Tiêu chuẩn xả thải cho các nước đang phát triển: kết hợp các phương pháp dựa trên công nghệ và chất lượng nước

17 549 0
Tiêu chuẩn xả thải cho các nước đang phát triển: kết hợp các phương pháp dựa trên công nghệ và chất lượng nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Tiêu chuẩn xả thải cho các nước đang phát triển: kết hợp các phương pháp dựa trên công nghệ và chất lượng nước

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN  BÀI TIỂU LUẬN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Giáo viên bộ môn: TS. Nguyễn Hồng Quân Học viên: Nguyễn Trần Thu Hiền (1280100039) Nguyễn Thị Tú Quyên (1280100068) Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013 Tiêu chuẩn xả thải cho các nước đang phát triển: kết hợp các phương pháp dựa trên công nghệ chất lượng nước A.M.J. Ragas 1 , P.A.G.M. Scheren 2 , H.I. Konterman 2 , R.S.E.W. Leuven 1 , P. Vugteveen 1 , H. Lubberding 3 , G. Niebeek 4 PBM Stortelder 4 1 Khoa Nghiên cứu Môi trường, Đại học Nijmegen, PO Box 9010, 6500 GL Nijmegen, 2 Royal Haskoning, P.O. Box 151, 6500 AD Nijmegen, 3 UNESCO-IHE, Viện nước, Delft, 4 RIZA, Viện Quản lý nước xử lý nước thải, Lelystad, Hà Lan Từ khóa: tiêu chuẩn xả thải; mục tiêu chất lượng môi trường, chất lượng nước Tóm tắt Tại nhiều nước đang phát triển, việc thiết lập tiêu chuẩn xả thải còn hạn chế. Các tiêu chuẩn này thường quá khắt khe vì dựa theo tiêu chuẩn của các nước phát triển hoặc quá lỏng lẽo nên không đảm bảo an toàn cho nhu cầu sử dụng nước. Để xác định một công cụ thiết lập tiêu chuẩn xả thải phù hợp với nhu cầu có lợi cho các nước đang phát triển, các công tác quản lý chất lượng nước tại Mỹ, các nước EU, Cộng đồng quốc gia mới độc lập (NIS) Philippines được phân tích so sánh. Bốn tiêu chí (bảo vệ môi trường, khả năng kỹ thuật, tính khả thi về kinh tế công cụ thể chế) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của các công tác này tại các nước đang phát triển. Có thể kết luận Công cụ kết hợp tiêu chí dựa trên tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQSs) tiêu chí công nghệ hiện có tốt nhất chi phí thấp (BATNEEC) là công cụ tốt nhất để thiết lập tiêu chuẩn xả thải nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước với chi phí giá cả phải chăng. 1. Giới thiệu Nước là nguồn gốc của sự sống. Hội nghị Thế giới về phát triển bền vững gần đây tại Johannesburg (United Nations, 2002) khẳng định nước sạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển con người. Mục tiêu chung của Chương trình nghị sự 21 (United Nations, 1992) đối với nước ngọt là: " đảm bảo nguồn nướcchất lượng tốt được duy trì cho toàn bộ dân số của hành tinh này, đồng thời vẫn đảm bảo chức năng thủy văn, sinh học hóa học của các hệ sinh thái, thích ứng với các hoạt động của con người trong giới hạn cho phép của tự nhiên chống các bệnh có liên quan đến nước ". Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng mức độ ô nhiễm có xu hướng ngày càng tăng theo quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế hội, khi quá trình phát triển tạo một lượng vật chất đủ sẽ 1 thúc đẩy sự kiểm soát đáng kể ô nhiễm. Mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thu nhập bình quân đầu người ô nhiễm môi trường được gọi là đường cong Kuznets môi trường (EKC; Grossman Krueger năm 1992; Rothman De Bruyn, 1998). Đối với nhiều nước đang phát triển, việc giải quyết sự gia tăng ô nhiễm vẫn chưa thực hiện được sẽ cần rất nhiều thời gian để có đủ khả năng kiểm soát hiệu quả ô nhiễm. Để ngăn chặn kịch bản như vậy, các giải pháp mới sáng tạo rất cần thiết để giảm mức độ ô nhiễm bảo vệ chất lượng nướccác nước đang phát triển. Một công cụ khả thi để kiểm soát ô nhiễm nước là thông qua việc xác định, áp dụng thực thi các tiêu chuẩn nước thải đối với việc xả thải (Konterman et al., 2003). Hiện nay, tại hầu hết các nước đang phát triển đều áp dụng một bộ các tiêu chuẩn xả thải. Tại nhiều quốc gia, các tiêu chuẩn này được sao chép từ các nước phát triển. Trong điều kiện kinh tế không thuận lợi hiện đang phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển, các chi phí liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn nước thải nghiêm ngặt như vậy thường vượt quá khả năng chi trả của người gây ô nhiễm. Mặt khác, tiêu chuẩn nước thải lỏng lẽo không đảm bảo tính an toàn cho các mục đích sử dụng nguồn nước. Ngoài ra, công cụ thể chế để thực hiện kiểm soát tiêu chuẩn xả thải thường không đầy đủ, dẫn đến kết quả là các tiêu chuẩn xả thải không có hiệu lực. Do đó, việc áp dụng một công cụ thích hợp cho các công tác bảo vệ chất lượng nước, phù hợp với kinh tế công cụ thể chế có sẵn rất quan trọng. Chương trình liên kết giữa Bộ Giao thông vận tải Hà Lan, Công ty Công trình công cộng quản lý nước đã đề xuất một nghiên cứu nhằm phát triển một chiến lược hiệu quả để thiết lập tiêu chuẩn xả thải có khả năng hạn chế tối đa rủi ro môi trường, với chi phí phù hợp (Konterman et al., 2003). Theo tài liệu công bố các kết quả của nghiên cứu này, các công cụ nhấn mạnh việc thiết lập tiêu chuẩn xả thải được kế thừa từ các phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế thể chế có liên quan. Các phân tích được minh họa bằng một bản tóm tắt các công tác quản lý nước hiện tại trong Liên minh châu Âu, Mỹ, Cộng đồng quốc gia mới độc lập (NIS) Philippines. Sự phù hợp của các công tác này đối với các nước đang phát triển được đánh giá theo bốn tiêu chí: bảo vệ môi trường, tính khả thi công nghệ, tính khả thi về kinh tế công cụ thể chế. Cuối cùng, tiêu chí để đưa ra tiêu chuẩn xả thải được trình bày đã phù hợp với các phương tiện nhu cầu của các nước đang phát triển như sau. 2. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm Có hai hướng cơ bản khác nhau để kiểm soát ô nhiễm môi trường, đó là nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nguyên tắc theo khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận (Ragas, 2000). Nguyên tắc phòng ngừa giả định rằng tất cả các áp lực môi trường đều có hại cần được ngăn chặn bất cứ khi nào có thể. Nguyên tắc theo khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận giả định rằng môi trường có thể đối phó với một lượng ô nhiễm nhất định. Vấn đề đặt ra là để hạn chế ô nhiễm đến mức độ 2 không xảy ra các tác động tiêu cực. Cả hai nguyên tắc này được nêu trong hai công cụ khác nhau để thiết lập tiêu chuẩn xả thải: • Công cụ kỹ thuật tập trung vào công tác phòng chống giảm phát thải tại nguồn (tức là nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm), sử dụng các công nghệ xử lý tốt nhất các trang thiết bị sẵn có. • Công cụ mục tiêu chất lượng môi trường (EQO), tức là khả năng tự làm sạch các chất gây ô nhiễm của nguồn nước tiếp nhận xả thải, trong đó tiêu chuẩn xảc thải được xác định bằng cách không vượt quá các EQO. Mối quan hệ giữa các công cụ công nghệ công cụ mục tiêu chất lượng môi trường là chủ đề của cuộc tranh luận quốc tế (Jirka năm 1992; Stortelder Van de Guchte năm 1995; OECD, năm 1996; Kraemer, 1996). Có 2 xu hướng đến nay vẫn chưa thống nhất giải quyết đó là lựa chọn thay thế (loại bỏ) công cụ nào. Trong công cụ kết hợp này, các tiêu chuẩn xả thải từ công cụ kỹ thuật thường được xem là yêu cầu hàng đầu tối thiểu được áp dụng nếu không đáp ứng được EQSs. Trong thực tế, hầu hết các nước Tây Âu Mỹ đã tăng giảm mức độ kết hợp công cụ kỹ thuật cộng cụ EQO khi đánh giá xả thải vào nước mặt. Theo Chỉ thị Khung Châu Âu về nước (WFD, EU, 2000), công cụ kết hợp được ủng hộ (Konterman et al, 2003.). Mối quan hệ giữa công cụ được trình bày trong Hình 1. Hình 1. Sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa các công cụ kỹ thuật công cụ EQO. 3. Tính khả thi về công nghệ / các cân nhắc Cả hai công cụ dùng để kiểm soát điểm xả thải vào nước mặt chủ yếu dựa vào giá trị giới hạn phát thải (ELVs) hoặc giới hạn lưu lượng, mà một trong hai dựa trên những thành tựu kỹ thuật (BAT) hoặc mong muốn môi trường (tức là dựa trên EQSs). 3 NGUỒN THẢI NƯỚC MẶT Công cụ EQO Công cụ công nghệ Giá trị giới hạn xả thải trong công cụ kỹ thuật (comm. Scheren, Niebeek) Hầu hết các quy định về xả thải trong công cụ kỹ thuật được phân theo các loại nguồn xả khác nhau. Đối với từng loại nguồn xả sẽ áp dụng một bộ tiêu chuẩn ngành hoặc quy định xả thải riêng. Các tiêu chuẩn này thường được thể hiện dưới dạng các giá trị giới hạn phát thải (ELVs). Điều này cho thấy việc nắm rõ về quy trình sản xuất kỹ thuật xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc để tính toán tiêu chuẩn xả thải trong công cụ kỹ thuật. ELVs thường được thể hiện như tiêu chuẩn pháp luật quy định tối thiểu cho phép xả thải hoặc có thể là nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau quá trình xử lý, hoặc có thể là tải lượng ô nhiễm môi trường trong một đơn vị thời gian hay quy trình sản xuất. Ngoài ra, nó có thể được thể hiện như một đặc điểm kỹ thuật của công nghệ xử lý nước thải được áp dụng. Mặc dù thuật ngữ công nghệ hiện có tốt nhất hàm ý tiêu chuẩn nước thải xây dựng dựa trên những công nghệ khả thi nhưng việc cân nhắc kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định tiêu chuẩn BAT. Thuật ngữ phương tiện thực tiễn tốt nhất (BPM) hoặc công nghệ hiện có tốt nhất không bao gồm chi phí cao (BATNEEC) nhấn mạnh sự tham gia của những cân nhắc kinh tế. Hơn nữa, tiêu chuẩn xả thải trong công cụ kỹ thuật có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Theo thời gian sẽ hình thành công nghệ xử lý mới tốt hơn. Điều này thể hiện rằng các tiêu chuẩn xả thải trong công cụ kỹ thuật cần được cập nhật một cách thường xuyên. Tiêu chuẩn xả thải dựa trên công cụ kỹ thuật có thể khác nhau đáng kể giữa các cơ quan quản lý. Để minh họa điều này, Hình 2a cho thấy kết quả của một nghiên cứu so sánh tải lượng chất ô nhiễm tối đa cho phép đối với một nhà máy chế biến 1.000 tấn Cadmium mỗi năm để sản xuất chất nhuộm cadmium sunfua, áp dụng các quy định dựa trên công nghệ của Vương quốc Anh, Mỹ, Đức EU. Những khác biệt này có thể được giải thích bằng giá trị khác nhau của những cân nhắc kinh tế số năm ban hành (ragas Leuven, 1999). Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Mục đích của việc thiết lập EQSs là để bảo vệ hoặc đảm bảo chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau (nước sinh hoạt, nước uống thủy sản). Ví dụ, chất lượng nước tối thiểu được xác định cho tất cả các dòng sông được áp dụng để bảo vệ các chức năng cụ thể. EQS chỉ ra mức chất lượng tối thiểu được duy trì để ngăn chặn các tác động xấu không thể chấp nhận trên hệ thống. Đó là một đặc điểm kỹ thuật có định lượng mang tính trừu tượng như "phát triển bền vững" hay "bảo vệ sức khỏe con người hệ sinh thái". EQS có thể có các hình thức khác nhau, ví dụ mức độ tập trung, chỉ số toàn vẹn sinh học hoặc biện pháp độc tính. Điều quan trọng là xác định không gian rõ ràng (Haans et al., 1998), tức là phần nào của nguồn nước sẽ áp dụng. Sự thiếu sót sẽ hạn chế việc thực hiện (Jirka et al., 2004). 4 Việc thực hiện kỹ thuật của EQSs trong quá trình quản lý chất lượng nước bao gồm hai giai đoạn quan trọng (DCIW, 2000): 1. Định lượng EQOs trong một tập hợp hữu hình của Tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQS); 2. Xác định tiêu chuẩn nước thải cho việc xả thải riêng lẻ dựa trên EQSs, thông qua những đánh giá. Bước 1: Định lượng EQOs vào EQSs Bước đầu tiên để hình thành EQSs là việc thành lập các mức độ bảo vệ mong muốn cho các đối tượng tài nguyên cần phải được bảo vệ để chống lại các tác động của ô nhiễm nước (ví dụ con người, hệ sinh thái, các loài cụ thể hoặc chức năng nhất định của nước như nước dùng cho sinh hoạt). Bước này có thể bao gồm nhiều chọn lựa quy phạm khác nhau tùy thuộc vào các chính sách. Sự lựa chọn khác nhau có thể dẫn đến EQSs khác nhau. Giữ các cân nhắc đặc trưng về vị trí hệ sinh thái, đây là một lý do quan trọng cho sự khác biệt EQSs giữa các quốc gia (Haans cộng sự, 1998; Ragas, 2000). Một khi các mức độ bảo vệ được thành lập, sẽ hình thành các EQSs thực tế. Bước này đặc trưng trong tự nhiên. Mục đích là tạo liên hệ với sự hiện diện của ô nhiễm nguồn nước nhằm biểu hiện các tác động phụ trong hệ thống nước. Đối với mỗi đối tượng tài nguyên được bảo vệ, cần hình thành các EQSs riêng biệt. Do đó, chúng có thể được tích hợp vào một tập hợp các EQSs để bảo vệ tất cả các đối tượng tài nguyên. Trong thực tế, EQSs thường dựa trên sự phân công chức năng của hệ thống nước, theo đó tập hợp EQS riêng biệt sẽ được xác định cho mục đích sử dụng nguồn nước như dùng cho sinh hoạt, nước uống thủy sản, hoặc cho các giá trị sinh thái đặc trưng. Hơn nữa, cần lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, giá trị thời gian nguồn tài nguyên hạn chế đòi hỏi quản lý chất lượng nước cần thiết lập ưu tiên, trong đó cần ưu tiên cho những biện pháp chính sách nhằm cải thiện chất lượng nước một cách hiệu quả nhất. Ưu tiên xác định các lựa chọn quan trọng như số lượng loại hóa chấttiêu chuẩn được thiết lập, cũng như sự phức tạp của công nghệ sử dụng để quản lý chất lượng nước, bao gồm việc xác định giám sát EQS (ragas năm 2000 của EQS; Scheren cộng sự, 1998, 1999 & 2004). Bước 2: Xác định tiêu chuẩn nước thải thông qua đánh giá xả thải Mục đích chính của quy trình đánh giá xả thải là đảm bảo nước thải không ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nước tiếp nhận. Dự báo chất lượng nước trong tương lai dựa trên mức ô nhiễm môi trường hiện tại các biện pháp kiểm soát tương lai, so sánh với tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQSs) nếu cần thiết, thiết lập giới hạn phát thải bổ sung (ELVs). Hình 3 là sơ đồ trình bày quy trình đánh giá xả thải. Các thành phần cơ bản là (1) EQSs, (2) một mô hình chất lượng nước, (3) dữ liệu đầu vào. Cốt lõi của quy trình đánh giá xả thải là mô hình chất lượng nước. Mô hình này có thể là một tập hợp các phép toán đơn giản mô hình máy tính phức tạp (ragas et al., 1997). Nó sử dụng các dữ liệu từ nguồn nước tiếp nhận, xả thải dự kiến các dự đoán chất lượng nước khác 5 (trong tương lai). Chất lượng nước được dự đoán (PWQ) sẽ so sánh với EQSs có sẵn. Nếu nó vượt quá, chất lượng nước trong tương lai được coi là không thể tiếp nhận giới hạn phát thải bổ sung cần được áp dụng đối với việc xả thải. Các tính toán của mô hình chất lượng nước được đảo ngược để lập ra chuẩn nước thải tương thích với các EQSs. Sự phát triển thực hiện một quy trình đánh giá xả thải bao gồm một loạt các quy phạm cân nhắc thực tế có quan hệ với nhau chặt chẽ: • Làm thế nào giải quyết với nhiều nguồn xả thải? • Làm thế nào giải quyết với khu vực đang xáo trộn? • Làm thế nào giải quyết với sự biến thiên thời gian trong hệ thống xả thải? • Làm thế nào giải quyết với sự trao đổi chất giữa các đơn nguyên? • Làm thế nào giải quyết với các độc tính hỗn hợp? • Làm thế nào giải quyết với sự mất ổn định? Những vấn đề căn bản này không nhất thiết áp dụng cho tất cả các loại xả thải trong cùng khu vực. Đối với các chất ô nhiễm thông thường như BOD, Nitơ Phốt Pho, vấn đề căn bản là phân bổ tải lượng chất thải trong nhiều nguồn thải, dung sai của một vùng xáo trộn giải quyết các biến thiên thời gian trong hệ thống xả thải. Các chất ô nhiễm độc hại như kim loại các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POP), sự trao đổi chất giữa các đơn nguyên, độc tính hỗn hợp tác động độc hại cấp tính trong khu vực xáo trộn cũng rất quan trọng. Hình 2b cho thấy các tác động có thể có về tiêu chuẩn nước thải dựa trên các EQO. Tải lượng cadmium tối đa cho phép được tính cho các nhà máy sản xuất thuốc nhuộm, có áp dụng mô hình chất lượng nước, dữ liệu đầu vào EQSs được quy định bởi các cơ quan quản lý khác nhau gồm có Đức, Anh, Hà Lan Mỹ. B 0.0 740.0 22.1 89.6 174.0 55.8 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 800.0 NWCM (D) MCARLO (UK) DMZ (NL) PSF (USA) STREAMIX (USA) CORMIX (USA) kg Cd / year A 150.0 15.8 63.1 26.0 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 800.0 Germany UK European Union USA kg Cd / year 6 Hình 2. So sánh tải trọng cadmium cho phép ở các nước khác nhau dựa trên: (a) các tiêu chuẩn dựa trên công nghệ, (b) Tiêu chuẩn dựa trên EQO. Hình 3. Trình bày sơ đồ quy trình đánh giá xả thải (PWQ = chất lượng nước được dự báo, EQS = Tiêu chuẩn chất lượng môi trường, ELV = Giá trị giới hạn phát thải) 4. Tính khả thi về kinh tế Về mặt kinh tế, cả hai phương pháp xác định tiêu chuẩn nước thải đều có ưu điểm nhược điểm. Trước hết, chi phí đầu tư chi phí vận hành để thực hiện điều hành của phương pháp EQO đòi hỏi cao hơn so với phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ. Cụ thể, EQSs đòi hỏi một phương pháp phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều dữ liệu, mô hình hóa các hoạt động giám sát hơn phương pháp có công nghệ đơn giản. Mặt khác, các tiêu chuẩn dựa trên phương pháp EQO được liên kết trực tiếp để xác định một số giá trị sử dụng nước (cung cấp sinh hoạt, thủy sản, đa dạng sinh học, ). Trong đó mục tiêu là để đảm bảo "tăng lợi nhuận" (không nhất thiết thực hiện mục tiêu chất lượng nước giá trị sử dụng kèm theo lợi ích kinh tế có liên quan). Khi áp dụng các tiêu chuẩn dựa trên công nghệ, trong trường hợp quá khắt khe (phát sinh chi phí cao) để thực hiện các giá trị sử dụng nước mong muốn, hoặc quá lỏng lẻo sẽ dẫn đến tình huống nhất định là giá trị kinh tế của nước không được thực hiện. Theo nhận xét này, cần đánh giá trên cơ sở từng trường hợp để đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên EQO hoặc cách tiếp cận dựa trên công nghệ, hoặc có thể kết hợp cả hai để tạo hiệu quả kinh tế từ góc độ người gây ô nhiễm. 7 Thông tin xả thải Thông tin hệ thống Các quá trình xả thải khác Mô hình chất lượng nước (Forward) PWQ EQS EQS Thông tin hệ thống Các quá trình xả thải khác Mô hình chất lượng nước (Reversed) ELV OK ≤ > 5. Công cụ thể chế Khuôn khổ pháp lý để quản lý chất lượng nước bao gồm các điều kiện thủ tục đảm bảo các các quy tắc hoạt động, thực hiện mục tiêu chính sách được thông qua bởi các nhà chức trách. Theo quy định, các văn bản pháp luật như luật, nghị định, nghị quyết, hướng dẫn, tiêu chuẩn các công cụ kinh tế rất cần thiết để thiết lập các khung hình phạt hình phạt được áp dụng khi không tuân thủ quy định. Để giảm thiểu ô nhiễm đến mức mong muốn, cách thức quy định rất quan trọng. Pháp luật cung cấp khuôn khổ nhưng các phương tiện quy định xác định hiệu quả đối với ngành công nghiệp (D'Arcy Frost, 2001). Ưu đãi thị trường hoạt động tự nguyện của tư nhân xác định một số tùy chọn điều chỉnh phổ biến. Lệnh các quy định kiểm soát đề cập trực tiếp đến tiêu chuẩn, bao gồm các giới hạn định lượng về mức độ ô nhiễm đặc điểm kỹ thuật công nghệ. Ưu đãi thị trường liên quan đến công cụ kinh tế như thuế, lệ phí, các khoản trợ cấp giấy phép thị trường. Ở các nước đang phát triển, quy định quản lý mới thường không thể thực thi các tiêu chuẩn xả thải thông thường ở cấp nhà máy. Nhiều nhà quản lý nhận ra rằng các tiêu chuẩn như vậy là không hiệu quả bởi vì nó đòi hỏi tất cả các nhà máy gây ô nhiễm phải cùng điểm xuất phát, bất kể chi phí xử lý và điều kiện môi trường địa phương (Ngân hàng Thế giới, 1999). Tuy nhiên, chiến lược thị trường không chỉ định việc sử dụng bất kỳ công nghệ kiểm soát ô nhiễm đặc biệt nào mà thay vào đó chúng cung cấp cho người gây ô nhiễm sự linh hoạt thúc đẩy tìm ra phương tiện hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu kiểm soát ô nhiễm (O'Shea, 2002). Do đó công cụ kinh tế sẽ là công cụ hứa hẹn để kiểm soát ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Một ví dụ về ưu đãi tài chính là tính phí cho mỗi đơn vị gây ô nhiễm khí thải. Ứng dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đã được công nhận đạt thành công. Theo kết quả từ các chương trình ở Colombia, Trung Quốc Philippines cho thấy, nhiều nhà quản lý lựa chọn sự kiểm soát ô nhiễm khi họ phải đối mặt sự tuộc dốc, thanh toán quá nhiều cho việc phát thải khí. Hơn nữa, phí ô nhiễm không chỉ cắt giảm khí thải mà còn tạo ra doanh thu đáng kể cho cộng đồng - do đó có thể hỗ trợ cho địa phương trong việc kiểm soát ô nhiễm (Ngân hàng Thế giới, 1999). Thay đổi hành vi gây ô nhiễm có liên quan đến sự thay đổi văn hóa, trong đó giáo dục nâng cao nhận thức là điều kiện tiên quyết quan trọng. Ở các nước đang phát triển, giáo dục cộng đồng về nguồn gốc tác động của ô nhiễm môi trường có thể đẩy mạnh việc cải thiện cuộc sống của người nghèo. Người dân có thể phải chịu rất nhiều hậu quả từ khí thải gây ô nhiễm ngay cả khi ngành công nghiệp giảm cường độ phát triển, nhưng trang bị thông tin tốt, họ có thể làm việc với các cơ quan môi trường bầu các lãnh đạo chính trị có khả năng gây áp lực cho các nhà máy để hạn chế khí thải. 8 Cung cấp thông tin nâng cao nhận thức là việc sử dụng hệ thống đánh giá đơn giản để cộng đồng nhận ra các nhà máy có tuân thủ các tiêu chuẩn ô nhiễm quốc gia hay không. Bằng cách phân loại các nhà máy dựa trên lượng khí phát thải phát sóng rộng rãi các kết quả này có thể để xác định người gây ô nhiễm nghiêm trọng tạo áp lực bắt buộc họ phải xử lý. Tại Indonesia Philippines, các chương trình công bố công khai như vậy có thể hạn chế ô nhiễm với chi phí ít tốn kém (Ngân hàng Thế giới, 1999). Hiệu quả của việc kiểm soát ô nhiễm các chiến lược phòng chống phụ thuộc vào sự kết hợp của công cụ điều tiết, kèm theo việc giám sát đầy đủ sự hỗ trợ từ năng lực thể chế. Về sau, cần lưu ý rằng phương pháp tiếp cận EQO cần có kiến thức toàn diện về hệ sinh thái thủy sinh đặc biệt là ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đối với các hệ sinh thái thủy sinh. Do đó, đòi hỏi nhân viên phải có trình độ, có thể bao gồm cả các chuyên gia (nhà sinh thái học, sinh vật học hóa học), làm việc cho các cơ quan quốc gia hoặc các tổ chức, kể cả chính phủ lẫn tư nhân. Ngoài ra, khuôn khổ pháp lý cần thiết có thể phức tạp hơn, vì nó cần phù hợp với "sự bất bình đẳng của pháp luật", khi một số người gây ô nhiễm cần phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn những người khác, tùy thuộc vào vị trí của họ. 6. Kinh nghiệm tại các nước Tây Âu Mỹ Các nước thuộc khối liên minh Châu Âu EU quy định về nguồn gây ô nhiễm thông qua các Chỉ thị Phòng Chống Kiểm Soát ô Nhiễm Môi Trường Tích Hợp (IPPC; EU, 1996) Chỉ thị khung châu Âu về nước (EU, 2000). Qua việc quy định áp dụng phương pháp kết hợp, IPPC đã nhấn mạnh vai trò của công cụ kỹ thuật. Điều này có liên quan đến thực tế là rất khó xây dựng một trung tâm ứng dụng công cụ kết hợp vì yêu cầu xác định địa điểm. Tài liệu tham khảo BAT (BREFs) được soạn thảo bởi Cục IPPC châu Âu các nước thành viên được yêu cầu phải đưa vào bộ quy chuẩn khi xác định kỹ thuật tốt nhất hiện có nói chung hoặc trong trường hợp cụ thể (EIPPCB, 2004). Chỉ thị khung châu Âu về nước (WFD) quy định sử dụng công cụ kết hợp. Đối với nguồn nước, nó yêu cầu về việc sử dụng các công nghệ hiện hành để kiểm soát dòng thải là bước đầu tiên. Về mặt hiệu quả xử lý, nó yêu cầu những nơi quản lý nguồn thải không đáp ứng các mục tiêu chất lượng môi trường phải áp dụng thêm các biện pháp bổ sung. Giữa các thành viên thuộc khối EU, việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật EQO không đồng nhất với nhau (Haans et al., 1998). Tại Anh (UK), cả hai công cụ được xây dựng khá tốt, với các tài liệu phong phú, lập luận khoa học dễ hiểu, nhu cầu thông tin cao giá thành hợp lý. Mức độ đảm bảo vệ sinh cao đối các chất ô nhiễm tuân thủ theo EQS, nhưng mức độ này bị giới hạn trong trường hợp các chất không tuân thủ theo EQS các trường hợp kết hợp. Tại Hà Lan gần đây giới thiệu một quy trình đánh giá chất lượng dòng thải với nhu cầu thông tin vừa phải, mức độ đảm bảo vệ sinh hợp chi phí ước tính trung bình. (DCIW, 2000). Tài liệu hướng dẫn hỗ trợ người sử dụng vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Tại Đức, công cụ kỹ thuật (BAT) được áp dụng rộng rãi trong 9 [...]... vùng Caucasus Trung Á đã độc lập tách ra, ví dụ như, Ukraine, Kazakhstan Kyrgyzstan Chất lượng nước các quy định xả thải trong các nước khối NIS phần lớn vẫn không thay đổi so với thời Liên Xô cũ Các công ty phải có giấy phép xả thải với tiêu chuẩn xả thải Mô hình lan truyền ô nhiễm được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn xả thải theo EQSs cho hơn 1.200 chất gây ô nhiễm Những tiêu chuẩn EQSs được... của các công ty tại Laguna de Bay Bất kỳ công ty hoặc người nào xả chất thải lỏng vào khu vực Laguna de Bay cần phải đảm bảo có giấy phép của LLDA Tiêu chuẩn nước thải được dựa trên một chương trình quốc gia về phân loại chất lượng nước (DENR AO 34, năm 1990), trong đó phân loại thành năm loại nước ngọt (các cấp AA, A, B, C D) bốn loại nước biển (các cấp SA, SB, SC SD) Một tập hợp các tiêu chuẩn. .. ngăn ngừa các chất ô nhiễm có thể xử lý được Để hạch toán cho các nguồn lực hạn chế của các nước đang phát triển, các tiêu chuẩn trong BATNEEC ít nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn BAT được áp dụng tại các nước phát triển trong trường hợp khả năng tiếp nhận cuả nguồn thải cao ( Ví dụ một dòng sông lớn tiếp nhận ít nguồn nước thải) Tuy nhiên, đối với các chất ô nhiễm khó phân hủy thì tiêu chuẩn xả thải nên... hoàn toàn trên cơ sở không gây nguy hại cho người mà không tính đến tính khả thi về mặt kỹ thuật kinh tế thích hợp Kết quả là các tiêu chuẩn EQSs (xem bảng 1) tiêu chuẩn xả thải nghiêm ngặt đến mức phi lý là các tiêu chuẩn được sử dụng trong thực tế (mặc dù các tiêu chuẩn này không được quy định trong pháp luật ở một số nước, như ở Ukraine) với mục tiêu từng bước đạt được EQSs Các quy định thải này... tiêu chuẩn nước thải được xây dựng cho mỗi loại chất lượng nước Những tiêu chuẩn này giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải tối đa đối với 12 thông số thông thường 8 chất độc hại Bên cạnh việc hạn chế nước thải, các công ty được yêu cầu trả một khoản phí hàng năm cho mỗi đơn vị ô nhiễm mà họ đã xả thải Nó bao gồm một khoản phí cố định phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích xả ($ 191 - $ 573) một khoản... nữa, chất lượng nước của Laguna được giám sát bởi LLDA một cách thường xuyên Hiện tại có 13 trạm giám sát bao gồm nhiều địa điểm, thời gian các thông số khác nhau (lý hóa, vi khuẩn sinh học) Các bên liên quan được thông báo kết quả giám sát hàng tháng LLDA tài trợ cho chương trình thông qua lệ phí xả thải nhằm để giảm thiểu ô nhiễm 8 Kết luận: Biện pháp kết hợp cho các nước đang phát triển Dựa trên. .. Philippines (Khung 2) cho thấy rằng các hệ thống chính của biện pháp theo EQO được áp dụng cho khu vực Laguna de Bay Có thể kết luận từ các trường hợp nghiên cứu rằng phương pháp EQO được áp dụng mang lại thành công khác nhau ở các nước đang phát triển Nghiên cứu cho thấy các nước thuộc khối NIS gặp khó khăn trong việc thiết lập EQSs (Tiêu chuẩn xả thải) thực tế do sự thiếu công cụ thể chế nguồn lực tài... thủ theo BAT Bên cạnh đó, chất lượng nước cần được kiểm tra đối chiếu theo bộ EQS Đối với các khu vực có mức độ dòng thải vượt giới hạn, cần quy định các tiêu chuẩn xả thải nghiêm ngặt hơn Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, công cụ tuân thủ theo chất lượng nước chỉ được áp dụng trong các khu vực ưu tiên, ví dụ các khu vực hoang sơ các khu vực ô nhiễm nặng, hoặc các lưu vực có giá trị sử... tại các nước đang phát triển Tại hầu hết các nước đang phát triển, công cụ kỹ thuật được áp dụng, nhưng càng ngày càng có nhiều trường hợp các công cụ theo EQO (Mục tiêu chất lượng xả thải) Trong đề tài này, một số kinh nghiệm đặc biệt với công cụ theo EQO đã được nghiên cứu Ở các nước NIS (Khung 1) công cụ quản lý ô nhiễm theo EQO được áp dụng nhưng không mang lại nhiều hiệu quả Hơn nữa, một trường hợp. .. thiên dựa trên tải lượng ô nhiễm của nước thải Vi phạm các tiêu chuẩn nước thải sẽ bị phạt bởi Cơ quan CDO Quy định được thi hành bởi LLDA thông qua chương trình giám sát chất lượng nước thải Có khoảng 120-150 công ty trong chương trình, LLDA đã giao cho 35 nhân viên để giám sát mỗi cơ sở với tần suất bốn lần một năm Khi thu phí xả thải, LLDA sẽ thuê thêm nhân viên đưa thêm nhiều công ty vào hệ . Hồ Chí Minh, năm 2013 Tiêu chuẩn xả thải cho các nước đang phát triển: kết hợp các phương pháp dựa trên công nghệ và chất lượng nước A.M.J. Ragas 1 ,. So sánh tải trọng cadmium cho phép ở các nước khác nhau dựa trên: (a) các tiêu chuẩn dựa trên công nghệ, và (b) Tiêu chuẩn dựa trên EQO. Hình 3. Trình

Ngày đăng: 20/03/2014, 16:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 7. Kinh nghiệm tại các nước đang phát triển

  • 8. Kết luận: Biện pháp kết hợp cho các nước đang phát triển

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan