ĐỜI SỐNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM pot

74 3.8K 17
ĐỜI SỐNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 3 ĐỜI SỐNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 4 ịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới. oạt động sản xuất: Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu. ghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử. n: Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền. ặc: Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên. : Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út. L H Nghề dệt thổ cẩm của ngư ời Chăm đang phát triển và thích ứng với kinh tế hàng hoá, ph ục vụ đáng kể cho nhu cầu du khách khắp cả nước. N Ă M Ở Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 5 Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ. uan hệ xã hội: Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân tộc Ê đê. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm ưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là nguyên tắc trong hôn nhân. a chay: Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bàlamôn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ. hà mới: Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một số nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng phải làm lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất ngôi nhà. ễ tết: Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch. ịch: Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm. ọc: Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo. ăn nghệ: Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn Saranai. Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Katê diễn ra tại các đền tháp. hơi: Trẻ em thích đánh cù và thả diều, đánh trận giả, thi cướp cờ, chơi trò bịt mắt bắt dê. http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=48 Q C M N L L H V C Thư mục chun đề Văn hóa Chăm 6 LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM BàLaMôn  TS. Nguyễn Đức Tồn atê là mùa lễ hội lớn trong năm của người Chăm Bà La Mơn tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê có ý nghĩa kính nhớ ơng bà tổ tiên, những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm suy tơn thành thần) như Pơ Rơ mê và Pơ Klong Garai: các vị vua đã có nhiều cơng lao đối với người Chăm thuở xa xưa như kiến thiết đất nước, hướng dẫn làm thủy lợi và sản xuất nơng nghiệp. Lễ hội Katê còn có ý nghĩa tưởng nhớ đến ơng bà tổ tiên bên ngoại (tức bên cha, vì người Chăm theo mẫu hệ). Tương tự ý nghĩa kính nhớ ơng bà tổ tiên trong Katê, người Chăm có lễ Chabur (vào 15/9 lịch Chăm) để tưởng nhớ ơng bà tổ tiên bên nội (bên mẹ). Chabur đồng thời là dịp sùng kính thần mẹ xứ sở Pơ Nagar – vị thần lớn nhất của người Chăm. Lễ hội Chabur thường được tổ chức với quy mơ nhỏ hơn so với lễ hội Katê. Những nghi lễ chính của Katê được diễn ra nơi các đền tháp. Ở Ninh Thuận, có ba địa điểm hành lễ là đền thờ Pơ Nagar (ở làng Chăm Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), tháp Pơ Romê (ở gần làng Chăm Hậu Sanh, thuộc địa bàn huyện Ninh Phước, cách trung tâm thị xã Phan Rang gần 20 Km về phía tây nam theo đường bộ) và tháp Pơ Klong Garai (ở thị trấn Tháp Chàm, cách Phan Rang 5 Km theo đường quốc lộ 27 từ Phan Rang đi Đà Lạt). Theo truyền thống, ngày 1 tháng 7 lịch Chăm là ngày chính lễ của lễ hội Katê, được tổ chức tại các đền tháp của người Chăm. Vì thế, ngày này còn được gọi là ngày lên tháp. Tính theo dương lịch, ngày lên tháp tương ứng với khoảng thời gian từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch. Năm nay (2004), ngày lên tháp nhằm vào ngày 13/10 dương lịch. Đến ngày lên tháp, ngay từ khi trời chưa kịp sáng, khắp các palay Chăm (làng Chăm) của người Chăm Bà La Mơn tại Ninh Thuận đã nhộn nhịp tiếng mọi người gọi nhau để chuẩn bị “lên tháp” (các tháp Chăm thường được xây dựng trên các ngọn đồi). Đến khoảng 7 - 8 giờ sáng hơm lên tháp, y phục của các “thần vua” được rước từ danok lên trên tháp để hành lễ. Theo truyền thống, y phục vua Chăm do người Raglai gìn giữ và được đem đến danok vào ngày kế trước hơm lên tháp. Ở Ninh Thuận có ba danok: danok vua Pơ Rơ mê ở làng Chăm Hậu Sanh, danok nữ thần Pơ Nagar ở làng Chăm Hữu Đức và danok vua Pơ Klong Garai tại làng Phước K Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 7 Đồng, cả ba danok đều nằm trên địa bàn huyện Ninh Phước. Đoàn rước “y-trang” (trang phục của vua) lên tháp gồm dàn cờ ngũ sắc, các cô gái Chăm múa lễ duyên dáng và rực rỡ trong chiếc áo dài Chăm nhiều màu, các vị chức sắc Bà La Môn Giáo và những thầy lễ dân gian trang trọng trong bộ lễ phục bước cạnh kiệu rước y trang, nối tiếp kiệu rước là các đông đảo đồng bào Chăm và du khách từ các nơi quy tụ về. Ngay khi đoàn rước đến vừa đến trước cửa tháp, các cô gái Chăm phụ trách múa lễ liền biểu diễn các vũ điệu Chăm truyền thống để chào đón các vị thần linh về dự lễ hội Katê. Tiếp đến là nghi thức rảy nước trong Lễ Mở Cửa Tháp do thầy Cả Sư (Pô Dhia) và các thầy Bà Xế (Pasêh) thực hiện và nghi thức tắm tượng (Pamưnay Yăng) được tiến hành nơi tượng thờ (bên trong lòng tháp hoặc tại chính điện của các đền thờ). Những nghi thức này xuất phát từ các tập tục bản địa vốn có nguồn gốc sâu xa là nền văn minh nông nghiệp lúa nước liên quan đến thuật cầu đảo (cầu mưa). Y phục vua Chăm được Pô Dhia làm lễ ban phước và trao cho Muk Pajâu (Bà múa lễ cộng đồng) mặc vào tượng vua trong tháp thờ. Sau khi tiến hành nghi thức tắm tượng, cuộc tế lễ bắt đầu. Trong khung cảnh trang nghiêm tại lòng tháp, tiếng thầy Kadhar kể tiểu sử và ca tụng công đức các vị thần hòa quyện với tiếng kèn saranai, đàn kanhi réo rắt và tiếng trống ginăng rộn rã. Trong khi đó, ở trước thềm cửa tháp, các phụ nữ Chăm bày biện la liệt các lễ vật cúng thần linh để cầu xin ơn lành, cầu cho gia đình một năm mới an khang thịnh vượng. Lễ vật có cả món ngọt lẫn món mặn như: ngạnh (dê), cơm, canh, món mặn, xôi, chuối, bánh ngọt, trái cây… . Thời gian cúng lễ trên tháp được kéo dài cho đến xế chiều và kết thúc vào khoảng 15 - 16 giờ cùng ngày bằng nghi lễ đóng cửa tháp. Trong khoảng thời gian từ lúc mở cửa tháp cho đến khi đóng cửa tháp, từng dòng người đông đảo tiếp tục tuôn về các đền tháp. Người lớn mang lễ vật đến cầu khấn được buôn may bán đắt, gia đình bình an, hòa thuận hoặc dâng lễ để tạ ơn thần đã đáp ứng lời cầu xin; thanh niên nam nữ cầu thần ban cho văn hay, chữ tốt, nghề nghiệp tinh thông, tình duyên mặn nồng các phụ nữ hiếm muộn cũng tranh thủ dịp này để đến tháp cầu tự. Thông thường, những ai có nhu cầu được buôn may bán đắt, học hành tấn tới thì đến cầu với Pô Klong Garai, muốn có sức mạnh, uy dũng thì tìm đến Pô Romê, còn muốn cầu tự thì tìm đến với Pô Nagar. Sau khi cầu khấn cùng thần linh, mọi người lưu lại chút ít thời gian để cùng nhau chuyện trò, ghi hình kỷ niệm hoặc sum họp ăn uống… . Không chỉ có người Chăm lên tháp, mà còn có một số người Việt ở khu vực lân cận các tháp Chăm cũng đến cầu xin, cúng bái. Các du khách thường đến viếng tháp Pô Klong Garai mà ít đến tháp Pô Romê, do tháp Pô Klong Garai có vị trí gần quốc lộ và trung tâm thị trấn Tháp Chàm, thuận tiện cho các loại xe vào sát chân đồi tháp. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chỉ đến dự Katê vào ngày lên tháp, bởi vì theo truyền thống hàng năm, trong ngày tiếp đón y phục vua Chăm do đồng bào Raglai mang từ trên núi xuống (kế trước ngày lên tháp), tại làng Chăm Hữu Đức (Ninh Phước - Ninh Thuận) bao giờ cũng có tổ chức múa Chăm (múa quạt) với quy mô lớn. Các du khách sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh hoành tráng và sự uyển chuyển của hàng trăm thiếu nữ Chăm với những vũ điệu duyên dáng hòa nhịp cùng tiếng trống ginăng rộn rã. Cuộc múa diễn ra dưới ánh nắng cháy bỏng giữa trưa hè (khoảng 12 - 13 giờ trưa) của vùng đất Phan Rang khô hạn trong sự tham gia cổ động của cả ngàn người. Tiếp theo tiết mục múa Chăm là các hoạt động thi đấu thể thao. Buổi tối ngày hôm đó, cũng tại Hữu Đức, mọi người sẽ cùng dự đêm văn Thư mục chun đề Văn hóa Chăm 8 nghệ truyền thống Chăm để thưởng thức các điệu múa Chăm từ múa dân gian cho đến múa cung đình, những làn điệu dân ca từ cổ truyền cho đến hiện đại… . Katê có ba cấp độ là Katê đền tháp, Katê làng và Katê gia đình. Những ngày tiếp theo “ngày lên tháp” (Katê đền tháp), người Chăm tiến hành Katê làng. Tuần tự từng làng Chăm theo từng nhóm đền tháp tổ chức cúng Katê làng ở kajang (nhà lễ) của mỗi làng. Sau Katê làng, bà con người Chăm tiếp tục Êw Lithay (cúng ơng bà) tại gia đình, gọi là Katê gia đình. Trong những ngày mừng tết Katê, ai đó có việc phải đi đâu xa cũng đều tranh thủ tìm về mái ấm gia đình. Người ta đến thăm hỏi nhau, tiệc tùng, vui chơi giải trí… Trong những ngày diễn ra lễ hội Katê, tại các làng Chăm thường có các hoạt động thể thao, giao lưu văn nghệ… . Ở làng dệt cổ truyền Mỹ Nghiệp (thuộc thị trấn Phú Q - Ninh Phước - Ninh Thuận), đơi khi còn có hội thi tay nghề dệt và triển lãm các mặt hàng thổ cẩm do người Chăm sản xuất. Xưa kia, người Chăm ăn tết Katê trong một tháng, nay được gói gọn lại trong vài ngày. Đến dự lễ hội Katê là đến với nền văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm. Katê là dịp để mọi người gần gũi, gắn bó, đồn kết, thương u nhau hơn. Đồng thời, Katê cũng là dịp vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài. Lễ hội Katê còn là mơi trường sống động trong việc bảo lưu và phát triển văn hóa truyền thống Chăm, là một biểu hiện gìn giữ bản sắc dân tộc của cộng đồng người Chăm, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam đa dạng và giàu bản sắc. http://gilaipraung.com/ Độc đáo những nét văn hóa Chăm ântộc thiểu số Chăm có khoảng trên 100.000 dân, xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước ta; sống tập trung đơng nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang. Ngồi ra họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðơng và Tây Nam Bộ. Hiện nay người Chăm còn sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Những nét đặc sắc của văn hố Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngơi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Chăm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã Lai. Cho đến bây giờ Chăm Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và thư từ… Chăm Ðơng thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống. Người Chăm ln tự hào về những ngơi tháp Chăm-pa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chăm-pa cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hố dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao D Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 9 lưu văn hoá, quá trình phát triển của tộc người. Người ta còn thấy nhiều nét trạm trổ và các bức tượng bằng đá thể hiện nếp sinh hoạt ca múa và chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người Chăm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật truyền thống luôn được người Chăm nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay. Múa Chăm phong phú và độc đáo. Hầu như mỗi làng Chăm có một đội múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội. Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu). Múa quạt là điệu múa phổ thông của người Chăm. Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn những loại múa khác nhau. Múa bóng mang tính tôn giáo và cũng rất phổ biến của người Chăm. Trong những nét đặc trưng của múa Chăm là múa ổn định theo nhạc. Dàn nhạc đệm cho múa thương gồm hai trống Pa-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai. Nhìn chung, vũ điệu Chăm-pa nhằm phô diễn vẻ đẹp của con người. Người Chăm có nhiều lễ hội trong năm, như hội Rija, Roya, Ramadan, lễ Pơk Băng Yang, lễ Katê… Trong đó, lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm được tổ chức thường xuyên vào đầu tháng 7 (lịch âm) tức là vào trung tuần tháng 9 (âm lịch) và tháng 10 (dương lịch) để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên. Thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chăm. Thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, ai cũng biết dệt vải. Những tấm khăn, cái áo làm ra được coi là thước đo của sự đảm đang tháo vát của các cô gái Chăm. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Ðể có một tấm chăn, các cô gái phải cần mẫn ngồi bên khung cửi từ sáng đến chiều tối với sự nhịp nhàng, chuẩn xác trong từng thao tác. Chỉ cần một mối chỉ bị rối, mặt vải sẽ không còn mịn nữa. Các sản phẩm dệt của người Chăm khá phong phú, đáp ứng rộng rãi cho nhu cầu trang phục, trang sức của người Chăm. Vào dịp hội hè, lễ lạc, trai gái Chăm còn trang sức bằng các thắt lưng do người Chăm tự dệt. Hầu như phần lớn các sản phẩm vải của người Chăm không thể thiếu các loại hoa văn trang trí, nhất là trên các y phục cổ truyền của các thiếu nữ. Nghề truyền thống khác của người Chăm là nghề làm đồ gốm. Làng Chăm Bầu Trúc duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu đời. Hầu như gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang. Từ chiếc lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rất dụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc. Sản phẩm gốm Chăm còn được trao đổi rộng rãi với nhiều vùng và nhiều tộc người khác nữa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy rằng người Chăm đã có một nền văn hoá thật phong phú về nội dung, đa dạng về diện mạo. Nền văn hoá ấy đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kiến trúc; đó là kết quả của quá trình hoạt động có định hướng trong một thời gian lịch sử lâu dài. http://www.nguoicham.com/nc Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 10 hà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara nhận định: “Sự ra đời sớm của chữ viết đã tạo điều kiện cho văn học viết của người Chăm phát triển. Chính chữ viết đã cho người Chăm có một nền văn minh rực rỡ và độc đáo một thời”. Xưa nay, chúng ta biết đến sự đặc sắc của văn hóa Chăm qua các điệu múa của vũ nữ Apsara, sự độc đáo của lễ hội Rija Nưgar, Katê hay sự bí ẩn của các ngôi tháp cổ. Tuy nhiên, nền văn minh Chămpa xưa còn là ngôn ngữ Chăm và nền văn học viết có từ rất sớm. Tất cả đang được giới thiệu tới công chúng Thủ đô trong triển lãm Không gian văn hóa Chăm, tại 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội. Chămpa là dân tộc có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Theo các nghiên cứu về văn bia cổ, ngay từ thế kỷ thứ IV người Chăm đã có chữ viết của mình. Tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo của Ấn Độ. Chữ viết Chăm cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển. Theo ông Thập Liên Trưởng, chuyên gia ngôn ngữ của Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tại Ninh Thuận: “Khoảng đầu thế kỷ XVII, chữ Akhan thrah - chữ Chăm hiện đại, đã thoát khỏi vỏ bọc của chữ Phạn và được sử dụng phổ biến trong các thư tịch cổ và bia ký còn lưu lại ngày nay”. Người Chăm cổ có một kỹ thuật làm giấy điêu luyện và độc đáo, tiếc là nay đã thất truyền. Nguyên liệu chính để làm giấy là lá buông (loại lá phổ biến tại địa bàn cư trú của người Chăm), ngoài ra người Chăm còn làm giấy từ vỏ cây bồ đề có màu trắng đục, dày và dai, trơn mặt, ít thấm nước. Mực viết được chế từ vỏ cây akuh rất tốt vì chóng khô, đen đậm, không bay màu. Đầu bút là đầu các que tre vót nhọn và về sau sử dụng đầu kim loại. Các thư tịch cổ nhất bằng chữ Chăm còn lại cách ngày nay khoảng 300 năm. Các cuốn sách cổ từ vài trang đến vài trăm trang giấy chứa đựng toàn bộ văn hóa Chăm với các chủ đề chính là kinh luật tôn giáo, ngoài ra còn có các nội dung về văn học, triết học, hướng dẫn nghi lễ, những bài tụng ca, lịch pháp, thiên văn, phong thủy, âm nhạc, y - dược học, pháp thuật, tử vi - bói toán, gia huấn ca… Văn học cũng xuất hiện nhiều trong các thư tịch cổ của người Chăm, trong đó có chép lại các sử thi của Ấn Độ như Ramayana, Mahabharata, Bhagavata… Bên cạnh sách cổ, các văn bia cổ chính là mảng quan trọng của văn học Chăm. Các bia ký Chămpa bằng chữ Phạn được viết chủ yếu theo những thể thơ của Ấn Độ, nội dung nhuốm màu sắc tâm linh huyền N Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 11 hoặc, lời thơ mỹ miều, văn hoa. Trong các sáng tác văn thơ, các tác giả Chăm thường sử dụng nhiều điển tích và ẩn dụ của văn học Ấn Độ để thể hiện sự hiểu biết và thông thái của mình. Song song với nó là một dòng văn học dân gian, với ca dao, dân ca truyền miệng bình dân gần gũi. Người Chăm không thích nói về những điều thực tế, kỹ thuật hay vật chất. Tính đa chủ đề, khái quát được thể hiện rõ trong từng cuốn sách. Qua những cuốn sách mỏng nói về các nghi lễ tâm linh, chúng ta còn bắt gặp trong đó một bài thơ, một lời chúc phúc, vài ý tưởng, quan điểm tôn giáo, triết học Chữ viết của người Chăm có một thời gian bị bỏ rơi. Từ năm 1978 đến nay, Ban biên soạn sách tiếng Chăm đã xuất bản các cuốn sách bằng ngôn ngữ Chăm cho các lớp tiểu học của con em người Chăm. Tạp chí Sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu Chăm mang tên Tagalau xuất bản từ năm 2000, góp phần gìn giữ văn hóa viết Chăm. Bên cạnh đó, dòng văn học bằng tiếng Chăm đã bắt đầu hồi sinh và phát triển với các nhà thơ đương đại như: Inrasara, Đồng Chuông Tử, Trà Vigia, Nguyễn Phú Hải, Tuệ Nguyên… Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara đã tham gia biên soạn gần 40 đầu sách về văn hóa Chăm như Văn học Chăm khái luận, Từ điển song ngữ Việt – Chăm, tạp chí Tagalau; đồng thời là một trong những người có công tạo dựng lại văn hóa Chăm và giới thiệu tới nhiều vùng. Ông nhận định: “Sự ra đời sớm của chữ viết đã tạo điều kiện cho văn học viết của người Chăm phát triển. Chính chữ viết đã cho người Chăm có một nền văn minh rực rỡ và độc đáo một thời. Qua các thư tịch cổ, chúng ta có thể nhận thấy văn hóa Chăm là văn hóa đùa vui, chịu chơi cả trong đau khổ”. Hiện các thư tịch cổ cùng bia ký chưa được sự quan tâm tập hợp và gìn giữ đúng mức. Sách cổ vẫn được lưu truyền trong cộng đồng Chăm, nhưng do sự bảo quản thủ công đã khiến nhiều cuốn bị hư hỏng. Kỹ thuật làm giấy độc đáo của người Chăm hiện chưa được phục dựng để bảo tồn…Đó là những điều mà các nhà nghiên cứu văn hóa Chămpa còn trăn trở. http://www.nguoidaibieu.vn/Trangchu/VN Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 12 Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận có số dân đông nhất (57.137), chiếm gần 50% người Chăm ở Việt Nam. Họ sống tập trung thành từng làng palei riêng biệt và bảo lưu đậm nét nhiều tập tục truyền thống như nghi lễ, hội hè, tục cúng tế đền tháp, tục cưới gả, tang ma, tín ngưỡng, tôn giáo, luật tục, văn chương, làng nghề…mang bản sắc văn hoá riêng. 1. Làng Palei Chăm: Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận có tất cả 22 làng palei thuộc 13 xã và 4 huyện thị (Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm). Trong đó được phân chia ra thành hai cộng đồng: Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo) và Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo). Mỗi cộng đồng tôn giáo lại sinh sống thành từng palei riêng biệt. Trong tổng số 22 làng palei thì có 15 làng Chăm Ahiêr và 7 làng Chăm Awal. Mặc dù là một dân tộc Chăm Ahiêr và 7 làng Chăm Awal. Mặc dù là một dân tộc Chăm nhưng phân chia ra làm hai nhóm Chăm, ảnh hưởng đạo giáo khác nhau (Ahiêr và Awal), sống tách biệt nhau. Tuy vậy hai nhóm này vẫn cùng mang một đặc trưng văn hoá chung. Palei Chăm thường định cư trên những vùng gò đất cao, xung quanh là ruộng lúa và nương rẫy. Mỗi palei có khoảng từ 300 - 400 hộ gia đình, tập hợp bởi nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Các khuôn viên nhà ở được bố trí theo hướng Bắc – Nam. Trong mỗi palei Chăm đều có một đền thờ thần (sang Pô yeang) và ở đầu làng có nhà làng (sang palei). Cách palei không xa thường có một nghĩa địa (kút, ghôr). Mỗi palei Chăm đều có đơn vị quản lí hành chính thôn, đoàn Thanh niên, Hội Nông dân… Bên cạnh đó còn có Hội đồng phong tục (Hội đồng già làng) chăm lo cúng tế và cùng với chính quyền tham gia giải quyết những vụ bất đồng của các thành viên trong làng liên quan đến phong tục, tập quán. Palei Chăm có luật tục riêng gọi là adat. Nếu như Palei Chăm là đơn vị cư trú cổ truyền mang tàn dư của công xã nông thôn thì gia đình lại là bộ phận hình thành nên đặc trưng ấy. Gia đình trong palei Chăm được tổ chức theo hình thái gia đình mẫu hệ, bao gồm gia đình lớn (mưngawôm pruang) và gia đình nhỏ (mư ngawôm sít). Thành viên cơ bản trong gia đình được tính theo huyết thống bên mẹ. Trong mỗi gia đình có đàn bà lớn tuổi đứng đầu gọi là “Po sang” (chủ nhà). Các gia đình có cùng chung một mẹ sinh ra thường bố trí chung nhà cửa trong một khuôn viên. Tương tự như vậy, các gia đình chung một dòng họ phía mẹ thường bố trí nhà cửa cùng dãy với nhau. Mỗi dòng họ có một tộc trưởng đứng đầu gọi là “akauk gơp”. Ngày xưa trưởng tộc là đàn bà, ngày nay được thay thế bởi người đàn ông. Nhiệm vụ của trưởng tộc là quản lí các thành viên, giải quyết những vấn đề thắc mắc giữa các thành viên và chăm lo, tổ chức cúng tế những lễ nghi tín ngưỡng liên quan đến tộc họ. Mỗi dòng họ trong làng được phân biệt với nhau bằng nghĩa địa của dòng họ mẹ (kút, ghôr). Mỗi dòng họ có một vật thờ tổ gọi là “Chiết atâu” (Chiếc Atâu là một loại giỏ đan bằng tre hình hộp vuông có nắp đậy, dùng để bỏ y trang, đồ cúng lễ của tổ tiên tộc họ. Chiếc Atâu chỉ được đem ra ngoài khi tộc họ có dịp cúng lễ). Đơn vị cơ cấu căn bản của hệ thống thân tộc của người Chăm là mẫu hệ gia tộc. Những mối quan hệ bên mẹ là quan hệ thân thuộc và quan trọng nhất. Tổ tiên được thờ phụng là tổ tiên bên mẹ. Quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái út. Phụ nữ Chăm nắm quyền quyết định trong gia đình. Vai trò Cậu (cey) được đề cao và [...]... Trong hệ thống lễ hội Chăm lễ Puis, Payak là loại lễ nghi tín ngưỡng của người Chăm có từ lâu đời Đây là lễ hội của tộc họ được tổ chức theo định kỳ 1 năm, 3 năm hoặc 7 năm một lần Lễ Puis, Payak là hai loại lễ khác nhau, tuỳ theo phong tục thờ cúng, hệ thống thờ thần mà mỗi tộc họ tổ chức lễ Puis hoặc Payak để tế thần linh Lễ Puis: Là loại lễ nghi của tộc họ cúng để trả lễ và thết đãi thần Lễ rước y trang... chuột phá hoại mùa màng (Yang tikuh)… Lễ này có sự tham gia của dân làng ở khu vực núi Đá Trắng, họ cũng dâng bánh trái, cầu khấn, múa mừng tạo thành một lễ hội mang tính khu vực Lễ này từ lâu đã trở thành phong tục, tín ngưỡng của người Chăm Do đó cứ 7 năm 1 lần, người Chăm tổ chức lễ cúng trâu tại núi Đá Trắng Dân gian Chăm có câu tục ngữ để tưởng nhớ đến tục lễ trên như sau: Bilan năm yang tikuh... hệ thống lễ nghi nơng nghiệp này khơng còn phụ hợp nữa mà đã biến mất L ễ cầu đảo (Palau Sah): Lễ palau sah là lễ cầu đảo liên quan đến cầu mưa, cầu nước của người Chăm Lễ được tổ chức vào tháng 4 lịch Chăm Lễ này ngồi tổ chức ở các Thư mục chun đề Văn hóa Chăm đền tháp Chăm còn được tổ chức tại các cửa biển Đây là lễ chung cho cả cộng đồng Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamơn) và Chăm Awal (Chăm ảnh... cùng với KLong Garai Lễ payak do các tộc thuộc tiếng vỗ tay nhiệt thành của những người các làng Chăm thờ tháp Pơ KLong Garai tham gia lễ tạo nên một nhạc lễ riêng biệt thực hiện như: làng Phước Đồng, Chất đặc sắc của lễ Puis, Payak mà người Thường, Hiếu Lễ, Hồi Trung (Ninh Chăm gọi nhạc lễ này là điệu nhạc Phước - Ninh Thuận)… “Chiêng jăp” Hành lễ Payak cũng tương tự như lễ Sau lễ múa hát kết thúc... hiện Lễ lơi cuốn cả dân làng tham gia trở thành ngày hội của các palei Chăm Nói chung Lễ Palau Sah là lễ nghi tổng hợp của người Chăm Lễ này khơng những tập trung các chức sắc, tu sĩ, các loại hình tơn giáo, tín ngưỡng mà nó còn lơi kéo được dân làng, từng thơn và từng khu vực tham gia Cùng với lễ 16 Palau Sah (cầu đảo), thời điểm này còn có lễ cầu đảo Po Nai, Po Rijak đã góp phần làm cho lễ hội Chăm. .. lễ cúng thần linh của tộc họ như lễ Puis, Payak Nhưng lễ nghi Puis, Payak là loại nghi lễ của tộc họ phổ biến hơn Lễ Puis và Payak là ngày hội của tộc họ - Ngày lễ hội mừng được mùa, mừng con cháu đầy đàn, no ấm, biểu hiện sự giàu sang phú q của tộc họ mà làm lễ tạ ơn và thết đãi thần linh Loại hình lễ hội của tộc họ này còn chứa đựng nhiều dấu ấn về văn hóa, tín ngưỡng bản địa cổ sơ có trước khi người. .. làm lễ kết thúc tháng Ramưwan, họ đọc kinh cầu an lành cho mn người Sau đó mọi người về lại gia đình mình mở đầu cho một năm mới sau tháng chay tịnh Ramưwan Lễ hội Ramưwan của cộng đồng người Chăm Hồi giáo, cũng như lễ hội Katê của người Chăm Bàlamơn có ý nghĩa văn hố truyền thống cũng như giá trị tâm linh, tình cảm, đồn kết cộng đồng, dân tộc, tương tự ngày tết Ngun Đán của người Kinh, nên có nhiều người. .. nhánh Lễ vật cúng cho lễ này tương tự như lễ cúng dựng chòi cày Những thần linh cầu cúng của lễ này chủ yếu là thần mẹ xứ sở Po Inư Nưgar Thư mục chun đề Văn hóa Chăm L Lễ hội cầu đảo ễ cúng lúa làm đòng (Padai dơk tian): Lễ này người Chăm cúng lúc lúa đang dậy thì con gái Họ quan niệm hồn lúa cũng như hồn người Đây là giai đoạn quan trọng quyết định và ảnh hưởng đến năng suất cây lúa Lễ này khác với lễ. .. lớn nhất trong hệ thống lễ nghi nơng nghiệp của người Chăm Lễ được tổ chức 7 năm 1 lần Lễ vật cúng một con trâu trắng tại núi Đá Trắng thuộc thơn Như Ngọc, Ninh Phước, Ninh Thuận Nguồn gốc của lễ này theo truyền thuyết kể lại: Ngày xưa khi người Chăm chưa có vua, ơng “kay Klong, kay Biên” mới đào đất lấp biển, phá núi để hình thành đất đai, sơng biển cho người Chăm Lúc đó ở xứ Chăm có một Chằn tinh (Rak)... lịch), các làng Chăm lại rộn ràng vui Tết Katê Hư thực chuyện di vật vua Chăm Theo ơng Phú Trạm Inrasara, một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Trước đây, ngày Tết của người Chăm là một dịp lễ khác được tiến hành vào đầu tháng tư (lịch Chăm) Đây mới là ngày lễ có ý nghĩa xua đuổi cái xấu của năm cũ, đón mừng cái may mắn của năm mới Tuy nhiên, do quy mơ của lễ hội Katê . chuyên đề Văn hóa Chăm 3 ĐỜI SỐNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 4 ịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh. đề Văn hóa Chăm 19 Trong hệ thống lễ hội Chăm lễ Puis, Payak là loại lễ nghi tín ngưỡng của người Chăm có từ lâu đời. Đây là lễ hội của tộc họ

Ngày đăng: 23/03/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan