Nên kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt docx

3 289 0
Nên kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nên kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt Đẩy lùi được bất ổn kinh tế vĩ mô, kiềm chế được chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) thấp hơn nhiều so chỉ tiêu đề ra, đồng thời lấy lại được niềm tin vào đồng nội tệ, nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng đã phải chấp nhận sự đánh đổi. Tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức 5,2%, đầu tư tư nhân tăng thấp, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, tình trạng doanh nghiệp khó khăn và phá sản gia tăng. Hàng tồn kho và nợ xấu ngân hàng đang như “cục máu đông” cản trở sự lưu thông vốn trong nền kinh tế. Bên cạnh những rủi ro, yếu kém tiềm ẩn của nền kinh tế, cũng nổi lên những điểm thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ. Thứ nhất, Giá hàng hóa thế giới như năng lượng, lương thực biến động khó lường. Mặc dù sức cầu thế giới được dự báo vẫn chưa thể hồi phục nhưng bất ổn chính trị tại Trung Đông và sự yếu đi của đồng Đô la Mỹ là những yếu tố có thể gây rủi ro tăng giá năng lượng, kéo theo sự tăng giá của những mặt hàng khác. Bên cạnh đó các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) cũng không tránh khỏi những xung đột từ tính thiếu đồng bộ, thiếu căn cơ về lộ trình triển khai thực hiện điều chỉnh phí dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, điều chỉnh giá điện, điều chỉnh tiền lương đã có sẵn trong kế hoạch. Hai là, Yếu tố tâm lý trong lạm phát kỳ vọng hiện chưa được neo bền vững. Một khi lạm phát kỳ vọng gia tăng trở lại do bất kỳ nguyên nhân gì, nó cũng sẽ gây nguy hiểm cho Ngân hàng Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát. Ba là, Áp lực vẫn dồn lên vai hệ thống ngân hàng trong việc đẩy mạnh hơn nữa cung ứng vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất trắc, tuy nhiên trọng trách này không đơn giản bởi tình trạng hàng tồn kho vẫn tiếp diễn và nợ xấu ngân hàng còn diễn biến phức tạp. Kênh dẫn tín dụng của CSTT được xem là căn bản và có tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam luôn đứng trước các vấn đề nóng: nợ xấu ngân hàng có được xử lý nhanh không? lãi suất cho vay cao vượt sức chịu đựng của doanh nghiệp? vấn đề tiếp cận vốn vay? Ở phía các ngân hàng thương mại (NHTM) thì mức rủi ro ro cao của môi trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng nên như thế nào? Thực hiện cơ cấu lại hoạt động nhất là cơ cấu về quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro? Các căn bệnh tiềm ẩn về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất sẽ luôn thường trực với một hệ thống NHTM vốn dĩ vẫn còn đang khá mong manh về sức khỏe… Bốn là, Giai đoạn một về củng cố thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng trong Đề án tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng về cơ bản đã hoàn thành nhưng căn bệnh thanh khoản này để giải quyết dứt điểm sẽ vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước. Những yếu kém bộc lộ trong năm 2012 một lần nữa khẳng định giá trị của bài học về sự cần thiết phải duy trì tăng trưởng bền vững. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào sự gia tăng vốn trên cơ sở các điều kiện vay nợ dễ dãi có thể đem lại những lợi ích tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, nhưng kéo theo nó là bất ổn kinh tế vĩ mô, bất ổn tài chính và để khắc phục được nó, cái giá phải trả là không nhỏ. Trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi sự mở rộng của lao động, vốn và quan trọng hơn cả là sự gia tăng của hiệu suất sử dụng vốn và lao động. Chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế của Đảng và Nhà nước với 3 trụ cột: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính là đúng đắn để củng cố nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô thông qua điều hành thận trọng, linh hoạt các chính sách vĩ mô là điều kiện cần để công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế diễn ra một cách thông suốt và hiệu quả. Phải luôn kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt Nhận thức được những rủi ro, thách thức chính sách nêu trên, năm 2013 và những năm tới, theo chúng tôi ngành Ngân hàng phải làm sao để thực hiện tốt sứ mệnh kép: vừa góp phần đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, tập trung kiềm chế lạm phát, vừa tiếp tục triển khai tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng một cách an toàn, không gây xáo trộn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Như vậy, trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng trước tiên NHNN phải luôn kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để phát huy những thành quả đạt được trong năm 2012 và chung tay cùng nền kinh tế vượt qua khó khăn hiện tại; NHNN cần có ngay động thái giảm lãi suất VND, điều chỉnh giảm một liều lượng nhất định về lãi suất tiền gửi ngoại tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và luôn gắn liền với mục tiêu giảm đô la hóa. Đương nhiên, một kế hoạch dài hơi và bước đi thích hợp cho việc tự do hóa lãi suất cần phải tính đến vào thời điểm thích hợp. Hai là chính sách tiền tệ phối kết hợp với chính sách tài khóa nhằm kích thích cầu trong nước phù hợp với điều kiện của đất nước, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó là sự chỉ đào sát sao của Chính phủ về tính phối hợp thống nhất, căn cơ hơn nữa khi thực hiện điều chỉnh tăng giá các mặt hàng đã có kế hoạch để tránh sự cộng hưởng đẩy lạm phát kỳ vọng gia tăng sẽ khó cho việc thực hiện giải pháp kích cầu. Vì nếu không thì lạm phát có thể gia tăng trở lại bất cứ lúc nào. Ba là toàn hệ thống ngân hàng phải tập trung vừa thực hiện xử lý nợ xấu một cách quyết liệt, vừa cung ứng vốn tín dụng một cách hợp lý nhằm điều chỉnh cơ cấu tín dụng đối với nền kinh tế theo hướng giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, dư nợ tín dụng cần tập trung cho kinh tế thực (real economy). Tiếp tục tiến hành các bước để lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng thương mại mà trọng tâm là xử lý nợ xấu, tăng tiềm lực về vốn và minh bạch hóa tài chính; tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng, nhất là quản trị rủi ro. . và hiệu quả. Phải luôn kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt Nhận thức được những rủi ro, thách thức chính sách nêu trên, năm 2013 và. Nên kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt Đẩy lùi được bất ổn kinh tế vĩ mô, kiềm chế

Ngày đăng: 23/03/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan