SỰ ỨNG XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN MINH - THANH ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO TỪ NĂM 1552 ĐẾN NĂM 1911 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

104 650 2
SỰ ỨNG XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN MINH - THANH ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO TỪ NĂM 1552 ĐẾN NĂM 1911       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời với một nền văn hóa lớn, rực rỡ, có nhiều đóng góp cho lịch sử nhân loại. Nền văn hóa ấy là sự hòa trộn những tinh hoa của các dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên lãnh thổ Trung Quốc. Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn là mảnh đất màu mỡ, là nơi các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa cũng như tôn giáo ngoại sinh gieo mầm và phát triển. Hiện nay, trên đất nước Trung Quốc tồn tại 5 tôn giáo lớn bao gồm: Phật giáo, Tin Lành giáo, Công giáo, Islam giáo và Đạo giáo “với khoảng 100 triệu tín đồ”[11;59], cùng với đó là rất nhiều các hình thức tín ngưỡng bản địa. Tuy thời điểm du nhập vào Trung Quốc không đồng nhất, song các tôn giáo ngoại sinh cùng với những tôn giáo, tín ngưỡng bản địa đã cùng tồn tại, phát triển tương đối hòa bình và trong một chừng mực nào đó, nó đã góp phần hình thành nét văn hóa mang đậm màu sắc Trung Quốc. Trong lịch sử, Phật giáo khi du nhập vào Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng thích nghi tuyệt vời và một sức sống bền bỉ trong lòng dân chúng. Công giáo cũng đã từng xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Đường, Nguyên và đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tín ngưỡng, văn hóa bản địa. Tuy nhiên, khi triều Nguyên sụp đổ, Công giáo lại bị tuyệt tích ở nơi đây. Từ giữ thế kỉ XVI, với vai trò tích cực của các giáo sĩ, Công giáo lại một lần nữa được truyền bá vào Trung Quốc. Khi du nhập vào đất nước có bề dày truyền thống lịch sửvăn hóa như Trung Hoa, Công giáo đã vấp phải sự phản kháng rất lớn từ phía chính quyền phong kiến bởi nó xa lạ với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân “Hoa Hạ” vốn đã thấm đẫm tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Những tôn giáo, tín ngưỡng đó đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc từ mấy ngàn năm, do đó Công giáo không dễ gì có thể nhanh chóng đâm chồi, nảy lộc ở nơi đây. Hơn nữa, khi có sự tiếp xúc giữa các tôn giáo, tất yếu sẽ nảy sinh sự va chạm giữa Công giáo với văn hóa, tín 1 ngưỡng bản địa. Vì thế, quá trình truyền bá Công giáo vào Trung Quốc là một quá trình phức tạp, kéo dài, có nhiều bước thăng trầm, song nó vẫn có được một chỗ đứng ở quốc gia này. Việc tạo dựng được một chỗ đứng trong lòng xã hội Trung Quốc bên cạnh tính lan tỏa của Công giáo, sự nhiệt thành của các giáo sỹ truyền đạo thì một yếu tố khác giữ vai trò khá quan trọng, đó là sự ứng xử của chính quyền phong kiến Trung Quốc đối với Công giáo. Hiện nay, sự ứng xử đối với tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng là vấn đề rất nhạy cảm đối với chính quyền các quốc gia tiếp nhận các tôn giáo ngoại sinh. Mục tiêu là, vừa phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân vừa đảm bảo độc lập dân tộc. Do đó, vấn đề “tôn giáo và dân tộc” luôn được đặt ra với bất cứ quốc gia nào. Lịch sử truyền bá Công giáo vào Trung Quốc là vấn đề hết sức phức tạp bởi những điều kiện lịch sử đặc trưng của quốc gia này, trong đó, cách ứng xử của chính quyền phong kiến Trung Quốc ở mỗi thời kì lại có sự khác nhau. Có thể thấy, hai chính sách cơ bản của chính quyền phong kiến Trung Quốc đối với Công giáo ở nơi đây; một là, chính sách nâng đỡ, khoan dung, chấp nhận sự du nhập của Công giáo; hai là, chính sách cấm đạo. Trước một vấn đề lớn, phức tạp song cũng rất nhạy cảm, dựa trên khả năng nghiên cứu của bản thân, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một khía cạnh rất nhỏ, đó là: Tìm hiểu sự ứng xử của chính quyền phong kiến Minh-Thanh đối với Công giáo từ năm 1552 đến năm 1911. Việc nghiên cứu, tìm hiểu sự ứng xử của chính quyền phong kiến Trung Quốc đối với Công giáo trong thời kì này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, giúp chúng ta trả lời cho các vấn đề: Quá trình du nhập Công giáo vào Trung Quốc diễn ra như thế nào? Tại sao trong thời kì đầu truyền giáo ở Trung Quốc, các giáo sỹ lại được sự ủng hộ của chính quyền phong kiến? Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong ứng xử với Công giáo của chính quyền phong kiến Minh-Thanh ? 2 Trên cơ sở tập hợp, xử lí những tài liệu liên quan đến vấn đề Công giáo ở Trung Quốc, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề: Sự ứng xử của chính quyền Minh-Thanh đối với Công giáo từ năm 1552 đến năm 1911 làm hướng nghiên cứu cho luận văn Thạc của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tuy là vấn đề tương đối mới, song việc tìm hiểu về Công giáo Trung Quốc đã và đang được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Chúng ta có thể tìm thấy những nội dung về vấn đề Công giáo Trung Quốc qua các công trình sau: 1. Cuốn “Giáo hội Công giáo Trung Quốc” của Yến Khả Giai, (Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch), NXB Tôn giáo, 2007. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về Công giáo từ khi du nhập đến nay ở Trung Quốc. Cuốn sách cũng trình bày về quá trình truyền giáo ở Trung Quốc trong đó có thái độ của chính quyền phong kiến đối với hoạt động truyền giáo. Tuy nhiên, do trình bày về nhiều vấn đề của Công giáo ở Trung Quốc từ khi du nhập đến nay nhưng chỉ được tác giả viết ngắn gọn trong hơn 100 trang nên các vấn đề mới chỉ dừng lại ở mức độ thống kê, khái lược. Song đây chính là nguồn tài liệu quan trọng nhất giúp chúng tôi có cơ sở để nghiên cứu nội dung của luận văn. 2. Cuốn “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” (3 tập) của Cát Kiếm Hùng, NXB Văn hóa-Thông tin Hà Nội, 2003. Ở tập III, tác giả đề cập đến lịch sử triều Minh, Thanh, trong đó có trình bày về quá trình du nhập Tây học vào Trung Quốc, qua đó cũng giúp chúng ta hiểu được một phần về công cuộc truyền giáo của các giáo sỹ cũng như mối quan hệ giữa truyền giáo với quá trình Tây học ở Trung Quốc. 3. Cuốn “Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc” của Ngô Vĩnh Chính (cb) (Lương Duy Thứ dịch), NXB Văn hóa-Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Tác giả trình bày một cách khái lược các vấn đề thuộc văn hóa Trung 3 Quốc từ cổ đại đến đầu thế kỉ XX, trong đó có thời Minh-Thanh. Cuốn sách có trình bày khá rõ về sự tiếp xúc của Trung Quốc với văn hóa phương Tây. 4. Cuốn “Hành trình và truyền giáo” của Alexandre de Rhodes, (Hồng Nhuệ biên dịch) NXB Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Trong cuốn sách này, tác giả có nói về thời gian truyền giáo của mình tại Trung Quốc từ năm 1630 đến năm 1640. Hoạt động truyền giáo của ông suốt 10 năm tại đây cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự ứng xử của chính quyền nhà Minh đối với Công giáo. 5. Cuốn “Trung Quốc trên bàn cân” của Nghệ Kiện Trung, (Phạm Đình Cầu dịch), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Cuốn sách trình bày bao quát nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật. Tác giả đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh của đất nước, con người Trung Hoa, cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, ở chương XVI, tác giả trình bày về công cuộc truyền bá Công giáo ở thời kì đầu vào Trung Quốc. Mặc dù chỉ được trình bày trong một số trang, song đây cũng là những cứ liệu quan trọng để chúng ta biết rõ hơn về sự du nhập của Công giáo vào Trung Quốc trong thời Đường, Nguyên. 6. Cuốn “Giáo hội, chủ nghĩa thực dân và các phong trào độc lập dân tộc” của Ro-gie ga-ro-di, NXB Sự Thật, 1961. Tác giả đã tập trung phân tích mối liên hệ mật thiết giữa công cuộc truyền giáo và chủ nghĩa thực dân. Trong một số trường hợp cụ thể mà tác giả nêu ra để phân tích có trường hợp Công giáo Trung Quốc. 7. Cuốn “Tôn giáođời sống hiện đại”, tập 5, Võ Kim Quyên (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, 2004. Tập sách này giới thiệu toàn bộ về tôn giáo ở Trung Quốc trong đó có Công giáo. Tuy nhiên, phần viết về Công giáo thời kì mới du nhập được viết rất ngắn, chỉ tập trung viết về Công giáo trong thời kì cải cách. 4 8. Cuốn “Lịch sử văn hóa Trung Quốc”, tập 2, NXB Văn hóa-Thông tin Hà Nội, 1999. Cuốn sách dày gần 1000 trang, tập hợp nhiều bài viết của các tác giả về văn hóa Trung Quốc. Trong đó có bài viết của tác giả Trương Tuy, Phan Nại, trả lời các vấn đề: Đạo Cơ Đốc * bắt đầu tryền vào Trung Quốc từ khi nào? Tình hình phát triển của Công giáo tại Trung Quốc ra sao? Thời Cận đại, khoa học kĩ thuật của phương Tây đã du nhập vào Trung Quốc như thế nào?. Những bài viết đó cũng đã phác họa những nét cơ bản về Công giáo Trung Quốc. 9. Cuốn “Lịch sử truyền giáo” của Lê Hoàng Phu (Tài liệu lưu trữ của Viện Nghiên cứu Tôn giáo). Đây là bản viết tay của tác giả, mặc dù chỉ hơn 30 trang song đây cũng là một công trình nghiên cứu về công cuộc truyền giáo của các giáo Công giáo, mối liên hệ giữa truyền giáo và thực dân ở Trung Quốc thời Minh-Thanh. 10. Cuốn “Tôn giáo ở Trung Quốc 100 câu hỏi và trả lời” của Lữ Vân, NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội, 2003. Cuốn sách này được coi là cẩm nang để giải quyết một số thắc mắc về vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc, trong đó có vấn đề Công giáo. 11. Cuốn “Đại cương lịch sử tưởng Trung Quốc” củaVăn Quán, NXB Giáo dục Hà Nội, 1997. Cuốn sách gồm 22 chương được chia làm 4 thiên, ở thiên thứ 3 tác giả khái quát về xã hội, tưởng thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trong đó, tác giả đã phân tích và khẳng định sự thay đổi về xã hội, tưởng thời Minh-Thanh cũng chịu sự tác động của Công giáo. Điều đó cho ta thấy được vai trò của Công giáo đối với xã hội Trung Quốc. 12. Bài viết: “Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Trung Quốc” của Hải Bằng, Phúc Nguyên đăng trên tạp chí Công tác Tôn giáo số 6 năm 2011. Bài viết cũng nêu khái lược về công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc và thực trạng Công giáo Trung Quốc hiện nay. 5 * Đạo Cơ Đốc: Tên gọi khác của đạo Kitô, đạo Công giáo là một trong ba nhánh chính của Kitô giáo 13. Bài viết: “Vấn đề tiếp thu văn hóa phương Tây của Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX” của Hoàng Văn Hiến đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3, năm 2000. Bài viết này cũng giúp tác giả có được những thông tin quan trọng về giai đoạn đầu của công cuộc truyền bá Công giáo ở Trung Quốc. 14. Bài viết “Quá trình truyền bá Cơ Đốc giáovăn hóa cận đại phương Tây ở Trung Quốc” của Hương Thảo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4, năm 2007. Bài viết đã trình bày một cách khái quát quá trình truyền bá Cơ Đốc giáo vào Trung Quốc thông qua sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với phương Tây. Như vậy, các học giả Trung Quốc cũng như học giả các nước khác cũng đã dành sự quan tâm nhất định để nghiên cứu, tìm hiểu về Công giáo Trung Quốc. Song, các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến vấn đề truyền bá Công giáo và tác động củađối với văn hóa Trung Quốc. Trong khi đó, sự ứng xử của chính quyền phong kiến đối với Công giáo lại chỉ được đề cập đến một cách tản mạn, chưa hệ thống, chưa có sự đối chiếu, so sánh với các quốc gia trong khu vực để chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt. Đặc biệt, chưa lý giải vì sao lại có sự thay đổi trong ứng xử đối với Công giáo của chính quyền phong kiến Minh-Thanh. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài thì những công trình kể trên chínhsự gợi mở, là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả có cơ sở để hoàn thành đề tài của mình. 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: Một là: Quá trình du nhập đạo Công giáo vào Trung Quốc thời Minh-Thanh. Hai là: Sự ứng xử của chính quyền phong kiến Minh-Thanh đối với Công giáo từ năm 1552 đến năm 1911. - Phạm vi nghiên cứu. 6 Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình du nhập Công giáo vào Trung Quốc và sự ứng xử của chính quyền phong kiến Minh-Thanh đối với Công giáo từ năm 1552 đến năm 1911. + Năm 1552 giáo sỹ Francis Xavier là người đầu tiên tìm cách đưa Công giáo trở lại Trung Quốc sau nhiều thế kỉ vắng bóng. + Năm 1911 với cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ vương triều nhà Thanh, mở ra những điều kiện mới cho lịch sử Trung Quốc nói chung và lịch sử Công giáo Trung Quốc nói riêng. Về không gian: Luận văn nghiên cứu Công giáo ở Trung Quốc (quá trình du nhập và sự ứng xử của chính quyền phong kiến Minh-Thanh đối với Công giáo), trong đó có sự liên hệ với Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, còn kết hợp sử dụng các phương pháp, phân tích, tổng hợp, so sánh để lý giải nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong ứng xử của chính quyền phong kiến Minh-Thanh đối với Công giáo. 5. Đóng góp của đề tài. Trên cơ sở khái quát công cuộc truyền giáo của các giáo sỹ ở Trung Quốc, tác giả tập trung tìm hiểu sự ứng xử của chính quyền phong kiến Minh- Thanh đối với Công giáo từ năm 1552 đến năm 1911. Từ đó luận văn nhằm giải quyết một số vấn đề: + Các giáo sỹ Công giáo đã làm thế nào để tạo được chỗ đứng cho mình ở một quốc gia có truyền thống “Tam giáo đồng nguyên” như Trung Quốc ? + Chính quyền phong kiến Minh-Thanh đã ứng xử như thế nào đối với Công giáo? + Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong cách ứng xử đối với Công giáo của chính quyền phong kiến Minh-Thanh từ năm 1552 đến năm 1911 ?. 7 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm hai chương: Chương I. Quá trình du nhập đạo Công giáo vào Trung Quốc thời Minh-Thanh. Chương II. Sự ứng xử của chính quyền phong kiến Minh-Thanh đối với Công giáo từ năm 1552 đến năm 1911. 8 B. NỘI DUNG Chương I: QUÁ TRÌNH DU NHẬP ĐẠO CÔNG GIÁO VÀO TRUNG QUỐC THỜI MINH-THANH. 1.1. Những tiền đề cho sự du nhập đạo Công giáo vào Trung Quốc. 1.1.1. Tính lan tỏa của Công giáo. Kitô giáo ra đời vào thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, ở một vùng đất thuộc miền Đông của đế quốc Rôma. Tại đế quốc Rôma thời đó, áp bức giai cấp vô cùng nặng nề, chẳng những nô lệ bị bóc lột tàn khốc mà ngay cả tầng lớp dân tự do cũng bị dồn đến bước đường cùng. Để phản kháng, họ đã tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa, trong đó tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh của dân tộc Do Thái ở vùng Palextin. Song, vì chính quyền nhà nước chủ nô khi đó còn quá mạnh nên các phong trào đấu tranh trước sau đều bị đàn áp. Đông đảo dân chúng thuộc mọi giai tầng, với tâm trạng uất ức, mệt mỏi và tuyệt vọng, chỉ còn biết trông chờ, hy vọng sẽ có một con đường màu nhiệm cứu họ thoát khỏi mọi nỗi khổ đau. Đương thời, ở Palestine và Israel đang thịnh hành Do Thái giáo, tôn sùng và tin tưởng Giêhôva (Yahve) là vị thần chân chính, duy nhất giáng trần, cứu vớt muôn dân. Trên cơ sở của niềm tin này, lại hấp thụ những quan niệm về thiên đường, địa ngục và linh hồn bất tử lưu hành lúc đó, cùng những thuyết giáo của các nhà triết học cổ Hy-La về sự nhẫn nại, cấm dục…. mà Kitô giáo nguyên thủy dần hình thành. Như vậy, Kitô giáo được chúa Jesus-con một người thợ mộc bình dân xứ Nazareth, lập ra ở Palestine trên cơ sở thần học Do Thái và các tín ngưỡng của những địa phương thuộc đế quốc Rôma. Xuất phát là tôn giáo của những người nô lệ bị Rôma đô hộ, Kitô giáo sơ kì luôn đứng về những người nghèo, những người bị áp bức, thậm chí họ còn công khai kêu gọi trả thù kẻ thống trị họ. Song cùng với việc truyền bá rộng rãi tôn giáo này, nhiều người thuộc tầng lớp giàu có cũng chủ động trở thành tín đồ của nó. “Bất kể số lượng người theo đạo 9 [...]... các giáo sỹ đã có những phương cách tiếp cận khá linh hoạt để đưa tôn giáo này thâm nhập và phát triển Quá trình du nhập của Công giáo vào Trung Quốc dưới thời phong kiến Minh- Thanh chính là biểu hiện cụ thể tính lan tỏa của tôn giáo này ở nơi đây 1.1.2 Trung Quốc - một địa bàn hấp dẫn cho công cuộc mở rộng “nước Chúa” của giáo hội Công giáo sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây Từ khi... phát triển Giáo hội Rôma trở thành chúa phong kiến lớn nhất, giàu có nhất ở Tây Âu Đến năm 756, giáo hội đã có lãnh thổ riêng, lập nên một nhà nước Kitô giáo độc lập Như vậy, từ chỗ là tôn giáo của người nghèo giờ đây Kitô giáo đã trở thành tôn giáo của người giàu, thành công cụ của giai cấp thống trị Lịch sử đã cho thấy rằng, từ khi giáo hội Rôma trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh... nổi tiếng hơn cả là các học giả Từ Quang Khải, Lý Chi Tảo và Dương Đình Quân Do công lao của họ đối với công cuộc truyền bá Công giáo ở Trung Quốc, nên được gọi là “Ba thạch trụ của Giáo hội Công giáo vào triều Minh .[13;20] Từ Quang Khải (156 2-1 633) sinh tại Từ Gia Hối, Thượng Hải Ông được xem bức Sơn hải dư địa toàn đồ lúc còn trẻ và rất ngưỡng mộ Matteo Ricci Năm 1600, ông đến Nam Kinh để nghiên... tộc Năm 19 tuổi, Ricci tham gia Dòng Tên, ông được học thần học, thiên văn học, toán học dưới sự hướng dẫn của giáo sư, linh mục Chritopher Clavius danh tiếng Matteo Ricci còn được bạn học coi là một thiên tài toán học Sau khi làm linh mục năm 1577, ông xin đi truyền giáo ở Viễn Đông Năm 1582, ông đến Trung Quốc, cùng với ông còn có các nhà truyền giáo khác Ricci và Valignani cùng đến Triệu Khánh năm. .. hóa bản địa bằng việc sử dụng tiếng bản xứ trong hoạt động lễ nghi Công giáo 1.2.3 Hoạt động truyền giáo của các giáo Trung Quốc Việc các nhà truyền giáo Dòng Tên thời đó cảm kích trước văn hóa Trung Quốc được giới quan lại và phu Trung Quốc nể trọng Đáp lại, họ làm cho công việc của các giáo truyền giáo được dễ dàng hơn Một số còn bị cuốn theo lời dạy của giáo hội Công giáo nên đã được rửa... tôn giáo lớn trên thế giới, trong quá trình lan tỏa, cùng lúc với sự truyền bá đức tin còn có vai trò truyền tải văn hóa nội sinh của tôn giáo đó cũng như văn hóa của cộng đồng sản sinh ra nó Bởi vậy, phong trào truyền giáo đã đóng một vai trò không nhỏ trong lịch sử văn hóa thế giới không hẳn do nó đem tôn giáo đến với các dân tộc bản địa mà chủ yếu là do phổ biến một số thành tựu của nền văn minh. .. giáo triết học tại trường đại học này Năm 1537, ông được phong linh mục rồi được phái đi truyền giáo ở vùng Đông Á Tháng 4 năm 1541, Xavier xuất phát từ Lisbon để đến Ấn Độ Trong suốt 10 năm truyền giáo (154 2-1 552) ông đã đến được nhiều nơi, như Ấn Độ, Macao, Nhật Bản Công cuộc truyền giáo tại đây khá thành công khi ông sử dụng tiếng Nhật để giảng đạo Không dừng lại ở đó, ông còn muốn đến Trung Quốc... nguồn gốc từ bên ngoài là Phật giáo và Hồi giáo như đã tình bày trên đây là cơ sở để chúng ta khẳng định rằng: Người Trung Quốc có thái độ cởi mở, ôn hòa khi tiếp nhận các luồng văn hóa, tôn giáo ngoại sinh Đó sẽ là một tiền đề thuận lợi cho sự du nhập Công giáo vào đất nước rộng lớn này ở giai đoạn muộn hơn 1.2 Công cuộc truyền giáo dưới triều Minh (từ năm 1552 đến năm 1644) 1.2.1 Công giáo xuất hiện... sở cho sự xác lập vị trí của nó dưới thời Minh Đa số các học giả Trung Quốc đều khẳng định Công giáo xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc vào năm đầu đời Đường, dựa theo tấm bia “Đại Tần Cảnh giáo lưu hành Trung Quốc bi”, đào thấy năm 1625 ở Tây An, do các giáo sỹ Cảnh giáo lập vào năm 871 Xét về mặt giáo lý, Cảnh giáo là một dòng của Kitô giáo phương Tây Triều Đường đã có sự giao lưu, tiếp xúc với Ba Tư... hưởng của phương Tây giờ đây bắt đầu thâm nhập Trung Quốc Với nhiều lý do chủ quan và khách quan, Công giáo đã không còn được truyền bá ở nơi đây cho đến trước khi có sự xuất hiện của giáo sỹ Francis Xavier (năm 1552) Song chính sự có mặt của Công giáo trong các triều đại trước đã giúp cho nó, một lần nữa, lại được đâm chồi, nảy lộc và phát triển mạnh mẽ dưới triều Minh 1.2.2 Hoạt động truyền giáo của

Ngày đăng: 20/03/2014, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan