Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

121 661 4
Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn: Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮTADB Ngân hàng Phát triển châu ÁACFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung QuốcAFTA Hiệp định thương mại tự do ASEANASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁBTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hoa KỳCEPT Hiệp định thuế quan ưu đãi hiệu lực chungCIEM Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ươngEHP Chương trình thu hoạch sớmEU Liên minh châu ÂuFAO Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp QuốcFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP Tổng sản phẩm quốc nộiGEL Danh mục loại trừ hoàn toànGSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cậpIL Danh mục cắt giảmISO Hệ thống tiêu chuẩn chất lượngKNXK Kim ngạch xuất khẩuKTQT Kinh tế quốc tếMFN Quy chế tối huệ quốcMRDA Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tếSL Danh mục nhạy cảmSPS Kiểm dịch động thực vật1 RDC Hệ số chi phí nguồn lựcTBT Biện pháp kỹ thuật trong thương mạiTEL Danh mục loại trừ tạm thờiUNCTAD Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc USD Đồng đô la MỹUSDA Bộ Nông nghiệp MỹVND Đồng Việt NamWB Ngân hàng thế giớiWTO Tổ chức thương mại thế giớiRCA Mức lợi thế so sánhITC Diễn đàn thương mại quốc tế2 MỞ ĐẦUTrong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kích lệ, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ yếu. Năm 2007, giá trị xuất khẩu trên giá trị sản xuất của gành nông nghiệp chiếm 30%, đóng góp 20,2% GDP và hơn 17,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Kinh doanh xuất khẩu nông sản đang là một lĩnh vực kinh doanh hết sức quan trọng, thu hút nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài ngành tham gia.Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản tiền thân là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1956 là một trong những đơn vị kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản và hóa chất chủ lực. Bước và thời kỳ đổi mới với chế thị trường, nền kinh tế đất nước những thay đổi và những bước phát triển quan trọng. Các doanh nghiệp Nhà nước được cấu trúc lại.Từ năm 1993 Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu Koáng sản (MINEXPORT). MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như than, xi măng, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác.Các mặt hàng khoáng sản xuất nhập khẩu chủ lực không còn, Công ty muốn phát triển không thể dậm chân ở kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản. Hơn nữa khai thác khoáng sản xuất khẩu là lĩnh vực mà Chính phủ đang hạn chế hoạt động và kiểm soát chặt chẽ. Nên hướng phát triển của công ty sau khi chia tách là kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực. Một 3 trong những hướng phát triển của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy, hải sản (gọi tắt là nông sản).Trong thời gian thực tập vừa qua tại Phòng Xuất nhập khẩu số 2 – công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản, em nhận thấy kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản là lĩnh vực kinh doanh công ty mới tham gia trong một vài năm gần đây. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công ty mới chỉ bao gồm: gạo, cao su tự nhiên, chè, gỗ và thủy sản. Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này còn thấp sức cạnh tranh so với các công ty khác kinh doanh trong lĩnh vực này còn yếu kém. Trong khi xuất khẩu nông sản lại là một trong những hướng quan trọng giúp công ty phát triển và giảm nhập siêu.Xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của công ty như vậy, việc nghiên cứu sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Minexport, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh để những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh là một việc làm cần thiết, rất ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cho Công ty trong điều kiện hội nhập WTO. Do vậy, em quyết định nghiên cứu đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO”Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tập trung và những vấn đề sau:Nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận chung về cạnh tranhsức cạnh tranh của hàng nông sản, làm rõ sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO. Dựa trên sở lý luận đó, chuyên đề sẽ phân tích và đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhâp WTO, chỉ rõ những điểm mạnh điểm yếu so với các mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh khác và nguyên nhân 4 gây ra những yếu điểm đó. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, chuyên đề sẽ đề xuất các quan điểm và giải pháp, kiến nghị sở khoa học và tính khả thi nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO.Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chuyên đề là:- Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản.- Phân tích thực trạng về sức cạnh tranh của công ty trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản của Minexport.Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Minexport và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh.Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thời gian: từ 2001 đến 2007; lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản; về mặt hàng: thủy sản, thịt, tinh dầu., gỗ, mây tren đan. Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ.Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê. Chuyên đề sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinh doanh để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sức cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để lám sáng tỏ các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể.5 Chuyên đề này cấu trúc 3-3-3, rất chặt chẽ, bao gồm 3 chương, mỗi chương 3 mục lớn, mỗi mục lớn 3 mục con. Tuy vậy, đây là một đề tài khó và phạm vi nghiên cứu rộng lớn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn từ các thầy giáo.6 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA1.1.1. Khái niêm về sức cạnh tranh của hàng hóa.1.1.1.1. Các quan niệm về cạnh tranh.Lý luận chung về cạnh tranh được nhiều tác giả nghiên cứu và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế quốc dân: Trước hết để thấu hiểu về ý nghĩa cạnh tranh trong kinh doanh, ta cần tìm hiểu về nguồn gốc sự tiến hóa của các loài trong tự nhiên theo thuyết “đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên” của Chales Darwin. Darwin cho rằng, các loài sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân trong khi môi trường sống trên trái đất thì hạn, do đó tất yếu các loài sẽ phải cạnh tranh với nhau để dành giật môi trường sống và nguồn sống. Các loài yếu hơn và nhất là ít những biến đổi để thích nghi với môi trường sống hơn sẽ bị thua cuộc trong cuộc đấu tranh sinh tồn này và sẽ tiến tới tuyệt chủng. Vậy trên trái đất bây giờ chỉ còn những loài mạnh, thích nghi tốt sinh sôi nảy nở và các loài này lại cạnh tranh với nhau để chọn ra loài mạnh hơn, thích nghi tốt hơn. Đây chính là nguồn gốc của sự tiến hóa. Như vậy chọn lọc tự nhiên xu hướng loại bỏ những cá thể yếu, duy trì và phát triển những cá thể mạnh. Chales Darwin còn cho rằng: cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một loài là khốc liệt nhất vì chúng cùng sống trong một môi trường, cùng ăn một loại thức ăn.Có cùng một tư tưởng tương tự, nhưng là trong lĩnh vực kinh tế, trước Darwin, Adam Smith đã cho rằng: nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân 7 chèn ép lẫn nhau thì cạnh tranh buộc các cá nhân phải cố gắng thực hiện tốt công việc của mình. Nếu không phải cạnh tranh thì con người sẽ mất đi động để cố gắng phát triển. Như vậy thể hiểu rằng cạnh tranh sẽ kích thích những cố gắng của cá nhân, tạo ra nhiều của cải và làm cho xã hội phát triển.Các Mác cho rằng cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cuộc ganh đua giữa các nhà tư bản diễn ra dưới ba góc độ: Cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng xuất lao động, cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm phân chia giá trị thặng dư. Như vậy cạnh tranhsản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi giữa những người sản xuất hàng hóa dựa trên thực lực kinh tế của họ.Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trưng bản và là động lực phát triển của nền kinh tế xã hội. Đất nước ta, trong quá trình đổi mới đã sự thay đổi về tư duy đối với cạnh tranh. Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau” Vậy. khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh thể hiểu là cuộc đua tranh quyết liệt, liên tục vì sự tồn tại và phát triển của mỗi chủ thể kinh doanh trên một thị trường cụ thể nào đó nhằm tranh giành khách hàng, các nguồn lực và uy tín để tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn qua đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho chủ thể và tạo điều kiện giúp 8 sản xuất phát triển. Cạnh tranh thể đem lại sự phát triển cho chủ thể này và gây thiệt hại và thể dẫn đến tàn lụi của chủ thể khác. Song xét trên giác độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn luôn tốt. Nó chính là nguyên nhân bản để xã hội phát triển. Nó giúp phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu, chọn lựa một cách tự nhiên những gì ưu việt cho sự phát triển của xã hội.Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp phải thừa nhận tính tất yếu của cạnh tranh, phải luôn luôn tim cách nâng cao sức cạnh tranh để dành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Doanh nghiệp nào không biết tính tất yếu của cạnh tranh hoặc biết mà không chấp nhận cạnh tranh sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi, sẽ sớm tàn lụi. 1.1.1.2. Các quan niệm về sức cạnh tranh của hàng hóa.Nếu hiểu cạnh tranh trong kinh doanh là cuộc đấu tranh gay gắt của các chủ thể kinh tế trong một thị trường để tranh giành khách hàng và các nguồn lực thì cạnh tranh giữa các các nhân, các doanh nghiệp, các nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế và sức mạnh của minh trên thị trường. Vị thế và sức mạnh của chủ thể đó so với các đối thủ khác trên cùng một thị trường được gọi là sức cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn nói khả năng duy trì vị thế của một loại hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng so với các hàng hóa cạnh tranh khác trên thị trường, mà hàng hóa này phải thuộc một doanh nghiệp nào đó, một nước nào đó người ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa”. Nói cách khác sức cạnh tranh của hàng hóa chính là mức độ hấp dẫn của hàng hóa đó đối với khách hàng trên một thị trường. Như vậy, khi nghiên cứu sức cạnh tranh của một mặt hàng nào đó, càn phải nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau như cạnh tranh ở giác độ quốc gia, cạnh tranh ở giác độ ngành và cạnh tranh ở giác độ doanh nghiệp.9 Cho đến nay, sự phân chia này chỉ tính chất tương đối và đã nhiều bài viết, nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng vẫn chưa khái niệm thống nhất về sức cạnh tranh ở các giác độ khác nhau.Xét cạnh tranh ở giác độ quốc gia: Theo Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp Hoa Kỳ thì cạnh tranh đối với quốc gia là mức độ cạnh tranh trong điều kiện thị trường tự do và công bằng trên phạm vi toàn thế giới, quốc gia thể sản xuất những hàng hóa và dịch vụ không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thị trường quốc tế, đồng thời nâng cao được thu nhập thực tế của người dân nước đó.Theo quan điểm Micheal Porter đưa ra năm 1990: sức cạnh tranh hàng hóa của một quốc gia là khả năng đạt được năng xuất lao động cao và tạo cho năng suất này tăng không ngừng. Ông đề cao vai trò của doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc gia và cho rằng năng suất lao động trong một quốc gia phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp đạt điược các mức nang suất cụ thể và tăng được mức năng suất đó như thế nào. Muốn duy trì và nâng cao được năng xuất lao động, từng doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ thấp chi phí, bổ xung các đặc điểm cần thiết v.v để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.Như vậy thể đưa ra khái niệm chung nhất về sức cạnh tranh của quốc gia như sau: sức cạnh tranh của quốc gia là khả năng đáp ứng được những thay đổi của thị trường, đảm bảo phân bố hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.Sức cạnh tranh của hàng hóa xét dưới giác độ một ngành hay một doanh nghiệp, theo quan điểm của Micheal Porter: một quốc gia sức cạnh tranh về một mặt hàng nào đó khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh 10 [...]... ánh sức cạnh tranh của mặt hàng và vị trí của mặt hàng đó trên thị trường 1.1.3.3 Chi phí sản xuất và giá hàng nông sản xuất khẩu a) Chi phí sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu Cạnh tranh về chi phí sản xuất hàng nông sảnxuất phát điểm và là điều kiện cần để một sản phẩm thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế Nguồn gốc của khả năng cạnh tranh về chi phí của sản phẩm nông sản xuất khẩu. .. ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn Chuỗi giá trị của hàng nông sản được minh họa bằng hình sau: Đầu vào sản xuất Sản xuất nông sản Thu gom nông sản Chế biến nông sản Xuất khẩu nông sản Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu Hình 1.2 cho thấy, 3 khâu tạo ra giá trị cho hàng nông sản là: sản xuất nông sản, chế biến nông sảnxuất khẩu nông sản Nếu như khâu sản xuất, thu gom, chế... cho hàng nông sản của các nước khác thâm nhập vào thị trường các nước này, trong đó hàng của Việt Nam 1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA MINEXPORT Trong điều kiện hội nhập WTO, việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Minexport nói riêng và Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết vì những lý do chính sau đây: 1.3.1 Vai trò to lớn của xuất khẩu. .. doanh thu, chi phí sản xuất, thị phần, giá cả, chất lượng, thương hiệu và uy tín của hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh Trong điều kiện hội nhập WTO, Minexport cần phải nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản của mình, do: vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Minexport; nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của đất nước, của doanh nghiệp,... cạnh tranh và nhận biết được điều kiện nào là điều kiện cần và đủ đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh trong nền kinh tế 1.1.3 Các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa Để thể đánh giá sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, rất nhiều tiêu chí được sử dụng Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập WTO, để đánh giá đúng sức cạnh tranh của hàng nông sản. .. của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu do chất lượng kém hơn * * * 35 Tóm lại: Chương 1 đã hệ thống hóa và phân tích những lý luận bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa là sở và điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc gia Để đánh giá sức cạnh tranh của hàng nông sản, cần phải dựa vào các tiêu chí như sản luợng và doanh... bước vào giai đoạn hội nhập WTO 1.3.3 Thích ứng nhanh với những tác động của hội nhập WTO Quá trình hội nhập WTO, đã tác động tích cực và tiêu cực đến sản xuấtxuất khẩu hàng nông sản của Minexport thông qua thị trường đầu vào, chế chính sách, giá cả chất lượng, chủng loại sản phẩm 1.3.3.1 Những tác động tích cực của hội nhập WTO đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport 29 a)... đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport do chất lượng hàng xuất khẩu còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Trong khi đó, công tác tiếp thị, tổ chức sản xuất, thu mua và xuất khẩu con yếu kém c) Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn trong quá trình cạnh tranh Với trình độ phát triển rất thấp của kinh tế Việt Nam nói chung, nông. .. cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu, cần sử dụng các tiêu chí bản sau đây: 1.1.3.1 Sản lượng và doanh thu hàng nông sản xuất khẩu Mức doanh thu của hàng nông sản xuất khẩu là tiêu chí quan trong để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa sức cạnh 16 tranh cao sẽ dễ dàng bán được trên thị trường và qua đó doanh thu sẽ tăng lên Nếu hội lựa chọn sản phẩm là như nhau thì doanh... dịch vụ vượt trội của nhà cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trong xu thế hội nhập - Các chính sách hỗ trợ của nhà nước Hệ thống các chính sách tác động đến sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu bao gồm: chính sách đất đai, khuyến nông, quy hoạch 24 sản xuất, tín dụng, đầu tư, thuế, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo . tài Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO Mục đích nghiên cứu của. về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng nông sản, làm rõ sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện

Ngày đăng: 11/12/2012, 12:44

Hình ảnh liên quan

Ngoài ra nhiều công ty áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ) để phân tích sức cạnh tranh của công ty - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

go.

ài ra nhiều công ty áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ) để phân tích sức cạnh tranh của công ty Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

Hình 1.2.

Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

Bảng 1.1.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

Bảng 1.2..

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 1.3. Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

Bảng 1.3..

Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 1.4. Giá trị một số lô hàng xuất khẩu nông sản của Minexport. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

Bảng 1.4..

Giá trị một số lô hàng xuất khẩu nông sản của Minexport Xem tại trang 44 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan