luận văn: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH ppt

113 2.8K 31
luận văn: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ NGOÃN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ NGOÃN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẤN ANH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định”. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo nhà trường, các cán bộ, giáo viên thuộc các phòng, ban, khoa, tổ bộ môn, các đoàn thể, các em học sinh, sinh viên trong Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định đã giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả Lê Thị Ngoãn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH CĐCN CĐ CB CBQLGD CBNV CBQL CBGV ĐH GVCN GV GD GD & ĐT HSSV HS QLGD TNCS SV XHCN XH VH VHNT : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Ban Giám hiệu Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Đẳng Cán bộ Cán bộ quản lý giáo dục Cán bộ nhân viên Cán bộ quản lý Cán bộ giáo viên Đại học Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên Giáo dục Giáo dục và đào tạo Học sinh sinh viên Học sinh Quản lý giáo dục Thanh niên cộng sản Sinh viên Xã hội chủ nghĩa Xã hội Văn hóa Văn hóa nhà trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 4. Giả thuyết khoa học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 7. Phương pháp nghiên cứu. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 9. Cấu trúc luận văn. PHẦN NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG. 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 1.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng. 1.2.1. Quản lý và các chức năng quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục. 1.2.3. Quản lý nhà trường. 1.2.4. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý nhà trường. 1.3. Văn hóaVăn hóa tổ chức. 1.3.1. Văn hoá. 1.3.2. Văn hóa tổ chức. 1.4. Văn hóa nhà trƣờng. 1.4.1. Khái niệm “Văn hóa nhà trường”. 1.4.2. Xây dựng văn hóa nhà trường. Tiểu kết chƣơng 1. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH. 2.1. Khái quát lịch sử phát triển của Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. 2.2. Thực trạng môi trƣờng văn hóa Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. 2.2.1. Mức độ biểu hiện của các hành vi văn hoá vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường (ở người học). 2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về vai trò của xây dựng văn hóa nhà trường. 2.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý về tác động của công tác xây dựng văn hoá nhà trường. 2.2.4. Nhận thức của giáo viên về các mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong công tác xây dựng văn hoá nhà trường. 2.2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung xây dựng văn hoá nhà trường. 2.2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường. 2.2.7. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường. 2.3. Nhận xét chung về thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. 2.3.1. Hoạt động của Hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường. 5 6 6 7 7 7 8 8 8 9 9 10 10 13 16 19 22 22 24 27 27 34 40 41 41 47 47 50 51 55 59 62 63 64 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 PHẦN MỞ ĐẦU 2.3.2. Phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. Tiểu kết chƣơng 2. CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH. 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trƣờng Trƣờng Cao Đẳng Công nghiệp Nam Định. 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được giữ gìn và phát triển đối tượng giáo dục. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xoá bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến nhà trường. 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và sinh viên. 3.2. Các biện pháp xây dựng văn hoá Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. 3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, công nhân viên, đội ngũ giáo viên và toàn thể học sinh sinh viên về công tác xây dựng văn hóa nhà trường. 3.2.2. Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng văn hóa nhà trường. 3.2.3. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên. 3.2.4. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và chất lượng dạy và học. 3.2.5. Đẩy mạnh vai trò của đoàn thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh sinh viên. 3.2.6. Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, lớp học. 3.2.7. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình. 3.2.8. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng "nếp sống văn minh" giữa các lớp, các khối lớp vào trong toàn bộ các đơn vị của nhà trường. 3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trƣờng Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. 3.4.1. Mức độ cần thiết. 3.4.2. Tính khả thi. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN 66 68 69 69 69 69 70 70 70 71 71 72 73 75 77 78 80 81 83 84 85 86 88 90 90 91 95 96 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nhân loại đang bước vào thế kỷ thứ XXI với xu hướng hội nhập quốc tế, đang mở ra không ít những triển vọng phát triển GD cho các quốc gia và cho các nhà trường CĐ, ĐH. Đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển VH nói chung và VHNT nói riêng. Nghiên cứu về văn hoá nhà trường cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích luỹ trong quá trình tích hợp các hoạt động sáng tạo VH, GD và khoa học. Hệ giá trị văn hoá nhà trường được biểu hiện thông qua vốn di sản VH và các quan hệ ứng xử VH giữa những người trong một môi trường GD, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính những con người sống trong môi trường đó: ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện; ảnh hưởng rõ rệt cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của GV và HS… Văn hoá nhà trường (VHNT) thể hiện mọi góc độ nhà trường, bao gồm từ phong cách ngôn ngữ của GV và HS, cách bài trí lớp học như thế nào…cũng như thái độ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp GD, đến những định hướng giá trị nhân cách của HS (và cả của GV) trước những thay đổi của cuộc sống XH hiện đại. Nói chung, VHNT lành mạnh sẽ giảm bớt được xung đột và tăng tính ổn định. Đúng như Donahoe (1997) chỉ ra rằng: “Nếu văn hoá thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi”. Thế nhưng, vấn đề VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục - đào tạo trong các nhà trường, đến giới HSSV - thế hệ tương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 lai của đất nước. Vậy các nhà QLGD cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi trường VHNT lành mạnh, tích cực? Trường CĐCN Nam Định thuộc Bộ Công Nghiệp (nay thuộc Bộ Công Thương) được thành lập từ năm 1956, là một cơ sở đào tạo có uy tín của ngành GD chuyên nghiệp trong cả nước, là địa chỉ đáng tin cậy của các doanh nghiệp, là điểm hẹn của nhiều thế hệ HSSV. Nhiều năm qua nhà trường luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho một mục tiêu chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất chính trị, có chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập vào thị trường lao động công nghiệp. Tuy nhiên, trước tình hình mới, trước yêu cầu đổi mới GD dạy học, Trường CĐCN Nam Định đang từng bước phấn đấu phát triển. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường XH lành mạnh, tạo thương hiệu nhà trường. Đó chính là VHNT. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trƣờng Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất một hệ thống biện pháp xây dựng VHNT mang tính khả thi, phù hợp với thực tế quản lý đào tạo Trường CĐCN Nam Định, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng GD toàn diện nhân cách người học trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay (2008 - 2020). 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. 3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác xây dựng VHNT Trường CĐCN Nam Định. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp xây dựng VHNT Trường CĐCN Nam Định trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay (2008 - 2020). 3.3. Khách thể điều tra: - Cán bộ quản lý Phòng, Khoa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Giáo viên. - Sinh viên nhà trường. 4. Giả thuyết khoa học. Nếu các biện pháp xây dựng VHNT được nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở phù hợp với lý luận khoa học QLGD về VHNT, phù hợp với các điều kiện thực tế của Trường CĐCN Nam Định, khi được áp dụng sẽ góp phần xây dựng một môi trường công tác tích cực cho CBGV và SV, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Trường CĐCN Nam Định trong giai đoạn phát triển hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 5.2. Nghiên cứu thực trạng môi trường văn hoá và thực trạng công tác xây dựng VHNT Trường CĐCN Nam Định. 5.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT Trường CĐCN Nam Định. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp xây dựng VHNT của Hiệu trưởng Trường CĐCN Nam Định trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay (2008 - 2020). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu. 7.1. Phương pháp luận: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các góc độ: tiếp cận giá trị, tiếp cận hoạt động - nhân cách, tiếp cận hệ thống và trên cơ sở của những chủ trương chính sách phát triển văn hoá GD của ĐảngNhà nước và thực tế hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường Trường CĐCN Nam Định hiện nay. 7.2. Các nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản: a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 - Điều tra bằng phiếu hỏi. - Phỏng vấn. - Quan sát. - Xin ý kiến chuyên gia. - Tổng kết kinh nghiệm. c. Phương pháp xử lý số liệu: Biểu đồ, bảng số thống kê… 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. - Về lý luận: Nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác xây dựng VHNT của Hiệu trưởng các trường CĐ, ĐH. - Về thực tiễn: Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý và BGH đặc biệt là Hiệu trưởng Trường CĐCN Nam Định và của các trường CĐ có điều kiện tương tự. 9. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 Chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường. Chƣơng 2. Thực trạng công tác xây dựng văn hoá nhà trường Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. Chƣơng 3. Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. CHƢƠNG 1 [...]... hiểu về VH nhà trường vì VH nhà trường là VH của một tổ chức 1.4 Văn hóa nhà trƣờng 1.4.1 Khái niệm Văn hóa nhà trường 1.4.1.1 Định nghĩa Văn hóa nhà trường Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà trường (VHNT), do đó xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác Tuy nhiên, tư trưởng xuyên suốt trong mọi định nghĩa là VHNT chính là văn hoá một... Các biện pháp quản lý nhà trường nhìn chung có thể phân thành bốn nhóm: Nhóm biện pháp tổ chức hành chính Nhóm biện pháp kinh tế Nhóm biện pháp giáo dục Nhóm biện pháp tâm lý xã hội Bốn nhóm biện pháp trên là những biện pháp quản lý cơ bản để chủ thể quản lý đạt được mục tiêu quản lý Tuỳ từng trường hợp, từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà vận dụng các biện pháp quản lý phù hợp - Đối với nhóm biện pháp. .. hy vọng để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xây dựng VHNT trường ĐH, CĐ, đồng thời đề xuất những biện pháp của Hiệu trưởng trong công tác xây dựng VHNT có hiệu quả góp phần xây dựng một môi trường công tác tích cực cho CBGV & SV, trên cơ sở đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Trường CĐCN Nam Định trong giai đoạn phát triển hiện nay 1.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng 1.2.1 Quản lý và... nhận thất bại - Môi trường chung: + Nhà trường tập trung vào HS, quan tâm đến sự thành công của mỗi HS + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng Nhà trường cung cấp dịch vụ học tập cho cộng đồng 1.4.2 Xây dựng văn hóa nhà trường 1.4.2.1 Vai trò của văn hóa nhà trường VHNT có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của GV, là yếu tố lan tỏa khắp nhà trường và khó xác định Freiberg (1998... Nội - Văn Đức Thanh (2001), Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (Ngọc Anh dịch) (2003), Văn hóa giao tiếp ứng xử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội - V.M Rôđin (2000), Văn hóa học (Người dịch: Nguyễn Hồng Minh), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục - Trường. .. nền VH nhất định Tuy nhiên cho đến nay, lại có rất ít tác giả quan tâm đi sâu vào nghiên cứu về lý luận một cách có hệ thống về việc xây dựng VHNT Một số sách, bài viết gần đây chủ yếu chỉ quan tâm tới công tác VH học đường trường phổ thông, VH học, môi trường VH cơ sở…Có thể kể đến: - Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Viện văn hóa, Nhà xuất bản... sĩ trở lên; + Có sức khoẻ; tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng đối với Trườngcông lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ Những trường hợp đặc biệt cơ quan chủ quản thống nhất với Bộ trưởng Bộ GD & ĐT để quyết định Tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường CĐ ngoài công lập theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập 1.2.4.2 Quyền và trách nhiệm của Hiệu trưởng Việt...CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thuật ngữ văn hóa tổ chức” (organisational culture, culture organisation) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 Thuật ngữ tương đương văn hóa công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết sức phổ biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence... quản lý nhà trường 1.2.4.1 Tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng - Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường CĐ, các quy chế, quy định của Bộ GD & ĐT, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt - Hiệu trưởng trường. .. Nghiên cứu sư phạm, Hội thảo khoa học: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn Xây dựng văn hóa học đường - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường , Hà Nội Nhìn chung, trong các đề tài nghiên cứu trên đây chưa phải là những khảo cứu chuyên sâu về VHNT, nhất là chưa đề cập đến công tác xây dựng VHNT các trường ĐH, CĐ Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên . trạng công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. Chƣơng 3. Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công. tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. Tiểu kết chƣơng 2. CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG CAO

Ngày đăng: 24/03/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan