Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Daknong năm 2012 môn Địa lý pot

6 520 1
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Daknong năm 2012 môn Địa lý pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Khóa ngày 14, 15 tháng 12 năm 2010 MÔN: ĐỊA Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm). Dựa vào hình vẽ dưới đây. Anh (chị) hãy: 1) Ghi tên đầy đủ cho hình vẽ trên. Cho biết thời gian, phạm vi hoạt động, hướng và tính chất của loại gió ở hình trên. 2) Ngày 14 tháng 12 năm 2010 mặt trời lên thiên đỉnh tại đâu? Cho biết độ cao Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại Đăk Nông ( 12 0 B) vào ngày 14 tháng 12 năm 2010. 3) Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? Câu 2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Đặc điểm phân bố dân cư trên địa cầu (Đơn vị %) Khu vực Dân số Khu vực nhiệt đới Khu vực ôn đới Khu vực có độ cao dưới 500m so với mặt nước biển Vùng ven biển và đại dương ( 16% diện tích đất nổi) Châu Á, Châu Âu, Châu Phi Châu Mĩ, Châu Úc 40 58 82 50 86,3 17,7 1) Hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư thế giới theo bảng thống kê trên. 2) Chứng minh điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Câu 3. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên Việt Nam. ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 4.( 3,0 điểm ) Dựa vào Atlat địa Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày và giải thích sự phân hoá lượng mưa ở nước ta. Câu 5. ( 3,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích lát cắt địa hình C- D và rút ra đặc điểm chính của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Câu 6. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Diện tích, năng suất lúa trung bình cả năm của nước ta thời kì 1990 – 2007 Năm Chỉ số 1990 1995 2000 2005 2007 Diện tích (nghìn ha) 6042,8 6765,6 7663,3 7329,2 7207,4 Năng suất (tấn/ha) 3,2 3,7 4,3 4,9 5,0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất, sản lượng lúa trung bình cả năm của nước ta thời kì 1990 – 2007. 2. Nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa thời kì trên. Câu 7. ( 3,0 điểm ) Dựa vào Atlat địa Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích tình hình phát triển du lịch của nước ta và giải thích. HẾT Họ tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1:………………………………….Giám thị 2:……………………………………… Thí sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN ĐỊA LÍ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 3,0 đ 1.Đặt tên hình vẽ - Tên hình vẽ: gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á. - Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau - Phạm vi hoạt động: Ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á - Hướng : Chủ yếu theo hướng Đông Bắc - Tính chất của gió: Lạnh, khô 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2. Tính vĩ độ có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh và góc nhập xạ tại Đăk Nông. - Ngày 14 tháng 12 m ặt trời chuyển động biểu kiến ở NBC, từ 23/9 đến 14 tháng 12 mặt trời di chuyển trong thời gian là 81 ngày, mỗi ngày mặt trời đi được qu ãng đường là 0 0 15’ 38’’. Vậy trong 81 ngày mặt trời đi được là: 82 x 0 0 15’ 38’’ = 21 0 32’ N ( đây là vĩ độ mà mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày 14 tháng 12. - Độ cao mặt trời lúc 12 giờ trưa ( góc nhập xạ) tại Đăk Nông vào thời gian đó là: H 0 = 90 0 – φ – α ( vì MT đang ở NBC và vĩ độ cần tính là BBC) Thay số ta được: H 0 = 90 0 – 12 0 – 21 0 32’ = 56 0 28’. V ậy độ cao của Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại Đăk Nông vào ngày 14 tháng 12 năm 2010 là: H 0 = 56 0 28’ 1,0 đ 0.5 đ 0,5 đ 3. giải thích - Gió mậu dịch là gió thổi từ cao áp chí tuyến về áp thấp xích đạo ( ở BBC hư ớng gió chủ yếu là Đông Bắc- NBC Đông Nam), gió di chuyển tới các vùng có nhiệt độ c àng cao, không khí càng có khả năng chứa được nhiều hơi nước. Ví dụ 1 m 3 không khí ở 20 0 C có thể chứa đước 17,32 g hơi nước, nếu tăng lên 30 0 C thì có th ể chứa tới 30g hơi nước nên nhiệt độ càng tăng, hơi nước càng xa độ bão hoà và không khí càng tr ở nên khô. - Gió Tây ôn đới cũng xuất phát từ chí tuyến, nhưng th ổi về phí ôn đới ( ở BBC hướng chủ yếu là Tây Nam-NBC Tây Bắc). Như vậy gió Tây ôn đới có xu hư ớng thổi về vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, h ơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới trạng thái bão hoà, vì th ế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 N ỘI DUNG 2,0 đ 1) Nhận xét và giải thích - Dân cư thế giới khoảng 98% cư trú ở khu vực nhiệt đới và ôn đới, trong đó khu vực ôn đới đông hơn. Nguyên nhân ở đây có khí hậu ấm áp thuận lợi cho sản xuất và sinh sống và đặc biệt là nơi tập trung các quốc gia có nền kinh tế phát triển. 1,0 đ 0,25 đ - Dân cư tập trung ở vùng có địa hình thấp như đồng bằng, các cao nguyên thấp( 82% dân số ). Tập trung các thành phố lớn, các khu vực đông dân cư, vùng thấp khí hậu ấm áp, dễ đi lại. Vùng cao bề mặt diện tích không lớn, hiểm trở khó đi lại 0,25 đ - Vùng ven biển- đại dương cư trú 50% dân số. Vùng tiếp giáp 2 môi trường 0,25 đ đất, nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - Châu Á, Âu, Phi cựu lục địa đông dân 86,3%. Châu Mĩ, Úc tân lục địa 13,7%. Cựu lục địa khai thác định cư lâu đời, tân lục địa khai thác sau 0,25 đ 2) Ch ứng minh 1,0 đ + Những nơi có trình độ phát triển lực lượng sản xuất cao dân cư tập trung đông, ( dẫn chứng). + Tính chất nền của nền kinh tế( dẫn chứng ) 0,5 0,5 Câu 3 *Nêu đặc điểm vị trí địa lí * Nêu vai trò của vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên nước ta -Vị trí địa đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa( dẫn chứng) -Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển( dẫn chứng) -Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.( dẫn chứng) - Vị trí địa lí nước ta làm cho nước ta chịu ảnh hưởng của các kì vận động tạo núi, tạo cho địa hình nước ta nhiều đồi núi.( dẫn chứng) 3,0 đ 0,5 đ 2,5 đ 0,75 đ 0,5 0,75 đ 0,5 đ Câu 4 - Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta lớn( phổ biến từ 1000- 2000mm), song có sự phân hoá phức tạp theo thời gian, không gian Giải thích + Do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, giáp biển đã đem tới lượng mưa lớn và phân hoá theo mùa. + Do tác động của yếu tố địa hình và hình dạng lãnh thổ dẫn đến sự phân hoá theo không gian. - Biểu hiện sự phân hoá theo mùa: + Từ tháng 11 đến tháng 4 được coi là mùa khô của cả nước, lượng mưa phổ biến ở mức 200-400 mm( Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ…), trừ một phần duyên hải miền Trung có lượng mưa khá lớn, từ 800-1200 mm. Giải thích Do đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa đông có tính chất lạnh khô( đối với phía bắc, và gió tín phong nửa cầu Bắc( phía Nam) Duyên Hải miền Trung mưa nhiều do tác động của front, địa hình đón gió Đông Bắc, sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới, bão… + Từ tháng 5 đến tháng 10 được coi là mùa mưa của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 1200-1600mm, nhiều nơi mưa trên 2000 mm( dẫn chứng vùng núi cao Bắc Bộ và Tây Nguyên…). Giải thích Do đây là th ời kỳ hoạt động của gió m ùa mùa h ạ v ới tính chất nóng ẩm, 3,0 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ đem theo lượng mưa lớn - Biểu hiện phân hoá theo không gian + Tại các vùng núi cao và các sườn đón gió có lượng mưa cao trên 2000mm, đặc biệt có nơi lên đến trên 2800mm/năm( dẫn chứng) + Các khu vực khuất gió ( tại các sườn khuất gió, lòng chảo thung lũng,…) hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành ( vùng cực Nam Trung Bộ ) có lượng mưa thấp dưới 800mm/năm + Lượng mưa giữa 3 miền có sự khác nhau( dẫn chứng) 0,25 đ Điểm Câu 5 1. Phân tích lát cắt - Lát cắt C- D có tổng chiều dài khoảng 360 km( dựa vào tỷ lệ ngang của bản đồ) chạy từ biên giới Việt Trung qua núi Phanxipăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu. - Lát cắt chạy theo hướng Tây bắc- Đông Nam - Lát cắt chạy qua ba dạng địa hình chính là vùng núi, vùng đồi chuyển tiếp, và vùng đồng bằng. - Lát cắt chạy qua ba khu là khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc và khu Hoà Bình – Thanh Hoá với 8 thang bậc địa hình: 0-50m…2500-3000m.( cao nhất là đỉnh Phanxipăng 3143 m). *Khu Hoàng Liên Sơn - là miền núi cao đồ sộ nhất nước ta. - Bắt nguồn từ biên giới Việt –Trung đến bờ trái thung lũng sông Đà với chiều dài lát cắt khoảng 205 km. - Lát cắt chạy trên một nền địa hình núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao trung bình trên 2500m, độ chia cắt sâu lớn. Lát cắt chạy qua hai đỉnh núi cao của nước ta là đỉnh Phanxipăng. Qua dãy Hoàng Liên Sơn, độ cao địa hình hạ thấp dần xuống còn khoảng 500m khi lát cắt chạy đến bờ trái thung lũng Sông Đà *Khu Tây Bắc - Tổng chiều dài lát cắt chạy qua khoảng 48 km. - Nhìn chung khu địa hình Tây Bắc thấp hơn nhiều so với khu Hoàng Liên Sơn, độ cắt xẻ của địa hình cũng nhỏ hơn. - Từ bờ trái thung lũng sông Đà ở độ cao khoảng 530 m độ cao địa hình đột ngột hạ thấp xuống còn khoảng 50m khi lát cắt chạy qua lòng sông Đà. Tiếp theo lát cắt chạy qua cao nguyên Mộc Châu với đặc điểm bề mặt địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình 500-1000m, độ chia cát sâu nhỏ. Khu tây Bắc kết thúc ở rìa phía nam của cao nguyên Sơn La. *Khu Hoà Bình -Thanh Hoá - Bắt đầu từ rìa phía tây nam của cao nguyên Sơn La với tổng chiều dài lát cắt chạy qua khoảng 102 km - Đây là khu địa hình thấp nhất mà lát cắt chạy qua. 2. Rút ra đặc điểm - Đ ộ cao ( h ư ớng nghi êng ) có chi ều h ư ớng giảm dần theo chiều tây bắc - 3,0 đ 2,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ đông nam. Ở phía Tây là hệ thống núi cao, đồ sộ với độ chia cắt lớn, sau đó đến các cao nguyên với độ cao thấp dần, qua vùng đồi chuyển tiếp và cuối cùng là đồng bằng duyên hải - Độ cắt xẻ địa hình cũng giảm dần từ vùng núi phía tây bắc xuống vùng đồi chuyển tiếp và đồng bằng phía tây nam 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 6 -Tính sản lượng lương thực, lập bảng số liệu: SL = NS x DT -Xử lí số liệu: Lấy năm 1990 =100% và tính cho các năm sau với 3 chỉ số( DT, NS, SL lập bảng số liệu). - Vẽ biểu đồ( đường biểu diễn, các biểu đồ khác không cho điểm), vẽ sai biểu đồ không chấm điểm phần nhận xét - Nhận xét 0,5 0,5 1,0 1,0 Câu 7 1. Tình hình phát triển du lịch - Du lịch phát triển mạnh trong những năm gần đây: ( năm 1995 so với 2007) - Lượng du khách nội địa và quốc tế đều tăng nhanh( 3,4 và 3 lần trong vòng 12 năm) - Doanh thu du lịch tăng mạnh ( tăng 7 lần từ 8 nghìn tỷ đồng lên 56 nghìn tỷ đồng) 2. giải thích nguyên nhân a. Tài nguyên du lịch rất đa dạng, phong phú, trong đó nhiều tài nguyên du lịch được công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá của thế giới( dẫn chứng) - Tài nguyên du lịch tự nhiên: hang động bãi biển, đảo, khu bảo tồn thiên nhiên… - Tài nguyên du lịch nhân văn: các di sản di tích, lễ hội… b. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên c. Đường lối chính sách phát triển du lịch của Nhà nước: - Chính sách mở cửa, hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. - Liên kết với các công ty du lịch lữ hành quốc tế. - Khuyến khích khách du lịch quốc tế, đặc biệt là đối với Việt Kiều. d. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch - Hạ tầng cở sở( giao thông, TTLL, điện, nước) - Xây dựng nhiều cở sở lưu trú ( số lượng và chất lượng) - Đầu tư nguồn kinh phí lớn để tôn tạo, xây dựng nhiều thắng cảnh tự nhiên, di tích văn hoá lịch sử, xây dựng nhiều thắng cảnh tự nhiên, di sản văn hoá lịch sử, khu giải trí trong cả nước. - Phát triển các công ty du lịch lữ hành trong nước và quốc tế - Xây dựng nâng cấp các cơ sở lưu trú. e. Đào tạo , nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch. f. Các nguyên nhân khác( Việt Nam là điểm đến an toàn, tình hình chính trị ổn định, người dân hiếu khách…). 3,0 đ 1,0 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 2,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Khóa ngày 14, 15 tháng 12 năm 2010 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian:. Thí sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN ĐỊA LÍ CÂU

Ngày đăng: 19/03/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan