Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững

90 763 3
Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững

Chuyên đề tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiYên Hưng là một huyện nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Đại bộ phận dân cư thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn. Những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện đã phát triển mở rộng sang nhiều lĩnh vực và những tiềm năng về đất đai, thiên nhiên và con người Yên Hưng đang hàng ngày được khai thác.Tuy nhiên, hiện nay ở Yên Hưng nông nghiệp vẫn là lĩnh vực sản xuất vật chất chủ yếu. Bản thân nông lâm ngư nghiệp không thể đẩy nhanh sự phát triển, không tạo được tích lũy cần thiết để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cần phải nhìn nhận vấn đề phát triển một cách đầy đủ và có sự quan tâm đầu tư đúng mức đối với ngành công nghiêp tiểu thủ công nghiệp để phát huy hơn nữa tiềm năng lợi thế của Yên Hưng vào sự phát triển chung của tỉnh và đất nước trong công cuộc đổi mới.Đây chính là lý do em chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là “Giải pháp phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng Quảng Ninh theo hướng bền vững”. 2. Mục đích nghiên cứuVới mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, chất lượng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệphuyện Yên Hưng thuộc tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây để tìm ra những nguyên nhân của sự yếu kém, tồn tại và từ đó có thể đề xuất ra những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng bền vững đến năm 2020.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứuNguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN1 Chuyên đề tốt nghiệp Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng. Chuyên đề cần phân tích cơ sở lý luận, thực trạng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng, phân tích mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Với phương pháp nghiên cứu tiếp cận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng với các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh trong phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 2005 2008.4. Kết cấu của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu chuyên đề tốt nghiệp của tôi gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của công nghiệp tiểu thủ công nghiệpChương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của huyện Yên Hưng giai đoạn 2005 2008 Chương 3: Phương hướnggiải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng đến năm 2020Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN2 Chuyên đề tốt nghiệpCHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP1. Các khái niệm cơ bản về công nghiệptiểu thủ công nghiệp1.1. Công nghiệp1.1.1. Khái niệmCông nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy; sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.Công nghiệp được coi là một trong ba ngành kinh tế chủ yếu có tính chất bao quát toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vị trí, tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và mối quan hệ giữa chúng tạo thành cơ cấu kinh tế nước ta. Trong đó, công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được xem như chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của xã hội.1.1.2. Đặc điểmVề mặt kỹ thuật sản xuất của công nghiệp, công nghệ sản xuất của công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lý hóa của con người, làm thay đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp lại bằng phương pháp sinh học là chủ yếu. Sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn so với sản xuất nông nghiệp mà chỉ phụ thuộc trình độ kỹ thuật, công nghệ.Đối tượng của sản xuất công nghiệp chủ yếu là các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng biển và các sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra. Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kỳ sản xuất được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có công dụng cụ thể Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN3 Chuyên đề tốt nghiệpkhác, hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có các công dụng khác nhau.Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở các trình độ và đòi hỏi tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Sản xuất công nghiệp là họat động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó.Do đặc điểm về mặt kỹ thuật sản xuất nên trong quá trình phát triển công nghiệp luôn là ngành có điều kiện phát triển về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, lực lượng sản xuất nên quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn; cần phân công lao động ngày càng sâu để thúc đẩy phát triển nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp với trình độ ngày càng cao.1.2. Tiểu công nghiệp Thủ công nghiệp1.2.1. Khái niệma. Tiểu công nghiệpTrước đây, khi cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đánh dấu một sự chuyển biến sâu sắc từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, người ta nói đến “công nghiệp thủ công” tương đồng với khái niệm tiểu thủ công nghiệp hiện nay, vì trong khái niệm đó bao gồm tất cả mọi hình thức công nghiệp, từ những nghề thủ công gia đình cho đến lao động làm thuê trong những công trường thủ công rất lớn. Đặc trưng của tiểu sản xuất hàng hóa và công trường thủ công là ở chỗ các xí nghiệp nhỏ chiếm ưu thế, trong đó chỉ có một số xí nghiệp lớn. Giai đoạn phát triển công trường thủ công có dáng dấp gần với quan niệm “tiểu công nghiệp”, nên ta có thể hiểu rằng: Tiểu công nghiệp là hình thức công nghiệp sử dụng lao động nửa cơ khí để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm.Hiện nay, thông thường người ta sử dụng các thuật ngữ “tiểu công nghiệp”, “xí nghiệp vừa và nhỏ”, “xí nghiệp trung và tiểu” để nói đến tiểu công nghiệp. Nhưng trong thực tế đã hình thành hai cách định nghĩa: một loại có tính hành chính hay thống kê, loại khác có tính phân tích Khác với các giai đoạn phát triển trước, khi khoa học kỹ thuật phát triển ở trình độ thấp, quy mô xí nghiệp tăng tỷ lệ thuận với việc tăng vốn sản xuất và tăng số lao động cần sử dụng. Ngày nay khoa học công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt thì những xí nghiệp chỉ sử dụng một lượng ít lao động mà làm ra khối lượng sản phẩm có giá trị lớn, lợi nhuận cao. Vì thế khi định nghĩa tiểu công nghiệp không chỉ Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN4 Chuyên đề tốt nghiệpdựa vào hai chỉ tiêu vốn và lao động mà nó được xét trên hai mặt: Độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiểu công nghiệp không chỉ là một hình thức sở hữu mà tồn tại với mọi thành phần kinh tế.b. Thủ công nghiệpTrong cơ cấu kinh tế gần như thuần nông không có nghĩa là người ta chỉ làm nông nghiệp mà người nông dân tự chế biến ra nông sản và tự tạo ra công cụ lao động. Sự phân công lao động xã hội phát triển đã dẫn đến sự tách lao động công nghiệp và lao động thương nghiệp ra khỏi lao động nông nghiệp hình thành dần nghề thủ công. Thủ công nghiệpgiai đoạn phát triển thấp của công nghiệp, lúc đầu chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất và mang tính chất của một nghề phụ nhưng về sau đã xuất hiện những nghề thủ công độc lập, chuyên chế biến nguyên liệu và dùng sản phẩm đó để trao đổi.Thủ công nghiệp hay nghề thủ công là hình thức sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào sự khéo léo của bàn tay con người, với các công cụ lao động giản đơn.1.2.2. Đặc điểmSở hữu tư liệu sản xuất của tiểu thủ công nghiệp đa dạng, được thể hiện ở chỗ: không những các thành phần kinh tế đều tham gia tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp mà còn là tính chất pha tạp sở hữu trong tiểu thủ công nghiệp, trong đó sở hữu tư nhân, cá thể trong lĩnh vực này đang ngày càng chiếm ưu thế.Ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp đa dạng, sản xuất có tính tập trung cao. Ở các vùng nông thôn có thể sử dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn và tận dụng các nguyên liệu do sản xuất chính tạo ra hoặc sử dụng tài nguyên của địa phương. Khác với ở nông thôn, ở đô thị có điều kiện tập trung sản xuất cao hơn, quy mô lớn hơn và tính chuyên môn hóa cao hơn. Đây cũng là thị trường rộng lớn để trao đổi và tiêu thụ sản phẩm và đó cũng là điều kiện khách quan thúc đẩy sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển.Đặc điểm chung của ngành tiểu công nghiệpthủ công nghiệp là vốn đầu tư nhỏ, dễ thay đổi theo quy luật cung cầu. Kinh tế thị trường càng phát triển thì các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp càng có điều kiện thay đổi hướng sản xuất linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Khi vốn và thị trường thuận lợi tạo điều kiện cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp thay đổi nhanh về mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm và hướng sản xuất.Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN5 Chuyên đề tốt nghiệpTuy nhiên, sự khác biệt giữa tiểu công nghiệpthủ công nghiệp được thể hiện ở mức độ phân công lao động, sự tiến bộ về kỹ thuật, phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm và quy mô tổ chức sản xuất.Trong quá trình phát triển, ở giai đoạn đầu các xí nghiệp tiểu công nghiệp tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng, trong khu vực lân cận, sau đó tiến tới cả nước và xuất khẩu tại chỗ cho khách du lịch. Khi thị trường đã mở rộng vượt biên giới quốc gia, tiểu công nghiệp cũng vươn ra thị trường quốc tế và đem lại thu nhập cao hơn, nhất là những mặt hàng mang bản sắc văn hóa dân tộc.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệpPhát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố, có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, song có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển. Các nhân tố đó được chia làm 2 nhóm là nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài. Nhóm nhân tố bên trong bao gồm toàn bộ những tiềm năng có thể huy động được và cách thức sử dụng tiềm năng đó vào quá trình phát triển hay có tác động hạn chế đến quá trình phát triển. Các nhân tố bên ngoài bao gồm tất cả những yếu tố kinh tế, chính trị quốc tế có tác động tích cực hay hạn chế đến quá trình phát triển của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Các nhân tố bên ngoài tuy có ảnh hưởng đáng kể, song các nhân tố bên trong mới có tính chất quyết định, bởi vì nó không chỉ tác động vào khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong, mà còn quyết định cả việc huy động và sử dụng các nhân tố bên ngoài, hoặc cố gắng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố trong quá trình phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.2.1. Nhóm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế2.1.1. Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hộiThị trường và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên sẽ không có bất kỳ quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy, không có thị trường thì không có kinh tế hàng hóa.Thị trường và nhu cầu xã hội không chỉ quy định về số lượng mà cả về chất lượng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nên nó có tác dụng trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.2.1.2. Nguồn lực phát triểnNguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN6 Chuyên đề tốt nghiệpTài nguyên thiên nhiên:Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Ảnh hưởng của tự nhiên đến cơ cấu của nền kinh tế do đó là tất yếu. Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của loài người. Mặc dù sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho chế độ chế ngự thiên nhiên của con người được nâng cao và đời sống của con người bớt phụ thuộc vào những biến động bất thường và sự phân bố không đều của tài nguyên, thì nền sản xuất trước sau vẫn gắn bó với tự nhiên, phụ thuộc nhưng đồng thời cũng tác động đến tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố các ngành khai thác và chế biến tài nguyên. Vì vậy xu hướng coi thường nhân tố tự nhiên trong hoạch định chính sách cơ cấu là sai lầm. Và trên thực tế yếu tố công nghệ luôn được đổi mới, phát triển thì lưu lượng tài nguyên thiên nhiên hữu hạn sẽ là hạn chế cho việc sản xuất vật chất trong những ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như thép, nhôm,… Các nhân tố kinh tế xã hội gồm các nguồn lực lao động, vốn, trình độ khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường,…phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Các nhân tố tác động của quốc tế và chính sách phát triển của quốc gia đó mới là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế và quá trình biến đổi của cơ cấu kinh tế. Thực tế đã cho thấy, nhiều quốc gia dù có trữ lượng tài nguyên phong phú, đa dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, song vẫn là nước nghèo, kém phát triển. Ngược lại, nhiều quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành nước công nghiệp phát triển.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động từ giản đơn đến lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Sự phát triển đó phá vỡ thế cân đối cũ, hình thành một cơ cấu kinh tế mới với tỷ trọng các ngành và các lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan và từng bước tạo ra một sự cân đối hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước, cũng như nguồn lực nước ngoài.Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN7 Chuyên đề tốt nghiệpSự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển không ngừng nên cơ cấu kinh tế cũng luôn thay đổi. Từ đó, đây chính là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, vì để ngành có thể chiếm được tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế thì cần phải đầu tư phát triển mạnh mẽ cho lực lượng sản xuất cả về lao động tri thức cũng như công nghệ, trang thiết bị hiện đại.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững, nhu cầu đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi nó gắn với quyền lợi của họ. Do vậy, việc quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các khu công nghiệp cần được tiến hành một cách bài bản và chặt chẽ như mở rộng hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước, nâng công suất trạm điện, xây dựng cơ sở cung cấp nước sạch, trạm xử lý nước thải, xây dựng hệ thống kho hàng, bến bãi, nhà ở cho công nhân… Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, giải quyết được những yếu kém hiện tại của cơ sở hạ tầng vốn gây ra đủ thứ hạ tầng yếu kém như kinh tế hàng hóa không phát triển, nông nghiệp nông thôn không phát triển… sẽ thúc đẩy phát triển và tăng trưởng.2.1.3. Truyền thống địa phươngTruyền thống địa phương cũng là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của công nghiệp tiểu thủ công nghiệp cả về mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Bởi lẽ những người dân đã quen với hình thức lao động nông nghiệp khi chuyển sang công nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn như thời gian lao động, sự chuyên nghiệp, chuyên môn trong công viêc. Hơn nữa, đối với những địa phương vốn thuần nông, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các ngành. Tuy nhiên, lao động tham gia họat động ngành nghề và các công việc khác vẫn gắn với hoạt động nông nghiệp, mặc dù thu nhập từ nông nghiệp không phải là chủ yếu.Ngành nghề không ổn định mà còn được coi là nghề phụ. Người nông dân đi làm các công việc khác như đánh bắt cá, khai thác tận thu than, và các công việc mang tính chất lao động phổ thông ở địa phương khác, nhưng đến mùa vụ lại trở về với công việc đồng áng trên mảnh ruộng của mình được giao.Tuy nhiên, yếu tố nào cũng có sự tác động hai mặt của nó, người nông dân vốn có bản chất thật thà, chăm chỉ, họ có sự gắn bó thân thiết với những gì mang tính Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN8 Chuyên đề tốt nghiệptruyền thống dân tộc và không muốn để mai một những ngành nghề do cha ông truyền lại dù những lợi ích trước mắt là rất lớn. Đây là lý do quan trọng nhất để tồn tại những làng nghề truyền thống gìn giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc, truyền thống địa phương trong những sản phẩm mà máy móc không thể thay thế bàn tay con người. Nếu được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, những làng nghề truyền thống này có thể đưa ra được những sản phẩm không chỉ sử dụng trong nước mà còn có thể xuất khẩu, đem lại nguồn lợi cho chính bản thân người dân, cho sự phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. 2.1.4. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương trong mỗi giai đoạn nhất địnhNhà nước tác động bằng cách định hướng phát triển để thực hiện được mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Định hướng phát triển của nhà nước không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội mà còn đưa ra các dự án để mọi thành phần kinh tế tham gia. Nhưng nếu không đạt được thì nhà nước phải trực tiếp tổ chức sản xuất, bảo đảm sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành và các lĩnh vực trong nền kinh tế.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của mỗi địa phương trong mỗi giai đoạn nhất định là sự định hướng cho mọi thành phần, mọi nhà doanh nghiệp phấn đấu thực hiện dưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các quy định thể chế, chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp hướng các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Vì thế, vấn đề phải phát triển ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp cả nước cũng như từng địa phương như thế nào, theo hướng nào, được đầu tư bao nhiêu… đều nằm trong mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế xã hội của đất nước, chịu sự điều tiết của nhà nước.2.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoàiTrong xu hướng quốc tế hóa và bùng nổ thông tin, cùng với những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật cho phép các nhà sản xuất kinh doanh có khả năng nhanh chóng nắm bắt thông tin và tìm hiểu thị trường cũng như đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đó mà triển khai sự hợp tác đan xen, khai thác thế mạnh cho nhau, để các bên cùng có lợi. Như việc rất nhiều loại sản phẩm hàng hóa trên thị trường hiện nay có sự tham gia của nhiều công ty, xí nghiệp trong một nước hoặc giữa nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Đặc biệt với các quốc gia thực hiện Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN9 Chuyên đề tốt nghiệpchiến lược hướng về xuất khẩu thì yếu tố này trở thành nhân tố không thể thiếu được. Đối với sự phát triển của ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, vấn đề hợp tác giữa nhiều quốc gia là vô cùng cần thiết vì khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội của khu vực và trên thế giới quốc gia đó sẽ có điều kiện hội nhập với quốc tế, có thể tranh thủ kỹ thuật công nghệ, và có được nguồn vốn đầu tư nước ngoài để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực. Bởi vậy, xu thế chính trị và xã hội của khu vực, thế giới cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.3. Các mô hình phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Hưng3.1. Hộ gia đìnhTheo Điều 116 Bộ luật Dân sự thì hộ gia đình chỉ tham gia vào quan hệ dân sự trong các lĩnh vực được liệt kê, điều đó không những làm kém đi tính hấp dẫn của loại hình chủ thể này với các thành phần kinh tế khác trong xã hội mà còn không phản ánh được đầy đủ hoạt động kinh tế của các hộ gia đình. Trong thực tế, một hộ gia đình không chỉ tham gia vào các quan hệ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp… mà còn tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, kể cả các quan hệ pháp luật phát sinh từ các hoạt động đó. Ví dụ: mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn mặt bằng, sử dụng các dịch vụ kinh tế xã hội, vay vốn ngân hàng để sản xuất, ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa làm ra, thuê nhân công… Sự hạn chế năng lực làm cho tư cách pháp lý của hộ gia đình so với các chủ thể độc lập khác trở nên bất bình đẳng, họ không được quyền lựa chọn các quan hệ pháp luật dân sự để tham gia. Do đó, không khuyến khích được các cá nhân lập ra nhiều hộ gia đình hoặc tự thừa nhận mình là hộ gia đình, bởi như vậy cũng có nghĩa là họ tự đặt mình vào một quy chế chủ thể bất lợi.Đối với các cá nhân và pháp nhân thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt tư cách của các chủ thể được quy định rất rõ ràng, minh bạch. Nhưng suy từ những quy định trên về hộ gia đình thì thời điểm ra đời hoặc chấm dứt tư cách của các chủ thể hộ gia đình đơn giản phụ thuộc vào việc tham gia hoặc không tham gia vào một quan hệ dân sự. Như vậy, hộ gia đình là một tổ chức tự phát, tự sinh rồi tự diệt, pháp luật chưa có căn cứ quy định sự khai sinh hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của hộ gia đình. Như vậy, tư cách chủ thể của hộ sẽ luôn thay đổi và không ổn định nên việc căn cứ phát sinh năng lực chủ thể của hộ gia đình là hết sức cần thiết.Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN10 [...]... nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên cả nước cần được áp dụng một cách hợp lý cho sự phát triển công nghiêp tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng trong thời gian tới Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN Chuyên đề tốt nghiệp 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN HƯNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Hưng 1.1... sợi, làng nghề thêu ren Và đề nghị tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệptiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề năm 2008 theo quy định Trên cơ sở nội dung kế hoạch phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của các địa phương sẽ tham mưu cho huyện định hướng chỉ đạo phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề, quan tâm những nghề thu... quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp trong huyện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất như doanh nghiệp Đạt Doan, doanh nghiệp Thiên Văn, công ty Vĩnh Hướng … 4.2 Phát triển công nghiêp tiểu thủ công nghiệp huyện Cẩm Thủy Thanh Hóa Những năm qua, cùng với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, huyện Cẩm Thủy đẩy mạnh sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của... nghề thị trấn Yên Lạc và Tề Lỗ vẫn còn chậm Công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, điện nước tiến độ còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá trên địa bàn huyện Vì vậy để đạt được mục tiêu đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt từ 25% trở lên, giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng gấp... 3.4 Hợp tác xã công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Hợp tác xã công nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do những người lao động có nhu cầu, có lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức, lập ra theo quy định của pháp luật để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công nghiệp Hợp tác xã công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có... Đảng các cấp 4.3 Phát triển công nghiệptiểu thủ công nghiệp huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, đến nay 17/17 xã, thị trấn của huyện Yên Lạc đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng khu, cụm công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2006-2010 với tổng diện tích trên 537 ha Với lợi thế về quy hoạch và phát triển giao thông,... cho nhân dân Đến nay, trên địa bàn huyện có gần 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho hơn 8.000 lao động Để tạo điều kiện cho công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển, Cẩm Thủy đã quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, du nhập... Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN Chuyên đề tốt nghiệp 15 4.1 Phát triển công nghiệptiểu thủ công nghiệp huyện Thái Thụy Thái Bình Về tình hình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Trong những tháng đầu năm 2008, do tình hình biến động của thị trường đã tác động mạnh đến giá cả vật tư, ngày công lao động, nguồn nguyên liệu, tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất... chủ yếu do tự phát chưa được đầu tư cải tạo do đó công năng sử dụng còn rất hạn chế 1.4 Các chính sách và biện pháp phát triển công nghiệptiểu thủ công nghiệp Chính sách công nghiệpcông cụ của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu phát triển cụ thể của ngành công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế Chính sách công nghiệp đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế là tập hợp hàng loạt các công cụ chính... dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực như đào tạo nghề và bồi dưỡng cán bộ quản lý 4.4 Kinh nghiệm phát triển công nghiệptiểu thủ công nghiệp cho huyện Yên Hưng Về quy hoạch và quản lý: Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế phát triển 47A - QN Chuyên đề tốt nghiệp 21 Bên cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế được thành lập và hoạt động theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày . chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững . 2. Mục đích. trạng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, chất lượng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở huyện Yên Hưng thuộc tỉnh Quảng Ninh trong

Ngày đăng: 10/12/2012, 14:47

Hình ảnh liên quan

- Đất mặn sú vẹt hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và thủy triều. Thực vật là cây nước mặn như sú vẹt, tráng đen, mắm… sinh trưởng và phát triển tốt, có bộ rễ ăn  sâu vào đất và có khả năng giữ đất nên bãi bồi sú vẹt ngày càng được mở rộng - Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững

t.

mặn sú vẹt hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và thủy triều. Thực vật là cây nước mặn như sú vẹt, tráng đen, mắm… sinh trưởng và phát triển tốt, có bộ rễ ăn sâu vào đất và có khả năng giữ đất nên bãi bồi sú vẹt ngày càng được mở rộng Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan