Khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học ở Vibrio harveyi bởi enzyme AHLlactonase tái tổ hợp doc

3 509 1
Khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học ở Vibrio harveyi bởi enzyme AHLlactonase tái tổ hợp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học Vibrio harveyi bởi enzyme AHL- lactonase tái tổ hợp Trong vòng ba thập kỷ trở lại đây, các nhà khoa học đã khám phá ra quá trình “quorum sensing” như là một quá trình giao tiếp thế giới vi khuẩn, trong đó việc tổng hợp và dò tìm một loại phân tử tín hiệu thực hiện điều hòa việc biểu hiện gen. Quá trình này được chứng minh là có liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện gen mã hóa các yếu tố độc lực một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, ví dụ như Vibrio harveyi, V. parahaemolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda, Edw. ictaluri. Hệ thống quorum sensing Vibrio harveyi bao gồm ba đường dẫn khác nhau đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sáng sinh học loài vi khuẩn này. Trong đó đường dẫn thứ nhất được điều tiết bởi phân tử AHL (N-acyl homoserine lactone), một loại phân tử tín hiệu quorum sensing rất phổ biến nhóm vi khuẩn Gram âm. AHL-lactonase là một trong hai loại enzymekhả năng phân hủy phân tử AHL. Enzyme này được mã hóa bởi gen aiiA hiện diện các loài vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus spp. Có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới trong việc ứng dụng enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp như là một biện pháp kiểm soát sinh học đối với các bệnh trên cây trồng có liên quan đến quá trình tiết ra phân tử AHL. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chỉ mới có hai nghiên cứu được công bố gần đây trong việc sử dụng enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp để kiểm soát bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra trên cá chép (Chen và ctv., 2010; Cao và ctv., 2012). Trong nghiên cứu này (nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia), enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp có nguồn gốc từ gen aiiA của chủng Bacillus cereus N26.2 phân lập từ môi trường ao nuôi cá tra, được dòng hóa (clone) và biểu hiện vượt mức chủng E. coli BL21(DE3)pLysS. Enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp được khảo sát khả năng phân hủy phân tử AHL có liên quan đến độc lực V. harveyi và Edw. ictaluri, với mục tiêu lâu dài là nhằm ứng dụng enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp trong việc kiểm soát bệnh do hai loài vi khuẩn này gây ra trên tôm sú và cá tra. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu trong việc khảo sát hoạt tính phân hủy phân tử AHL, thông qua khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học vi khuẩn V. harveyi. Hai chủng V. harveyi được sử dụng: chủng hoang dại BB120 hiện diện cả ba đường dẫn quorum sensing, và chủng đột biến JMH606 chỉ hiện diện đường dẫn liên quan đến phân tử AHL. Các chủng V. harveyi được nuôi cấy lắc qua đêm trong môi trường Marine Broth, cho đến khi OD600 đạt giá trị khoảng 1,0 thì tiếp tục được pha loãng 1/5000 trong môi trường Marine Broth và phân bổ vào các giếng của đĩa nhựa 96 giếng, với thể tích 100 µl/giếng. Enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp được bổ sung vào giếng ba nồng độ (5 µg/ml, 15 µg/ml và 25 µg/ml, 6 lần lập lại/nồng độ). Cường độ phát sáng (luminescence intensity, LI) của các chủng V. harveyi nghiệm thức đối chứng (không bổ sung enzyme) và các nghiệm thức có bổ sung enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp, được đo bằng máy quang phổ Multireader apparatus Infinite M200 liên tục trong 6 giờ, với khoảng cách là 1 giờ. Kết quả cho thấy pha log của đường cong tăng trưởng của V. harveyi bắt đầu khoảng sau 4 giờ sau khi nuôi cấy. Việc bổ sung enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp ở các nồng độ khác nhau đã không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của V. harveyi, thể hiện qua giá trị OD600 không có sự khác biệt theo thời gian các nghiệm thức khác nhau. Tuy nhiên, khi đánh giá về cường độ phát sáng thì cho kết quả khác biệt giữa các nghiệm thức. Cường độ phát sáng của chủng hoang dại BB120 đã bị suy giảm một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ngay thời điểm sau 2 giờ, khi enzyme AHL- lactonase tái tổ hợp được bổ sung nồng độ 15 µg/ml hoặc 25 µg/ml (Đồ thị 2A). Tương tự, cường độ phát sáng của chủng JMH606 cũng bị ức chế có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) cùng nồng độ của enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp, nhưng chậm hơn 1 giờ. Ngoài ra, khả năng ức chế của nồng độ 25 µg/ml có khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nồng độ 15 µg/ml. Qua các kết quả thí nghiệm đã trình bày, cho thấy enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp có nguồn gốc từ gen aiiA của chủng Bacillus cereus N26.2, đã có khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học có liên quan đến độc lực loài vi khuẩn gây bệnh Vibrio harveyi. Kết quả này mở ra hướng nghiên cứu sử dụng enzyme AHL- lactonase tái tổ hợp như là liệu pháp sinh học trong việc kiểm soát bệnh do V. harveyi gây ra trên động vật thủy sản, cũng như khả năng mở rộng hướng ứng dụng đối với các loài vi khuẩn gây bệnh khác trong nuôi trồng thủy sản. Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh. 2012. Khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học Vibrio harveyi bởi enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp. Viện Nghiên cứu NTTS II. . Khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học ở Vibrio harveyi bởi enzyme AHL- lactonase tái tổ hợp Trong vòng ba thập kỷ trở lại đây,. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh. 2012. Khả năng ức chế quá trình phát sáng sinh học ở Vibrio harveyi bởi enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp. Viện Nghiên cứu NTTS II.

Ngày đăng: 19/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan