Qui định chính thức về chuyên đề làm báo cáo

9 374 0
Qui định chính thức về chuyên đề làm báo cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quy dinh chuan ve dinh dang file bao cao tot nghiep

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH- MARKETING Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2010 MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CÁCH TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1. QUI ĐỊNH VỀ BỐ CỤC TRÌNH BÀY: 1.1. Bố cục : Chuyên đề phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa. Được trình bày theo thứ tự sau: 1. Bìa chính, bìa phụ (theo mẫu); 2. Nhận xét của cơ quan thực tập (XÁC NHẬN CÓ ĐÓNG DẤU DOANH NGHIỆP) 3. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn, nhận xét của phản biện (nếu là Khoá luận tốt nghiệp); 4. Bảng danh mục chữ viết tắt. 5. Mục lục, (chỉ liệt kê đến mục cấp 3); 6. Danh mục bảng, hình, danh sách các từ viết tắt; 7. Nội dung đề tài (Mở đầu, Nội dung các chương, Kết luận); 8. Tài liệu tham khảo; 9. Phụ lục. 1.2. Số trang qui định: 1. Bậc đại học: tối thiểu 60 trang 2. Bậc Cao đẳng: tối thiểu 50 trang 2. QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: 2.1. Khổ giấy và chừa lề * Khổ giấy A4 (21 x 29,7cm). Nội dung in trên một mặt giấy. * Lề trái: 3 cm; Lề phải: 2 cm. * Lề trên: 3 cm, Lề dưới: 3cm (đánh số trang trên phần lề trên, vị trí giữa trang hoặc góc phải ) 2.2. Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng - Chuyên đề phải được đánh máy vi tính và sử dụng font Times New-Roman, bộ mã Unicode, cỡ chữ 13. 1 - Chữ tiêu đề và chữ trong phần nội dung phải dùng font khác nhau để dễ phân biệt. - Việc sử dụng cỡ chữ và font chữ phải nhất quán giữa các chương, mục. Cụ thể : + Các tiêu đề cùng cấp mục ở các chương khác nhau phải sử dụng font chữ giống nhau. + Chữ tên bảng, hình phải dùng 01 font chữ thống nhất. + Phần nội dung ở tất cả các chương, phần, mục… phải sử dụng chung một font chữ. -Khoảng cách dòng: 1,5 lines, số dòng/trang: 30-32 dòng/trang. - Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng. Không để mục ở cuối trang mà không có ít nhất 2 dòng nội dung tiếp theo. - Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải bỏ 1 hàng trống. 2.3. Trình bày tên đề tài Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tên đề tài được canh giữa (CENTER), chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó. Tên đề tài phải được viết chữ in hoa in trên một trang riêng (Trang bìa ngoài và bìa trong, theo mẫu, không đánh số), cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tùy theo độ dài của tên đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 - 24. 2.4. Chương, mục • Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu một trang mới. Số chương là số Ả Rập (1,2, ).Tên chương đặt ở bên dưới chữ “Chương”. Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm . Tên chương viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và đặt giữa. • Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương. - Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Ả Rập sát lề trái, chữ hoa, in đậm. - Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Ả Rập, cách lề trái 0,5cm, chữ thường, in đậm. - Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Ả Rập, cách lề trái 1,0 cm, chữ thường, in đậm. Ví dụ: CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY DẾT MAY THÁI TUẤN 2 2.1. 2.1.1 2.1.1.1. 2.5. Đánh số trang Số trang được đánh theo số Ả Rập (1,2,3,… ). Bắt đầu đánh số trang (trang 1) từ trang lời mở đầu của Chương 1 đến hết đề tài kể cả hình, bảng, . 2.6. Hình Hình vẽ, đồ thị, sơ đồ Tên gọi chung các loại trên là hình, được đánh theo số thứ tự của chương, và số Á Rập theo thứ tự hình. Ví dụ : Hình 2.1, số 2 có nghĩa là hình ở chương 2, số 1 có nghĩa là hình thứ nhất của chương 2. Tên và số thứ tự của hình được đặt ở phía dưới hình. Tên hình được viết ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện đúng nội dung của hình. Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình. Nếu hình trình bày theo khổ giấy nằm ngang, đầu hình quay vào chỗ đóng bìa. Hình lớn được trình bày một trang riêng. Hình nhỏ trình bày chung với bài viết. 2.7. Bảng - Đánh số bảng: Việc đánh số thứ tự của bảng cũng tương tự như trình bày hình. (Lưu ý việc đánh số bảng và hình là độc lập với nhau. Ví dụ: hình 2.1 và bảng 2.1 là không liên quan với nhau về mặt thứ tự. - Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian mà số liệu biểu hiện trong bảng. Ví dụ : Bảng 2.3 :DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐỌAN 2006 - 2008 Đơn vị tính : nghìn đồng Stt Mặt hàng 2006 2007 2008 1 Mặt hàng A 2.003.000 2.153.015 2.489.215 2 Mặt hàng B 1.265.012 1.265.021 1.561.123 Nguồn : Báo cáo kế tóan của Cty năm 2009 - Tên bảng được đặt ngay sau số thứ tự của bảng, chữ hoa, in đậm, tên bảng được đặt ở phía trên của bảng . - Nguồn tài liệu: nêu rõ nguồn, thời gian, không gian, đặt phía dưới bảng, góc phải - Đơn vị tính:  Đơn vị tính dùng chung cho toàn bộ số liệu trong bảng thống kê, trường hợp này đơn vị tính được ghi ở góc trên, bên phải của bảng. 3  Trường hợp đơn vị tính khác nhau đối với các hạng mục, phải có một cột ghi đơn vị tính. Cột đơn vị tính sẽ ghi đơn vị tính ứng với đơn vị tính của từng hạng mục theo hàng. - Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng bìa. 2.8. Viết tắt Hạn chế tối đa viết tắt. Trường hợp cụm từ quá dài, lặp lại nhiều lần thì có thể viết tắt. Tất cả những chữ viết tắt, phải được viết đầy đủ lần đầu tiên và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Không được viết tắt ở đầu câu. Trước trang mục lục phải có bảng danh mục chữ viết tắt đã sử dụng trong chuyên đề. 2.9. Chú dẫn tham khảo trong bài viết - Các định nghĩa, khái niệm, nguyên tắc, công thức v.v. khi trích dẫn nguyên văn của tác giả khác phải đặt trong ngoặc kép “… ”. và phải ghi chú dẫn tham khảo. Chú dẫn tham khảo để trong ngoặc vuông […]. Trong ngoặc có con số chỉ số thứ tự tài liệu tham khảo trong danh mục, chữ tr và con số kế tiếp chỉ trang tham khảo trong tài liệu tham khảo. Ví dụ: " " [4, tr.17], có nghĩa nguyên văn đó được trích từ tài liệu tham khảo thứ 4, trang 17. Nếu dẫn ý hoặc mượn biểu bảng thì chỉ cần chỉ dẫn tài liệu. Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo, tất cả tài liệu được đề cập đến trong bài viết phải có trong danh sách và được sắp xếp thứ tự theo mẫu tự họ tên tác giả . Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự tiếng Việt trước, nước ngoài sau (Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật ). 2.10. Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo (sách, luận án, luận văn, báo cáo, bài báo ) phải ghi đầy đủ thông tin theo trật tự sau: (1) Tên tác giả; (2) Tên tài liệu tham khảo; (3) Tên Nhà xuất bản; (4) Năm xuất bản - Tên tác giả: Viết chữ thường. Trường hợp có nhiều tác giả thì ghi tập thể tác giả, hoặc dựa vào tác giả đầu tiên để xếp thứ tự, - Năm xuất bản: đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm. - Tên sách, luận văn, báo cáo, Báo, Tạp chí: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy. - Nhà xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu phẩy. - Nơi xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu chấm - Số: Đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu phẩy (nếu là báo, tạp chí) Ví dụ: 1 Nguyễn Văn A (2007). Giáo trình Marketing, NXB Thống kê, TP.HCM 2. Mai Văn B (2006). Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Tài Chính, TP.Hà Nội 4 2.11. Phụ lục - Phần phụ lục đăng tải các nội dung có ý nghĩa tham khảo nhưng ít liên quan trực tiếp đến các nội dung khoa khọc trong chuyên đề như : mẫu bảng câu hỏi phỏng vấn, hình ảnh sản phẩm, hình ảnh qui trình sản xuất v v - Phụ lục cũng được đánh số thứ tự đặt tên . 2.12. Các qui định khác : - Trong các trang nội dung phải hạn chế tối đa việc gạch đầu dòng. Nếu phải trình bày các tiết nhỏ có thể dùng các ký hiệu Bulett. - Hạn chế việc sử dụng hình ảnh (hình chụp sản phẩm, chụp dây chuyền sản xuất, chụp quang cảnh nhà máy, của hàng v v…) trong các trang nội dung. Nếu muốn đưa hình ảnh vào chuyên đề thì có thể để ở trang phụ lục. - Không vẽ biểu đồ, đồ thị, hoặc trình bày các tiêu đề, đề mục bằng màu để thuận lợi cho việc sao chụp tài liệu về sau. TRƯỞNG KHOA TS. Nguyễn Văn Hiến (Đã ký) 5 MẪU BÌA NGOÀI (BÌA CỨNG) BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (Cỡ chữ 13) NGUYỄN VĂN MAI Lớp : …… CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP (Cỡ chữ 16) CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VỎ XE GẮN MÁY CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TÂY NAM BỘ (Cỡ chữ từ 22-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài) Thành phố Hồ Chí Minh – 200 (Cỡ chữ 13) 6 (MẪU BÌA TRONG: Giấy trắng) 7 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (Cỡ chữ 13) NGUYỄN VĂN MAI Lớp : …… CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP (Cỡ chữ 16) CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VỎ XE GẮN MÁY CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TÂY NAM BỘ (Cỡ chữ từ 22-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài) GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :Ts. Nguyễn Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh – 200 (Cỡ chữ 13) 8 9 . QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2010 MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CÁCH TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1. QUI ĐỊNH VỀ BỐ CỤC TRÌNH BÀY: 1.1. Bố cục : Chuyên đề phải được trình. luận); 8. Tài liệu tham khảo; 9. Phụ lục. 1.2. Số trang qui định: 1. Bậc đại học: tối thiểu 60 trang 2. Bậc Cao đẳng: tối thiểu 50 trang 2. QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: 2.1. Khổ giấy và. mẫu bảng câu hỏi phỏng vấn, hình ảnh sản phẩm, hình ảnh qui trình sản xuất v v - Phụ lục cũng được đánh số thứ tự đặt tên . 2.12. Các qui định khác : - Trong các trang nội dung phải hạn chế

Ngày đăng: 25/03/2014, 12:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan