Các biện pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phát sinh ở việt nam trong điều kiện hiện nay

88 704 2
Các biện pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phát sinh ở việt nam trong điều kiện hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam đã vận hành được 10 năm, và sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) là biểu tượng đánh dấu một sự phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng là một tác nhân quan trọng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra một kênh dẫn vốn trung và dài hạn, hỗ trợ bổ sung cho kênh dẫn vốn ngắn hạn qua hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như quá trình hội nhập kinh tế, xã hội của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của TTCK, ở Việt Nam cũng đã hình thành thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội. Các công cụ chứng khoán phái sinh (CKPS) đã xuất hiện như hợp đồng hoán đổi (swap), hợp đồng kỳ hạn (forward), quyền mua chứng khoán, quyền chọn ngoại tệ . đã được các ngân hàng triển khai và có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Mục tiêu quan trọng của việc hình thành và phát triển các công cụ CKPS là phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó CKPS đã được sử dụng một cách rộng rãi nhằm tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ...

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH HOA CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINHVIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 2011 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH HOA CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINHVIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoài Lê HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HOA DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước TTCK Thị trường chứng khoán TTCKPS Thị trường chứng khoán phái sinh CCPS Công cụ phái sinh CKPS Chứng khoán phái sinh NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu bảng, biểu đồ Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 2.1 Quy mô hoạt động của TTCK Việt Nam đến 31/12/2010 29 Bảng 2.2 Giá trị công cụ tài chính phái sinh của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009 42 Biểu đồ 2.1 Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 - 2010 28 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ doanh thu các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các NHTM Việt Nam 41 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên Sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1 Các giai đoạn triển khai TTCKPS tại HOSE 69 Sơ đồ 3.2 Dự kiếnhình tổ chức quản lý thị trường giao dịch thứ cấp cho CKPS tại HOSE 70 Sơ đồ 3.3 Quy trình giao dịch CKPS tại HOSE 72 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam đã vận hành được 10 năm, sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) là biểu tượng đánh dấu một sự phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng là một tác nhân quan trọng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong ngoài nước, tạo ra một kênh dẫn vốn trung dài hạn, hỗ trợ bổ sung cho kênh dẫn vốn ngắn hạn qua hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như quá trình hội nhập kinh tế, xã hội của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của TTCK, Việt Nam cũng đã hình thành thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội. Các công cụ chứng khoán phái sinh (CKPS) đã xuất hiện như hợp đồng hoán đổi (swap), hợp đồng kỳ hạn (forward), quyền mua chứng khoán, quyền chọn ngoại tệ đã được các ngân hàng triển khai có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Mục tiêu quan trọng của việc hình thành phát triển các công cụ CKPS là phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó CKPS đã được sử dụng một cách rộng rãi nhằm tìm kiếm lợi nhuận thực hiện các hoạt động đầu cơ. Trên thực tế, thị trường giao dịch các loại công cụ phái sinh cũng đã được xây dựng một mức độ nhất định, cụ thể là được xem như một trong những hoạt động nghiệp vụ của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính trong thời gian gần đây đã được mở rộng đến các doanh nghiệp cá nhân. Hoạt động giao dịch công cụ phái sinh ngày càng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế, nhất là các NHTM, tổ chức tài chính, tín dụng các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch các công cụ CKPS vẫn mang tính tự phát, tự do thiếu khung phápđiều chỉnh không có sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, điều đó dẫn đến nhiều rủi ro với cả bên cung cấp và bên mua các hợp đồng phái sinh, đồng thời có thể ảnh hưởng đến toàn bộ TTCK nếu xảy ra đổ vỡ hoặc lừa đảo. Vì vậy đòi hỏi phải có một TTCKPS chính thức, có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia là một tất yếu khách quan. Trước đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng nhằm thực hiện mục tiêu hình thành phát triển đồng bộ các loại thị trường, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng phát triển TTCKPS Việt Nam đã trở nên cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã quyết định chọn đề tài: “Các biện pháp hình thành phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong điều kiện hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương I: Tổng quan về chứng khoán phái sinh thị trường chứng khoán phái sinh. Chương II: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam các điều kiện hình thành, phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Chương III: Các biện pháp hình thành phát triển thị trường phái sinh Việt Nam trong điều kiện hiện nay. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.1. KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI CÔNG CỤ PHÁI SINH 1.1.1. Khái niệm chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đă có như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất các chỉ số thị trường nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi là những loại công cụ phái sinh phổ biến nhất. Khác với chứng khoán vốn (cổ phiếu), hay chứng khoán nợ (trái phiếu), các công cụ phái sinh còn được gọi là “chứng khoán điều kiện” không xác nhận quyền chủ sở hữu hay quyền chủ nợ đối với tổ chức phát hành, mà xác nhận các quyền nghĩa vụ của các bên tham gia như quyền ưu tiên, quyền lựa chọn mua hay bán tài sản, quyền được thực hiện một cam kết hay nghĩa vụ phải thực hiện cam kết đó. Do các công cụ phái sinh chỉ là các hợp đồng, nên bất cứ cái gì cũng có thể được sử dụng để làm công cụ cơ sở. Thậm chí các công cụ phái sinh có thể dựa trên những dữ liệu về thời tiết, như lượng mưa hoặc số ngày nắng một vùng cụ thể. 1.1.2. Các loại công cụ phái sinh chủ yếu 1.1.2.1. Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường, người ta chia các công cụ phái sinh thành 2 nhóm: - Các CCPS không chính thức: là những công cụ được giao dịch (và thỏa thuận mang tính cá nhân) một cách trực tiếp giữa hai bên, mua bán, mà không thông qua một Sở giao dịch hay định chế trung gian nào. Các CCPS được giao dịch nhiều trên không chính thức thường là các hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn… Ngoài ra, một số CCPS khác cũng có thể được giao dịch trên thị trường không chính thức như quyền chọn… - Các CCPS niêm yết: là các công cụ được giao dịch thông qua các Sở giao dịch các CCPS chuyên biệt hoặc các Sở giao dịch khác. Các Sở giao dịch CCPS đóng vai trò là một trung gian trong tất cả các giao dịch, thu một khoản ký quỹ ban đầu từ cả 2 phía giao dịch như một khoản bảo đảm. Các CCPS được giao dịch chủ yếu trên các Sở giao dịch gồm: hợp đồng tương lai, quyền chọn… Ngoài ra, một số CCPS cũng có thể được giao dịch trên các Sở giao dịch. 1.1.2.2. Căn cứ theo các điều kiện hợp đồng Công cụ phái sinh gồm một số loại chủ yếu sau: a. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó một người mua một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. b. Hợp đồng tương lai (Future) Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được chuẩn hóa, được giao dịch trên sở giao dịch. Đó là một thỏa thuận pháp lý chắc chắn giữa một người mua (hoặc người bán) một Sở giao dịch có uy tín hoặc trung tâm thanh toán của Sở giao dịch đó, tại đó người mua (bán) đồng ý sẽ nhận (hoặc giao) một loại tài sản gốc nhất định, tại một thời hạn xác định trong tương lai theo một mức giá đã định trước. Thời hạn được ấn định theo đó các bên phải tiến hành giao dịch được gọi là thời hạn thanh toán hay thời hạn giao nhận. Mức giá theo đó các bên thỏa thuận giao dịch trong tương lai được gọi là giá hợp đồng tương lai. Mức giá của tài sản gốc vào ngày giao hàng được gọi là mức giá thanh toán bù trừ. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi. Một số hợp đồng tương lai tài chính chủ yếu gồm có: Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu; Hợp đồng tương lai lãi suất dài hạn; Hợp đồng tương lai lãi suất ngắn hạn; Hợp đồng tương lai ngoại hối… c. Hợp đồng quyền chọn (Option) Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được quyền mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được quyền bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định tài sản gốc tại một mức giá xác định trong một thời hạn nhất định. Điểm chính trong hợp đồng quyền chọn đó là người nắm giữ có một quyền, nhưng không phải là một nghĩa vụ bắt buộc. Điều này làm cho hợp đồng quyền chọn khác biệt với hợp đồng kỳ hạn hợp đồng tương lai, khi mà người nắm giữ có nghĩa vụ bắt buộc phải mua hoặc bán tài sản gốc. Các tài sản gốc của quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, tiền tệ hay hợp đồng tương lai. Ngoài ra, khi đề cập đến quyền chọn chúng ta cũng phải kể đến một số công cụ có các đặc điểm tương tự quyền chọn như: Quyền mua cổ phần; Chứng quyền. d. Hợp đồng hoán đổi (Swap) Hoán đổi là hợp đồng thỏa thuận riêng giữa hai công ty để trao đổi tài sản cơ sở trong tương lai theo cách thức được định sẵn. Hợp đồng hoán đổi đầu tiên được giao dịch năm 1981, đến nay đó là một công cụ phái sinh được giao dịch với tỷ trọng lớn nhất trong số các công cụ phái sinh. Có rất nhiều dạng hợp đồng hoán đổi như hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi vốn, hoán đổi hàng hóa, nhưng hai loại hoán đổi lãi suất hoán đổi tiền tệ là phổ biết nhất. 1.1.2.3. Căn cứ vào tài sản cơ sở Căn cứ vào tài sản cơ sở người ta chia các CCPS thành: • CCPS hàng hóa: là các CCPS có tài sản cơ sở là các hàng hóa như: cà phê, ngô, yến mạch, đậu nành, lúa mì, dầu thô… Các CCPS hàng hóa ban [...]... phái sinh bao gồm việc thiết lập cơ chế ký quỹ chặt chẽ phù hợp Ví dụ thị trường phái sinh Hàn Quốc áp dụng 2 mức ký quỹ đối với giao dịch hợp đồng tương lai: mức ký quỹ ban đầu mức ký quỹ duy trì CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1.1 Thực trạng thị trường. .. trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển với những thành công đáng kể Điều này thể hiện trước hết quy mô của thị trường tăng mạnh Giá trị vốn hóa thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam đến cuối năm 2010 đạt 702 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 39% GDP năm 2010 Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng trưởng liên tục qua các năm... của thị trường chứng khoán phái sinh TTCKPS được hiểu như là sân chơi cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các nhà tạo lập thị trường Thực tế cho thấy, tất cả các nước khi mà thị trường chứng khoán phát triển đạt đến tầm nhất định thì TTCKPS mới được ra đời chính thức đi vào hoạt động, lý do là bởi tính chuyên nghiệp mức độ phức tạp của thị trường bất kỳ thị trường nào, dù là thị trường vàng,... nghiệp trong sự phát triển thành công của thị trường Kinh nghiệm của các quốc gia cũng cho thấy các nhà tạo lập thị trường là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của một thị trường phái sinh Thị trường Singapore chỉ biết đến sự thành công sau 20 năm, khi đã đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường Thị trường Hàn Quốc thì chú trọng dành... sở là các sản phẩm của thị trường chứng khoán Có thể kể ra một số công cụ phái sinh chứng khoán chủ yếu như: hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, quyền chọn cổ phiếu, quyền chọn trái phiếu, quyền chọn chỉ số cổ phiếu,… 1.2 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.2.1 Khái niệm Thị trường các chứng khoán phái sinhthị trường phát hành mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng. .. ngoặt trong lịch sử phát triển của thị trường khi có sự xuất hiện của các nhà tạo lập thị trường Hình thức giao dịch của các nhà tạo lập thị trường có thể là tham gia đấu giá mở trên thị trường hay giao dịch tại sàn Họ tham gia vào thị trường với tư cách là những người giúp bình ổn thị trường Các nhà tạo lập thị trường giao dịch tại sàn, họ còn chịu sự chi phối, chỉ định về giá, khối lượng thực hiện. .. đến các thị trường tài chính, trong đó có TTCKPS Còn nói đến sự phát triển của hệ thống thị trường tài chính, là người ta nói đến sự phát triển của một loạt các nhân tố sau: các thị trường tài chính, các công cụ tài chính, các tổ chức tài chính cơ sở hạ tầng tài chính mà trong đó quan trọng nhất là phần mềm tin học 1.3.3 Vai trò của các định chế tài chính tham gia vào thị trường: tạo lập thị trường. .. đời, hình thành phát triển khi chỉ khi mà nền kinh tế, thị trường tài chính của quốc gia đó đã có bề dầy phát triển đã đạt đến trình độ phát triển nhất định Bởi sự phức tạp cũng như những đòi hỏi trình độ cao trong cấu trúc của thị trường, bao gồm một hệ thống luật pháp đầy đủ đồng bộ, cơ sở hạ tầng với những phần mềm, hệ thống thiết bị tối tân, hiện đại, với các nhà tạo lập thị trường. .. 2.1: Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 - 2010 (Nguồn: Ủy Ban chứng khoán Nhà nước – SSC) Quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đến thời điểm 31/12/2010 bao gồm: 02 Sở giao dịch chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán Hồ chí Minh (HoSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)); 644 cổ phiếu chứng chỉ quỹ niêm yết giao dịch, 105 công ty chứng khoán; 47 Công ty... chức năng phát triển , nhà nước phải tạo động lực thúc đẩy thị trường, các đối tượng tham gia thị trường Nếu vai trò “duy trì ổn định” tập trung vào việc giám sát thị trường, thì vai trò phát triển cần tập trung vào việc phát triển hàng hóa, các loại hình công cụ cho thị trường, phương tiện thị trường, chất lượng dịch vụ thị trường - Giảm rủi ro hệ thống: TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính,

Ngày đăng: 23/03/2014, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan