Kết cấu tác phẩm không chỉ là mối liên kết các hiện tượng, con người. Mối quan tâm lớn của nhà văn là sắp xếp tài liệu làm sao để cho cái chính yếu được nổi bật lên, cái quan trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Kết cấu tác phẩm thể hiện quá trình làm việc căng thẳng, công phu của nhà văn với chất liệu cuộc sống từ đó để biểu hiện một chân lí khái quát. Nó cũng phản ánh quá trình tư duy của nhà văn, quá trình vận động của tư duy ấy. Tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu. Nói theo tác giả Lí luận văn học (tập 2 : Tác phẩm và thể loại văn học) là : “Kết cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc, phương pháp, mô hình đều là yếu tố tạo thành văn bản, là thực tế không thể bỏ qua trong quá trình sáng tác và đọc hiểu văn bản.” [117, tr.156] Đến với truyện ngắn của Trọng Phụng cũng vậy; việc tìm hiểu, khảo sát những nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật thể hiện qua tác phẩm không thể bỏ qua yếu tố kết cấu. 1.1 Sự linh hoạt trong việc chọn lựa cách thức trần thuật : 1.1.1 Kết cấu đảo trình tự thời gian : Trên phương diện kết cấu, một trong những loại hình mới mẻ mà truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính. Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại. Sự đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện có ý nghĩa không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm nên kiểu kết cấu này đã rất phổ biến ở truyện ngắn các giai đoạn sau. Được sử dụng trong 13/41 số lượng truyện ngắn của Trọng Phụng, dạng kết cấu này khiến chúng ta phải dành sự chú ý cẩn trọng cho nó. Một khi tác giả đã xóa đi trật tự tuyến tính của thời gian, ắt hẳn ông muốn nhấn mạnh với người đọc một vấn đề nào đó. Trong truyện ngắn Nhân quả, ông đã để nhân vật người đàn ông hồi tưởng lại những chuyện xưa cũ từ điểm nhìn ngày đám cưới trong thực tại. Dòng hồi tưởng đó gắn liền với tâm trạng phơi phới khi nhớ lại một quá khứ đào hoa lẫy lừng đã vùi chôn bao đời con gái. Hắn đã chiếm đoạt, hắn đã khinh khi và giờ đây tràn đầy khao khát, mãn nguyện với ý nghĩ cô vợ mới cưới “về phần tân tiết thì nắm chắc đến mười mươi”. Đảo trình tự thời gian như vậy, Trọng Phụng đã lột tả bản chất xấu xa của một gã trai phóng đãng, bỉ ổi, sở khanh và giúp ta hiểu được niềm khao khát trinh tiết phụ nữ trong hiện tại của hắn vì sao lại mãnh liệt nhường ấy để từ đó càng làm rõ được nỗi chua chát, bẽ bàng của hắn ở cuối truyện. Với truyện ngắn Người có quyền, tác giả lại kể về cuộc đời một nhân vật “văn dốt, dát, hai mươi bảy tuổi đầu còn ăn bám vào mẹ, cả ngày đi tìm mấy gia đình nhàn cư bất thiện để gạ đánh cờ không tiền hay là chầu rìa tổ tôm”, nói tóm lại là dở ông dở thằng. Nhưng ông không bắt đầu câu chuyện từ điều ấy mà khơi nguồn từ tâm trạng phớn phở của nhân vật khi hôm nay anh ta đã được làm cha một đứa trẻ con – kết quả mối tình của anh và “một người đàn bà góa chồng rất trẻ, cũng vui vẻ, nhí nhảnh…mà anh đã chim”. Để nhân vật triết lí về hạnh phúc, sung sướng với thực tại trong sự hồi tưởng ngược dòng về quá khứ, Trọng Phụng cho người đọc những bất ngờ : con người như thế mà sao may mắn đến vậy? Nhưng không, đó chỉ là cách nhà văn che giấu cho một tương lai gần rất bi kịch mà hợp lí : con là con người ta, nhân tình bấy lâu đầu ấp tay gối đã lừa gạt và phũ phàng xua đuổi không thương tiếc. Lối trần thuật như vậy quả thật có giá trị riêng của nó : không chỉ lí giải cho hoàn cảnh, tâm lí nhân vật trong thực tại và chuẩn bị cho những bất ngờ phía trước; nó còn giúp ta hiểu rõ về nhân vật qua cái nhìn ngược thời gian đầy ấn tượng. Cách trần thuật đưa kết quả sự việc lên trước rồi lần lượt kể lại nhằm lí giải nguyên nhân, truy tìm nguồn gốc cũng là kết cấu được sử dụng trong một số truyện ngắn như : Phép ông láng giềng, Bẫy tình, Chống nạng lên đường, Tội người cô, Duyên không đi lại, Cái hàng rào, Bà lão lòa, Gương …tống tiền, Lòng tự ái… Truyện ngắn Bà lão lòa tái hiện cho ta ngay từ đầu thời khắc tăm tối, ê chề trong phận sống nhờ của nhân vật cùng tên - là người cô họ của bác đánh giậm. Lần hồi sau đó, tác giả đưa ta trở về với quá khứ khi bà lão còn giàu có, bà đã “giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà” thế nhưng “đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả”. Tác giả cũng cho ta biết rằng ngày trước bác đánh giậm “đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà” nên bây giờ “đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt” nuôi bà trong lúc hoạn nạn với nỗi niềm biết bao “xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác”. Quay ngược thời gian như vậy, nhà văn đã cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời bà lão lòa; đồng thời ông cũng nhấn mạnh thái độ lên án, phê phán đối với cuộc đời này. Một quá khứ tử tế, ăn ở phúc đức nhưng đổi lại chỉ là một hiện thực cay đắng : con trai ăn chơi, phá của đến nỗi “bán ruộng, cầm nhà” khiến bà thành tật nguyền, nghèo khổ và đứa cháu họ vô ơn bạc nghĩa đối xử với ân nhân của mình không ra gì. Hiện tại bà cụ chẳng gặp lành dù ngày trước đã ăn ở rất hiền lành, hiện tại người ta vong ân dù quá khứ vốn chịu nhiều ơn cứu giúp của bà – những đối nghịch thời gian đi kèm với nghịch lí cuộc đời khiến câu chuyện cứ ám ảnh chúng ta mãi. Không đi vào những nghịch lí thời gian như trên, một loạt tác phẩm đã đưa ra hiện thực tha hóa hoặc bi đát rồi giúp người đọc đi tìm nguyên nhân trong quá khứ. Không đi theo thời gian tuyến tính, những câu chuyện ngược dòng, đan xen hôm nay – ngày trước khiến người đọc có thêm nhiều suy nghĩ. Nhân vật Lê Vân trong truyện ngắn Gương … tống tiền giờ đây bệ rạc, chán đời, phung phí tuổi trẻ khi “làm bạn với ả phù dung”, đến nỗi “từ một thiếu niên có tương lai tốt đẹp” nay đã thành “kẻ bị xã hội khinh bỉ…, ma dại thân tàn”. Tất cả cũng chỉ vì nỗi thất vọng trong tình yêu với Loan. Vì tình yêu, Lê Vân điên đảo cuộc đời, phá nát tương lai. Và cũng bất ngờ thay, chính nhờ tình yêu cay đắng ngày xưa ấy Vân kiếm chác được ít tiền duy trì tháng ngày “sống mòn” của mình. Khởi đầu nhân vật này khiến người đọc có cảm xúc giận dữ nhưng vẫn còn chút xót xa nhưng càng về sau, qua cách trần thuật giàu kịch tính của tác giả, ta chỉ còn một cảm giác khinh bỉ tận cùng dành cho Lê Vân. Chống nạng lên đường và Tội người cô cũng trình bày cho ta thảm cảnh hiện tại của hai nhân vật Hai Xuân và người cô ông chủ nhà. Hai Xuân chịu cảnh tật nguyền, phải sống nhờ vào anh và hằng ngày chứng kiến cảnh vì một người làm nuôi cả nhà, vì thiếu cơm mà anh của Xuân “mắng bố, gắt mẹ, chửi nồi, chửi rế, chửi đôi guốc đang đi mà quai đứt, chửi xó nhà lắm muỗi vo vo ”. Tất cả cũng chỉ vì một buổi kéo xe Hai Xuân đã bị xe hơi chẹt [...]... niềm trong quá khứ để thể hiện rõ sự đời lắm khi ngang trái Những truyện ngắn trên là minh chứng tiêu biểu cho lối trần thuật đảo trình tự thời gian của Trọng Phụng Xét ở khía cạnh kết cấu trần thuật, cách kể chuyện này ít nhiều cũng đã hình thành nên một nét đặc sắc cho truyện ngắn của tác giả 1.1.2 Kết cấu trần thuật dạng truyện lồng trong truyện : Trong bài viết “Sự di chuyển của kết cấu truyện. .. cảnh bà đang phải chịu Trần thuật với kết cấu truyện lồng trong truyện , Trọng Phụng đã dựng lên sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và thực tại, giữa thiện tâm và ác tâm, giữa vị tha và ích kỉ để phê phán sự bội bạc, bất nhân của người đời và tố cáo cái nghèo làm nhân cách con người dần thảm hại như nó Mỗi một truyện ngắn có kết cấu truyện lồng trong truyện dường như đều mang trong đó một nghĩa lí... hiện trong tác phẩm Kết thúc bất ngờ của Trọng Phụng trong truyện ngắn có khi là cái bất ngờ gây cười nhưng có khi lại là cái bất ngờ không gây cười Đó là cái bất ngờ trong những câu truyện như Mơ ngày tết, Gương … tống tiền, Duyên không đi lại 1.2.3 Nằm chung trong nội dung phê phán, kết thúc trong Mơ ngày tết và Gương … tống tiền là những kết thúc đáng suy ngẫm Với Mơ ngày tết, Trọng Phụng. .. người tiếp nhận, những kết thúc bất ngờ của tác giả trong truyện ngắn như những “cú đấm nghệ thuật trúng đích và đầy sức nặng Đấy chính là giá trị của nó và cũng là một thành công đáng ghi nhận trong nghệ thuật dựng truyện của tác giả 1.3 Về những đoạn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm: Trữ tình ngoại đề chỉ là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự là những đoạn văn (thơ) mà tác... diễn biến câu chuyện, Trọng Phụng khiến ta khó lòng nhẹ nhõm dù tác phẩm đã kết lại bằng cái cười to sung sướng của nhân vật 1.2 Cách trần thuật tô đậm phần cuối truyện với những kết thúc bất ngờ : Trong quá trình dựng truyện, đoạn kết luôn luôn là một vấn đề được các nhà văn quan tâm Sêkhốp từng nhấn mạnh rằng viết truyện ngắn, cốt yếu nhất là phải tô đậm phần mở đầu và kết luận Trong dòng văn học... chuyện đuổi ăn mày, “những chuyện rất thường”, “tưởng chẳng có chuyện gì bình thường hơn thế nữa”, Trọng Phụng đã thể hiện rõ nét tấm lòng thương cảm sâu sắc của mình Trong truyện ngắn Cái ghen đàn ông, lẫn trong câu chuyện giữa Giao Đài, Lê Văn Thư và mấy người bạn là chuyện đời bi đát của vợ chồng giáo Hiển ; và trong Lấy vợ xấu thì giữa lúc chuyện trò giữa hai người bạn cũ – nhân vật “tôi” và anh Doãn... phần mở đầu và kết luận Trong dòng văn học hiện thực phê phán, đi trước và nổi bật hơn Trọng Phụng trong lĩnh vực truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan là một tác giả rất chú ý đến nghệ thuật dựng truyện sao cho đến chỗ kết thúc thật bất ngờ, tạo ấn tượng mạnh nơi người đọc Trong Đời viết văn của tôi, ông từng nhấn mạnh: “Câu kết của tôi là một cái lờ Nó thường làm cho độc giả đột ngột cũng như đến chỗ hẹp... chính cái kết thúc đầy bất ngờ ấy Sử dụng một tình huống nhầm lẫn khéo léo, Trọng Phụng dẫn dắt người đọc vào câu chuyện thật mà như đùa với một kết thúc đầy bất ngờ mà cũng thật bẽ bàng Giật mình sau cái cười thoáng qua, ta thấy truyện “bẽ bàng” thật Trọng Phụng đã không dùng từ “bẽ mặt” mà hạ thật chính xác hai chữ “bẽ bàng” Trong sự bất ngờ ấy có lẫn nỗi chua xót cay đắng cho lòng người trâng tráo... Cũng không thể không nhắc đến truyện ngắn Bà lão lòa, một trong những truyện ngắn đầu tay xuất sắc của Trọng Phụng Trong diễn tiến cuộc đời cơ cực của bà lão tội nghiệp chịu cảnh tật nguyền sống nhờ nhục nhã bỗng xuất hiện ba câu chuyện nhỏ về những hành động nhân đức của một người phụ nữ : thấy người ăn mày lụ khụ đến xin ăn bị mấy con chó “nhảy xổ ra cắn xa xả”, bà đã “quát thằng nhỏ ra mắng chó,... giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn Đó chính là thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật . Khóa luận “ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng “ MỤC LỤC  PHẦN DẪN LUẬN 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử. tâm 70 CHƯƠNG II : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG 78 1. Kết cấu trần thuật 78 1.1 Sự linh hoạt trong việc chọn lựa cách thức trần thuật 79 1.1.1 Kết cấu đảo trình. cấu trần thuật, cách kể chuyện này ít nhiều cũng đã hình thành nên một nét đặc sắc cho truyện ngắn của tác giả. 1.1.2 Kết cấu trần thuật dạng truyện lồng trong truyện : Trong bài viết “Sự

Ngày đăng: 25/03/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan