Chiến lược chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt - lấy ví dụ từ giáo trình《成功之路》提高篇

9 58 1
Chiến lược chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt - lấy ví dụ từ giáo trình《成功之路》提高篇

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài viết Chiến lược chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt - lấy ví dụ từ giáo trình《成功之路》提高篇 phân tích cách chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt theo hai chiến lược dịch thuật (translation strategy) chính, đó là: “ngoại lai hóa” (foreignizing translation) và “bản địa hóa” (domesticating translation).

CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT - LẤY VÍ DỤ TỪ GIÁO TRÌNH《成功之路》提高篇 Phạm Thị Thảo Hương1 Tóm tắt: Thành ngữ sản phẩm tư duy, công cụ diễn đạt tri thức, kinh nghiệm quý báu, triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, thâm thúy vừa không phần nghệ thuật; bảo tồn lưu truyền từ hệ sang hệ khác Thông qua thành ngữ, không hiểu đặc điểm ngơn ngữ mà cịn tri nhận vấn đề văn hóa, lịch sử, tư dân tộc Vì vậy, thành ngữ đặc biệt trọng trình dạy ngoại ngữ, giai đoạn cao cấp Chuyển dịch thành ngữ mảng nghiên cứu vô phức tạp, bên cạnh tác động yếu tố ngôn ngữ, chịu nhiều tác động yếu tố văn hóa tư dân tộc Mặc dù thành ngữ khơng cịn chủ đề nghiên cứu xa lạ giới học thuật, nhiên nghiên cứu thành ngữ giáo trình sử dụng trường đại học mảng nghiên cứu mẻ Bài nghiên cứu dựa quan điểm Lawrence Venuti - nhà lý luận dịch thuật người Mỹ Theo đó, viết phân tích cách chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt theo hai chiến lược dịch thuật (translation strategy) chính, là: “ngoại lai hóa” (foreignizing translation) “bản địa hóa” (domesticating translation) Từ khóa: Thành ngữ tiếng Hán, Chiến lược dịch thuật, Giáo trình《成功之路》, Ngoại lai hóa, Bản địa hóa Mở đầu Dịch thuật từ lâu thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học khắp thế giới Tuy nhiên, cho đến nay, xung quanh vấn đề nghiên cứu về chiến lược dịch thuật (translation strategy) vẫn tồn tại nhiều ý kiến tranh luận Ở website http://www.cnki net2, với từ khóa “chiến lược dịch thuật”, thống kê được 23.423 bài báo, luận văn… chứa từ khóa này tính từ năm 2000 đến năm 2020 Số liệu này cho thấy, lựa chọn chiến lược là một vấn đề rất quan trọng nghiên cứu dịch thuật Vậy mối quan hệ ba thuật ngữ “chiến lược dịch thuật”, “phương pháp dịch thuật” “kỹ xảo dịch thuật” gì? Theo giáo sư Dương Tự Kiệm – một nhà Ngôn ngữ học, nhà Lý luận dịch thuật nổi tiếng của Trung Quốc, “chiến lược” nhấn mạnh đến việc vạch kế hoạch, biện pháp đối phó và xử lý; “phương pháp” nhấn mạnh đến trình tự, quá trình, mô thức, quy tắc; “kỹ xảo” nhấn mạnh đến kỹ thuật, kỹ năng, kỹ nghệ [8] Nói cách khác, ba thuật ngữ này hình thành mối quan hệ phân cấp từ xuống dưới, từ vĩ mô đến vi mô, từ trừu tượng đến cụ thể, từ mục đích đến phương pháp Để thực hiện 1. ThS., Trường Đại học Hà Nội 2.  CNKI là website sở dữ liệu điện tử về báo chí, luận văn, luận án, kỷ yếu hội nghị hội thảo của Trung Quốc 10 PHẠM THỊ THẢO HƯƠNG một chiến lược dịch thuật nào đó, dịch giả phải lựa chọn một phương pháp hoặc kỹ xảo dịch thuật cụ thể Thông qua rất nhiều sách báo, công trình nghiên cứu liên quan đến chiến lược dịch thuật, thấy rằng khái niệm “ngoại lai hóa” (foreignizing translation) “bản địa hóa” (domesticating translation) xuất hiện ở hầu hết các sách về lý luận dịch thuật Thành ngữ là một nhóm từ truyền tải một ý nghĩa đặc biệt khác với nghĩa gốc của từng từ cấu thành riêng lẻ (theo từ điển Longman, 2016) Khó khăn của việc chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt nằm ở sự khác biệt về văn hóa giữa hai ngôn ngữ và nhiều trường hợp, dịch giả khó tìm được từ ngữ tương đương mà vẫn giữ được ý nghĩa đặc biệt của thành ngữ Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu này chủ yếu được lấy từ hai cuốn giáo trình 《成功之路》提高篇 Đây là cuốn giáo trình được sử dụng môn Bài tổng hợp của sinh viên năm khoa tiếng Trung Quốc, trường Đại học Hà Nội Từ thực tiễn quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên phát hiện sinh viên Việt Nam gặp nhiều khó khăn chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng mẹ đẻ Hi vọng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho sinh viên Việt Nam học tiếng Hán Khảo sát chiến lược dịch thuật “ngoại lai hóa” và “bản địa hóa” đới với thành ngữ tiếng Hán giáo trình《成功之路》提高篇 Dưới số thuật ngữ thuộc ngành Dịch thuật học được sử dụng xuyên suốt bài nghiên cứu này * Ngôn ngữ nguồn (source language): ngôn ngữ được đem để chuyển dịch, còn được gọi là ngữ nguồn * Ngôn ngữ đích (target language): ngôn ngữ cần chuyển dịch sang, còn được gọi là ngữ đích * Văn bản nguồn (source text) * Văn bản đích (target text) 2.1 Ứng dụng của chiến lược “ngoại lai hóa” việc chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt Theo Venuti, “ngoại lai hóa” là “việc lựa chọn văn bản ngoại và xây dựng một phương pháp dịch theo những đường lối không nằm những giá trị văn hóa chủ đạo của ngôn ngữ đích” [6; tr.242] Venuti cho rằng chiến lược dịch thuật này tránh áp đặt giá trị văn hóa ngơn ngữ đích, “để ghi nhận khác biệt mặt ngơn ngữ văn hóa văn nguồn, đưa người đọc xa, đến phương trời xa lạ” [5; tr.20] Nói cách khác, mục đích của chiến thuật dịch ngoại lai là truyền tải một cách trung thực cấu trúc ngôn ngữ, màu sắc văn hóa, văn phong tác giả của ngữ nguồn chuyển sang ngữ đích Theo quan điểm viết, chiến lược “ngoại lai hóa” được thực hiện bởi hai phương pháp dịch thuật chính: dịch nguyên văn (literal translation) và dịch nguyên văn 11 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT kèm chú thích (literal translation with notes) 2.1.1 Dịch nguyên văn (literal translation) Trong cuốn A Textbook of Translation (1988), Newmark cho rằng, phương thức dịch nguyên văn, dịch gốc gần gũi xét mặt hình thức “các cấu trúc ngôn ngữ gốc chuyển dịch sang cấu trúc gần ngôn ngữ dịch” Có rất nhiều thành ngữ tiếng Hán có thể áp dụng phương pháp dịch nguyên văn chuyển dịch sang tiếng Việt 2.1.1.1 Sử dụng âm Hán Việt Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt, có một bộ phận không nhỏ thành ngữ gốc Hán Những thành ngữ này có kết cấu ngôn ngữ ổn định, phổ thông, cô đọng mặt ngữ nghĩa, thịnh hành tiếng Hán, du nhập vào Việt Nam sử dụng rộng rãi từ xưa đến Chúng được gọi tên là “thành ngữ Hán Việt” Về số lượng thành ngữ Hán Việt, ćn “Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán”, tác giả Nguyễn Như Ý đã giải thích nguồn gốc của gần 1000 loại thành ngữ này; còn tác giả Trần Thị Thanh Liêm đã thu thập được 2000 thành ngữ gốc Hán cuốn “Từ điển thành ngữ Hán Việt”, đó tỷ lệ thành ngữ bốn chữ chiếm đến 75% Thành ngữ Hán Việt có thể chia thành hai loại: thành ngữ Hán Việt nguyên dạng và thành ngữ Hán Việt biến dạng Thành ngữ Hán Việt nguyên dạng là loại thành ngữ gốc Hán được hình thành qua một phương thức tiếp nhận – tiếp nhận nguyên dạng [3; tr.8], nghĩa là giữ nguyên âm đọc Hán Việt, hình ảnh ẩn dụ, cấu trúc ngữ pháp, hiệu quả tu từ, mục đích giao tiếp… Dưới là một số ví dụ cụ thể: Bảng Thành ngữ Hán Việt nguyên dạng và cách chuyển dịch sang tiếng Việt Thành ngữ tiếng Hán 一言九鼎 成家立业 德高望重 Chuyển dịch sang tiếng Việt Nhất ngôn cửu đỉnh Thành gia lập nghiệp Đức cao vọng trọng Những thành ngữ ở bảng giữ lại nguyên vẹn gốc Hán, bao gồm cả từ ngữ, số lượng, ngữ nghĩa Khi các từ Hán Việt đạt đến một mức độ thông dụng nào đó thì việc chúng xuất hiện với tư cách là yếu tố cấu thành thành ngữ cũng không cần có sự tác động gì thêm mà người Việt vẫn dễ dàng tiếp nhận Chẳng hạn thành ngữ “thành gia lập nghiệp”, yếu tố “thành gia” và “lập nghiệp” là những từ Hán Việt rất quen thuộc Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường xuyên nghe thấy câu nói kiểu sau: “Các cụ ngày xưa có câu ‘thành gia lập nghiệp’, yên ổn đường gia đình thì sẽ chuyên tâm lo chuyện đường công danh sự nghiệp” Rõ ràng những thành ngữ vậy rất gần gũi, phù hợp với thói quen, tâm lý của người Việt Nam 12 PHẠM THỊ THẢO HƯƠNG Thành ngữ Hán Việt biến dạng là loại thành ngữ có nguồn gốc từ các thành ngữ Hán Việt nguyên dạng, một các bộ phận của chỉnh thể thành ngữ có sự khác biệt so với thành ngữ Hán Việt nguyên dạng (chủ yếu là thay yếu tố, đảo vế) Ví dụ: 功成名就 (công thành danh tựu) > công thành danh toại; 千方百计 (ngàn phương trăm kế) >trăm phương ngàn kế Sở dĩ bản dịch đổi vị trí chữ “trăm” với chữ “ngàn” cho là bởi vì cách dịch này phù hợp với lối diễn đạt của người Việt Nam Thứ tự sắp xếp tiếng Việt từ nhỏ tới lớn (ngược với tiếng Hán), nên “trăm” phải được đặt trước “ngàn” Nói tóm lại, thành ngữ Hán Việt có thể chia thành hai loại: thành ngữ Hán Việt nguyên dạng và thành ngữ Hán Việt biến dạng Với đặc điểm cô đọng súc tích và có giá trị ứng dụng cao, những thành ngữ này dần dần được sử dụng rộng rãi cuộc sống thường ngày của người Việt Nam 2.1.1.2 Sử dụng yếu tố thuần Việt Đối với một số thành ngữ gốc Hán, nếu giữ nguyên dạng thì sẽ khiến bản dịch trúc trắc, làm cho độc giả Việt Nam cảm thấy mơ hồ khó hiểu Vì vậy, dịch giả phải linh hoạt Việt hóa các yếu tố Hán Việt để bản dịch phù hợp với văn hóa ngôn ngữ của người Việt Bảng Việt hóa yếu tố Hán Việt chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt Thành ngữ tiếng Hán 如鱼得水 (như ngư đắc thủy) 不约而同 (bất ước nhi đồng) 无地自容 (vô địa tự dung) 从头到尾 (tùng đầu đáo vĩ) 耳闻目睹 (nhĩ văn mục đổ) Chuyển dịch sang tiếng Việt cá gặp nước không hẹn mà gặp khơng cịn lỗ nẻ để chui từ đầu đến cuối tai nghe mắt thấy Ví dụ thành ngữ “如鱼得水” nếu đọc theo âm Hán Việt là “như ngư đắc thủy” Có thể đối với người học tiếng Hán, họ sẽ nhận được ý nghĩa của thành ngữ này Nhưng chắc rằng đại đa số độc giả sẽ cảm thấy khó hiểu, vì vậy dịch giả cần Việt hóa từng thành tố Hán Việt, để phù hợp với thói quen ngôn ngữ của người Việt Cần chú ý thêm rằng, không phải thành ngữ tiếng Hán nào cũng có thể chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt dưới dạng ngữ cố định thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ Trong trường hợp này, dịch giả chỉ có cách dùng các từ ngữ phổ thông để dịch ý, nhiên vẫn phải giữ nguyên vẹn hình ảnh sử dụng văn bản nguồn Chẳng hạn thành ngữ “大惊小怪” chỉ có thể dịch ý thành “quá kinh ngạc chuyện không đâu” Đây cũng được coi là một dạng bổ sung của phương pháp dịch nguyên văn 2.1.2 Dịch nguyên văn kèm chú thích (Literal Translation with Notes) Đa số thành ngữ tiếng Hán có nguồn gốc từ những điển cố, điển tích xuất phát từ những câu chuyện ngụ ngôn, truyền thuyết, thần thoại hay câu chuyện lịch sử, cũng 13 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT có thể là các câu ngắn hoặc cụm từ tác phẩm văn học ở một thời kỳ nào đó Khi chuyển dịch những thành ngữ này sang tiếng Việt, nếu chúng ta chỉ sử dụng đơn thuần mỗi phương pháp dịch nguyên văn, mà không có thêm chú thích, thì sẽ khiến người đọc cảm thấy khó hiểu Trong trường hợp vậy, phương pháp dịch nguyên văn kèm chú thích (Literal Translation with Notes) có thể xem là sự lựa chọn tối ưu Một mặt, dịch nguyên văn giúp truyền tải nguyên vẹn tình huống mang tính dị quốc hay đặc trưng văn hóa có văn bản nguồn, mặt khác phần chú thích giúp độc giả ngôn ngữ đích tiếp cận bản dịch một cách thuận lợi Trong giáo trình “成功之路”,có một số thành ngữ phải áp dụng phương pháp dịch thuật này Ví dụ: thành ngữ“闻鸡起舞” (nghĩa: nghe gà gáy bật dậy múa kiếm) Nếu người dịch chỉ dịch nguyên văn vậy mà không có thêm bất kì sự giải thích nào, thì chắc chắn sẽ khiến đa số các độc giả cảm thấy mơ hồ, xa lạ Nhiệm vụ của người dịch trường hợp này phải giải thích thêm câu chuyện ẩn đằng sau đó: Thời Đông Tấn ở Trung Quốc có đôi bạn thân là Tổ Địch và Lưu Côn, hai người thường khuyến khích động viên nhau, nửa đêm nghe tiếng gà gáy đã dậy để múa kiếm Về sau thành ngữ này được dùng với hàm ý người có chí hăng hái phấn đấu vươn lên Hay thành ngữ “兴师问罪” (dẫn quân đội đến để hỏi tội đối phương) Đối với trường hợp này, dịch giả cũng cần giải thích thêm thành ngữ “兴师问罪” có xuất xứ từ thời nhà Tống, cuốn 25 tác phẩm “Mộng Khê bút đàm” của nhà bác học Thẩm Quát: “Nguyên Hạo cải nguyên, đề quan y lễ nhạc, lệnh cho cả nước phải dùng Phiền thư, Hồ lễ, tự xưng tên nước là Đại Hạ Triều đình hưng sư vấn tội.” Có thể nói, phương pháp dịch nguyên văn kèm chú thích không những biểu đạt được một cách rõ ràng ý nghĩa của thành ngữ tiếng Hán, mà còn giúp độc giả Việt Nam hiểu sâu sắc về văn hóa Trung Quốc thông qua các điển cố, điển tích Từ những phân tích có thể thấy rằng chiến lược “ngoại lai hóa” có rất nhiều ưu điểm, nổi bật nhất đó là chuyển tải được những đặc thù của ngôn ngữ và văn hóa văn bản nguồn Tuy nhiên, cần chú ý một số trường hợp cần thiết, dịch giả nên có thêm chú thích phù hợp để bản dịch trở nên gần gũi, dễ hiểu đối với độc giả ngôn ngữ đích 2.2 Ứng dụng của chiến lược “bản địa hóa” việc chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt Chiến lược “bản địa hóa” là phương thức dịch “trong suốt”, dịch trôi chảy, lưu loát, tự nhiên theo lối nói, lối viết, lối suy nghĩ của ngôn ngữ đích, đem bản gốc đến gần với những giá trị văn hóa của ngôn ngữ đích Chiến lược này còn được coi là “hướng đích”, nghĩa là lấy ngôn ngữ đích, độc giả của ngôn ngữ đích làm trọng tâm Ưu điểm nổi bật của bản địa hóa là giúp độc giả ngôn ngữ đích (dù ở trình độ thấp) tiếp cận với bản dịch một cách dễ dàng Bài viết cho chiến lược “bản địa hóa” việc chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt được cụ thể hóa bằng hai phương pháp chính: thay thế hình ảnh ngôn ngữ nguồn và lược bỏ hình ảnh 14 PHẠM THỊ THẢO HƯƠNG ngôn ngữ nguồn 2.2.1 Thay thế hình ảnh ngôn ngữ nguồn Một số thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt tương ứng tồn tại sự khác biệt về cách diễn đạt, bối cảnh văn hóa cũng hình ảnh ẩn dụ, nhiên hàm ý biểu đạt lại tương đồng Khi chuyển dịch những thành ngữ này sang tiếng Việt, người dịch thường giữ lại hàm ý, mà thay thế hình ảnh, cụ thể là thay thế hình ảnh ngôn ngữ nguồn bằng một hình ảnh khác quen thuộc, phù hợp với thói quen diễn đạt của độc giả ngôn ngữ đích Phương pháp này một mặt giúp bản dịch đạt được hiệu quả biểu đạt tương đồng văn bản nguồn, mặt khác khắc phục được phần nào những hạn chế việc không thể chuyển tải được hình ảnh sử dụng ngôn ngữ nguồn gây Ví dụ thành ngữ 摩肩接踵 sử dụng hình ảnh vai kề vai, gót nối gót, rất dễ khiến độc giả Việt Nam liên tưởng đến thành ngữ “kề vai sát cánh” Tuy nhiên, thực tế thành ngữ 摩肩接踵 dùng để nói đến cảnh tượng người người chen chúc đông đúc, chật chội Trong trường hợp này, dịch giả có thể dùng hình ảnh “nêm cối” “chật nêm cối” (ý chỉ người lại đông đúc, sin sít cối mặt cối xay lúa đã được nêm chặt) để thay thế Một ví dụ khác giáo trình “成功之路”đó là thành ngữ “自吹自擂” Ngôn ngữ nguồn sử dụng hình ảnh “tự thổi kèn”, “tự đánh trống” để ngụ ý chỉ hành động tự đề cao bản thân mình Thay vì cách dịch nguyên văn trên, dịch giả có thể linh hoạt sử dụng hình ảnh khác gần gũi với văn hóa ngôn ngữ Việt “mèo khen mèo dài đuôi”, mà vẫn chuyển tải chính xác hàm ý biểu đạt của văn bản gốc Hình ảnh mang màu sắc dân tộc vì nó từ cuộc sống hàng ngày vào ngôn ngữ Việt Nam và Trung Quốc tồn tại những điểm khác biệt về văn hóa, về phong tục tập quán, vậy, mặc dù cùng biểu đạt một ý nghĩa nhau, thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt lại sử dụng những hình ảnh khác Hình ảnh sử dụng ngôn ngữ nguồn có thể mang lại ý nghĩa liên tưởng nhất định cho độc giả ngôn ngữ nguồn, lại không thể đem đến sự liên tưởng tương đồng cho độc giả ngôn ngữ đích Chính vì vậy, để tránh xảy tình trạng hiểu sai ý bản dịch, phương pháp thay thế hình ảnh ngôn ngữ nguồn bằng một hình ảnh khác ngôn ngữ đích là điều cần thiết 2.2.2 Lược bỏ hình ảnh ngôn ngữ nguồn Có một số hình ảnh ẩn dụ tiếng Hán không thể dịch nguyên văn sang tiếng Việt, mà cũng không thể tìm được hình ảnh tương đồng về ý nghĩa với chúng tiếng Việt Đối với trường hợp này, nghĩ người dịch cần bỏ qua bước chuyển dịch hình ảnh, chỉ cần dùng những từ ngữ phổ thông để chuyển tải hàm ý của văn bản nguồn Cách dịch này xem vẫn tồn tại thiếu sót so với nguyên gốc, nếu dịch giả vẫn cố dịch hình ảnh đó một cách cứng nhắc, hiệu quả bản dịch có còn giảm rất nhiều Ví dụ thành ngữ “五颜六色”, nếu dịch đúng hình ảnh văn bản nguồn sẽ là “năm màu sáu sắc” Tuy nhiên, cách dịch đó sẽ khiến người đọc cảm thấy khó hiểu, vì vậy dịch giả cần lược bỏ hai hình ảnh “năm màu” và “sáu sắc”, chỉ cần dịch nghĩa “sắc màu rực rỡ” “hoa hoè hoa sói” Tương tự đối với thành ngữ “虎 15 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT 头虎脑”, chuyển dịch sang tiếng Việt nên bỏ qua hình ảnh “đầu hổ”, “não hổ” , chỉ cần dịch nghĩa thành “khỏe mạnh rắn rỏi (đối với người lớn); khỏe mạnh kháu khỉnh (đối với trẻ em)” là được Tóm lại, người dịch cần lựa chọn chiến lược dịch thuật phù hợp để chuyển tải được những đặc thù của ngôn ngữ và văn hóa của văn bản nguồn mà không làm cho độc giả ngôn ngữ đích cảm thấy xa lạ và khó hiểu Bài viết cho nên ưu tiên chiến lược “ngoại lai hóa”, tức là dịch giả nên ghi nhận khác biệt mặt ngơn ngữ văn hóa văn nguồn, cớ gắng chuyển tải được tính đặc thù của ngôn ngữ nguồn Tuy nhiên, trường hợp nếu chiến lược này khiến độc giả ngôn ngữ đích cảm thấy xa lạ, dịch giả cần sử dụng chiến lược “bản địa hóa” Điều này cũng giống một món ăn của một dân tộc nào đó du nhập vào một nền văn hóa mới, nhiệm vụ của người đầu bếp giỏi là phải giữ được hương vị nguyên gốc của nó, vẫn phải làm thế nào để món ăn đó phù hợp với thói quen ẩm thực của thực khách nơi Những điều cần chú ý quá trình chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt 3.1 Cố gắng tối đa chuyển tải văn phong và tính hình tượng của văn bản nguồn Ví dụ: 老板奶奶见媳妇已死,呼天抢地,哭个不了。(清·李宝嘉《官场现 形记》第十四回) Đới với thành ngữ“呼天抢地” câu trên, có hai cách dịch Cách dịch thứ nhất: “Thấy cháu dâu chết bà chủ kêu khóc om sịm; cách dịch thứ hai: “Thấy cháu dâu chết bà chủ kêu trời kêu đất, khóc khơng thơi” Rõ ràng cách dịch thứ hai sinh động, có tính biểu cảm cao so với cách dịch thứ nhất 3.2 Chuyển tải nguyên vẹn sắc thái ý nghĩa của ngữ nguồn Sắc thái ngữ nghĩa (STNN) ở được chia thành ba loại: tốt nghĩa, xấu nghĩa và trung hòa Trong quá trình dịch thuật, người dịch bắt buộc phải làm rõ sắc thái ngữ nghĩa của ngữ nguồn văn cảnh cụ thể Ví dụ: 一种产品的质量好与坏是多方面因素构成的,因为“国产了”而导 致“汽车质量下降”的观点并不一定正确,特别是对于合资企业的汽车产品质量 好坏更不能一概而论。(Dịch: Chất lượng tốt xấu sản phẩm định nhiều nhân tố, quan điểm chất lượng ô tô xuống sản xuất nước khơng hồn tồn xác, đặc biệt sản phẩm công ty cổ phần, chất lượng xấu có tốt có, khơng thể vơ đũa nắm được) Thành ngữ“一概而论”mang STNN xấu, ngụ ý chỉ hành động không phân biệt trắng đen Nếu chúng ta chỉ dịch theo ngữ nghĩa là “coi tất cả nhau”, thì bản dịch chưa làm nổi bật được sắc thái ngữ nghĩa của văn bản nguồn Thay vào đó, nếu dịch là “vơ đũa cả nắm”, thì không những có thể làm tăng hiệu quản biểu đạt, mà còn 16 PHẠM THỊ THẢO HƯƠNG giúp bản dịch gần gũi với thói quen ngôn ngữ của người Việt 3.3 Tránh hiện tượng dịch từng chữ, trùng lặp ngữ nghĩa Trong tiếng Hán có rất nhiều thành ngữ bốn chữ Trong số đó, có một bộ phận thành ngữ được cấu tạo theo dạng thức hai chữ đầu và hai chữ cuối kết cấu bốn chữ đó có sự tương đồng về ngữ nghĩa Mục đích của việc trùng lặp này là để nhấn mạnh hoặc để tạo sự uyển chuyển đọc Tuy nhiên, nếu người dịch đồng thời dịch cả hai vế thì sẽ dẫn đến hiện tượng trùng lặp ngữ nghĩa Chính vì vậy, đối với những thành ngữ này, người dịch chỉ cần dịch một vế, tức là hai chữ đầu hoặc hai chữ cuối là đã biểu đạt được toàn bộ ý nghĩa của chúng Ví dụ: “自言自语” (tự ngôn tự ngữ): tự nói một mình “家喻户晓” (“家喻”: các nhà biết rõ; “户晓”: các hộ hiểu rõ): nhà nhà đều biết “忍饥挨饿”(“忍饥”: chịu đói; “挨饿”: bị đói): chịu đói 3.4 Chú ý thành ngữ đa nghĩa Đa số thành ngữ là đơn nghĩa, nhiên cũng cần để ý nắm được các nghĩa khác của thành ngữ đa nghĩa để tránh hiện tượng hiểu sai nghĩa của văn bản nguồn Ví dụ: “翻来覆去”có hai nghĩa: Trằn trọc không ngủ được, ví dụ “他躺在床上翻 来覆去,怎么也睡不着.”(Anh ta trằn trọc không tài nào ngủ được.); Lặp lặp lại nhiều lần, ví dụ “这句话已经翻来覆去说过不知多少遍了.” (Tôi đã nói nói lại câu này không biết lần rồi.) Kết luận Bài nghiên cứu khái quát về hai chiến lược dịch thuật chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt, đó là chiến lược “ngoại lai hóa” và “bản địa hóa” Theo tìm hiểu, ở Việt Nam hiện nay, số người ủng hộ phương thức “ngoại lai hố” Nhóm đợc giả có khả ngôn ngữ, kỹ đọc hiểu và khả ngoại ngữ đòi hỏi điều này Theo dịch giả Trịnh Lữ, chiến lược dịch thuật này sẽ làm phong phú cho tiếng Việt và làm giàu thêm văn hóa Bên cạnh có nhiều người ủng hộ sử dụng phương thức “bản địa hố” dịch thuật phương thức hướng tới việc đảm bảo lợi ích người tiếp nhận, đồng thời phù hợp với tâm lí, văn hố người tiếp nhận thuộc ngữ đích Có thể nói, dịch thuật là quá trình giao lưu văn hóa giữa hai ngôn ngữ Để dịch tốt thành ngữ, người dịch bắt buộc phải thông thạo cả hai ngôn ngữ, nâng cao lực lí giải ngữ nguồn và khả diễn đạt ngữ đích Một yêu cầu vô quan trọng người dịch phải hiểu rõ văn hố cộng đồng ngơn ngữ Hi vọng rằng với giá trị thực tiễn, tính ứng dụng cao, bài nghiên cứu này phần nào giúp người học hiểu sâu sắc về ngôn ngữ cũng văn hóa Trung Quốc 17 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kim Joo Young (2016), “Căn tính/ tính khả kiến xã hội dịch giả: Trường hợp dịch Việt ngữ Hãy chăm sóc mẹ”, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến (số 11): 63 – 69 [2] Bùi Vĩnh Phúc (2013), “Dịch thuật (văn học) bối cảnh toàn cầu hóa: Một số chiến lược diễn dịch & hệ hình mới”, http://www.tienve.org/ [3] Nguyễn Thị Tân (2015), “Thành ngữ Hán-Việt: Khái niệm và phân loại”, Ngôn ngữ và Đời sống (số 6) [4] Jeremy Munday (2009), “Nhập môn nghiên cứu dịch thuật – Lý thuyết và ứng dụng” (Trịnh Lữ dịch), NXB Tri thức, Hà Nội [5] Venuti, L 1995 The Translator’s Invisibility: A History of Translation London New York: Routledge [6] Venuti, L.2001 Strategies of Transtation In M Baker (ed.), Routledge Encyciopedia of Translation Studies London & New York: Routledge [7] Newmark, P (1988) A Textbook of Translation NewYork: Prentice Hall International [8] 杨自俭.再谈方法论—序[J].上海翻译,2007 (3) Title: TRANSLATION STRATEGY OF THE CHINESE IDIOMS INTO THE VIETNAMESE LANGUAGE - EXAMPLE GIVEN FROM THE TEXTBOOK《成功之路》提高篇 PHAM THI THAO HUONG Hanoi University Abstract: Idioms are a product of thinking, a tool to express knowledge, valuable experience, and the philosophy of life They are profound and artistic, preserved and handed down from one generation to the next Through idioms, we can understand linguistic characteristics, cultural and historical values, and the ways of thinking in a nation Idioms, therefore, are attached special importance in the foreign language teaching, especially at higher levels Idiom translation is complicated as it is under the impacts of national language, culture and lifestyles The study of idioms is rather familiar to scholars; however, the object of idioms extracted from university textbooks is considered to be relatively new My study is carried out from American translation theorist Lawrence Venuti’s perspective Accordingly, I will analyse the ways of translating Chinese idioms into Vietnamese based on two main translation strategies: foreignizing translation and domesticating translation Keywords: Chinese idioms, Translation strategy, Foreignizing translation, Domesticating translation,《成功之路》提高篇 18 ... Trung Quốc 17 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kim Joo Young (2016), “Căn tính/ tính khả kiến xã hội dịch giả: Trường hợp dịch Việt ngữ Hãy chăm... ngôn, truyền thuyết, thần thoại hay câu chuyện lịch sử, cũng 13 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT có thể là các câu ngắn hoặc cụm từ tác phẩm văn học... cần lược bỏ hai hình ảnh “năm màu” và “sáu sắc”, chỉ cần dịch nghĩa “sắc màu rực rỡ” “hoa h hoa sói” Tương tự đới với thành ngữ “虎 15 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN

Ngày đăng: 09/12/2022, 11:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan