KỸ THUẬT TRỒNG CỌC DẬU ppt

3 326 0
KỸ THUẬT TRỒNG CỌC DẬU ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT TRỒNG CỌC DẬU Đặng Văn Thuyết Phòng Kế hoạch Khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tên khác: Cọc dậu, đậu cọc rào, đậu mè, dầu mè Tên khoa học: Jatropha curcas L.; Rurpaganas Medik. Họ thực vật: Thầu dầu (Euphorbiaceae) CÔNG DỤNG Là cây đa tác dụng và rất gần gũi với bà con nông dân từ vùng thấp đến vùng cao hầu khắp các nước vùng nhiệt đới. Thường được trồng làm hàng rào xanh nhờ rất dễ sống, mọc nhanh có nhựa mủ mà gia súc không ăn hoặc phá hoại. Các bộ phận của cây được dùng làm thuốc: Nhựa mủ bôi lên vết loét tạo màng che; lá dùng để tắm ghẻ, chữa thấp khớp, gây tẩy, nhuộm màu; rễ chữa tê liệt bại liệt; hạt chứa dầu có tác dụng tẩy rất mạnh nhưng với liều cao 25-30 hạt có thể gây chết người. Đặc biệt trong hạt có 20-25% dầu béo, protein và chất nhựa. Dầu hạt rất thích hợp cho việc chế xà phòng cứng, xà phòng không kích ứng hại da. Dầu thắp rất tốt vì không khói, thường được dùng để thắp đèn cho nhiều gia đình ở vùng xa xôi khó khăn nhất là vào các thời kỳ trước đây. Bã sau khi ép dầu dùng làm phân bón hoặc thức ăn gia súc. Đơn vị tính (%) Độ ẩm Tro Mỡ Protein Sợi Cacbonhydrat Hạt cọc dậu 3-7 3,5-5,0 3,8-5,0 18-32 3,5-15,5 8,4-18,0 Hạt hướng dương 7,0 14 34 13,0 32,0 Nhiều nước đã trồng cọc dậu trên đồi trọc để lấy quả ép dầu. Gần đây Ấn Độ và một số nước khác cũng có dự án trồng quy mô lớn và thử nghiệm sản xuất dầu từ hạt cọc dậu thay thế dầu điêden, dầu ma dút vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa bù đắp phần nào cho tình trạng khan hiếm dầu mỏ hiện nay và năm 1990 đã trồng 5000ha. Theo hướng này đã được nghiên cứ từ Đại chiến thế giới lần thứ 2. Pháp, Anh, Bồ Đào Nha đã nhập hạt ở Châu Phi; Ấn Độ nhập hạt của Brazin để sản xuất xà phòng. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn, cao 1-5m, đường kính 5-10cm, vỏ màu xám không nứt, cành to mập khi non có màu xanh, có mấu nổi rõ do sẹo cuống lá rụng đi để lại, bị khứa sẽ chảy ra nhựa mủ trắng. 1 Lá đơn, xẻ chân vịt chia 5 thuỳ nông, dài 10-13cm, rộng 8-11cm. Hình 1. Cành, lá, hoa quả cọc dậu Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chuỳ ở đầu cành hay nách lá. Hoa đực mọc ở đầu các nhánh, cuống ngắn có khuỷu. Hoa cái mọc ở giữa các nhánh, cuống không có khuỷu. Quả nang hình trứng, màu đen hay đỏ nhạt, lúc đầu mẫm sau khô, dai nhẵn, mở theo 3 mép. Hạt hình trứng, dài 2cm, rộng 1cm, có áo hạt, màu đen nhạt, nhẵn, chứa nhiều dầu. ĐẶC TÍNH SINH THÁI Nguyên sản ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, Peru, Mêxicô,… nhưng gặp ở hầu hết các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Là cây có biên độ sinh thái rộng nhờ có khả năng chịu đựng tốt nơi đất đai nghèo xấu, khô hạn khắc nghiệt cũng như ẩm ướt, mọc nhanh, nhân giống dễ và đa tác dụng nên đã gặp khắp mọi nơi vượt xa ra ngoài vùng nguyên sản. Ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Mianma,… đều có. Ở Việt Nam, cọc dậu được trồng quanh các vườn nhà, thôn bản khắp mọi vùng từ ven biển khô hạn đến ẩm ướt, từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng trung du lên miền núi cao dưới 1000m so với mực nước biển. Mọc tốt trên đất hoang hoá, đất cát, đất sét, đất bị xói mòn, chịu được kể cả nơi đất bị thoái hoá mạnh hoặc có phản ứng kiềm. Có quần thể vi khuẩn hỗ trợ cho cây sinh trưởng tốt ở nơi thiếu P và cũng đã có một số giống lai cho năng suất cao. Sống được ở nơi có lượng mưa từ 500 đến 2500mm, lạnh rét, chịu được sương giá nhẹ, mùa khô rét có thể rụng bớt lá. KỸ THUẬT TRỒNG Là cây mọc nhanh, trồng 3 năm cao được 3m và có hoa quả nên có thể nhân giống hom và hạt để gây trồng, kỹ thuật trồng rất đơn giản. Trồng bằng hạt Gieo hạt thẳng 5-6kg/ha, ngâm nước lã qua đêm. Cự ly gieo trồng toàn diện: 2x2m (2500 cây/ha); trồng hàng rào xanh: 0,5-1,5mx1-2m 2 (5 đến 20 cây/10m). Độ sâu hố 2-3cm, gieo 2-3 hạt/hố. Tỉa dặm sau 4 tuần. Trồng bằng cây con Tiêu chuẩn cây con: Cây rễ trần 4-5 tuần tuổi. Cự ly 1-3m, hố đào 20x20x20cm. Lấp đất nhỏ vụn, có điều kiện bón phân chuồng. Trồng bằng hom Chiều dài hom 45-50cm kể cả cành và thân, đường kính 3-4cm, có nhiều mắt và vỏ màu xám. Cự ly trồng toàn diện 2-3mx1,5-3,0m; trồng hàng rào xanh 15-25cm. Hố đào 40x40x40cm, lấp đầy đất tơi vụn và phân chuồng. KHAI THÁC SỬ DỤNG Năng suất hạt và dầu phụ thuộc vào nhiều nhân tố như khí hậu, lập địa, mức độ thâm canh, kích cỡ cây,… Năng suất cao nhất nếu được sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi nhất, hàm lượng dầu có thể đạt tới 35-40%, thời gian cho hạt liên tục 30-40 năm, có cây tới hơn 50 năm. Ra hoa vào mùa mưa, sau đó 2-4 tháng vào mùa khô quả chín, vỏ có màu vàng thì thu hoạch đúng vào lúc nông nhàn phù hợp và tăng được thu nhập nhất là đối với phụ nữ. Quả thu về trải mỏng trên nền cứng, hong dưới nắng nhẹ trong vài ngày, vỏ bắt đầu nứt, chà xát nhẹ, loại bỏ tạp vật và thu lấy hạt thuần. Tuỳ mục đích sử dụng và lượng hạt thu được, nếu ít có thể bán, nhiều có thể dùng dụng cụ thủ công hoặc máy ép lấy dầu thắp hoặc bán. Ở các nước phát triển có nhu cầu sử dụng dầu cọc dậu làm nguồn năng lượng mới thay thế dầu điêden, đã có những thiết bị ép dầu hiện đại với giá hàng ngàn đến hàng trăm ngàn đô la Mỹ. HẠN CHẾ Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng trồng làm hàng rào và lấy quả bán làm dược liệu, chưa có nghiên cứu gây trồng và sử dụng. Hạt chứa dầu có độc tố gây hại có khi chết người nên nếu dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Norman Jones and Joan H. Miller, 1980. “Jatropha curcar a multipurpose species for problemtic sites”. The WB, Asia Technical Department, Agriculture Division. Land Resources series No. 1. . có thể rụng bớt lá. KỸ THUẬT TRỒNG Là cây mọc nhanh, trồng 3 năm cao được 3m và có hoa quả nên có thể nhân giống hom và hạt để gây trồng, kỹ thuật trồng rất đơn giản. Trồng bằng hạt Gieo. KỸ THUẬT TRỒNG CỌC DẬU Đặng Văn Thuyết Phòng Kế hoạch Khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tên khác: Cọc dậu, đậu cọc rào, đậu mè, dầu mè Tên khoa. Tro Mỡ Protein Sợi Cacbonhydrat Hạt cọc dậu 3-7 3,5-5,0 3,8-5,0 18-32 3,5-15,5 8,4-18,0 Hạt hướng dương 7,0 14 34 13,0 32,0 Nhiều nước đã trồng cọc dậu trên đồi trọc để lấy quả ép dầu.

Ngày đăng: 25/03/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan