Cảm nhận về các tác phẩm trong tập Mùa hạ mãi xanh potx

4 600 0
Cảm nhận về các tác phẩm trong tập Mùa hạ mãi xanh potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cảm nhận về các tác phẩm trong tập Mùa hạ mãi xanh - Về bài “Tôi yêu Mẹ”, là một tình cảm rất thật, gần gũi. Tác giả đã lấy những kỉ niệm gắn bó với Mẹ, những sai lầm, bồng bột để viết nên một câu chuyện ghi lại dấu ấn. Liên khâm phục tác giả này ở một chỗ, chỉ là những sự việc, hành động sai lầm nhỏ trong cuộc sống mà có thể viết nên câu chuyện rất cảm động rồi từ đó nói lên tình yêu thương của mình đối vớI Mẹ. Nói chung đọc xong bài nào, Liên cũng cảm thấy buồn, hổ thẹn xen lẫn một sự khâm phục, tuy có một vài bài vẫn còn vụng về trong cách sử dụng câu nhưng ít ra họ cũng đã dũng cảm một lần nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình qua những trang văn, trang thơ, điều mà trước đây Liên vẫn chưa làm được, vẫn chưa dám sử dụng cái tôi thật sự để nói lên suy nghĩ thật của mình, mọi suy nghĩ trước đây đều được thể hiện thông qua những cái tên như: Lan, Hoa, Huệ…Vì vậy bài văn này cũng như bài Bà Ngoại đều thành công từ sự chân thành của tình cảm. - Ấn tượng về một chuyến đi: là một chủ đề mới, bài văn này không thể hiện tình cảm đối với con người, mà thể hiện tình cảm đối với 1 sự việc, 1 sự kiện xảy ra. Bài văn này có thể gọi là như một quyển sổ Nhật kí ghi lại dấu ấn về một chuyến đi. Có lẽ chuyến đi đó để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tác giả. - Bóng một mùa thu thơ Minh Huế: bài này Liên rất thích. Xuyên suốt bài thơ là một nỗi buồn, giọng thơ nhẹ mang 1 chút gì đó là sự nuối tiếc, cam chịu. Nói chung bài rất hay và ấn tượng trong phong cách sử dụng ngôn ngữ: tiếng thơ buồn nhưng mang 1 âm hưởng hồn nhiên (bài ni phải cho đến 9.5 điểm, chị Minh Huế làm bài ni hơi bị siêu). - Khoảng trời màu cánh gián truyện ngắn Hoàng Hữu Phước : chủ đề về tình phụ tử. Mới vào bài có lẽ là không ấn tượng lắm, nhưng kiên trì đọc thì cái hay mới hiện rõ lần lần. Liên thích phong cách miêu tả con người và tâm trạng con người của Phước. Phước dùng từ ngữ miêu tả con ngườI rất hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh. Diễn biến tâm trạng lại hết sức phức tạp tạo một sự hồi hộp cho người đọc khi đọc bài này. Đó cũng là một thành công. Tuy nhiên, khi mạch cảm xúc đang dồn đi lên thì bị phá vỡ một cách nhanh chóng. Giá như Phước khoan hãy để ngườI cha về sớm quá, ở phần đầu tập trung vào miêu tả diễn biến tâm trạng của cậu bé nhiều hơn để giá trị bài viết được nâng lên nhiều hơn. Từ sự lo lắng, hoảng sợ, kinh hoàng của cậu bé ngày một tăng lên thì giá trị của tình phụ tử sẽ dược đề cao lên rất nhiều. Như vậy bài viết sẽ thành công hơn. Nhưng xét cho cùng thì bài Phước trội hơn so vớI những bài khác. - Mảnh vá yêu thương: bài này có cái tên rất ấn tượng, rất độc đáo. Đối với những người yêu thương con người, thương cho những mảnh đờI bất hạnh chắc hẳn sẽ rất thích bài này nhưng ngược lại1 con người không có lòng khoan dung, thương người thì họ sẽ moi móc khuyết điểm của bài này rất ghê gớm. Đối với Liên vì cũng là đồng tình với Phước về số phận bất hạnh của ông lão nên Liên chỉ đọc, cảm nhận và hồi hộp về số phận của ông lão qua từng câu, từng chữ của Phước nên Liên cũng không để ý cách dùng từ ngữ, sử dụng nghệ thuật viết của Phước như thế nào, Liên chỉ chú ý đến nội dung thôi. Nói chung là bài này cũng hay. - Sóng và đá thơ Mỹ Lam: Bài thơ này mới đọc thì ko thấy hay vì cách sử dụng câu thơ ko tuân theo vần và luật cho lắm. nhưng khi đọc kĩ và đọc nhiều lần thì thấy nó rất hay và rất ý nghĩa. Thông qua lời nói của Đá thể hiện tâm trạng của một người về sự ra đi của người kia: buồn, cô đơn, với sự chờ mong trong vô vọng. - Biển, gió cát và chúng tôi: bài này cũng như bài Ấn tượng về một chuyến đi đều thể hiện cảm xúc của mình về một sự việc, một chuyến hành trình, nhưng bài này có khác một chút. Khi về với biển, được đùa vui cùng biển, tác giả thể hiện cảm xúc của mình đối với biển, nhưng từ đó ngụ ý sâu xa nhất của tác giả là từ tình yêu biển, để nói lên tình yêu của mình đối với “Sao Khuê”. Bài này viết theo khuynh hướng lãng mạn, trong sáng, hồn nhiên. - Sự hiểu lầm: cũng là một chủ để nói về những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Chủ đề này cũng xuất phát từ thực tế, được trải nghiệm hoặc được chứng kiến. Bài văn này mang tính thực tế và hiện thực cuộc sống, có cốt truyện, có cao trào, có thắt nút, mở nút. Cho thấy 1 thực tế cuộc sống: ko phải đứa con nào, người cháu nào cũng được sự yêu thương từ bà ngoại, bà nội và một sự hiểu lầm dù chỉ là nhỏ nhưng ảnh hưởng đến tình cảm, chút tự ái của tuổI thơ (may mà đứa bé chỉ bị những vết lằn roi chứ chưa xảy ra điều tồi tệ). - Ai ăn bắp không? Cũng là một chủ đề tương tự như Mảnh vá yêu thương. Nhưng ở bài này tác giả đã ý thức được hoàn cảnh sống của mình. Thông qua mảnh đời bất hạnh của một cô bé để ý thức được cuộc sống của mình hạnh phúc đến thế nào khi được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, để yêu cuộc sống hơn đồng thời cảm thông cho những số phận bất hạnh. . Cảm nhận về các tác phẩm trong tập Mùa hạ mãi xanh - Về bài “Tôi yêu Mẹ”, là một tình cảm rất thật, gần gũi. Tác giả đã lấy những. Liên cũng cảm thấy buồn, hổ thẹn xen lẫn một sự khâm phục, tuy có một vài bài vẫn còn vụng về trong cách sử dụng câu nhưng ít ra họ cũng đã dũng cảm một

Ngày đăng: 18/03/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan