Khóa luận " Đặc điểm ngữ nghĩa logic trong truyện cười bác Ba Phi " pot

23 621 1
Khóa luận " Đặc điểm ngữ nghĩa logic trong truyện cười bác Ba Phi " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận Đặc điểm ngữ nghĩa - logic trong truyện cười bác Ba Phi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái quát về mối quan hệ giữa logicngữ nghĩa. 1.2. Lập luận trong logic hình thức và logic phi hình thức. 1.3. Khái quát về tác giả và truyện cười bác Ba Phi CHƯƠNG 2: PHÓNG ĐẠI – MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA – LOGIC TRONG TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI. 2.1. Phóng đại khả chấp. 2.1.1. Phóng đại sự vật 2.1.2. Phóng đại sự việc. 2.2. Phóng đại bất khả chấp. CHƯƠNG 3: CÁI LÍ CỦA SỰ PHÓNG ĐẠI VÀ LẬP LUẬN THEO LOGIC PHI HÌNH THỨC TRONG TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI 3.1. Cơ sở để xác định cái lí trong truyện cười bác Ba Phi 3.2. Lập luận và các kiểu lí lẽ trong truyện cười bác Ba Phi PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: TRUYỆN BÁC BA PHI Logic tôn trọng sự thật, hướng đến chân lí. Phóng đại bóp méo, làm sai lệch sự thật, làm sự vật sự việc mất đi bản chất vốn có ban đầu. Phóng đại là một biểu hiện của sự phi logic. Truyện cười bác Ba Phi sử dụng ngôn ngữ để phóng đại hiện thực dẫn đến có sự bất tương thích giữa ngữ nghĩa ngôn từ và logic. Tất cả các truyện cười bác Ba Phi đều có yếu tố phóng đại. Vì vậy, muốn thuyết phục người nghe tin vào các câu chuyện của mình thì người kể phải kể chuyện một cách hợp lí. Nghĩa là người kể phải có những lập luận chặt chẽ, logic và phải dựa trên những cơ sở có thật. Như vậy, câu chuyện mới có thể thuyết phục người nghe. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ đi tìm cái lí, cái cơ sở của sự phóng đại và phân tích lập luận trong truyện cười bác Ba Phi. Đồng thời, chúng tôi cũng phân tích các loại lí lẽ mà bác Ba Phi đã sử dụng để thuyết phục người đọc, người nghe. CHƯƠNG 3: CÁI LÍ CỦA SỰ PHÓNG ĐẠI VÀ LẬP LUẬN THEO LOGIC PHI HÌNH THỨC TRONG TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI 3.1. Cơ sở để xác định cái lí trong truyện cười bác Ba Phi Không kể những truyện phóng đại đến mức phi lí, không thể chấp nhận được, các câu chuyện còn lại có thể thuyết phục được người nghe tin vào sự việc bác Ba Phi kể. Các câu chuyện đều có yếu tố phóng đại. Vì vậy, đi tìm cái lí của sự phóng đại là rất cần thiết. Trước tiên, những câu chuyện của bác Ba Phi đều dựa vào thực tại làm nền. Truyện kể Ba Phi thường xuất phát từ những sự việc, hiện tượng vốn đã tồn tại trong thực tế. Cơ sở thực tế của phóng đại Lúa nở ngầm chính là hiện tượng lúa nổi ở đồng bằng Nam Bộ. Lúa nổi đã giúp hàng trăm ngàn hộ dân cầm cự với cái đói sau các cơn hồng thủy. Cơ sở của phóng đại Nếp dẻo chính là loại nếp Cò Hương nổi tiếng của đất rừng U Minh. Chính cái hiện thực rất màu mỡ, trù phú của đất rừng phương Nam đã làm nền cho những phóng đại của một loạt các truyện kể Ba Phi khác. Sự giàu có về sản vật tự nhiên làm cho sự phóng đại được bay bổng. Miền đất U Minh hồi mới khai phá là nơi thiên nhiên hoang dã. Chính vì thiên nhiên hoang dã, chưa có dấu chân người đã tồn tại một lượng lớn các sản vật đa dạng về loài và phong phú về số lượng. Người nghe có thể cảm nhận và tin vào các hình ảnh phóng đại: cá dưới kinh quẫy ùn ụt, chim bay từng đàn mát trời, trứng le le trắng mặt nước…Quả thật, nếu không sống giữa một thiên nhiên giàu có, trù phú thì không thể kể được những câu chuyện khó tưởng tượng như vậy. Cách sử dụng các trạng ngữ chỉ thời gian: Hồi nẳm, năm đó, hồi đất rừng mới khai phá…cũng góp phần giúp câu chuyện thêm kì bí, xa xôi. Những trạng ngữ này, làm người nghe không thể xác định được thời gian cũng như kiểm chứng các sự việc bác Ba Phi kể. Thiên nhiên hoang dã có rất nhiều bí ẩn và khoảng thời gian không thể xác định được, người nghe sẽ bị đặt vào trạng thái mông lung không hoàn toàn tin nhưng cũng không thể chối bỏ. Trong các câu chuyện của bác Ba Phi, bác Ba chỉ kể chuyện cho trẻ em và những người lạ từ nơi khác đến, không am hiểu rừng U Minh như những người lớn tuổi. Vì không hiểu biết về vùng đất này nên cho dù bác Ba Phi phóng đại đến mức nào đi nữa, người nghe cũng phải “tin sái cổ”. Cuối cùng, điều làm mọi người tin vào các câu chuyện là vì bác Ba Phi có rất nhiều kiến thức và am hiểu vùng đất quê mình. Tiếng kêu của các loại chim, thói quen di chuyển của kì đà, cách ăn của nai…bác Ba đều biết rõ, làm cho các câu chuyện bác thêm sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, với thủ pháp chuẩn bị ngữ cảnh, các chi tiết được sắp xếp một cách hợp lí làm người đọc, người nghe thán phục trí thông minh của người kể. Để nói chuyện mình đã cho heo đi cày, một chuyện lạ ở xứ này, heo ở đây không khác gì trâu, bò, bác Ba Phi đã có sự rào đón, dẫn dắt bằng các chi tiết: Xứ U Minh muỗi nhiều, phải giăng mùng cho thú vật ngủ, chuồng heo và chuồng trâu đặt kế nhau, mùa màng bận bận rộn nên phải đi cày từ lúc tối mịt nên đã bắt nhầm hai con heo to…Để nói chuyện “Chà gạc nai” đã có các chi tiết dẫn dắt: con trăn gấm nuôi to quá cỡ, kiếm đồ ăn cho nó không xuể, thỉnh thoảng phải thả nó vào rừng kiếm ăn, thức ăn nó từng ăn cũng đủ thứ: chồn đèn, chuột cống…nên chuyện nó ăn nai chà là không lạ gì! Hay để kể được chuyện thu hoạch mấy tấn lưỡi nai, người kể đã có những chi tiết dẫn dắt từ đầu: nai ở xứ này nhiều, cả bầy phá lúa rất dữ, có người đã nói rằng phải để xứ này cho nai ở… Ngoài ra, những kết thúc mang tính khẳng định trong văn bản giúp cho các truyện kể có vẻ như hoàn toàn chân thật. Thường thì phần kết của truyện kể Ba Phi kết thúc văn bản với một kiểu rất độc đáo: “Hổng tin hỏi bả mà coi!” (Gài bẫy bắt chim), “Hổng tin, con cứ hỏi “bà xã” tui thử coi!” (Bắt chim trời ăn lúa), “Đứa nào hổng tin vô sau bếp coi bác gái bây đang giở mắm ra thì biết liền” (Ong mật rừng Tràm), “Không tin đi hỏi bả coi có phải thiệt vậy hông?” (Bắt heo rừng) hay “Hổng tin cứ làm thử thì biết!” (Căn bệnh da cổ của tôi) 3.2. Lập luận và các kiểu lí lẽ trong truyện cười bác Ba Phi 3.2.1. Lập luận trong truyện cười bác Ba Phi Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải thuyết phục người khác để người đó tin hoặc làm theo những gì chúng ta mong muốn. Đứa trẻ có thể thuyết phục để mẹ mua cho mình một cuốn truyện tranh; người bán hàng thuyết phục người mua mua sản phẩm của mình; chứng minh một điều gì đó cho bạn bè, người thân bằng lời nói… Có thể nói rằng, lập luận là một hoạt động thường xuyên trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của con người. Theo Nguyễn Đức Dân thì “Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/một số) kết luận hay chấp nhận một (/một số) kết luận nào đó”. Trong một lập luận, thường có 3 thành tố là: tiền đề, lí lẽ và kết đề. Tiền đề (luận cứ) là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ đó suy ra kết đề. Lí lẽ (dẫn chứng) là những yếu tố mà nhờ đó từ tiền đề chúng ta có thể suy ra kết đề. Kết đề là một khẳng định đích mà người nói muốn thuyết phục người nghe. Một lập luận có thể chỉ có hai thành tố: tiền đề và lí lẽ, còn kết đề thì người đọc, người nghe phải tự suy ra. Ví dụ: Quảng cáo điện thoại Nokia 6630 – Thế hệ thông minh, năng lực vượt trội Thế là đã có một chiếc điện thoại hội tụ những công nghệ tối ưu Nghe nhạc kĩ thuật số Xem video clip Văn phòng di động Máy ảnh 1.3 megapixel Quảng cáo trên chỉ có tiền đề và các lí lẽ. Còn kết luận, người nghe phải tự suy luận ra “Đây là một chiếc điện thoại tốt, nên mua dùng”. Vì những câu chuyện của bác Ba Phi là những câu chuyện được phóng đại hơn mức bình thường nên bác Ba Phi phải dùng lí lẽ để thuyết phục người nghe. Lập luận trong truyện cười bác Ba Phi là lập luận phi hình thức. Loại lập luận này không đi đến chân lí mà nhằm mục đích về tính hiệu quả; thuyết phục người nghe tin vào một điều gì đó. Lập luận trong truyện này được chia thành hai loại: Lập luận đầy đủ các thành tố và lập luận không đầy đủ các thành tố. 3.2.1.1. Lập luận đầy đủ các thành tố Là loại lập luận ngoài thành tố bắt buộc phải có là lí lẽ, còn có đầy đủ hai thành tố: tiền đề và kết đề. Trong truyện cười Bác Ba Phi chỉ có một số lượng truyện nhỏ thuộc loại lập luận này (4/56 truyện). Câu chuyện “Cái tĩn Nam Vang lẻ bạn” có tiền đề là một câu hỏi “Tại sao tui đập hả? và kết đề là “Bị bả cằn nhằn một hồi, tui nổi khùng, xách cây đập cái tĩn một phát cho xong”. Từ tiền đề, để người nghe tin có sự việc mình đã đập bể một cái tĩn, bác Ba Phi đã dùng những lí lẽ để thuyết phục người nghe. Phương thức gây hiệu quả trong lập luận này là sự giải thích. Bằng cách sử dụng cấu trúc đảo trình tự kết quả lên trước nguyên nhân, các chi tiết của sự việc trong quá khứ trở thành những lí lẽ thuyết phục được người nghe :Vì bắt cá rô bỏ vô tĩn, cá rô to quá phải bỏ từng con ấn đầu thật mạnh mới vô, bắt ngược cá ra không được, bị bác gái cằn nhằn. Lập luận của bác Ba Phi dựa trên lí lẽ thông thường “Khi người ta bực mình, nổi khùng lên thì không kiểm soát được hành vi của mình”. Cái lí lẽ này đã được mặc định sẵn bởi xã hội, không cần phải chứng minh. Hầu hết, con người không thể kiềm chế được cơn nóng nảy, giận dữ của mình. Trong lúc bắt cá ra không được, đang bực mình mà còn bị bác gái cằn nhằn thì chuyện bác Ba đập cái tĩn là để giải tỏa sự bực bội đang tồn tại trong bản thân mà thôi. Hay trong câu chuyện “Cái đìa ngầm”, từ tiền đề “Cái đìa nhà tui ngày trước công đâu mà đào lớn đến vậy, tới tám thước bề rộng chớ ít sao” để đi đến kết luận “ Thì ra cả mấy tháng nay, cả ngàn con cá rủ nhau tập trung đào cái đìa ngầm này bằng cách cạp đất đem ra ngoài đìa bỏ, phòng ngừa hữu sự thì có chỗ ẩn nấp” bác Ba Phi đã đưa ra những lí lẽ là các sự việc thật: cá quẫy không ngủ được nên muốn kéo cá đi bán,…phát hiện được cái đìa ngầm do cá tra đào. Lí lẽ của lập luận này là “Cá sợ con người bắt nên đào ngầm phòng có hữu sự thì trốn”. Dựa vào lí lẽ thông thường là con người và ngay cả loài vật khi thấy mình có khả năng bị nguy hiểm đến tính mạng thì cố gắng tìm nơi ẩn nấp để bảo đảm cho sự an toàn của mình. Thời chiến tranh, con người đào hầm để trốn sự truy lùng của quân địch. Thời bình, con người tìm chỗ an toàn để tránh thiên tai. Ai cũng muốn được sống thật lâu. Do vậy, các lí lẽ đưa ra hợp lí để đến kết luận là cá cũng muốn tồn tại nên nó phải đào hang ngầm thuyết phục được người nghe. Trong các câu chuyện của bác Ba Phi, không nhất thiết người kể phải sử dụng đầy đủ cả ba thành tố của lập luận để thuyết phục. Đôi khi lập luận khuyết tiền đề hay kết đề là để người nghe tự lấp đầy khoảng trống ấy và tin vào câu chuyện hơn. 3.2.1.2. Lập luận không đầy đủ các thành tố Là loại lập luận ngoài thành tố bắt buộc phải có là lí lẽ thì chỉ có tiền đề hoặc chỉ có kết đề. Truyện bác Ba Phi, chủ yếu sử dụng thủ pháp phóng đại, nên phải lập luận hợp lí để thuyết phục được người nghe tin vào sự giàu có của sản vật Nam Bộ. Bác Ba Phi chỉ cần đưa ra tiền đề và lí lẽ, còn kết luận người nghe phải tự suy luận ra. Chủ yếu, các kết luận của truyện bác Ba Phi là hướng người ta tin vào sự giàu có của sản vật U Minh, Nam Bộ. Trong truyện “Rắn hổ mây tát cá”, tiền đề đưa ra là “khi mới tới đất này khai phá, nghe người ta kể rắn trong rừng U Minh con nào con nấy lớn lắm”. Sau đó dùng lí lẽ: ban đầu chưa tin nhưng khi tận mắt chứng kiến thấy rắn tát được cá mới tin là có thật. Bằng cách dẫn dắt câu chuyện dí dỏm, hài hước [...]... lập luận cũng như về các kiểu lí lẽ trong truyện cười bác Ba Phi Còn có rất nhiều vấn đề về lập luận nhưng chưa được nhắc đến trong truyện này Lập luận trong truyện cười bác Ba Phi là một đề tài thú vị cho những ai quan tâm tìm hiểu TIỂU KẾT: Trong chương ba, chỉ áp dụng những kiến thức sơ khảo về lập luận để phân tích sự lập luận trong truyện cười bác Ba Phi Ở đây, chỉ phân biệt hai loại lập luận: ... giữa logic và ngữ nghĩa 1.2 Lập luận trong logic hình thức và logic phi hình thức 1.3 Khái quát về tác giả và truyện cười bác Ba Phi CHƯƠNG 2: PHÓNG ĐẠI – MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA – LOGIC TRONG TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI 2.1 Phóng đại khả chấp 2.1.1 Phóng đại sự vật 2.1.2 Phóng đại sự việc 2.2 Phóng đại bất khả chấp CHƯƠNG 3: CÁI LÍ CỦA SỰ PHÓNG ĐẠI VÀ LẬP LUẬN THEO LOGIC PHI HÌNH THỨC TRONG TRUYỆN CƯỜI... Phóng đại bất khả chấp CHƯƠNG 3: CÁI LÍ CỦA SỰ PHÓNG ĐẠI VÀ LẬP LUẬN THEO LOGIC PHI HÌNH THỨC TRONG TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI 3.1 Cơ sở để xác định cái lí trong truyện cười bác Ba Phi 3.2 Lập luận và các kiểu lí lẽ trong truyện cười bác Ba Phi PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: TRUYỆN BÁC BA PHI ... cách đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng của bác Ba Phi, người đọc có thể điền vào những phần khuyết nhờ quan hệ logic (từ điều đã biết có thể suy ra điều chưa biết) Nhờ đó, các câu chuyện đã thuyết phục được người nghe 3.2.2 Các kiểu lí lẽ trong truyện cười bác Ba Phi Ngoài lí lẽ chung (lí lẽ thường) có thể áp dụng cho mọi trường hợp, lập luận trong truyện cười bác Ba Phi còn có những lí lẽ: lí lẽ gây bất... ngoài có vẻ rất logic, rất đúng bài bản lập luận, nhưng trong thực tế lại chứa đựng nhiều sai lầm” [5;273] Loại lí lẽ này xuất hiện trong rất nhiều mô hình truyện cười Đôi khi người ta cố tình dùng chúng trong những cuộc tranh luận nhưng hiệu quả không cao Chỉ cần sử dụng tư duy logic và các chứng cứ xác thực thì sẽ “lật tẩy” được lí lẽ ngụy biện Tuy nhiên, trong truyện cười bác Ba Phi, loại lí lẽ... kém hiểu biết đến mức như khờ dại Kiểu lí lẽ này tạo nên tiếng cười hiệu quả trong truyện bác Ba Phi Đây là những lí lẽ được cố ý đưa ra nhằm mục đích tạo ra tiếng cười cho người đọc, người nghe Loại lí lẽ ngây ngô có trong các truyện: Con chó săn dũng cảm, căn bệnh da cổ của tui, bắt rắn hổ,… Trong truyện “Con chó săn dũng cảm”, bác Ba Phi đưa ra những lí lẽ ngây ngô “Tám con chó mới đẻ liền nhào tới... là loại lí lẽ làm theo số đông, làm theo tập thể, được sử dụng nhiều trong cuộc sống Trong truyện cười bác Ba Phi, loại lí lẽ này chỉ tồn tại ở một số truyện: Lúa nở ngầm, hàng xuất khẩu, ven rừng U Minh thuở trước,…Các lí lẽ đưa ra đều dựa vào kinh nghiệm, lời nhận xét của rất nhiều người có mặt trong truyện qua lời kể của bác Ba Phi “…Theo đồng bào chợ nói là chúng càn ra tới Bãi Ghe rồi “quận” cho... đầu bằng một lập luận logic và hợp lí, người nghe cảm nhận được người kể rất am hiểu về loại động vật này Khi bác Ba Phi đưa ra lí lẽ là những đặc điểm của loài kì đà và việc người nghe tự lấp đầy kết đề bằng một điều xác tín (bắt kì đà rất khó khăn) nên các chi tiết của sự việc bác Ba Phi đưa ra sau đó, dễ dàng thuyết phục người nghe Cách gài bẫy dựa theo thói quen của bầy kì đà mà bác Ba dẫn dắt qua... mà bình thường chị không dám làm Bác Ba Phi cũng vậy, có thể ngày thường bác Ba không dám hoặc không thể chém được trực thăng, mặc dù rất giận vì trực thăng phá hại vườn tược nhà bác nhưng trong trường hợp phải cứu người thì việc chém trực thăng để cứu mẹ con Hai Xoài là có thể xảy ra Có thể thấy, lập luận khuyết tiền đề hoặc kết đề chiếm phần lớn số lượng truyện Ba Phi Tuy nhiên, người đọc, người nghe... có thể có một kết đề, một sự suy luận: rắn có thể tát cá, rắn ở U Minh này thiệt lớn quá cỡ Vậy, không cần bác Ba Phi phải thêm một kết đề “khi thấy rắn tát cá tui mới tin những chuyện người ta kể là có thật” mà người nghe cũng đã tin qua những chi tiết bác Ba kể Quá trình kiểm chứng tin đồn của bác Ba trong câu chuyện đã thuyết phục được người nghe Tương tự, trong truyện “Bắt kì đà…chết”, tiền đề . ĐẠI VÀ LẬP LUẬN THEO LOGIC PHI HÌNH THỨC TRONG TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI 3.1. Cơ sở để xác định cái lí trong truyện cười bác Ba Phi 3.2. Lập luận và các. da cổ của tôi) 3.2. Lập luận và các kiểu lí lẽ trong truyện cười bác Ba Phi 3.2.1. Lập luận trong truyện cười bác Ba Phi Trong cuộc sống, chúng ta

Ngày đăng: 21/03/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan