1Ngộ
độc sắt trên heo con 1.
Ngộ độc sắt do chất lượng
sắt - Chất lượng
sắt kém: một số sản phẩm
sắt không đạt yêu cầu kỹ thuật nên các phân tử
sắt không được gắn kết vào cấu trúc của Dextran, phân tử
sắt này ở dạng tự do rất dễ bị oxy hóa trong quá trình bảo quản sẽ gây ra những tác dụng phụ khi sửdụng: chất
sắt tự lắng tụ tại chỗ, gây xót, mô bị hoại tử, viêm sưng tạo abxe tại chỗ, heo suy yếu và tiêu chảy sau khi tiêm
sắt vài ngày,… - Trường hợp chất lượng
sắt tốt: nhưng sau khi tiêm vẫn có thể xảy ra sự sưng đỏ tại chỗ tiêm là do một lượng lớn canxi từ máu vận chuyển đến để bao vây chỗtiêm. 2. Triệu chứng Đàn
heo đẻ non, đàn có trọng lượng sơ sinh thấp dưới 700g, đàn có nái bị kém sữa ngay sau khi đẻ, các
heo đẹt trong đàn và tuổi càng nhỏ càng dễ có nguy cơ bị
ngộ 2độc khi tiêm sắt. Trong đàn
heo mắc bệnh, mức độ
ngộ độc thường không hoàn toàn như nhau, có con nặng, chết ngay sau khi được tiêm sắt. +
Ngộ độc cấp tính: ngay sau khi tiêm
sắt 15-20 phút
heo con sẽ tím bầm vòng mõm, dần dần tím bầm toàn thân, ói mữa, khó thở, đi lảo đảo, có co giật, không can thiệp kịp thời sẽ chết. +
Ngộ độc nhẹ: một số
heo con sẽ yếu sau khi tiêm sắt, tiêu chảy do
ngộ độc peroxyt,… 3. Cơ chế gây
ngộ độc Khi tiêm cho
heo con chất
sắt thường ở dạng kết hợp với Dextran (Fer-Dextran). Khi tiêm: - Một phần
sắt sẽ ngấm trực tiếp vào máu tại chỗ tiêm thông qua mạch máu tổn thương. - Phần lớn
sắt được chuyển từ từ vào máu nhờ quá trình đại thực bào của cơ thể. Sau khi vào máu, hỗn hợp Fer-Dextran bị phá vỡ cấu trúc để tách
sắt ra ở dạng tự do.
Sắt tự do này sẽ kết hợp với globulin trong máu để tạo nên dạng
sắt kết hợp là Tranferrin. Sau đó một phần chuyển vào gan dự trữ dưới dạng Ferritin, phần
còn lại chuyển trực tiếp đến các cơ quan để thành lập nhóm Heme của Hemolobin. - Khi cơ thể
heo con thiếu vitamin E:
sắt tự do trong máu ở dạng hóa trị 2 nhanhchóng bị oxy hóa chuyển thành dạng
sắt tự do có hóa trị 3. Nhưng
sắt có hóa trị 3 không thể kết hợp Globulin để tạo thành dạng Tranferrin,
sắt có hóa trị 3 sẽ oxy hóa chất béo của màng tế bào chất để tạo nên các peroxyt, từ đó
heo con sẽ bị
ngộ 3độc bởi các peroxyt. Peroxyt là chất rất
độc đối với các loại mô tế bào, nhất là tế bào cơ tim, gan, thận, lá lách. - Khi cơ thể
heo con thiếu Selenium: khả năng phá hủy các peroxyte có trong tế bào sẽ kém, sẽ làm cho mức độ
ngộ độc càng nặng thêm (selenium có tác dụng phá hủy peroxyte). Tóm lại: thức ăn của
heo nái đầy đủ vitamin E và selenium sẽ phòng ngừa và hạn chế tác hại của hiện tượng
ngộ độc sắt ở heo con vì: Vitamin E: giúp chống oxy hóa
sắt tự do ở dạng hóa trị 2 thành hóa trị 3 sẽ gián tiếp ngăn chặn quá trình hình thành chất
độc peroxyt gây
ngộ độc khi tiêm sắt. Selenium: giúp phá hủy chất
độc peroxyt để hạn chế
ngộ độc khi tiêm sắt. 4. Biện pháp can thiệp: Tiêm vitamin C, kết hợp các thuốc trợ sức như Camphona, truyền dung dịch Serumglucose. Tăng cường sức đề kháng bằng hỗn hợp vitamin và acid amin, vitamin C,… Trường hợp biến chứng tiêu chảy: phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi sinh vật có ở đường tiêu hóa như: Colam P.I 5. Biện pháp phòng ngừa Nên tiêm Vitamin E, selenium E cho
heo nái. Tiêm Vitamin E cho đàn
heo con yếu, đẻ non trước khi tiêm
sắt 1-2 ngày. 4Nên bổ sung các loại Premix có chứa đầy đủ Vitamin E và Selenium trong khẩu phần nuôi
heo nái mang thai và nuôi con. Trường hợp
heo con tiêu chảy, nên chữa trị hợp lý và chỉ tiêm
sắt sau khi
heo con hết tiêu chảy. Hoài Thu (Theo: Sách hỏi đáp về bệnh heo) . 1 Ngộ độc sắt trên heo con 1. Ngộ độc sắt do chất lượng sắt - Chất lượng sắt kém: một số sản phẩm sắt không đạt yêu cầu kỹ thuật. chết. + Ngộ độc nhẹ: một số heo con sẽ yếu sau khi tiêm sắt, tiêu chảy do ngộ độc peroxyt,… 3. Cơ chế gây ngộ độc Khi tiêm cho heo con chất sắt thường