bài tập tài chính quốc tế

8 10.9K 194
bài tập tài chính quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bài tập tài chính quốc tế

BÀI TẬP CHƯƠNG II 1. Nếu lấy giá năm 2010 là mức giá nền (100) thì mức giá của Anh và Mỹ vào năm 2011 lần lượt là 102, 106. a. Nếu tỷ giá năm 2010 là 0,54$/£ thì tỷ giá năm 2011 sẽ là bao nhiêu? b. Trên thực tế, tỷ giá năm 2011 là 0,56$/£. Những nguyên nhân nào có thể tạo ra sự chênh lệch này? Theo thuyết ngang giá sức mua tương đối: (1+ef) = (1+Ih) / (1+If) Ta có Ih = Ius = 6% và If = Iuk = 2%  Sự thay đổi của tỷ giá giao ngay theo thời gian: ef = [(1+0,06) / (1+0,02)]-1 = 0,04 = 4%  Tỷ giá năm 2011 là: St+n = St (1+ef) = 0,54 x 1,04 = 0,5616$/£. 2. Hai nước Mỹ và Anh sản xuất cùng một loại hàng hóa là lúa mỳ. Giả sử giá lúa mỳ tại Mỹ là $3,25 còn tại Anh là £1,35. a. Theo quy luật một giá thì tỷ giá giao ngay $/£ sẽ là bao nhiêu? b. Giả sử rằng giá lúa mỳ vào năm đến được dự đoán là tăng đến $3,50 tại Mỹ và £1,60 tại Anh. Tỷ giá kỳ hạn 1 năm $/£ sẽ là bao nhiêu? Theo quy luật một giá: a, 3,25/1,35 = 2,4074$/£ b, 3,50/1,60 = 2,1875$/£ 3. Vào đầu năm 1996, lãi suất năm của Úc là 3,7% và lạm phát dự đoán của Úc là 1,8%. Cùng thời gian, lãi suất năm của Đức là 2,6% và lạm phát dự kiến của Đức là 1,6%. Tính lãi suất thực của Úc và Đức. Theo hiệu ứng Fisher: (1+i) = (1+r) (1+I) => r = [(1+i)/(1+I)]-1 rÚc = [(1+0,037)/(1+0,018)] – 1 = 0,0187 =1,87% rĐức = [(1+0,026)/(1+0,016)] – 1 = 0,0098 =0,98% Theo hiệu ứng Fisher tương đối: i = r + I => r = i – I rÚc = 0,037 – 0,018 = 0,019 = 1,9% rĐức = 0,026 – 0,016 = 0,01 = 1% 4. Vào tháng 7, lãi suất 1 năm là 12% đối với đồng £ của Anh và 9% đối với $ của Mỹ. a. Nếu tỷ giá hiện hành là $1,63/£ thì tỷ giá dự đoán sau 1 năm sẽ là bao nhiêu? b. Giả sử có những thay đổi đối với dự đoán về lạm phát của Mỹ làm cho tỷ giá giao ngay tương lai dự đoán giảm xuống còn $1,52/£. Điều gì sẽ xảy ra với lãi suất Mỹ? a, Theo hiệu ứng Fisher quốc tế: St+n = St (1+ih) / (1+if) tỷ giá dự đoán 1 năm sau = 1,63 (1+0,09) / (1+0,12) = 1,59$//£ b, theo hiệu ứng Fisher quốc tế: ih = [St+n (1+if) / St] – 1 lãi suất Mỹ = [1,52 (1+0,12) / 1,63] – 1 = 0,04 = 4% 5. Giả sử rằng tại Nhật lãi suất là 8% và lạm phát được dự đoán là 3%. Trong khi đó, lạm phát dự đoán của Anh là 12% và lãi suất của Anh là 14%. Dự đoán tỷ giá kỳ hạn £/¥ tăng hay giảm? Theo hiệu ứng Fisher tương đối: r = i – I Lãi suất thực của đầu tư tại Nhật: rJP = 8% - 3% = 5% Lãi suất thực của đầu tư tại Anh: rUK = 14% - 12% = 2% Như vậy đầu tư ở Nhật sẽ có lợi hơn đầu tư ở Anh => nhà đầu từ sẽ chuyển từ £ sang ¥ để đầu tư làm cung £ tăng, cầu ¥ tăng => giá £ giảm và giá ¥ tăng => tỷ giá kỳ hạn £/¥ giảm. 6. Các nhà kinh tế vừa công bố dự đoán về tỷ lệ lạm phát của Mỹ và của Đức trong 5 năm đến. Lạm phát của Mỹ được dự đoán là 10%/năm còn Đức là 4%/năm. Nếu tỷ giá hiện hành là $0,95/€. Hãy dự đoán tỷ giá giao ngay trong 5 năm đến. Theo thuyết PPP tương đối : (1+ef) = (1+Ih) / (1+If) Trong khi đó St+n = St (1+ ef)  St+n = St (1+Ih) / (1+If) Tỷ giá giao ngay 5 năm đến = 0,95 (1 + 0,1) 5 / (1 + 0,04) 5 = 1,26$/€ 7. Trong suốt năm 1995, tỷ giá đồng Peso Mexico tăng từ Mex$5,33/$ đến Mex$7,64/$. Cùng thời gian, lạm phát Mỹ vào khoảng 3% trong khi lạm phát của Mexico vào khoảng 48,7%. a. Giá trị danh nghĩa của $ thay đổi bao nhiêu % trong năm 1995? b. Giá trị thực của $ thay đổi bao nhiêu % trong năm 1995? a, sự thay đổi giá trị danh nghĩa của $ = (7,64 – 5,33) / 5,33 = 0,433 = 43,3% b, Theo thuyết PPP tương đối : (1+ef) = (1+Ih) / (1+If)  (1+ef) = (1+0,487) / (1 8. Giả sử lãi suất £ là 16%/năm và € là 7%/năm. Cùng thời điểm, lạm phát năm của Đức là 3% và Anh là 9%. a. Nếu tỷ giá kỳ hạn tăng của €/£ trong 1 năm là 10%, vậy có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá không? Vì sao? b. Lãi suất thực ở Đức và ở Anh là bao nhiêu? a, tỷ giá kỳ hạn tăng: p = (F – S) / S = 10% hay chênh lệch tỷ giá là 10% chênh lệch lãi suất: 16% - 7% = 9%  Tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá lãi suất gộp. b,theo hiệu ứng Fisher tương đối: r = i – I rGM = 7% - 3% = 4% rUK = 16% - 9% = 7% 9. Ta có giá trên một số thị trường quốc tế: • Giá giao ngay: $0,95/€ • Tỷ giá kỳ hạn năm: $0,97/€ • Lãi suất €: 7%/năm • Lãi suất $: 9%/năm a. Giả sử không có chi phí giao dịch, thuế quan, có thể có lợi nhuận kinh doanh chênh lệch giá lãi suất gộp trong trường hợp này hay không? Trình bày rõ quy trình kinh doanh nếu có. b. Giả sử không có chi phí giao dịch. Thuế thu nhập thông thường trên lãi suất là 50%. Trong trường hợp này, có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá lãi suất gộp hay không? Trình bày rõ quy trình kinh doanh nếu có. a, Chênh lệch tỷ giá: p = [(F – S) / S ] x 100% = [(0,97 – 0,95)/0,95]x100% = 2,1% chênh lệch lãi suất = 9% - 7% = 2%  Tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá lãi suất gộp dù lợi nhuận rất thấp. Giả sử vay $1.000 => tiền gốc và lãi phải trả trong 1 năm = 1.000 x (1+9%) = $1.090 Đổi sang € theo tỷ giá giao ngay, ta có: 1.000/ 0,95 = €1052,6 đồng thời bán hợp đồng kỳ hạn €. Đầu tư sau 1 năm thu được tiền gốc và lãi là : 1052,6 x (1+7%) = €1.126,3 Đổi sang $ theo tỷ giá kỳ hạn, ta có: 1.126,3 x 0,97 = $1.092,5 Vậy lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chênh lệch giá là $2,5 trên $1.000 kinh doanh. b,quy trình kinh doanh: Giả sử vay $1.000 => tiền gốc và lãi phải trả trong 1 năm = 1.000 x (1+9%) = $1.090 Đổi sang € theo tỷ giá giao ngay, ta có: 1.000/ 0,95 = €1052,6 đồng thời bán hợp đồng kỳ hạn €. Đầu tư sau 1 năm thu được tiền lãi là : 1052,6 x 7% = €73,7 Do phải trả thuế thu nhập nên thực chất tiền gốc và lãi nhận được là 1052,6+73,7x50% = €1.089,5 Đổi sang $ theo tỷ giá kỳ hạn, ta có: 1.089,5 x 0,97 = $1.056,8 Vậy không cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. 10. Giả sử tỷ giá giao ngay hôm nay là $0,90/€. Lãi suất 6 tháng của € là 3% và $ là 6%. Tỷ giá kỳ hạn 6 tháng là $0,8978/€. Một nhà đầu tư dự đoán € sẽ tăng giá lên $0,9290/€ trong 6 tháng tới. a. Nhà đầu tư sẽ sử dụng hợp đồng kỳ hạn để kiếm lời trong trường hợp này như thế nào? b. Nếu sử dụng thị trường tiền tệ, nhà đầu tư sẽ vay hoặc cho vay như thế nào để kiếm lời trong trường hợp này? c. Nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư như thế nào là hiệu quả nhất? Vì sao? a, giá kỳ hạn € hiện đang rẻ hơn dự đoán của nhà đầu tư vì vậy: - Ký hợp đồng kỳ hạn mua € ngày hôm nay với giá $0,8978/€. - 6 tháng sau, thực hiện hợp đồng và bán trên thị trường ngoại tệ với giá $0,9290/€. - Lợi nhuận thu được trên mỗi € giao dịch = 0,9290 - 0,8978 = $0,0312 b, chênh lệch lãi suất = 6% - 3% = 3% chênh lệch tỷ giá = p = [(F – S) / S ] x 100% = [(0,8978 – 0,90)/0,90]x100% = -0,24% vậy tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá lãi suất gộp: - Giả sử vay €1.000 => tiền gốc và lãi phải trả trong 6 tháng = 1.000 x (1+3%) = €1.030 - Đổi sang $ theo tỷ giá giao ngay, ta có: 1.000 x 0,9 = $900 đồng thời bán hợp đồng kỳ hạn $. - Đầu tư sau 6 tháng thu được tiền gốc và lãi là : 900 x (1+6%) = $954 - Đổi sang € theo tỷ giá kỳ hạn, ta có: 954 / 0,8978 = € 1.062,6 - Vậy lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chênh lệch giá là €32,6 trên €1.000 kinh doanh. c, Nếu đầu tư theo dự đoán: Lợi nhuận thu được trên mỗi € giao dịch = $0,0312 Nếu đầu tư trên thị trường tiền tệ: Lợi nhuận thu được trên mỗi € giao dịch = €0,0326 = $0,029 (áp dụng tỷ giá kỳ hạn) Về lợi nhuận nên đầu tư theo phương án a nhưng về độ an toàn nên đầu tư phương án b. 11. Vào ngày thứ nhất, một nhà đầu tư mua một hợp đồng tương lai trong 4 ngày. Giá của hợp đồng tương lai là $1,78/£, giá trị hợp đồng là £62.500. Vào ngày thứ 2, giá tăng lên $1,79/£. Vào ngày thứ 3, giá tăng lên $1,80/£ Vào ngày thứ 4, giá giảm xuống $1,785/£ và hơp đồng đến hạn thanh toán. Tính chi tiết việc điều chỉnh theo giá thị trường và lợi nhuận (hoặc chi phí) của nhà đầu tư vào ngày thanh toán. Ngày thứ 2: lợi nhuận = 0,01 x 62.500 = $625 Ngày thứ 3: lợi nhuận tăng thêm = 0,01 x 62.500 = $625 Ngày thứ 4: lợi nhuận giảm xuống = 0,015 x 62.500 = $937,5 Vậy tổng lợi nhuận vào ngày thanh toán = 625 + 625 – 937,5 = $312,5 12. Giả sử giá kỳ hạn của € trong 1 tháng tới là $0,9127/€ trong khi giá của hợp đồng tương lai cùng thời gian là $0,9145/€. Một nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể kinh doanh chênh lệch giá trong trường hợp này hay không? Nếu có thì đây được xem là hình thức kinh doanh chênh lệch giá nào? Trình bày rõ quy trình kinh doanh chênh lệch giá và lợi nhuận thu được là bao nhiêu? Kinh doanh chênh lệch giá theo địa điểm: - Mua hợp đồng kỳ hạn với giá $0,9127/€ - Đồng thời bán hợp đồng tương lai với giá $0,9145/€. - Vậy lợi nhuân thu được trên mỗi € giao dịch = 0,9145 - 0,9127 = $0,0018 13. Một công ty mua hợp đồng tương lai giá trị S₣125.000 ở mức giá $0,83/S₣. nếu giá giao ngay vào ngày đáo hạn hợp đồng là $0,8250/S₣ thì công ty sẽ có lợi nhuận/chi phí là bao nhiêu? Chi phí = (0,83 - 0,8250) x 125.000 = $625 14. Vào ngày 10/1,một công ty tại Pháp ký hợp đồng mua hàng từ Mỹ giá trị 10 triệu $. Lô hàng sẽ được giao vào 4/3 và sẽ được thanh toán bằng $. Công ty quyết định sẽ phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai. Hiện tại, giá giao ngay là $0,8947/€ và giá của hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 3 là $0,9002/€. Giá trị của mỗi hợp đồng tương lai đang giao dịch trên thị trường là $100.000 a. Tính số hợp đồng tương lai mà công ty phải mua để phòng ngừa rủi ro (tức tạo ra trạng thái đóng bằng $) b. Vào ngày 4/3, giá giao ngay là $0,8968/€. Tính thu nhập thuần trên hợp đồng tương lai và so sánh với thu nhập thuần trong trường hợp không bảo hiểm. a, số hợp đồng tương lai cần mua = 10.000.000 / 100.000 = 100 hợp đồng b, khi sử dụng hợp đồng tương lai, mua 100 hợp đồng tương lai với giá 1$ = 1/0,9002 = €1,1109. Vậy tổng tiền phải trả là 10.000.000 x 1,1109 = €11.109.000 trong khi tại thời điểm thực hiện hợp đồng giá giao ngay 1$ = 1/0,8968 = €1,1151. Vậy tổng tiền phải trả là 10.000.000 x 1,1151 = €11.151.000  Sử dụng hợp đồng tương lai tốt hơn là không sử dụng.  15. Một nhà đầu tư bán quyền chọn bán €, giá trị hợp đồng là €500.000 với phí quyền chọn là $0,04/€. Nếu giá thực hiện là $0,71/€ và giá giao ngay vào ngày đáo hạn là $0,73/€. Thu nhập thuần của nhà đầu tư trên là bao nhiêu? Bán quyền chọn bán => mua € Do giá thức hiện $0,71/€ < giá giao ngay ngày đáo hạn $0,73/€ => người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền của mình => thu nhập lúc này là thu nhập từ phí = 500.000 x 0,04 = $20.000 16. Một nhà đầu tư mua 3 quyền chọn mua € thời hạn 90 ngày với giá trị là €100.000/ hợp đồng và mức phí là $0,023/€. a. Số tiền tối đa mà nhà đầu tư này phải trả cho quyền chọn mua này là bao nhiêu (bỏ qua phí môi giới)? b. Số tiền tối đa mà nhà đầu tư phải trả cho số € đã mua là bao nhiêu? Nếu tỷ giá thực hiện là $1,2/€. c. Sau khi nắm giữ số hợp đồng này được 60 ngày, nhà đầu tư bán lại với phí là $0,038/€. Thu nhập thuần của nhà đầu tư là bao nhiêu nếu phí môi giới là $5 cho một hợp đồng khi mua bán quyền chọn. a, số tiền tối đa phải trả cho việc mua quyền chọn mua = tiền phí = 3 x 100.000 x 0,023 = $6.900 b, số tiền tối đa phải trả cho số € đã mua = phí + số tiền trả theo giá thực hiện = 6.900 + 100.000 x 1,2 = $126.900 c, lợi nhuận = [3 x 100.000 x (0,038 - 0,023 )] – [5 x 2 x3] = $4.470 . Mỹ? a, Theo hiệu ứng Fisher quốc tế: St+n = St (1+ih) / (1+if) tỷ giá dự đoán 1 năm sau = 1,63 (1+0,09) / (1+0,12) = 1,59$//£ b, theo hiệu ứng Fisher quốc tế: ih = [St+n (1+if) / St]. đối: r = i – I rGM = 7% - 3% = 4% rUK = 16% - 9% = 7% 9. Ta có giá trên một số thị trường quốc tế: • Giá giao ngay: $0,95/€ • Tỷ giá kỳ hạn năm: $0,97/€ • Lãi suất €: 7%/năm • Lãi. ¥ tăng => giá £ giảm và giá ¥ tăng => tỷ giá kỳ hạn £/¥ giảm. 6. Các nhà kinh tế vừa công bố dự đoán về tỷ lệ lạm phát của Mỹ và của Đức trong 5 năm đến. Lạm

Ngày đăng: 25/03/2014, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan