THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN pdf

5 3.2K 84
THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN 1. Sinh lý bệnh hen: Hen phế quản là một rối loạn viêm mãn tính các đường dẫn khí với sự tham gia của nhiều tế bào: tế bào mast, lympho bào, bạch cầu trung tính, ái toan. Ở người hen, khi tiếp xúc với dị nguyên, có rất nhiều chất trung gian hóa học được giải phóng từ dưỡng bào như: histamin, leucotrien, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, prostaglandine gây co thắt phế quản, phù, viêm. 2. Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản: 2.1. Thuốc cường β2 – adrenergic: - Cơ chế tác động: làm tăng hoạt tính adenyl cyclase, dẫn đến tăng chuyển ATP thành AMP vòng trong tế bào làm giãn phế quản. - Tác dụng: + Giãn cơ trơn phế quản nhanh và mạnh + Giảm tính thấm mao mạch, phổi, chống phù nề + Ức chế nhiều tế bào gây viêm nên giảm tiết các chất trung gian, gián tiếp làm giãn phế quản, chống phù nề - Tác dụng phụ: + Hồi hộp, tim nhanh + Gây hiện tượng rung cơ + Tăng glucose máu + Dùng lâu ngày có hiện tượng quen thuốc - Dạng dùng: + Dùng đường uống: sinh khả dụng thấp, thường dùng trong 2 trường hợp: trẻ em hay trong cơn hen chuyển biến nặng + Bơm khí dung cho tác động nhanh, ít tác dụng phụ - Các thuốc thường dùng: + Salbutamol: viên 2-4 mg, 1-4 v/ngày. + Terbutaline: viên 5 mg, 1-4 v/ngày. 2.2. Các dẫn chất xanthine: - Cơ chế tác động: + Ức chế enzyme phosphodiesterase làm tăng AMP vòng nên làm giãn phế quản + Đối kháng cạnh tranh tại receptor của Adenosin (Chất này gây co phế quản và gây phóng thích các chất trung gian từ tế bào mast) nên gây giãn phế quản và giảm phóng thích các chất trung gian. - Tác dụng: + Giãn phế quản: sử dụng hiệu quả trên cơn hen mãn tính + Kích thích hệ thần kinh trung ương gây tỉnh táo, run, bồn chồn + Trên tim mạch: làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp và tăng lưu lượng tim + Trên thận: gây lợi tiểu nhẹ do tăng lọc cầu thận và giảm tái hấp thu - Tác dụng phụ: + Hồi hộp, trống ngực, tim nhanh, mất ngủ + Co giật, đối với trẻ em có thể gây tử vong - Dược động học: + Hấp thu tốt ở đường tiêu hóa, T1/2 khoảng 5-6h + Chuyển hóa qua gan + Thải trừ qua thận - Dạng dùng: + Thường dùng đường uống, không thích hợp với dạng khí dung + Dùng viên phóng thích kéo dài để tránh tác dụng phụ + Có thể dùng đường tiêm truyền chậm trong cơn hen cấp nặng + Vì động học trong máu không ổn định nên cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu - Thuốc thường dùng: + Theophylline: viên nén kéo dài 100 mg, 300 mg + Aminophylline: viên nén 150 mg, ống tiêm IV 240mg/5ml 2.3. Thuốc kháng cholinergic muscarinic: - Tác dụng: đối kháng tương tranh với acetylcholine tại receptor gắn trên cơ trơn phế quản và trên tuyến dịch nhầy gây: + Giãn cơ trơn phế quản + Giảm tiết dịch - Tác dụng phụ: + Khô miệng, táo bón, giữ nước tiểu + Tăng nhãn áp - Chỉ định: ngăn ngừa co thắt phế quản do hen suyễn, COPD - Các thuốc thường dùng: + Ipratropium dạng ống bơm phân liều, bột hít, dạng phối hợp với Salbutamol + Oxitropium. 2.4. Thuốc kháng viêm corticoids: Trong hen phế quản, corticoids đóng vai trò dự phòng là chính - Tác dụng: + Kháng viêm + Không có tác dụng giãn phế quản + Ức chế tạo ra các chất hóa hướng động bạch cầu như: PAF, LTB4 làm giảm hoạt hóa các tế bào viêm + Ức chế sự tạo ra các chất gây co thắt phế quản - Tác dụng phụ: + Kích ứng đường hô hấp trên + Nhiễm nẫm Candida, Aspergillus ở họng, thanh quản Vì có nhiều tác dụng phụ nên hiện nay người ta sử dụng dạng khí dung hay dạng xịt là chủ yếu. 2.5. Thuốc ổn định dưỡng bào: (Cromolyn, Nedocromil) - Tác dụng: + Ức chế dưỡng bào của phổi giải phóng các chất trung gian hóa học do đáp ứng với các kích thích hoặc tương tác với IgE hay kháng nguyên đặc hiệu + Ức chế tác dụng hoạt hóa của các peptid hóa hướng động trên các bạch cầu trung tính, ưa acid hay đơn nhân của người - Sử dụng trị liệu: + Hiệu lực ở trẻ em rõ hơn ở người lớn + Phối hợp điều trị hen suyễn ở mức độ nhẹ và trung bình + Không sử dụng trị liệu trong cơn hen cấp tính, dùng dự phòng + Được dùng theo đường xông hơi bằng các dung dịch khí dung hay dạng ống hít bột khô. + Tác dụng là do thuốc đọng lại ở phổi, ít được hấp thu nên ít độc toàn thân. 2.6. Thuốc đối kháng LTD4 và ức chế 5- lipoxygenase: - Dùng đường uống, dạng khí dung không hiệu quả - Phối hợp để hạn chế sử dụng corticoid - Tăng hiệu quả trị liệu bằng corticoid - Ít tác dụng phụ - Zileuton (ức chế 5-lipogenase): viên nén 600mg, PO 600mg x 4 lần / ngày. - Zafirlukast ( kháng LTD4): viên nén 20 mg, PO 20mg x 2 lần / ngày. . THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN 1. Sinh lý bệnh hen: Hen phế quản là một rối loạn viêm mãn tính các đường dẫn. hoạt hóa tiểu cầu, prostaglandine gây co thắt phế quản, phù, viêm. 2. Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản: 2.1. Thuốc cường β2 – adrenergic: - Cơ chế tác

Ngày đăng: 23/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan