Báo cáo " Đánh giá nguy cơ ngập lụt các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên " ppt

8 470 0
Báo cáo " Đánh giá nguy cơ ngập lụt các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 1 Đánh giá nguy ngập lụt các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên Trần Ngọc Anh 1, *, Nguyễn Thanh Sơn 1 , Trần Thị Thu Hương 1 , Trịnh Xuân Quảng 2 , Phạm Mạnh Cổn 3 , Đặng Đình Khá 1 , Đặng Đình Đức 1 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 10 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội, Việt Nam 3 Tạp chí Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ, 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012 Tóm tắt. Bài báo giới thiệu kết quả tính toán mức độ ngập lụt tỉnh Hưng Yên từ các kết quả mô phỏng bằng mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều MIKE FLOOD. Bộ mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định với các đợt ngập lụt do mưa gây ra năm 2004 và 2008; sau đó tiến hành mô phỏng ngập lụt với các kịch bản mưa tần suất 1%, 5%, 10%. Từ đó đánh giá nguy ngập lụt các khu vực trũng trên địa bàn tỉnh, sản phẩm được thể hiện dưới dạng bản đồ ngập lụt, thuận tiện cho các quan quản lý kế hoạch phòng chống lũ, ngập úng cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho từng vùng. Từ khóa: Ngập lụt, MIKE FLOOD, Hưng Yên, Bắc Hưng Hải. 1. Mở đầu  Mưa lớn trên diện rộng, tập trung trong thời gian ngắn đang xu thế xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây ở các đô thị lớn (ví dụ như trận mưa tháng 11 năm 2008 ở khu vực Hà Nội và lân cận với tổng lượng mưa lớn nhất lên đến trên 500mm) kết hợp với các thay đổi lớn trong hiện trạng sử dụng đất mà quan trọng nhất là hệ thống thoát nước không theo kịp quá trình đô thị hóa/bê tông hóa bề mặt lưu vực là những nguyên nhân chính hình thành nên các trận ngập lụt nghiêm trọng, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng đến đời sống dân sinh xã hội. _______  Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943. E-mail: anhtn@vnu.edu.vn Nhằm đối phó với những rủi ro này các chuyên gia trên thế giới đang cổ vũ cho cách tiếp cận tổng thể và đa ngành, bao gồm cả những giải pháp công trình và phi công trình (giải pháp “mềm”). Các giải pháp công trình nhằm tăng cường khả năng trữ nước, điều tiết nước, cải thiện hệ thống thoát nước và các hệ thống ngăn lũ, ngập. Các giải pháp phi công trình thể gồm các giải pháp về quy hoạch, chính sách đòn bẩy kinh tế, tăng cường chất lượng dự báo/cảnh báo, quản lý rủi ro,… với hầu hết các giải pháp chi tiết đều dựa trên sở các thông tin đánh giá, phân tích về nguy và rủi ro ngập lụt cho các vùng trong khu vực quan tâm. Dù cho phần lớn các yêu cầu của thực tiễn hiện nay mới chú trọng đến phân tích, đánh giá T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 2 diện ngập và độ sâu ngập lụt ứng với một trận mưa lũ điển hình/thiết kế nhất định, nhưng gần đây một số các nghiên cứu bắt đầu đòi hỏi cả các phân tích, đánh giá về các rủi ro thể gây nên do động năng dòng chảy lũ đặc biệt với các dải đồng bằng ven sông. Do vậy các phương pháp truyền thống phân tích ngập lụt dựa trên các tài liệu khảo sát vết lũ để xây dựng bản đồ ngập lụt hoặc sử dụng các tài liệu khảo sát về địa hình và các phương pháp GIS hoặc sử dụng các sê-ri ảnh viễn thám và vệ tinh để xây dựng bản đồ ngập lụt sẽ nhiều hạn chế do không thể mô tả được trường vận tốc dòng chảy đỉnh lũ. Các công cụ mô hình thủy động lực hiện nay là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi [1- 4] để đánh giá nguy ngập lụt do tính ưu việt về khả năng mô tả chính xác quá trình lũ theo thời gian, phân bố theo không gian của các yếu tố động lực và đặc biệt cho phép tính toán dự báo, mô phỏng theo các kịch bản thay đổi trên bề mặt lưu vực hoặc đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đến tình hình ngập lụt trong khu vực nghiên cứu. Trong số các mô hình thủy động lực hiện có, Mike Flood do Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) phát triển là một bộ mô hình thủy lực cho phép kết nối 1-2 chiều để tận dụng hiệu quả tính toán của mô hình 1 chiều cũng như khả năng mô phỏng 2 chiều trên đồng bằng ngập lũ [2-4] đồng thời cho phép tích hợp mô đun tính toán dòng chảy trong hệ thống mạng ống do đó có thể ứng dụng tính toán không chỉ cho các lưu vực sông ngòi tự nhiên mà còn thể tính toán chi tiết cho các khu vực đô thị với mạng lưới tiêu thoát nước bao gồm cả hệ thống kênh hở và các cống ngầm. Nghiên cứu này ứng dụng bộ mô hình Mike Flood nhằm phân tích các nguy ngập lụt các vùng trũng tỉnh Hưng Yên trước hết nhằm cung cấp các thông tin phục vụ các công tác quản lý và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt tại tỉnh Hưng Yên đồng thời đánh giá khả năng ứng dụng của bộ mô hình trong phân tích ngập lụt, làm sở để tiếp tục nghiên cứu phục vụ quản lý lũ ở các khu vực đô thị. 2. Giới thiệu vùng nghiên cứu Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi tọa độ địa lý: từ 20 0 00' đến 21 0 36' vĩ độ Bắc và từ 105 0 53' đến 106 0 09' kinh độ Đông, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, phía tây bắc với thủ đô Hà Nội, phía đông và đông bắc với tỉnh Hải Dương, phía tây với thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam (có sông Hồng là ranh giới), phía nam với tỉnh Thái Bình (có sông Luộc là ranh giới) (Hình 1). Tỉnh Hưng Yên 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 9 huyện, tổng diện tích tự nhiên 926,03 km 2 và dân số 1.132.285 người [5]. Là tỉnh đồng bằng nên địa hình của Hưng Yên thuộc loại khá bằng phẳng, xu thế hơi thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Tuy nhiên, trên bề mặt địa hình khá bằng phẳng này thường xen kẽ các ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) bị ngập nước quanh năm. Độ cao bề mặt địa hình dao động trong phạm vi từ +0,9 đến +10 m. Nơi cao nhất là khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan huyện Văn Giang (từ +9 đến +10 m), nơi thấp nhất là xã Tiên Tiến huyện Phù Cừ (khoảng +0,9 m). Mạng lưới thủy văn tỉnh Hưng Yên thể phân thành hai dạng: các sông chính (sông Hồng, sông Luộc) và các sông nội đồng. Các sông nội đồng đều thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt…) là các trục tưới tiêu rất quan trọng trong hệ thống tưới tiêu của tỉnh. Trên dòng chính sông Hồng chảy qua tỉnh Hưng Yên trạm thủy văn bản là Hưng Yên, chỉ đo mực nước. Ngoài ra, trên sông T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 3 Hồng còn trạm Xuân Quan đo mực nước chuyên dùng. Trên sông Luộc 2 trạm thủy văn là Triều Dương và Chanh Chử. Trên hệ thống sông nội địa của tỉnh các trạm đo mực nước thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải như Cầu Xe, An Thổ, Xuân Quan, Bá Thuỷ, Cống Tranh, Kênh Cầu, Lực Điền, Cống Neo. Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên. 3. Giới thiệu mô hình MIKE FLOOD Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) thực chất là phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và MIKE 21 đã được xây dựng trước đó. Mô hình MIKE FLOOD thực hiện các kết nối giữa mô hình MIKE 11 (tính toán thủy lực mạng sông 1 chiều) với mô hình MIKE 21 (mô phỏng dòng chảy nước nông 2 chiều theo phương ngang) bằng 4 loại kết nối [6,7]: a) kết nối tiêu chuẩn: sử dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp vào vùng ngập 2 chiều; b) kết nối bên: sử dụng khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập và khi mực nước trong sông cao hơn cao trình bờ thì sẽ kết nối với ô lưới tương ứng của mô hình 2 chiều; c) kết nối công trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua công trình; và d) kết nối khô (zero flow link): là kết nối không cho dòng chảy tràn qua. Bộ mô hình này thể tích hợp nhiều mô đun khác nhau, nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ sử dụng mô đun HD (mô đun thủy lực 1 chiều trong MIKE 11) với mô hình thủy lực 2 chiều MIKE 21. Giới thiệu và mô tả chi tiết về mô hình MIKE FLOOD và các khả năng ứng dụng của nó thể dễ dàng tìm thấy trong các tài liệu và nghiên cứu gần đây [2-4,6,7]. 4. Ứng dụng MIKE FLOOD tính toán nguyngập lụt các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên 4.1. sở dữ liệu - Dữ liệu địa hình: Bản đồ mô hình số độ cao khu vực nghiên cứu được xây dựng với độ phân giải 20x20 m từ bản đồ địa hình toàn tỉnh tỷ lệ 1:10.000 công bố năm 2007. Các mặt cắt ngang sông cho khu vực nghiên cứu thu thập trực tiếp từ Công ty thủy nông Bắc Hưng Hải gồm 282 mặt cắt cho 29 sông, kênh chính với tổng chiều dài 504 km. Một số sông chính trong hệ thống: sông Kim Sơn (91.6km) 53 mặt cắt, sông Cửu An (52.7km) 33 mặt cắt, Đình Dù (25 km) 14 mặt cắt, Bá Liễu (22.6 km) 14 mặt cắt, Quang Lãng (21.5 km) 13 mặt cắt… [8-10] - Dữ liệu khí tượng thuỷ văn đã thu thập: số liệu mưa 6-giờ tại Hưng Yên, Ân Thi, Hải Dương từ 22/7/2004 đến 31/7/2004 và 31/10/2008 đến 16/11/2008; số liệu mực nước giờ tại cống Xuân Quan, An Thổ, Cầu Xe, Lực Điền và Neo các năm 2004 và 2008. T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 4 4.2. Thiết lập mạng lưới thủy lực 1 chiều Mạng lưới sông được xây dựng cho toàn bộ hệ thống Bắc Hưng Hải bao gồm 29 sông và kênh chính (hình 2). Các biên của mô hình thủy lực bao gồm: Biên dưới (mực nước) tại An Thổ và Cầu Xe; biên trên (lưu lượng) được để chế độ đóng, các biên gia nhập khu giữa không đưa vào bởi khi kết nối với mô hình 2 chiều quá trình dòng chảy tại các nút sẽ được tính toán từ mưa. Số liệu mực nước tại Lực Điền (sông Đình Đào) và Neo (sông Cửu An) sẽ được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Hình 2. Sơ đồ mạng lưới thủy lực trong MIKE 11. 4.3. Thiết lập miền tính 2 chiều Trong khu vực nghiên cứu, phía Tây Hưng Yên được bao bởi đê sông Hồng, phía Nam bao bởi đê sông Luộc, còn phần phía Bắc và phía Đông tiếp giáp với khu vực Gia Lâm (Hà Nội), Bắc Ninh và Hải Dương. Với địa hình tương đối bằng phẳng, lại được kết nối trực tiếp qua hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải – vốn đảm nhận nhiệm vụ tiêu nước trong mùa mưa cho toàn khu vực bao gồm cả một phần thành phố Hà Nội (huyện Gia Lâm) và tỉnh Hải Dương – nên trong nghiên cứu mô phỏng lũ khó tách rời tỉnh Hưng Yên độc lập trong toàn hệ thống. Do vậy, dù chỉ nhằm mục tiêu xây dựng bản đồ ngập lụt tỉnh Hưng Yên nghiên cứu này đã buộc phải tiến hành xây dựng mạng lưới thủy lực cho toàn bộ hệ thống Bắc Hưng Hải. Bản đồ DEM khu vực nghiên cứu với độ phân giải 20x20m đã xây dựng ở trên được sử dụng làm nền địa hình cho mô hình MIKE 21. Nền địa hình này đã kết hợp với các tài liệu về mạng lưới đường sắt, các đường quốc lộ và tỉnh lộ trong khu vực. Khu vực nghiên cứu được rời rạc hóa theo lưới phần tử hữu hạn (FEM) với nguyên tắc độ phân giải cao cho phần diện tích thuộc tỉnh Hưng Yên và độ phân giải thấp hơn cho các khu vực còn lại. D 50.000m 2 , góc nhỏ nhất 26 o toàn bộ vùng ngập lụt chia 3). Hệ số nhám trong miền 2 chiều biến đổi theo không gian, giá trị khởi tạo được xác định căn cứ vào bản đồ sử dụng đất tỷ lệ 1:10.000. - Tiến hành kết nối (Coupling) trong MIKE FLOOD và chạy thông với miền tính trong MIKE mạng sông 1 chiều với miền tính 2 chiều ở trên trong MIKE FLOOD. Hình 3. Minh họa lưới chia trong trong MIKE 21. T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 5 4.4. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình được thực hiện sau khi kết nối 1-2 chiều trong MIKE FLOOD cho các trận mưa lớn gây ra lũ, lụt. Dựa trên các đánh giá và số liệu đã thu thập, trận lũ từ 22/7 đến 31/7/2004 đã được lựa chọn để hiệu chỉnh và trận lũ từ 31/10 đến 16/11 năm 2008 được lựa chọn để kiểm định mô hình. Bộ thông số của mô hình MIKE FLOOD bao gồm: hệ số nhám trong lòng sông (từng đoạn sông), hệ số nhám trên bãi ngập lũ (từng ô lưới). Kết quả so sánh mực nước tính toán và thực đo tại cống Lực Điền (R 2 =82.5%) và cống Neo (R 2 = 78.2%) biểu diễn trên Hình 4, 5 với chỉ tiêu Nash đạt loại khá. Sai số đỉnh từ 0.5-1.3cm, thời gian xuất hiện đỉnh trùng khớp. Bộ số nhám Manning trong lòng sông nằm trong khoảng từ 0.03 – 0.036; bộ số nhám trên bãi ngập lũ nằm trong khoảng: 0.04 - 0.1. Hình 4. Mực nước tính toán và thực đo tại cống Lực Điền trận lũ 2004. Hình 5. Mực nước tính toán và thực đo tại cống Neo trận lũ 2004. Sử dụng mô hình với bộ thông số đã hiệu chỉnh ở trên, tiến hành kiểm định, kết quả tính toán mực nước tại cống Lực Điền (R 2 =73.0%) và cống Neo (R 2 =70.1%) được so sánh với số liệu quan trắc như trên Hình 6, 7. Dễ nhận thấy kết quả mô phỏng tương đối phù hợp với thực đo, đặc biệt là giá trị đỉnh lũ, thời gian xuất hiện đỉnh. Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp giữa tính toán và thực đo Nash đều đạt loại khá (trên 70%). Hình 6. Mực nước thực đo và tính toán tại Cống Lực Điền trận lũ năm 2008. T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 6 Hình 7. Mực nước thực đo và tính toán tại Cống Neo trận lũ năm 2008. 5. Đánh giá nguy ngập các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên Bộ mô hình MIKE FLOOD sau khi hiệu chỉnh và kiểm định được sử dụng mô phỏng ngập lụt cho khu vực nghiên cứu ứng với các kịch bản mưa tần suất 1%, 5%, 10% tại trạm Hưng Yên, các kết quả tính mưa thiết kế này được kế thừa từ tài liệu [7]. Diện tích ngập cho từng kịch bản theo các cấp độ sâu ngập được trình bày trong bảng 1. Kết quả tính toán từ mô hình đối với 2 trận lũ 2004, 2008 và các kịch bản mưa thiết kế được xuất ra dưới dạng file ASCII, và sau đó xử lý bằng phần mềm ArcGis 9.1 nhằm xây dựng các vùng ngập lụt với độ sâu ngập khác nhau thành các lớp thông tin (layers) trên nền GIS. Từ đó kết hợp với các lớp thông tin khác như: ranh giới hành chính, đường giao thông, dân cư, địa danh, để hình thành nên sở dữ liệu GIS về ngập lụt. Bảng 1. Diện tích ngập theo các kịch bản Kịch bản Diện ngập (km 2 ) 0-0.5 m 0.5-1m 1-1.5m 1.5-2m >2m 2008 331.95 104.72 2.73 0.30 2004 300.45 72.76 1.66 0.29 1% 179.42 336.92 111.11 4.63 0.70 5% 201.54 322.68 79.03 1.98 0.53 10% 250.89 127.20 4.33 Theo truyền thống, lớp thông tin quan trọng nhất là quy mô (diện) ngập lụt và độ sâu ngập lụt tối đa. Các lớp thông tin này được xây dựng từ các dữ liệu số trích trực tiếp với mô hình, sử dụng các công cụ nội – ngoại suy để xác định các đường contour, sau đó kết hợp với nền địa hình để hiệu chỉnh, loại bỏ sai số trước khi tham khảo ý kiến địa phương về mức độ chính xác của các bản đồ ngập lụt. Bản đồ ngập lụt năm 2008 và bản đồ ngập lụt gây ra do mưa tần suất 1% tại trạm Hưng Yên được minh họa trong Hình 8, 9. Qua thống kê kết quả tính toán từ mô hình cho thấy: Diện tích ngập theo đơn vị hành chính ứng với các kịch bản tính toán được trình bày trong Bảng 2. Theo kết quả tính toán cho thấy, một số khu vực vùng thấp thường xuyên xảy ra ngập lụt tỉnh Hưng Yên thể kể đến như: các xã Dương Quang, Hòa Phong, Minh Đức (Mỹ Hào); khu vực tỉnh lộ 205 (Ân Thi), khu vực Tiền Tiến, Minh Tiến, Tam Đa (Phù Cừ)… Nếu xảy ra mưa tần suất 1% thì diện tích nguy ngập chiếm trên 80% diện tích toàn tỉnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng và tài sản của người dân trong vùng. T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 7 Hình 8. Bản đồ ngập lụt tỉnh Hưng Yên năm 2008. Bảng 2. Diện tích ngập theo đơn vị hành chính Tên huyện Diện tích ngập (km 2 ) 1% 5% 10% Văn Giang 27.90 26.55 18.85 Văn Lâm 58.13 55.65 33.87 Mỹ Hào 70.88 68.53 46.80 Yên Mỹ 71.67 66.67 38.65 Khoái Châu 43.89 41.99 33.74 Ân Thi 117.10 112.70 76.11 Kim Động 67.38 63.94 37.19 TX. Hưng Yên 9.01 8.31 4.81 Tiên Lữ 86.14 82.50 42.73 Phù Cừ 80.67 78.89 49.68 Toàn tỉnh 632.77 605.73 382.43 Hình 9. Bản đồ ngập lụt tỉnh Hưng Yên kịch bản mưa 1% tại trạm Hưng Yên. 6. Kết luận Nghiên cứu này đã xây dựng thành công bộ mô hình mô phỏng ngập lụt cho khu vực tỉnh Hưng Yên với kết quả bước đầu cho thấy khá ổn định, chính xác, đã tái hiện được bức tranh ngập lụt gây ra bởi các trận mưa lớn trong thời gian gần đây và một số kịch bản ngập lụt do mưa thiết kế. Mô hình này thể được kế thừa để đánh giá ngập lụt ứng với các kịch bản khác về mưa cũng như sự thay đổi sử dụng đất trên bề mặt lưu vực. Bức tranh ngập lụt được thể hiện dưới dạng bản đồ ngậpcác bảng biểu thống kê tính trực quan cao, là một nguồn tham khảo đáng tin cậy trong công tác phòng chống lụt bão, quy hoạch phòng chống lũ, định hướng phát triển kinh tế xã hội… của địa phương. Trong khuôn khổ hạn của bài báo này mới chỉ trình bày các bản đồ về độ sâu và diện T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 1-8 8 ngập dẫu rằng sản phẩm của bộ mô hình đã xây dựng còn thể biểu diễn phân bố của tốc độ và hướng dòng chảy cả theo không gian và thời gian. Các sản phẩm đó thể được kế thừa để xây dựng các kế hoạch phòng tránh thiên tai chi tiết ở các cấp huyện và xã. Tài liệu tham khảo [1] Correia F. N., Rego F. C., Saraiva M. D. G. and Ramos I., Coupling GIS with hydrologic and hydraulic flood modelling, Water Resource Management, Vol. 12 (1998) p.229-249. [2] Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Tiền Giang và Nguyễn Thị Nga, Đánh giá năng lực tiêu thoát nước cho khu vực Bắc Thường Tín bằng mô hình toán thủy văn thủy lực. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 12 (2008) 564. [3] Hoàng Thái Bình, Trần Ngọc Anh và Đặng Đình Khá, Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, số 3S (2010) tr. 285-294. [4] Trần Ngọc Anh, Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, số 1S (2011) tr. 1-8. [5] Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2010 [6] Denmark Hydraulic Institute (DHI), 2007, “MIKE FLOOD Reference Manual” DHI, 514 pp. [7] Denmark Hydraulic Institute (DHI), 2007, “MIKE FLOOD User Guide” DHI, 514 pp. [8] Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hưng Yên, 2010. [9] Báo cáo tổng kết, Đánh giá tác động của Biến đổi Khí hậu và đề xuất các giải pháp ứng phó trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Sở Tài nguyên Môi trường Hưng Yên, 2011. [10] Chi cục Thủy lợi tỉnh Hưng Yên, Dự án bổ sung thủy lợi tỉnh Hưng Yên đến năm 2015, Báo cáo tổng hợp. Inundation modeling for lowland regions of Hung Yen Province Tran Ngoc Anh 1 , Nguyen Thanh Son 1 , Tran Thi Thu Huong 1 , Trinh Xuan Quang 2 , Pham Manh Con 3 , Dang Dinh Kha 1 , Dang Dinh Duc 1 1 Faculty of Hydro-Meteorology and Oceanography, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 2 Department of Water Resources Management, Ministry of Natural Resources and Environment, 10 Ton That Thuyet, Hanoi, Vietnam 3 Tia sang magazine, Ministry of Science and Technology, 70 Tran Hung Dao, Hanoi, Vietnam This paper presents the results of inundation modeling for Hung Yen province using 1D-2D coupled model MIKE FLOOD. The calibration and verification of the model were done with flood events in 2004 and 2008 then the model was used to simulate inundation corresponding to 1%, 5% and 10% rainfall events. The results from this study would provide the useful information for local policy maker in natural disaster prevention and mitigation as well as in land use planning. Keywords: Inundation, MIKE FLOOD, Hung Yen, Bac Hung Hai. . 2008. 5. Đánh giá nguy cơ ngập các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên Bộ mô hình MIKE FLOOD sau khi hiệu chỉnh và kiểm định được sử dụng mô phỏng ngập lụt cho khu vực nghiên cứu ứng với các kịch. đợt ngập lụt do mưa gây ra năm 2004 và 2008; sau đó tiến hành mô phỏng ngập lụt với các kịch bản mưa tần suất 1%, 5%, 10%. Từ đó đánh giá nguy cơ ngập lụt các khu vực trũng trên địa bàn tỉnh, . xuất các giải pháp ứng phó trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Sở Tài nguy n Môi trường Hưng Yên, 2011. [10] Chi cục Thủy lợi tỉnh Hưng Yên, Dự án bổ sung thủy lợi tỉnh Hưng Yên đến năm 2015, Báo cáo

Ngày đăng: 25/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan