QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP pot

160 4.8K 4
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DN muốn cạnh tranh thành công thì phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào việc quản trị DN. Quản trị DN là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN, sử dụng một cách tốt nhất tiềm năng và cơ hội để thực hiện những hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. 1.1. DOANH NGHIỆP LÀ MỘT TỔ CHỨC CHẶT CHẼ: 1.1.1. Khái niệm tổ chức: Có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức, nhưng chung quy lại có thể nêu lên đặc điểm chung của tổ chức như sau: - Một tổ chức phải có nhiều người - Những người tham gia vào tổ chức với ý thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân và tập thể. - Cùng thực hiện những mục tiêu chung, cụ thể.  Quản trị tổ chức là quản trị những hoạt động phát sinh từ sự tập hợp tự giác của một nhóm người một cách có ý thức nhằm hoàn thành mục tiêu chung cụ thể. DN cũng là một tổ chức, nó cần được quản trị. Quản trị DN là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN, sử dụng một cách tốt nhất tiềm năng và cơ hội để thực hiện những hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN nhằm đạt được mực tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. Nói đến quản trị DN thường bao gồm: - Chủ thể quản trị: chủ DN và đội ngũ quản trị viên trong bộ máy quản trị DN - Đối tượng bị quản trị : gồm những người lao động với phương hướng tác động thông qua các chức năng về lĩnh vực quản trị, hệ thống thông tin và quyết định của quản trị. - Mục tiêu hoạt động của DN. Quản trị DN chính là nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn. 1.1.2. Các nguyên tắc của tổ chức: a/ Thống nhất mục đích của tổ chức: Nhà quản trị phải làm cho các thành viên thấm nhuần mục đích chung của tổ chức. Mọi người tham gia vào việc thực hiện mục đích chung vì họ cảm thấy những thỏa mãn cá nhân của họ sẽ có được từ việc đạt mục đích của tổ chức. b/ Bộ máy tổ chức phải gắn với mục tiêu và phục vụ triệt để cho thực hiện mục tiêu. c/ Hiệu quả: Bộ máy tổ chức phải được xây dựng trên nguyên tắc chuyên, tinh, gọn, nhẹ và giảm thiểu mọi chi phí. d/ Cân đối: - Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm - Cân đối giữa chức vụ và quyền hành trong bộ máy - Cân đối về công việc giữa các bộ phận với nhau. - Cân đối nhằm tạo ra sự ổn định, vững chắc trong tổ chức e/ Linh hoạt: Bộ máy của tổ chức không được cứng nhắc, cố định mà phải năng động, mềm dẻo đảm bảo dễ thích nghi và ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường. f/ Thứ bậc: Mỗi tổ chức đều có một hệ thống thần kinh của nó là “dây chuyền các nhà lãnh đạo” sắp xếp theo “chuỗi xích thứ bậc” từ trên xuống dưới. Việc quản lý diễn ra theo nguyên tắc cấp dưới nhận lệnh từ cấp trên trực tiếp và nguyên tắc “ván cầu”. 1.2. CÁC LOẠI HÌNH DN: 1.2.1. Khái niệm DN: DN là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu con người và xã hội và thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời. Theo điều 4 của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 1.2.2. Các loại hình DN: a/ Phân theo hình thức sở hữu vốn: - DN một chủ sở hữu: + DN nhà nước + DN tư nhân - DN có nhiều chủ sở hữu: (2 người trở lên). Bao gồm: công ty và hợp tác xã. + Công ty: bao gồm công ty đối nhân và công ty đối vốn  Công ty đối nhân: là công ty mà trong đó các thành viên thường quen biết nhau và kết hợp với nhau do tín nhiệm nhau, họ nhân danh mình mà kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm. Do đó, không thể chuyển nhượng phần góp tài sản của mình mà không được sự đồng ý của toàn thể thành viên. Đối với loại công ty này, các thành viên thường chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Khi một thành viên chết có thể dẫn đến giải thể công ty.  Công ty đối vốn: là công ty mà trong đó người tham gia không quan tâm đến mức độ tin cậy của các thành viên khác, họ chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Phần vốn góp này có thể chuyển nhượng hoặc đem bán trên thị trường chứng khoán. Lãi được chia tương ứng với vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp. + Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra, theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. b/ Phân loại căn cứ theo quy mô: Các chỉ tiêu đánh giá quy mô: - Giá trị tổng sản lượng - Tổng số vốn - Tổng doanh thu - Số lượng lao động - Tổng mức lãi một năm Dựa vào các chỉ tiêu trên, các nước phân loại doanh nghiệp theo quy mô khác nhau. Riêng ở Việt Nam thì phân loại DN theo quy mô bao gồm: DN lớn, DN quy mô vừa và nhỏ. DN quy mô lớn: có khoảng 500 lao động và 100 tỷ đồng tiền vốn trở lên. Dưới mức này là DN vừa và nhỏ. Tập đoàn là loại hình DN có nhiều chủ sở hữu đang được thí điểm thành lập ở nước ta theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ gồm nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau để tạo ra thế mạnh chung trong việc làm ăn với các đối tác. Các tập đoàn được hình thành dưới nhiều hình thức khá đa dạng: các doanh nghiệp cùng trên một địa bàn, các doanh nghiệp có cùng ngành nghề. CHƯƠNG 2: CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH 2.1. CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH: Đội ngũ cán bộ kinh tế của đất nước bao gồm: Cán bộ quản lý kinh tế Cán bộ quản lý ở các cơ quan QLNN về kinh tế Cán bộ quản trị kinh doanh Cán bộ chuyên môn Cán bộ lãnh đạo Nhân viên thực hiện - Cán bộ quản lý ở các cơ quan QLNN về kinh tế: đặt ra các ràng buộc về môi trường ở tầm vĩ mô (chính sách, luật pháp, quy định quản lý…) - Cán bộ quản trị kinh doanh: ở các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc các thành phần kinh tế. Bao gồm: + Nhóm cán bộ lãnh đạo quản trị: bao gồm những người đứng đầu ở các đơn vị kinh tế như: Tổng GĐ, giám đốc, chủ DN…. + Nhóm cán bộ chuyên môn: bao gồm những cán bộ chuyên sâu về từng khâu chức năng khác nhau trong quản trị kinh doanh như: cán bộ kỹ thuật, pháp lý, tài chính, thị trường… + Nhóm cán bộ nhân viên nghiệp vụ: bao gồm những người thực hiện những công việc cụ thể. [...]... kinh doanh hiện đại c Về năng lực tổ chức: Là yêu cầu quan trọng của cán bộ lãnh đạo kd Qua nghiên cứu, các chuyên gia quản lý của Đức đã cho ra kết luận: cán bộ lãnh đạo ở cấp càng cao thì yêu cầu về năng lực tổ chức đối với họ càng lớn Năng lực tổ chức thể hiện trên 3 mặt: - Tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả sxkd - Tổ chức và điều hành bộ máy quản. .. tốt mục tiêu quản lý Tâm lý học quản lý SXKD là khoa học nghiên cứu các quy luật tâm lý của các chủ thể tham gia trực tiếp và gián tiếp hoạt động SXKD như: tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể người lao động, tâm lý người quản lý, tâm lý khách hàng… c Vai trò của tâm lý học trong quản lý nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng: Mitơn Fritman- nhà kinh tế học người M - từng nhận giải Nobel về kinh tế rút... đạo - Phải am hiểu sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình phụ trách - Nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế, kiến thức kinh tế chuyên ngành, hiểu biết khoa học, công nghệ, pháp luật và thông lệ quốc tế - Có khả năng tổ chức kinh doanh - Phải biết thu hút vào đơn vị những người có năng lực kinh doanh, giao đúng người, đúng việc cho cấp dưới - Phải... bộ lãnh đạo quản trị kinh doanh: a Vai trò: Cán bộ lãnh đạo là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động sxkd Họ chính là những người góp phần thực hiện thành công đường lối phát triển kinh tế đất nước ở đơn vị sxkd, góp phần làm giàu cho đất nước b Vị trí: Những người lãnh đạo quản trị kd có vị trí quan trọng do công tác quản trị kd quy định: - Về tổ chức lao... tâm: - Phải xây dựng tập thể những người dưới quyền thành một hệ thống đoàn kết, năng động, chất lượng cao - Lãnh đạo tập thể hoàn thành các mục đích và mục tiêu đặt ra một cách vững chắc và phát triển lâu dài trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy biến động 2.1.2 Những yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo quản trị kinh doanh: a Về phẩm chất chính trị: - Trung thành với đường lối của Đảng -. .. mẽ cho cấp dưới, nhà quản trị cần đáp ứng 5 yêu cầu sau: - ược thừa nhận, đánh giá khi hoàn thành tốt công việc -Có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng, khả năng sáng tạo -Có thu nhập cao, ổn định - ược làm công việc phù hợp trong bầu không khí tâm lý tập thể thoải mái, chân tình - ược thông tin đầy đủ, kịp thời về hoạt động SXKD của DN c Tính cách và khí chất:  Tính cách: - Khái niệm: Là sự kết... lãnh đạo quản trị phải kết hợp được giữa uy quyền do vị trí, cấp bậc đem lại và phẩm chất, năng lực cá nhân Để tạo lập uy tín trong kd, người lãnh đạo cần nắm vững nguyên tắc: - Cố gắng và nhanh chóng tạo được thắng lợi ban đầu cho đơn vị - Phấn đấu tạo ra thắng lợi liên tục để gây được lòng tin và nhất trí cao trong tập thể - Biết dùng người - Đảm bảo tính công bằng, công tâm trong lãnh đạo - Sống... điều hành bộ máy quản lý của đơn vị - Xây dựng hệ thống các mối quan hệ quản lý kinh doanh tạo ra mạng lưới cung ứng, tiêu thụ cùng với các quan hệ liên doanh, liên kết, đại lý, bao tiêu, khách hàng tương đối ổn định và gắn bó Muốn vậy đòi hỏi người lãnh đạo ph i: + Có khả năng quan sát để nắm vững tình hình: thị trường, khách hàng, đối thủ, các thay đổi của cơ chế quản lý chung… + Dũng cảm, dám mạo... quan hệ giữa con người với nghề nghiệp: chú ý tới việc phát hiện, sử dụng và bồi dưỡng nhân tài, giúp cho nhà quản trị trong việc tuyển chọn, đánh giá, đề bạt cán bộ - Nghiên cứu các mối quan hệ con ngư i: + Quan hệ nhân viên với lãnh đạo + Quan hệ trong tập thể người lao động + Quan hệ giữa nhân viên với khách hàng - Nghiên cứu một số khía cạnh tâm lý trong hoạt động kinh doanh của DN: + Nhu cầu, thị... 2.2.2 CÁ NHÂN – ĐỐI TƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ: a Nhu cầu cá nhân: - Đối với nhà quản trị, nhu cầu các cá nhân là một trong các vấn đề phải được quan tâm hàng đầu Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực cơ bản thúc đẩy hoạt động của cá nhân - Theo Kovaliôp: “ Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân, các nhóm xã hội muốn có những điều kiện nhất định để sinh sống và phát triển - Dale Carnegie: “Muốn dẫn dụ ai làm . QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DN muốn cạnh tranh thành công thì phải. ngũ quản trị viên trong bộ máy quản trị DN - Đối tượng bị quản trị : gồm những người lao động với phương hướng tác động thông qua các chức năng về lĩnh

Ngày đăng: 19/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

  • PowerPoint Presentation

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • CHƯƠNG 2: CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH

  • Slide 10

  • 2.1.1. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo quản trị kinh doanh:

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan