Đề tài " Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức " pdf

35 26.6K 257
Đề tài " Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải cách hành chính. Các nội dung cải cách hành chính được Nhà nước ta xác định bao gồm: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Tất cả những nội dung này hướng vào mục tiêu chung đó là: xây dựng bộ máy hành chính ngày càng kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch. Vững mạnh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa, hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài với những nhiệm vụ cao cả, vô cùng khó khăn, phức tạp đòi hỏi Nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính; đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, công việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ. Không có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không trở thành hiện thực. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức luôn được Đảng ta quan tâm chú ý đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách cụ thể trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta có hiện tượng vừa thiếu lại vừa yếu. Một số bộ phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị, lối sống; cơ hội thực dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí đang làm suy giảm niềm tin với nhân dân và cản trở tiến trình đổi mới. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có đủ đứctài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đinh Thị Hương – QLXH 29 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức huyện ủy huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức huyện; phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế. 3. Tình hình nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều những công trình nghiên cứu về các vấn đề như: đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn mới…Đã có công trình bàn về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhưng chưa thật sự đi sâu vào vấn đề để nghiên cứu. Do tính câp thiết của đề tài cũng như do yêu cầu của ngành Quản lý xã hội em đang theo học mà em đã quyết định chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 4. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận tập chung đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện ủy huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. 5. Kết cấu tiểu luận A. Phần mở đầu B. Phần nội dung C. Phần kết luận Đinh Thị Hương – QLXH 29 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Cán bộ Cán bộ là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp; được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; giữ một chức vụ, chức danh nhất định. Cán bộ bao gồm: • Cán bộ ở Trung ương, tỉnh, huyện – những người do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện. • Cán bộ chuyên trách cấp xã: - Bí thư, phó bí thư đảng ủy xã hoặc thường trực đảng ủy; hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ xã - Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã tương đương - Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tương đương - Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc xã - Chủ tịch Hội phụ nữ xã - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã - Chủ tịch Hội nông dân xã - Bí thư Đoàn thanh niên xã Đinh Thị Hương – QLXH 29 3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức 1.1.2 Công chức Công chứccông dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cấp; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức giữ một chức vụ, chức danh. Công chức bao gồm: • Công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong bộ máy Nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện. • Công chức chuyên môn cấp xã (gồm 7 chức danh): - Công chức chuyên môn phụ trách mảng Văn phòng - Công chức chuyên môn phụ trách mảng Tài chính – kế toán - Công chức chuyên môn phụ trách mảng Tư pháp – hộ tịch - Công chức chuyên môn phụ trách mảng địa chính, đô thị, xây dựng, môi trường đối với phường, thì trấn và địa chính, nông nghiệp, môi trường đối với các xã - Công chức chuyên môn phụ trách mảng Văn hóa – xã hội - Chỉ huy trưởng quân sự - Trưởng công an xã • Những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng và những người làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp • Những người giữ các cương vị lãnh đạo quản lí trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các tổ chưc chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan Nhà nước. Đinh Thị Hương – QLXH 29 4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức 1.1.3 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. 1.1.4 Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Công tác đánh giá cán bộ, công chứccông tác vô cùng phức tạp, nhạy cảm, là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức. Có thể đánh giá chất lượng cán bộ, công chức qua các tiêu chí cụ thể sau đây: • Tiêu chí thứ nhất: Phẩm chất chính trị Tiêu chuẩn này biểu hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. • Tiêu chí thứ hai: Trình độ năng lực Trình độ chính trị biểu hiện ở sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hóa, chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý; năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn; tham gia xây dựng đường lối, chính sách, thuyết phục các tổ chức, nhân dân thực hiện; ý thưc tham gia đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. • Tiêu chí thứ ba: Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao là khả năng làm tốt mọi công việc, đạt được chất lượng hiệu quả công việc thực tế, luôn phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đinh Thị Hương – QLXH 29 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức 1.2 Nội dung của vấn đề 1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcCông tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là “công việc gốc” của Đảng. Phải kịp thời đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chấtnăng lực, vừa có đức, vừa có tài, mà cái đức là cái gốc. Chú trọng bồi dưỡng đào tạo cả về chính trị lẫn chuyên môn. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức trong thời kì mới. Nếu làm tốt công tác này thì sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Ngược lại nếu công tác này không được quan tâm đầu tư thì trình độ năng lực của cán bộ, công chức sẽ bị tụt hậu. Điều này đồng nghĩa với hiệu quả công việc không cao và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đến các hoạt động của cơ quan trong thời kì mới. • Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm Việc tuyển dụng bổ nhiệm cán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc của cơ quan. Cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn - nghiệp vụ. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác của cán bộ, công chức. Vì vậy, khi tuyển dụng phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, chú ý đến việc sắp xếp sao cho “đúng lúc, đúng người, đúng việc, đúng ngành nghề, đúng sở trường” thì mới phát huy năng lực công tác của từng cán bộ, và đem lại hiệu quả cao cho công việc, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Nếu công tác bổ nhiệm, tuyển dụng thực hiện không tốt sẽ làm cho những cá nhân có trình độ năng lực sinh ra bất mãn, không muốn phấn đấu vươn lên. Mặt Đinh Thị Hương – QLXH 29 6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức khác, những cán bộ, công chức không có năng lực mà phải đảm nhiệm công việc quá sức mình thì hiệu quả công việc không cao. • Chế độ chính sách Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực tế cho thấy khi thu nhập của con người không tương xứng với công sức của họ bỏ ra hoặc không có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng ngoài tiền lương đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đựơc giao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếu trách nhiệm với công việc, thậm chí có khi còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn như tham nhũng, hối lộ. Vì vậy nếu chế độ tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. • Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát Quản lí, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức về các mặt nhận thức tư tưởng, năng lực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống…là những nội dung vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì mỗi cán bộ, công chức có hoàn cảnh công tác, mối quan hệ xã hội khác nhau. Tuy nhiên nếu làm tốt công tác này thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát như của cơ quan, của nhân dân, của chi bộ nơi cán bộ, công chức đang cư trú thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. 1.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Pháp luật là một hệ thống các chế tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế là nguyên tắc hiến định. Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật. Điều đó có nghĩa là hệ thống hành chính nhà nước phải chấp hành luật và các quyết định của Quốc hội trong chức năng thực hiện quyền hành pháp; khi ban hành Đinh Thị Hương – QLXH 29 7 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức quyết định quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có những sai phạm trong hoạt động quản lý gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của công dân thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công dân. Trong thực tế, một số cơ quan hành chính nhà nước chưa chủ động trong việc xác lập cách thức, nguyên tắc quản lí, thiếu sáng tạo trong việc vận dụng quy định pháp luật khi giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Một số nơi lại theo đuổi những cách làm riêng biệt, gắn với lợi ích của ngành, địa phương mà không tính tới lợi ích của toàn xã hội, phá vỡ các chuẩn mực và trật tự được công nhận. Thước đo hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước chưa được chú trọng đúng mức, nghiêng về định lượng hơn là định tính, không đánh giá thỏa đáng tác động của các yếu tố môi trường, văn hóa, đạo đức trong quản lý hành chính, đây cũng là những khía cạnh dễ gây nên phản ứng từ phía xã hội và thường rất khó khắc phục hậu quả. Để xảy ra hiện tượng này là do trình độ quản lý hành chính nhà nước của nhà quản lý còn hạn chế, không thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật, các chính sách, chủ trương đường lối của Đảng Nói đến bộ máy quản lý hành chính thì không thể không nói đến nhân tố con người - ở đây là cán bộ, công chức. Nếu cán bộ, công chứcnăng lực, có phẩm chất chính trị, chuyên môn, đạo đức tốt thì mọi công việc của cơ quan, tổ chức được thực hiện nhanh chóng, ngược lại cán bộ, công chức kém về năng lực, phẩm chất đạo đức, tha hoá về lối sống, tham nhũng, cửa quyền… thì tất yếu bộ máy hoạt động kém hiệu quả. Cán bộ, công chức phải đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, phải sống và làm việc theo tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa X về Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt kỹ năng hành chính”; Luật cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 Đinh Thị Hương – QLXH 29 8 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức thông qua cũng đã nhấn mạnh “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức”. Nhiều chủ trương, giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được thể chế hóa, cụ thể hóa và từng bước đi vào cuộc sống. Công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đã có những đổi mới về nội dung, phương pháp và cách làm, mang lại một số kết quả tích cực: hệ thống các quy định, quy chế về quản lý và phân cấp quản lý cán bộ được bổ sung, đổi mới; các khâu của công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức được thực hiện ngày càng đồng bộ; dân chủ, công khai trong công tác cán bộ được mở rộng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung được nâng lên cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số được quan tâm hơn; đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng; trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao. Phần lớn cán bộ, công chức giữ gìn được phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Ðảng, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 09/02/2007 khoá X đến nay, bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể từng bước được đổi mới, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ theo quy định. Đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên cả về chất lượng và chuyên môn, cơ bản có sự đồng bộ về cơ cấu như: tỷ lệ nữ, trẻ, về độ tuổi tương đối hợp lý, thể hiện sự đổi mới và kế thừa giữa các thế hệ; có số đông là đảng viên. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trình độ nhận thức, trình độ lý luận Đinh Thị Hương – QLXH 29 9 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức được nâng lên, tiếp cận và xử lý nhanh những nhiệm vụ được giao kể cả nhiệm vụ mới đòi hỏi độ tư duy cao. Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo cả chuyên môn và lý luận chính trị nên đã phát huy tốt chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực công tác được giao, có trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, hăng hái đi đầu trong hoạt động thực tiễn, năng động sáng tạo trong lãnh đạo quản lý, nhìn nhận và giải quyết tốt kịp thời các vấn đề đặt ra ở cơ sở. Luôn coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc. Từ khi thực hiện chương trình tổng thể Cải cách hành chính đến nay, có thể nói, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã có bước tiến bộ rõ rệt. Điều đó thể hiện ở chỗ, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tục được cải cách theo hướng phân công, phân cấp rơ hơn. Thẩm quyền và trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được xác định rõ cho người đứng đầu cơ quan hành chính và thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Chúng ta tiếp tục phân biệt rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nước ta: cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lănh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Trên cơ sở đó, xác định những yêu cầu, tiêu chuẩn về tŕnh độ, năng lực, phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đãi ngộ thích hợp. Chúng ta cũng đã rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danh công chức hiện có để từ đó điều chỉnh cũng như ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức. Cho đến nay, có hơn 200 chức danh tiêu chuẩn cán bộ, công chức đang được sử dụng; góp phần quan trọng vào công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng có những bước tiến rõ rệt. Việc triển khai công tác này tập trung vào thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001- 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn I khoảng 2.510.000 lượt người, trong đó có 407.000 lượt người đã qua đào tạo về lý luận chính trị, 894.000 lượt người đã qua đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước, Đinh Thị Hương – QLXH 29 10 [...]... Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức thường xuyên Tăng cường các hình thức kiểm tra, giám sát như của cơ quan, của nhân dân, của chi bộ nơi cán bộ, công chức đang cư trú thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên tổ chức chức tuyển chọn cán bộ, công chức một cách công. .. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức trị trở lên; có 90% cán bộ, công chức có trình độ A về tin học và sử dụng thành thạo vi tính trong khi thực hiện nhiệm vụ; có 65% cán bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ đạt từ chứng chỉ A trở lên 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện ủy Mỹ Đức Từ tình hình thực tế của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. .. nơi nào mà đội ngũ cán bộ, công chức yếu kém sẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Sau khi nghiên cứu đề tài Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện uỷ huyện Mỹ Đức giúp em càng thấy rõ tầm quan trọng của và tính cấp bách phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và của huyện uỷ Mỹ Đức nói riêng Chất lượng đội ngũ công chức của huyện uỷ Mỹ Đức trong... QLXH 29 33 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức 6 Tài liệu xin cấp từ UBND huyện Mỹ Đức 7 Luật cán bộ, công chức năm 2008 8 Pháp lệnh cán bộ, công chức (1998) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2003 9 Các Webside: http://dangcongsan.vn/cpv/ http://myduc.hanoi.gov.vn/ Đinh Thị Hương – QLXH 29 34 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức Đinh... 29 12 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN ỦY HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm của huyện Mỹ Đức 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên  Vị trí địa lý Huyện Mỹ Đức nằm phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp huyện Ứng Hòa, ranh giới là con sông Đáy, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ Phía Tây giáp các huyện. .. đến chất lượng lãnh đạo của Huyện uỷ nên hiệu quả công việc Đinh Thị Hương – QLXH 29 17 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức đôi lúc chưa được như mong muốn Qua đánh giá cán bộ, công chức hằng năm cho thấy có trên 100% cán bộ, công chức được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được giao * Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,. .. Đức trong những năm qua đã được nâng cao so với những năm trước đây Nhưng so với mặt bằng chung về Đinh Thị Hương – QLXH 29 31 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn Thành phố cũng như trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của địa phương thì chất lượng hiện nay của đội ngũ cán bộ, công chức huyện uỷ Mỹ Đức có thể sẽ tụt hậu trong những... trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức , đánh giá, bố trí đúng cán bộ; kiên quyết xử lí, thay thế những cán bộ thoái hoá, thiếu trách nhiệm, vi phạm kỉ luật, năng lực kém, uy tín bị giảm sút Đinh Thị Hương – QLXH 29 24 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN ỦY HUYỆN MỸ... nhiên, qua đánh giá hiệu quả công việc có thể thấy thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức qua các nội dung sau:  Những thành tựu đã đạt được Đinh Thị Hương – QLXH 29 14 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức  Về phẩm chất đạo đức Tuy còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng nhìn chung, đa số cán bộ, công chức vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành... ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức Trước thực tế nêu trên, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay Tuy nhiên, với quan điểm xây dựng đội ngũ không phải là “xoá” toàn bộ để “xây” mới lại mà xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc; vì thế công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện ủy huyện Mỹ Đức là tất yếu khách quan Mặt . hưởng xấu đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đinh Thị Hương – QLXH 29 11 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức Trước thực. 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức 1.2 Nội dung của vấn đề 1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ,

Ngày đăng: 18/03/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan