NHẬN ĐINH VỀ HỆ THỐNG SX HÀNG LOẠT (CỦA HENRY FORD) VÀ HỆ THÔNG SX TINH GỌN (CỦA TOYODASAKICHI) potx

4 623 1
NHẬN ĐINH VỀ HỆ THỐNG SX HÀNG LOẠT (CỦA HENRY FORD) VÀ HỆ THÔNG SX TINH GỌN (CỦA TOYODASAKICHI) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẬN ĐINH VỀ HỆ THỐNG SX HÀNG LOẠT (CỦA HENRY FORD)HỆ THÔNG SX TINH GỌN (CỦA TOYODA SAKICHI) Trong nền kinh tế thị trường hội nhập như ngày nay, sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt trên toàn bộ thị trường: từ chất lượng, giá cả sả phẩm đến cách thức phục vụ, thậm chí là các dịch vụ hậu mãi; khách hàng được hầu hết các doanh nghiệp đề cao chú ý hơn, không những là “thượng đế”, đối với các Công ty lớn khách hàng được xem như là đối tác cùng chia sẽ lợi ích chiến lược. Cũng chính vì lý do đó các doanh nghiệp đã đặt vấn đề “giá trị sản phẩm theo góc độ của khách hàng” làm mục tiêu trong sản xuất. Trước thời đại công nghiệp, sản phẩm hàng hóa thường được sản xuất theo phương thức thủ công đơn chiếc. Trong thời đại công nghiệp, cùng với sự ra đời của dây chuyền sản xuất công nghiệp, đồng thời xuất hiện một phương pháp tổ chức sản xuất mới là phương thức sản xuất hàng loạt . Thay vì sản xuất từng sản phẩm hàng hóa đơn chiếc qua các công đoạn sản xuất truyền thống, thì người ta tổ chức thực hiện một công đoạn sản xuất nhất định trong quy trình công nghệ để làm ra các chi tiết, bộ phận giống nhau trên hàng loạt sản phẩm cùng loại (mỗi chi tiết, bộ phận có thể xem như 1 sản phẩm). Henry Ford – người sáng lập hãng xe ô tô Ford – cha đẻ của cách thức sản xuất hàng loạt, được xem đã có công xã hội hóa ô tô tại Mỹ. Đầu những năm 1900, xe ngựa được sử dụng là phương tiện giao thông chủ yếu. Ô tô đã được biết đến, nhưng còn quá đắt, phức tạp hầu như bị người ta hoài nghi về khả năng của nó. Nhưng rồi có một người đã làm thay đổi những nhận thức đó về ô tô. Đó là Henry Ford, người đã nhìn ra cơ hội để rồi tạo ra 1 chiếc xe dành cho đại chúng. Nước Mỹ nhanh chóng tràn ngập ô tô trên đường phố khi những chiếc ô tô được Henry Ford sản xuất đại trà gia nhập thị trường với giá rẻ. Bản chất của cách thức này là sản xuất số lượng lớn sản phẩm với hiệu quả chi phí thấp. So với việc lắp ráp thủ công, dây chuyền này đã tiết kiệm thời gian sản xuất từ 12 tiếng 30 phút xuống còn 2 tiếng 40 phút. Ford đã đưa ra các phương pháp sản xuất xe với số lượng lớn quản lý công 1 nghiệp trên quy mô lớn đặc biệt là các dây chuyền lắp ráp di động, đó chính là nguyên nhân Ford luôn dẫn đầu thị trường ô tô trong nhiều thập niên liền với mẫu hàng ô tô “Model – T siêu rẻ”. Phương pháp sản xuất hàng loạt được xem như là cách mạng của cách thức sản xuất, đưa con người tiến gần hơn đến việc tối ưu hóa trong sản xuất, nó mang lại giá trị hết sức to lớn cho loài người, thậm chí đến ngày hôm nay, giá trị ấy vẫn tồn tại được áp dụng. Phương pháp sản xuất hàng loạt có chi phí cho công nhân lớn, nghĩa là chi phí cho việc đào tạo thuê công nhân có tay nghề cao. Bên cạnh đó các bộ phận sản xuất khá phức tạp gắn liền với qui trình sản xuất yêu cầu kỹ thuật cao, kéo theo việc tổ chức sản xuất thường phức tạp, sản phẩm tồn kho trong quá trình sản xuất lớn. Vấn đề đồng bộ hóa giữa các bộ phận, phân xưởng được xem là thách thức lớn gây dán đoạn trong quá trình sản xuất. Cách thức này thường phù hợp với các ngành cơ khí, điện dân dụng, dệt may, …với tính chuyên môn hóa cao, quá trình sản xuất sản phẩm tương đối ổn định, lặp đi lặp lại nên năng suất thường cao, làm giảm giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất hàng loạt không thật sự giải quyết triệt để “giá trị sản phẩm theo góc độ của khách hàng”, khi chỉ chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc sản xuất số lượng lớn sản phẩm. Cuối thế chiến II, Toyoda Sakichi, người sáng lập ra công ty kéo sợi dệt vải Toyota cũng mơ ước có thể cung cấp xe ô tô cho công chúng như giấc mơ của Henry Ford 30 năm trước đó. Cùng với cộng sự Taiichi Ohno, Ông đã đưa ra một hệ thống sản xuất hiệu quả để sản xuất ô tô có chất lượng cao – hệ thống sản xuất tinh gọn Toyota, cơ bản là loại bỏ hoàn toàn các phần dư thừa trong sản xuất. Theo như phương pháp này, mục tiêu không chỉ là hạ giá thành thông qua việc sản xuất số lượng nhiều hay ít mà vấn đề cốt lõi được xét đến là sự lãng phí. Toàn bộ chu trình sản xuất sản phẩm được đặt trên góc độ lãng phí để xem xét, tìm hiểu, phân tích, và 2 được loại bỏ. Sự dư thừa được hạn chế tối đa, bắt đầu ngay từ trước công đoạn sản xuất: vấn đề vận chuyển nguyên vật liệu tối ưu, thời gian chờ các yếu tố đầu vào làm đình trệ sản xuất, …; đến trong quá trình sản xuất: gia công, chế tạo bán thành phẩm, thành phẩm quá mức cần thiết, sản xuất sản phẩm bị lỗi, …; vẫn hiện diện trong gian đoạn hậu sản xuất: vận chuyển sản phẩm không cần thiết, tồn kho quá mức cần thiết, các động tác thừa làm hao tốn năng lượng. Sự tinh gọn, hạn chế dư thừa rất thực tiễn, không chỉ ở những nơi sản xuất mà còn ngay cả khối văn phòng. Tại phân xưởng, tận dụng các công cụ kỹ thuật để giảm chi phí thời gian sản xuất đi từ nguyên liệu thô thành các sản phẩm hoàn thiện có thể sử dụng được là điều dễ nhận thấy. Tại các phòng ban chức năng, quá trình sử dụng thông tin rút ngắn, khoảng thời gian từ khi nhận được đơn hàng của khách hàng cho đến khi giao các sản phẩm hoặc chi tiết được loại bỏ mọi dạng lãng phí. Sản xuất tiết kiệm giúp giảm được các chi phí, chu trình sản xuất các hoạt động phụ không cần thiết, không có giá trị, khiến cho công ty trở nên cạnh tranh, mau lẹ hơn đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Phương pháp tinh gọn không chỉ loại bỏ dư thừa trong quá trình tạo sản phẩm, trong toàn đơn vị, quan trọng hơn là tạo nên được văn hóa tinh gọn, con người tinh gọn trong toàn hệ thống. Điều đó đồng thời tạo động lực cho sự phát triển nhân sự tại công ty, sự tinh gọn kích thích tư duy, sáng tạo của người lao động về các sáng kiến, cải tiến trong sản xuất, thậm chí cả trong phương pháp quản lý nhằm hạn chế lãng phí, thúc đẩy lao động. Đó là hiệu quả mang tính chất xã hội to lớn. Để tạo cơ hội triệt để cho việc phát hiện loại bỏ những lãng phí này, cần thiết phải tuyên truyền thực hiện rộng khắp nhà máy, đặc biệt là chú trọng việc học bằng thực tiễn hơn là việc học trên lý thuyết. Sau 30 năm, rõ ràng Toyoda Sakichi đã được thừa hưởng rất nhiều từ tư tưởng Henry Ford trong kinh nghiệm sản xuất với cùng ước mơ về ô tô, xã hội lại được nâng thêm một bước về phương thức sản xuất không chỉ trong công nghiệp mà trên mọi lĩnh vực. Phương thức sản xuất tinh gọn thật sự mang lại sự thành công cho Toyoda nói riêng và lợi ích cho xã hội nói chung khi nhấn mạnh triết lý về “giá trị sản phẩm theo góc độ của khách hàng”, cũng bỏi vì lý do đó, Toyota trong các thập niên vừa qua luôn dẫn đầu 3 trong thị trường Ô tô trên toàn thế giới, đó là minh chứng rõ ràng nhất để các nhà lãnh đạo thành công trong tương lai để bắt đầu xây dựng cho chính mình, cho công ty và người lao động một nền Văn hóa tinh gọn. 4 . NHẬN ĐINH VỀ HỆ THỐNG SX HÀNG LOẠT (CỦA HENRY FORD) VÀ HỆ THÔNG SX TINH GỌN (CỦA TOYODA SAKICHI) Trong nền kinh tế. Taiichi Ohno, Ông đã đưa ra một hệ thống sản xuất hiệu quả để sản xuất ô tô có chất lượng cao – hệ thống sản xuất tinh gọn Toyota, cơ bản là loại bỏ hoàn

Ngày đăng: 20/03/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan