LỄ HỘI ĐỀN HÙNG-CỘI NGUỒN MỸ THUẬT DÂN TỘC potx

8 871 8
LỄ HỘI ĐỀN HÙNG-CỘI NGUỒN MỸ THUẬT DÂN TỘC potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỄ HỘI ĐỀN HÙNG-CỘI NGUỒN MỸ THUẬT DÂN TỘC Là người Việt Nam, dù được ở quê hương hay phiêu dạt nơi đâu, nhưng cứ mỗi độ xuân sang, ai cũng hướng lòng mình về một vùng Đất Tổ - Vùng đất Trung du thơ mộng thuộc xã Hy Cương (nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ), nơi cội nguồn của dân tộc, nơi hằng năm con cháu cả nước về dự Giỗ tổ Hùng Vương. Hai câu ca dao trên, từ bao đời, giống như tiếng chim gọi đàn, khơi dậy trong tâm khảm mọi người Việt Nam những tình cảm thân thương và sâu sắc. Tất cả chúng ta đều là con Hồng cháu Lạc, đều cùng chung một Tổ. Và Phú Thọ, trung tâm nước Văn Lang xưa, nơi các Vua Hùng đóng đô dựng nước; Hằng năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, hội đền Hùng lại mở, đón tiếp con cháu từ khắp nơi về làm giỗ Tổ. Cả nước làm giỗ Tổ! Đối với chúng ta thì đó dường như là một điều tự nhiên, một điều bình thường. Nhưng xét cho kỹ thì điều đó không bình thường chút nào cả. Trái lại, đó là một trong những nét độc đáo, rất độc đáo trong văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. ở trên thế giới, cũng có những nước lấy quốc hiệu từ tên một vị thuỷ Tổ. Nhưng không một nước nào trên thế giới giống như ở nước ta có lệ hàng năm lại làm lễ giỗ Tổ, tưởng niệm các vị thuỷ Tổ đã khai cơ lập nghiệp, đã mở đầu trong công cuộc xây dựng Tổ quốc. Muốn đến hội Đền Hùng, bạn có thể đi ô tô khách hoặc bằng đường xe lửa, bằng đường thuỷ, đến thành phố Việt Trì, rồi đi tiếp bằng xe hơi, tàu hoả Trước lúc vào hội, mời bạn hãy đến thăm những di tích lịch sử cổ kính của một quần thể kiến trúc tuyệt vời trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh. Ngọn núi đã bao đời nay được con cháu từ khắp mọi miền nhắc đến với một niềm xúc động dào dạt, hướng về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Dưới những tán cây chò xanh cao vút, mát rượi, bước theo các bậc đá sạch sẽ từ cổng chính đi lên, chẳng mấy chốc lên tới đền Hạ. Theo truyền thuyết thì ở nơi đây bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, Lạc Long Quân dẫn 50 người con về xuôi, Âu Cơ dẫn 49 người lên vùng ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu , đặt tên nước là Văn Lang. Từ đó sinh sôi ra các dân tộc Việt Nam. Trước cửa đền Hạ có một cây Thiên Tuế, chính ở nơi đây, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô tháng chín năm 1954. Câu nói nổi tiếng ấy, nay đã được khắc thành chữ vàng để muôn đời con cháu mai sau giữ mãi : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Thắp nén hương thơm trong đền Hạ để tỏ lòng ngưỡng mộ đến Tổ Tiên, ta tiếp tục lên đền Trung. Tương truyền, các Vua Hùng thường đến đây cùng các Lạc tướng bàn việc nước. Đây cũng là nơi Lang Liêu, vị hoàng tử nghèo đã lấy những hạt gạo do chính mình cấy gặt ra, làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dày đầy hương vị quê hương dâng lên cho Vua Cha nhân ngày Tết Nguyên đán. Sự tích bánh chưng, bánh dày, bài học về sự quý trọng hạt gạo do bàn tay lao động của con người làm ra, khởi đầu nền văn minh lúa nước. Lên cao nữa là đền Thượng, nơi hằng năm vua Hùng làm lễ tế trời đất, thờ thần lúa. Cũng ở nơi này vua Hùng Vương thứ 6 lập đền thờ Thánh Gióng sau khi thắng giặc Ân. Phía bên trái đền có một chiếc lăng cổ kính tương truyền đó là nơi an nghỉ của vua Hùng thứ 6. Trước cửa đền, hơi chếch sang bên phải có một cột đá mộc mạc, theo truyền thuyết đó là một chứng tích lịch sử. Trước cột đá này, An Dương Vương đã thề trước vong linh của các vua Hùng, nguyện suốt đời sẽ giữ gìn non sông gấm vóc, lăng miếu Tổ tiên truyền lại. Đứng trên đền Thượng, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy nhiều hòn núi lớn nhỏ như bầy voi quỳ hướng về ngọn núi Mẹ oai nghiêm, nhắc ta nhớ đến câu chuyện về 99 con voi trung thành, còn một con “ăn ở ra lòng riêng tư” đã bị trừng phạt mãi mãi không bao giờ trở lại được với bầy đàn. Con voi lạc loài ấy cho đến nay vẫn mãi là bài học nhắc nhở lòng trung nghĩa. Từ phía lăng vua Hùng, ta trở lại lối đi cũ đến đền Hạ, rẽ sang trái, đi xuống phía chân núi phía Đông Nam, bạn sẽ gặp đền Giếng. Trong đền có giếng Ngọc, nước trong như cái tên của nó, tương truyền xưa kia hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi bóng để chải tóc vấn khăn ở đây. Sau này, nhân dân ta xây thành một đền thờ để tưởng nhớ hai nàng. Bây giờ ta hãy trở về với ngày hội mồng 10 tháng 3, được coi là ngày hội lớn nhất, ngày giỗ tổ, ngày hội tụ của con Rồng cháu Tiên đất Việt, người Việt Nam ta. Cuộc tế lễ chính thức được tiến hành vào sáng mồng 10 tháng 3, năm nào cũng có đại diện lãnh đạo cao cấp của nhà nước về dự. Những nghi thức ấy diễn ra rất long trọng tại đền Thượng với đầy đủ các lề luật của một cuộc tế lớn. Trong lúc tế lễ còn có phường nhà tơ Do Ngãi hát múa chào Thánh. Lễ vật tại hội Đền Hùng gồm lợn, bò, dê, mỗi thứ một con để nguyên và xôi trắng, xôi màu, bánh chưng, bánh dày v.v Các thế hệ con Rồng cháu Tiên về dự hội dồn nhanh bước chân khi nghe tiếng trống đồng ngân rung trong lòng đất, làm xúc động sâu xa hàng triệu con tim. Dòng người cuồn cuộn ấy theo Đoàn đại biểu dâng Hương, đi đầu là các vị đại diện cho nhà nước, tiếp đến là 100 nam nữ thanh niên với y phục dân tộc tượng trưng cho con Rồng cháu Tiên xếp hàng trước đền Thượng. Loa phóng thanh phát đi “Lễ tưởng niệm các vua Hùng và các liệt sỹ đã có công dựng nước và giữ nước”. Cả biển người đang sôi động bỗng trở nên thành kính, trang nghiêm. Từ khắp các ngả đường, những đám rước nô nức dồn về. Đám rước voi với ý nghĩa muôn loài quy phục các vua Hùng. Rồi tổ chức rước cỗ chay, bánh chưng, bánh dầy, một mặt để nhắc lại sự tích Lang Liêu, mặt khác là để nhớ ơn công đức các vua Hừng đã dạy dân trồng lúa. Vì thế đám rước này không bao giờ được thiếu và đó cũng là nét đặc sắc của Hội đền Hùng. Còn rước kiệu từ lâu đã trở thành cuộc thi của các làng. Đám rước rầm rộ nhiều màu sắc từ các ngả tiến về đền Hạ. Tại đây các cỗ kiệu cùng cờ quạt, đồng loạt được rước chạy quanh sân, vì vậy người ta gọi là rước kiệu bay. Dưới chân núi, bên cổng quán, những cô gái Mường duyên dáng trong bộ quần áo dân tộc ngày hội biểu diễn tiết mục Đâm đuống, một nhạc cụ cổ truyền của đồng bào Mường. Âm thanh nhịp nhàng của đuống vang lên dội vào núi rừng ngày hội. Trên hồ Đả Vao cạnh chân núi Nghĩa, những cặp thuyền rồng đua nhau lướt sóng trên mặt nước trong xanh, trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người. Trên bờ là bãi tung còn thu hút trai thanh gái lịch đua tài đua sức. Cây đu tiên quay tròn tung bay những tà áo thướt tha trong nắng gió nhẹ của mùa xuân. Cả một vùng rộng lớn quanh chân núi Nghĩa được sắp đặt xen kẽ những rạp hát chèo, tuồng, những quầy hàng đặc sản của một vùng đất Tổ, bưởi Đoan Hùng, chè Phú Thọ, dứa Tam Đảo những quán ăn, hàng thủ công mỹ nghệ cũng được trưng bày phục vụ khách về dự hội. Nhất là buổi tối, ánh đèn điện như sao sa khắp núi rừng, tiếng hát xoan của các phường xoan nổi tiếng về dự hội như Kim Đức, Đức Bát vang vọng đây đó, khiến tâm tư của mỗi người nhớ về một vùng dân ca nổi tiếng một thời về chèo và tuồng Cứ như vậy hội đền Hùng diễn ra trong không khí sôi động của mùa xuân với bao điều ước vọng về một tương lai tốt đẹp. Hội đền Hùng không chỉ thu hút mọi người bởi những sinh hoạt văn hoá đặc sắc, mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam ta. Đến hội đền Hùng, mỗi người đều biểu hiện một tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ về quê Cha đất Tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trong hay ngoài nước./. . LỄ HỘI ĐỀN HÙNG-CỘI NGUỒN MỸ THUẬT DÂN TỘC Là người Việt Nam, dù được ở quê hương hay phiêu dạt nơi đâu, nhưng. đây. Sau này, nhân dân ta xây thành một đền thờ để tưởng nhớ hai nàng. Bây giờ ta hãy trở về với ngày hội mồng 10 tháng 3, được coi là ngày hội lớn nhất, ngày giỗ tổ, ngày hội tụ của con Rồng. về một vùng dân ca nổi tiếng một thời về chèo và tuồng Cứ như vậy hội đền Hùng diễn ra trong không khí sôi động của mùa xuân với bao điều ước vọng về một tương lai tốt đẹp. Hội đền Hùng không

Ngày đăng: 25/03/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan