Sáng tác một truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục thiết thực doc

4 7.1K 23
Sáng tác một truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục thiết thực doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng tác một truyện ngắn ý nghĩa giáo dục thiết thực Độ gần tháng nay,tiệm vàng Kim Tín đóng cửa.Người ta đồn đại xôn xao đủ chuyện.Nào là vợ chồng chủ tiệm lừa đảo tiền tấn,tiền tỉ rồi bỏ trốn.Nào là ông chồng ôm vàng rồi cùng bồ nhí ra nước ngoài du lịch,bà vợ đang đi tìm… Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Cách đây khoảng hơn chục năm,ông Tín,bà Kim đều là giáo viên Toán của trường trung học phổ thông huyện.Ngày ngày,vợ chồng chở nhau đi dạy bằng chiếc xe đạp cũ kĩ.Hai đứa con một trai,một gái phải nhờ bà ngoại trông nom giúp. Loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo nàn,túng thiếu,họ đâm chán.Một hôm,bà Kim bảo chồng là để bà xin nghỉ mất sức,kiếm một số tiền làm vốn buôn bán.Ông Tín ngần ngại,phân vân mãi rồi cũng phải chiều ý vợ. Trường huyện giáo viên khá đông.Sở Giáo Dục lại đang chủ trương giảm biên chế nên nguyện vọng của bà Kim được chấp thuận.Bà nhanh chóng bắt tay vào việc thực hiện ý định đổi đời. Đúng ra mà nói,ông Tín chỉ giỏi chuyên môn chứ mọi việc lớn nhỏ trong nhà,bà Kim lo cả.Bà vay đông vay tây,góp thêm vào số tiền hưu non được lãnh,tổng cộng được hơn chục triệu.Và thế là một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ ra đời ngay tại nhà mẹ bà.”Mèo nhỏ bắt chuột con”,bà Kim tự nhủ.Việc làm ăn buôn bán cần người hàng tuần chạy lên tận chợ tỉnh lấy hàng nên ít lâu sau,ông Tín cũng xin nghỉ dạy. Quả là “phi thương bất phú”.Sáu,bảy năm sau,ông bà đã mua được miếng đấ gần chợ và xây lên căn nhà rộng rãi.Cửa hàng tạp hóa của chị khang trang hơn,đông khách hơn.Tiền lãi một tháng bằng mấy tháng lương của cả vợ lẫn chồng hồi còn dạy học. Xưa nay,người ta thường bảo đồng tiền ma,chẳng rõ thực hư ra sao nhưng sức hút của nó đối với những kẻ đang mê làm giàu thì ghê gớm lắm ! một lại muốn có hai,ba…năm…bảy.Đồng tiền thúc bách bà Kim xoay sở,nghĩ ra khối cách kiếm tiền.Ông Tín cũng bị vợ cuốn vào vòng xoáy. Bà Kim đứng ra lập mấy đường dây chơi họ (hụi) mà bà là đầu thảo,nhiều người tin tưởng tham gia.Ít thì vài trăm một tháng cho cánh giáo viên,nhân viên ở huyện;nhiều thì một triệu,một triệu rưỡi cho đám các bà các buôn bán trong chợ hoặc ngoài phố huyện…Bà Kim thu tiền,ghi sổ sách,theo dõi người đóng,người rút.Mỗi tháng,tự nhiên bà được lãi năm,bảy phần trăm,nhẹ như không ! Chảng lẽ là bà chủ nhỏ mãi sao ? Bà Kim nghĩ bụng mình sắc xảo nào kém ai.Bà muốn thành bà chủ lớn.Mà cái tính bà nghĩ là phải làm bằng được.Bà sang nhượng lại cửa hàng tạp hóa rồi thuê hẳn nhà ông trưởng phòng nông nghiệp ở mặt tiền phố huyện,mở tiệm vàng.Ông Tín run,nhưng bà Kim thì cương quyết.Bà lấy Kim Tín làm tên tiệm. Mải làm ăn,ông bà chẳng để ý đến thằng Phúc,đứa con đầu lòng đã mười sáu tuổi,cái tuổi “dở hơi” chẳng còn là trẻ con mà cũng chưa thành người lớn.Sẵn tiền thiên hạ đưa cho mẹ nó,nó lén lấy ăn chơi vung vít.Tí tuổi đầu,nó đã thuộc lòng mấy chiêu quậy phá của lũ con nhà giàu hư hỏng.Nó nhập vào băng “CNG” - tức Con Nhà Giàu - khét tiếng nghênh ngang,phách lối,luôn gây rối ở phố huyện này. Bị đám bạn xấu rủ rê,thằng Phúc cũng tập tành bia bọt,hút hít.Một lần đi qua đêm,rồi hai lần,ba lần “đi bụi”,nó bị đuổi học.Bố mẹ nó đến trường van xin,năn nỉ cũng chẳng ăn thua.Anh giáo Tín – nay đã là ông chủ tiệm vàng Kim Tín bứt tóc kêu trời : “Cha dạy học,con đốt sách !”. Một buổi tối,thằng Phúc không nhà,chú Lâm công an khu vực đến báo cho bố mẹ nó biết là nó chơi ma túy.Ông Tín giật bắn người,bật thốt lên : “Chết tôi rồi ! Con ơi là con !”.Bà Kim nhìn trân trân một lúc rồi lắc đầu : “Không thể như thế được ! Chắc chú nhầm !”.Chú Lâm xua tay : “Thôi được rồi ! Anh chị sẽ thấy tận mắt”. Tối thứ bảy,chú Lâm tới bảo ông Tín đi theo.Hai người đến quán Karaoke “Phiêu bồng” ở cuối thị trấn.Chú Lâm chỉ chiếc xe Attila của thằng Phúc dựng sát hàng rào trước rồi ra hiệu cho ông Tín cùng vào.Chủ quán nghe nói là ông chủ tiệm vàng Kim Tín tìm con việc liền chỉ phòng số 3.Chú Lâm nhờ anh ta gọi hộ nhưng cửa phòng đã khóa trong.Sẵn chùm chìa khóa luôn mang theo,anh ta mở cửa.Ông Tín bàng hoàng : thằng con ông đang dí mũi vào miếng giấy bạc cầm trên tay,còn tay kia cầm chiếc bật lửa.Quanh nó,ba bốn đứa phê heroin,nằm lăn lóc. Ông Tín nghiến răng,túm cổ thằng Phúc lôi lên xe chở về.Suốt dọc đường,nó cứ ngật ngà ngật ngưỡng.Bà Kim ra đón,thấy con rã rượi thì bật khóc.Suốt một tuần,vợ chồng ông nhốt nó trong buồng.Mỗi lần đến cơn nghiện,nó gào thét,tự cào cấu rách cả mặt mũi,áo quần.Một bác sĩ được thuê riêng để giúp đỡ ông bà Tín chăm sóc,thuốc men cho nó. Ông Tín nằm ngửa trên đi-văng,vắt tay lên trán,xâu chuỗi lại tất cả những hiện tượng bất thường của đứa con trai trong thời gian gần đây và khẳng định đúng là nó nghiệm.Khuyên nhủ con ư ? Từ lâu,thằng Phúc đã bỏ ngoài tai lời cha,lời mẹ.Đánh đập nó ư ? Nó lớn rồi,ông không thể ! Chỉ một con đường là đưa con đi tập trung tâm cai nghiện mà thôi.Và ông tự trách vì ham làm giàu mà vợ chồng ông buông lỏng việc giáo dục con,nên mới ra nông nỗi này. Bà Kim khóc hết bao nhiêu là nước mắt,nhưng đã muộn màng.Âm thầm thu xếp mất mấy ngày,thuyết phục mãi thằng Phúc mới miễn cưỡng lên xe.Chiếc xe du lịch rời phố huyện lúc trời chưa sáng… . Sáng tác một truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục thiết thực Độ gần tháng nay,tiệm vàng Kim Tín đóng. huyện giáo viên khá đông.Sở Giáo Dục lại đang có chủ trương giảm biên chế nên nguyện vọng của bà Kim được chấp thuận.Bà nhanh chóng bắt tay vào việc thực

Ngày đăng: 18/03/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan