Tổng quan về tình hình bệnh lao

52 7.3K 52
Tổng quan về tình hình bệnh lao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về tình hình bệnh lao

Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn QuyếtĐẶT VẤN ĐỀBệnh lao là một căn bệnh mà sự tồn tại của nó đã gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người từ ngàn năm nay. Trên thế giới chưa có một quốc gia nào, một dân tộc nào mà không có người bị mắc bệnh lao và chết do lao. Việc tìm ra các thuốc hóa học chống lao giúp cho việc chữa trị lao trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, đồng thời trong giới y học cũng xuất hiện tư tưởng chủ quan nên đã làm lãng quên đi căn bệnh nguy hiểm này. Ngày nay, bệnh lao trở lại cùng với đại dịch HIV/AIDS, nó trở thành một trong những căn nguyên gây bệnh và gây tử vong lớn nhất ở người, đặc biệt ở những nước đang phát triển [2].Theo TCYTTG, hiện nay trên thế giới có khoảng 2,2 tỉ người bị nhiễm lao, chiếm 1/3 dân số thế giới, ước tính trong năm 2003 có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và khoảng 2 triệu người chết do lao. Trong đó có khoảng 75% bệnh nhân lao đều đang ở lứa tuổi lao động.Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao trên toàn cầu. Trong khu vực Tây-Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippin về số lượng bệnh lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm [2]. Theo chương trình Chống lao Quốc gia mỗi ngày nước ta có thêm khoảng 400 người mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do lao là 26/100.000 dân. Chỉ số nguy cơ nhiễm lao ước tính chung cả nước là 1,7%, trong đó miền nam là 2,2%. Tổng số nhiễm lao ước tính khoảng 44% dân số[2].Những nguyên nhân gắn liền với diễn biến xấu của bệnh lao trên thế giới là sự kết hợp các yếu tố như bùng nổ dân số, tăng cường di cư, sự lan Khoa Công nghệ sinh học1 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn Quyếtrộng của virut HIV kéo theo bùng nổ dịch tễ hội chứng thiểu năng miễn dịch AIDS và sự lan truyền của chủng lao kháng thuốc [2].Trước tình hình đó, việc nghiên cứu sâu về bệnh lao cũng như tác nhân gây bệnh lao, đặc biệt là ở mức độ phân tử của chủng vi khuẩn sẽ giúp tìm hiểu được các vấn đề quan trọng như nguồn lây, tình trạng lan truyền, phân bố các type phân tử của vi khuẩn lao [25]. Với mục đích trên, luận văn này đề cập đến một số tính chất sinh học phân tử của chủng M.tuberculosis phân lập được từ bệnh nhân lao tỉnh Hưng yên được phân tích bằng kỹ thuật spoligotyping.Khoa Công nghệ sinh học2 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn QuyếtCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH BỆNH LAO1.1.1 Tình hình bệnh lao trên thế giớiBệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Ngày nay, bệnh lao đang xuất hiện trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu, đặc biệt tại các nước đang phát triển.Năm 1993, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao và mối hiểm hoạ của nó trong tương lai là bệnh lao kháng thuốc.Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân số thế giới). Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động. Trong đó, có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao [2].Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, còn rất nhiều bệnh nhân lao không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo ước tính của TCYTTG, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người). Trong đó hơn 33% số bệnh nhân lao toàn cầu tại khu vực Khoa Công nghệ sinh học3 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn QuyếtĐông-Nam Châu Á.Bảng 1. Ước tính tỷ lệ mắc và tử vong do lao ở các khu vực (TCYTTG, 2004) [2]Khu vựcSố bệnh nhân lao (nghìn)Tỷ lệ/100 000Số tử vong do lao(bao gồm cả nhiễm HIV)Các thể AFB (+) Các thể AFB (+) # (nghìn) /100.000Châu Phi (26%)2.354 1.000 350 149 556 83Châu Mỹ(4%)370 165 43 19 53 6Trung Đông(7%)622 279 124 55 143 28Châu Âu(5%)472 211 54 24 73 8Đông nam Châu Á (33%)2.890 1.294 182 81 625 39Tây Thái Bình Dương (24%)2.090 939 122 55 373 22Toàn cầu(100%)8.797 3.887 141 63 1.823 29Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y tế Khoa Công nghệ sinh học4 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn Quyếtcho thấy mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập [2]. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm. Bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu gây nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, bệnh lao là kết quả của nghèo đói và nghèo đói lại là nguyên nhân làm cho bệnh lao phát triển.1.1.1.1 Bệnh lao và HIV/AIDSTheo TCYTTG đến cuối năm 2002, trên thế giới có 42 triệu người nhiễm HIV, trong đó 50% đồng nhiễm lao và HIV [2].HIV là yếu tố nguy cơ làm cho người nhiễm lao phát triển thành bệnh lao, nguy cơ đó cao gấp 30 lần so với người không bị nhiễm HIV. Đại dịch HIV/AIDS đã làm tăng ít nhất 30% số bệnh nhân lao trên loàn cầu và bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong cho 1/3 số đối tượng nhiễm HIV trên toàn cầu. Như vậy, đại dịch HIV đang làm tăng thêm gánh nặng đồng thời làm giảm hiệu quả của Chương trình chống lao.TCYTTG và nhiều đối tác đang kêu gọi tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa Chương trình chống lao quốc gia và Chương trình HIV/AIDS, đặc biệt là ở Cam-pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua-Niu-Ghi-nê và Việt Nam, là những nơi có số người đồng nhiễm Lao/HIV đang gia tăng. Nghiên cứu về tỷ lệ HIV trong số bệnh nhân lao tại Cam-pu-chia năm 2003 cho thấy lại thủ đô Phnom Penh, tỷ lệ bệnh nhân lao nhiễm HIV tăng gần gấp 3 lần so với năm 1995 (từ 11% năm 1995 lên 31% năm 2003) [2].Khoa Công nghệ sinh học5 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn Quyết1.1.1.2 Tình hình bệnh lao kháng thuốcTheo TCYTTG, hiện nay bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt nghiêm trọng là tình hình kháng đa thuốc. Bệnh lao kháng thuốc xuất hiện khi có vi khuẩn lao kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao, nguyên nhân là do bệnh nhân không hợp tác, không luân thủ đúng nguyên tắc điều trị được quy định của CTCL, một nguyên nhân khác hay gặp là do thầy thuốc kê đơn không đúng do không phối hợp đầy đủ các thuốc chống lao, liều lượng thuốc không đủ, hướng dẫn bệnh nhân không đúng cách, điều trị không đủ thời gian, .Kết quả điều trị với bệnh nhân kháng thuốc thường không cao, nhất là đối với bệnh nhân kháng đa thuốc. Chi phí điều trị bệnh nhân lao kháng đa thuốc tăng lên 100 lần so với bệnh nhân lao không kháng thuốc và thậm chí không điều trị được ở một số trường hợp [2].1.1.2 Tình hình bệnh lao ở Việt NamNăm 1995, trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tễ bệnh lao toàn cầu, công tác chống lao thực sự bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới là bệnh lao kháng thuốc và Lao/HIV, Nhà nước và Bộ Y tế Việt nam đã quyết định đưa Chương trình chống lao thành một trong những Chương trình y tế Quốc gia trọng điểm. Cùng với sự đầu tư phát triển các Chương trình y tế quốc gia nói chung, Bộ Y tế và Chính phủ đã ưu tiên đầu tư đồng bộ lượng rất lớn cán bộ, kinh phí và trang thiết bị cho Chương trình chống lao. Ban chỉ đạo chương trình chống lao và Chính quyền địa phương các cấp đã tham gia tích cực triển khai công tác này, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế.Năm 1996, Chương trình chống lao quốc gia với sự hỗ trợ về kỹ thuật Khoa Công nghệ sinh học6 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn Quyếtvà tài chính của Chính phủ Hà Lan, Hiệp hội chống lao Hoàng gia Hà Lan, Uỷ ban hợp tác y tế Hà Lan - Việt nam, chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) đã hình thành và xây dựng kế hoạch phòng chống lao giai đoạn 1996-2000. Đến năm 1999, chiến lược DOTS (điều trị bằng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) đã bao phủ 100% số huyện trên cả nước [2].Trong giai đoạn 1997-2002, CTCLQG đã phát hiện được 532.703 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện đạt 82% số bệnh nhân ước tính (so với mục tiêu của TCYTTG là 70%), CTCLQG đã điều trị 260.698 bệnh nhân lao phổi AFB(+) với tỷ lệ khỏi là 92%.Năm 2002, khu vực Tây-Thái Bình Dương phát hiện 806.460 bệnh nhân lao các thể, 372.220 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới. Trong đó, số bệnh nhân do CTCLQG Việt nam phát hiện chiếm 12% bệnh nhân các thể và 15% số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới [2].Với những kết quả đạt được trong chỉ tiêu phát hiện và điều trị bệnh nhân, năm 1996, Việt nam là nước đầu tiên ở Châu Á đã đạt được mục tiêu của TCYTTG. Kiểu hình hoạt động chống lao ở Việt nam được xem là kiểu hình để học viên các nước học tập.Nhân ngày Thế giới Chống lao, 24/3/2004, tại Diễn đàn các Đối tác chống lao lần thứ 2 do TCYTTG tổ chức tại New Dehli, CTCLQG Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới (bao gồm: Việt Nam, Pêru, Madives, Cuba, Tunisia và Morocco) và là nước duy nhất trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao được nhận giải thưởng của TCYTTG về thành tích đã đạt được mục tiêu của TCYTTG và kết quả có tính bền vững trên 4 năm.Hiện nay nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,5% (ở các tỉnh phía Nam là 2%, ở các tỉnh phía Bắc là 1%). Ước tính với dân số 70-80 triệu, hàng năm ở nước ta có[2]:Khoa Công nghệ sinh học7 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn Quyết- Tổng số mới mắc lao (các thể): 130.000- Số lao phổi BK dương tính mới: 60.000- Tổng số trường hợp lao: 260.000- Tổng số lao phổi BK dương tính: 120.000Trên thực tế, chỉ số nguy cơ nhiễm lao hàng năm có thể cao hơn 1,5%, như vậy các con số nêu trên có thể còn lớn hơn. Điều đó sẽ tăng thêm sự khó khăn đối với công tác chống lao không những trong những năm tới mà có thể còn trong thời gian khá dài, ngay cả khi đã bước sang thiên niên kỷ mới.Tình hình Lao/HIV ở Việt NamQua theo dõi một số địa phương cho thấy xu hướng tăng số lượng bệnh nhân Lao/HIV hàng năm. Số lượng bệnh nhân Lao/HIV tăng sẽ làm tăng gánh nặng và giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người nhiễm HIV khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân Lao/HIV cao hơn sẽ làm giảm kết quả điều trị khỏi bệnh của Chương trình.Theo số liệu giám sát trọng điểm của Chương trình HIV/AIDS cho thấy tỷ lệ HIV(+) trong số bệnh nhân lao năm 2002 trên cả nước khoảng 3,2%, trong đó có 10 tỉnh > 3% (Hồ Chí Minh 9,4% và An Giang 4,8%)[2].Khoa Công nghệ sinh học8 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn Quyết1.2 VI KHUẨN GÂY BỆNH LAO M. tuberculosis1.2.1 Đặc điểm và phân loại vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosisTrực khuẩn lao M.tuberculosis được tìm thấy vào ngày 24 tháng 3 năm 1882 bởi Robert Koch.Với thành công này, ông đã nhận được giải thưởng của Nobel về vi sinh vật học và y học năm 1905 [6]. Mycobacterium là giống vi khuẩn thuộc họ Mycobacteriaceae, bộ Actinomycetes, là trực khuẩn hiếu khí bắt buộc, tế bào vi khuẩn lao dài từ 2-4µm, rộng 0,3-0,5µm, không có lông, hai đầu tròn. Với phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen, vi khuẩn không bị cồn hay axít làm mất màu đỏ Fucsin. Khuẩn lạc có màu kem hoặc vàng đỏ do sinh sắc tố porphyrin, carotenoid, và có dạng xù xì hình suplơ [1].Bảng 2. Tính chất của các vi khuẩn thuộc nhóm trực khuẩn lao [6]Vi khuẩn Hình thái khuẩn lạcNhiệt độ phát triển thích hợpThời gian mọc khuẩn lạcKhả năng gây bệnhM.tuberculoisM.bovisM.aviumM.miorotiXù xì,màu kemXù xì,mỏng,trongMàu hồngMàu trắng37 oC37 oC37 oC37 oC30 ngày30 ngày10 ngàyLao ngườiLao bòLao chim,Lao người,Lao chuộtKhoa Công nghệ sinh học9 Khoá luận tốt nghiệpNguyễn Văn QuyếtTrong điều kiện tự nhiên vi khuẩn lao có thể tồn tại 3-4 tháng, trong phòng thí nghiệm có thể tồn tại trong nhiều năm. Dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn lao chết trong 1,5 giờ. Nếu chiếu tia cực tím thì vi khuẩn chỉ tồn tại trong 2-3 phút, ngừng phát triển từ 42oC, chết sau 10 phút tại 86oC, ở cồn 90o chết trong 3 phút, trong axít phenic 5% chết trong vòng 1 phút [1].1.2.2 Đặc điểm bệnh sinhLao là một bệnh lây: Nguồn lây chủ yếu của vi khuẩn lao thông qua con đường hô hấp, người hít phải những mẫu đờm của bệnh nhân lao phổi khi ho, khạc, hắt hơi sẽ bị nhiễm lao. Ngày nay bệnh lao còn có thể lây qua các con đường khác như tiêu hóa, da, niêm mạc…[ 1]Triệu chứng đầu tiên của bệnh lao bao gồm: mệt mỏi, sút cân và ra mồ hôi về đêm. Các triệu chứng của thể lao phổi bao gồm: ho kéo dài, có thể ho ra máu và đau ngực. Tuy nhiên, ở trẻ em dấu hiệu của lao phổi chỉ là trẻ phát triển chậm hoặc không tăng cân.1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, XÉT NGHIỆM, PHÂN LOẠI VI KHUẨN LAO1.3.1 Các phương pháp không sử dụng yếu tố di truyền1.3.1.1 Soi kínhKĩ thuật soi kính trực tiếp sử dụng thuốc nhuộm Ziehl-Neelsen, huỳnh quang để phát hiện trực khuẩn lao là kỹ thuật cơ bản được sử dụng rộng rãi cho đến nay trong các phòng thí nghiệm tuyến huyện trở lên, cho kết quả nhanh và giá thành thấp hơn so với tất cả các phương pháp khác. Giới hạn để phát hiện được vi khuẩn lao bằng kỹ thuật này là 5000 – 10000 vi khuẩn trên ml. Độ nhạy soi kính phụ thuộc vào loại bệnh phẩm và trình độ kĩ thuật viên. Khoa Công nghệ sinh học10 [...]... 1939 kiểu hình spoligotype của 39.295 chủng lao từ 122 nước trên thế giới, tạm thời chia làm 62 nhánh (dòng) dựa trên tổng hợp các thông tin sinh học và các nghiên cứu chuyên nghiệp về phân loại [11,14] SpolDB4 cung cấp một bức tranh rõ nét về tính đa dạng di truyền hiện nay của vi khuẩn lao M.tuberculosis mối liên quan về tính đa dạng di truyền của vi khuẩn M.tuberculosis, mối liên quan về di truyền... hàng cơ sở dữ liệu chưa có kiểu hình tương ứng Sau khi phân tích 65 chủng lao phân lập được từ bệnh nhân lao Hưng yên, chúng tôi thấy có tất cả 34 kiểu hình spoligonucleotid, trong đó 44 chủng M.tuberculosis thuộc 13 kiểu hình đã được xác định số hiệu (Bảng 3a), 21 chủng còn lại thuộc 21 kiểu hình chưa có tên trong ngân hàng dữ liệu spolDB4 (Bảng 3b) Trong số 13 kiểu hình spoligonucleotid đã được xác... dài hơn, có vai trò đặc trưng cho tình trạng nhiễm lao của cơ thể [4] 1.3.1.5 Phương pháp nuôi cấy Nuôi cấy phân lập vi khuẩn lao là phương pháp “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh lao Bệnh phẩm được cấy trên môi trường đặc LoweinsteinJensen, Ogawa, Kudoh, môi trường thạch Middlebrook, canh thang Kirchner và ủ ấm ở 37ºC Khuẩn lạc có màu kem hoặc vàng đỏ và có dạng xù xì hình suplơ Sau 1 -2 tháng hoặc... sinh học 22 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Quyết CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Chủng M.tuberculosis: bao gồm 65 chủng vi khuẩn lao phân lập từ bệnh nhân lao thuộc tỉnh Hưng Yên (do Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Hưng yên cung cấp) 2.2 Thiết bị và nguyên vật liệu Thiết bị: • Máy lắc • Tủ ấm • Lò lai • Miniblotter • Máy hút chân không • Pipetman loại 1000µl, 200µl và... M.tuberculosis trong huyết thanh là phương pháp được sử dụng cho chẩn đoán sàng lọc lao, đặc biệt có ích trong chẩn đoán cộng điểm lao trẻ em, chẩn đoán sàng lọc lao ngoài phổi, là những thể lao ít vi khuẩn, khó xác định bằng các phương pháp phát hiện tác nhân gây bệnh trực tiếp như soi kính và nuôi cấy Kháng nguyên của vi khuẩn lao được chiết xuất từ tế bào vi khuẩn bằng phương pháp siêu nghiền tế bào (kháng... kiểu hình số 1 là kiểu hình phổ biến nhất, đặc trưng cho các chủng lao thuộc gia đình Bắc kinh (Beijing), chiếm tỉ lệ 33,8% (22/65 chủng) Nhóm chủng có kiểu hình spoligonucleotid đặc trưng thứ hai là nhóm chủng EAI5, bao gồm 10 chủng (15,4%), trong đó có 5 chủng thuộc nhóm EAI5 152, ba chủng thuộc nhóm EAI617 và hai chủng thuộc nhóm EAI236 Kiểu hình EAI4-VNM 139 gồm 4 chủng (6,2%) Gia đình chủng lao. .. bản (Hình 5) Kết quả lai ghép giữa các đoạn trung gian trong mỗi vi khuẩn sẽ tạo nên kiểu hình vạch Spoligotype đặc trưng cho chủng vi khuẩn đó (Hình 5) Khoa Công nghệ sinh học 20 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Quyết Hình 5: Kết quả Spoligotyping sau khi lai trên màng lai đã gắn sẵn 43 oligonucleotid trung gian (mỗi cột chiều dọc tương ứng với 1 loại trình tự trung gian, mỗi hàng ngang là kiểu hình. .. nhạy ở ngưỡng 46-78%, độ đặc hiệu là 100% Độ nhạy của kĩ thuật có thể được cải thiện nếu mẫu bệnh phẩm được li tâm thu cặn tế bào trước khi tiến hành nhuộm soi Kết quả nhuộm soi kính trực tiếp không phân loại được các chủng vi khuẩn Mycobacteria [3] Hình 1 Hình ảnh vi khuẩn lao khi nhuộm Ziehl-Neelsen và huỳnh quang 1.3.1.2 Phương pháp xác định acid tuberculostearic (TBSA) Acid tuberculostearic (TBSA)... các đoạn cắt có mang trình tự bổ trợ với đoạn mồi sẽ được hiển thị, tạo nên các dấu ấn (fingerprinting) đặc trưng cho từng chủng Dựa vào hình ảnh phân bổ các vạch đặc hiệu, người ta có thể phân loại dịch tễ học các chủng vi khuẩn lao phân lập từ bệnh phẩm của bệnh nhân lao Đoạn xen IS6110 là trình tự phổ biến nhất được sử dụng trong kỹ thuật RFLP Đây là đoạn xen thuộc gia đình IS3 của họ Enterbacteriaceae... vào phần mềm phân tích spoligotyping để phân tích Phương pháp phân tích kết quả: Mỗi chủng vi khuẩn lao riêng biệt sẽ có một kiểu hình vạch Spoligonucleotid đặc trưng Kết quả về kiểu vạch Spoligotype của chủng nghiên cứu được đưa vào phần mềm spolDB4 phân tích và đối chiếu với kiểu hình vạch của các chủng lao đã được xác định và công bố trong cơ sở dữ liệu spoligotyping quốc tế, spolDB4, website: www.pasteur-guadeloupe.fr:8081/SITVITDemo/ . QuyếtCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH BỆNH LAO1 .1.1 Tình hình bệnh lao trên thế giớiBệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài. Quyết1.1.1.2 Tình hình bệnh lao kháng thuốcTheo TCYTTG, hiện nay bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt nghiêm trọng là tình hình kháng đa thuốc. Bệnh

Ngày đăng: 14/12/2012, 10:13

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Ước tính tỷ lệ mắc và tử vong do lao ở các khu vực (TCYTTG, 2004) [2] - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Bảng 1..

Ước tính tỷ lệ mắc và tử vong do lao ở các khu vực (TCYTTG, 2004) [2] Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2. Tính chất của các vi khuẩn thuộc nhóm trực khuẩn lao [6] - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Bảng 2..

Tính chất của các vi khuẩn thuộc nhóm trực khuẩn lao [6] Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 1. Hình ảnh vi khuẩn lao khi nhuộm Ziehl-Neelsen và huỳnh quang. - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Hình 1..

Hình ảnh vi khuẩn lao khi nhuộm Ziehl-Neelsen và huỳnh quang Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 2. Cấu trúc của cụm DR trên nhiễm sắc thể M.tuberculosis H37Rv và M.bovis BCG P3 (các ô hình chữ nhật màu xanh biểu thị các trình tự lặp lại  trực tiếp bao gồm 36 cặp bazơ -DR). - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Hình 2..

Cấu trúc của cụm DR trên nhiễm sắc thể M.tuberculosis H37Rv và M.bovis BCG P3 (các ô hình chữ nhật màu xanh biểu thị các trình tự lặp lại trực tiếp bao gồm 36 cặp bazơ -DR) Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 3. Sơ đồ mô phỏng sự đa hình trong vùng DR của các chủng thuộc nhóm M.tuberculosis - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Hình 3..

Sơ đồ mô phỏng sự đa hình trong vùng DR của các chủng thuộc nhóm M.tuberculosis Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 4. Nguyên lý của quá trình khuyếch đại DNA in vitro bên trong vùng DR của vi khuẩn M.tuberculosis - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Hình 4..

Nguyên lý của quá trình khuyếch đại DNA in vitro bên trong vùng DR của vi khuẩn M.tuberculosis Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 5: Kết quả Spoligotyping sau khi lai trên màng lai đã gắn sẵn 43 oligonucleotid trung gian (mỗi cột chiều dọc tương ứng với 1 loại trình tự  trung gian, mỗi hàng ngang là kiểu hình spoligonucleotid của một vi khuẩn) - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Hình 5.

Kết quả Spoligotyping sau khi lai trên màng lai đã gắn sẵn 43 oligonucleotid trung gian (mỗi cột chiều dọc tương ứng với 1 loại trình tự trung gian, mỗi hàng ngang là kiểu hình spoligonucleotid của một vi khuẩn) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2. Kết quả spoligotyping của 65 chủng M.tuberculosis phân lập từ bệnh nhân lao Hưng yên - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Bảng 2..

Kết quả spoligotyping của 65 chủng M.tuberculosis phân lập từ bệnh nhân lao Hưng yên Xem tại trang 32 của tài liệu.
3.1.2 Phân tích kiểu hình Spoligotype dựa trên cơ sở dữ liệu SpolDB4 - Tổng quan về tình hình bệnh lao

3.1.2.

Phân tích kiểu hình Spoligotype dựa trên cơ sở dữ liệu SpolDB4 Xem tại trang 35 của tài liệu.
định, kiểu hình số 1 là kiểu hình phổ biến nhất, đặc trưng cho các chủng lao thuộc gia đình Bắc kinh (Beijing), chiếm tỉ lệ 33,8% (22/65 chủng) - Tổng quan về tình hình bệnh lao

nh.

kiểu hình số 1 là kiểu hình phổ biến nhất, đặc trưng cho các chủng lao thuộc gia đình Bắc kinh (Beijing), chiếm tỉ lệ 33,8% (22/65 chủng) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3b mô tả cấu trúc spoligotype của 21 chủng, có 21 kiểu hình chưa được xác định trong ngân hàng cơ sở dữ liệu spolDB4 - Tổng quan về tình hình bệnh lao

Bảng 3b.

mô tả cấu trúc spoligotype của 21 chủng, có 21 kiểu hình chưa được xác định trong ngân hàng cơ sở dữ liệu spolDB4 Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan