đáp án - đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - hàn - mã đề thi h-lt (32)

5 336 4
đáp án - đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - hàn - mã đề thi h-lt  (32)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: H – LT32 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1 (02 điểm): Phân loại điện cực vonfram và nêu các yêu cầu khi sử dụng điện cực vonfram trong hàn TIG? Câu 2 (02 điểm): Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của kim loại lỏng từ que hàn vào bể hàn khi hàn hồ quang tay? Câu 3 (03 điểm): Cho biết các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn khi hàn hồ quang tay? Nguyên nhân và cách phòng ngừa? DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP , ngày tháng năm 2012 TIỂU BAN RA ĐỀ THI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA H – LT32 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (02 điểm) 1. Điện cực Wolfram: Wolfram được dùng làm điện cực hàn do có tính chịu nhiệt cao (nhiệt độ nóng chảy là 3410 0 C), phát xạ điện tử tương đối tốt, làm iôn hóa hồ quang và duy trì tính ổn định hồ quang. Wolfram có tính chống ôxy hóa rất cao. 0.4 Phân loại theo màu sắc 0.5 Phân loại theo thành phần hóa học 0.5 2. Một số yêu cầu khi sử dụng điện cực Wolfram: - Cần chọn dòng điện thích hợp với kích cỡ điện cực được sử dụng. Dòng điện quá cao sẽ làm hỏng đầu điện cực, dòng điện quá thấp sẽ gây ra sự ăn mòn, nhiệt độ thấp và hồ quang không ổn định. 0.1 - Đầu điện cực phải được mài hợp lý theo hướng dẫn kèm theo điện cực. 0.1 - Điện cực phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận, tránh nhiễm bẩn từ môi trường. 0.1 - Dòng khí bảo vệ phải được duy trì không chỉ trước và trong khi hàn mà cả sau khi ngắt hồ quang cho đến khi điện cực nguội. 0.1 - Phần nhô điện cực ở phía ngoài mỏ hàn (chụp khí) phải được giữ ở mức ngắn nhất, tuy theo ứng dụng và thiết bị để đảm bảo được bảo vệ tốt bằng dòng khí trơ. 0.1 - Cần tránh sự nhiễm bẩn điện cực do tiếp xúc giữa điện cực nóng với kim loại mối hàn. 0.1 Câu 2 (02 điểm) 1. Trọng lực của các giọt kim loại: Những giọt kim loại hình thành trong mặt đầu que hàn dịch chuyển theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới. Trọng lực này làm 0.25 chuyển dịch giọt kim loại vào bể hàn khi hàn bằng (sấp) và có tác dụng ngược lại khi hàn trần (ngửa). Còn hàn đứng một phần kim loại dịch chuyển từ trên xuống dưới. 2. Sức căng bề mặt: Sinh ra do tác dụng của phân tử. Lực phân tử này luôn luôn có khuynh hướng tạo cho bề mặt chất lỏng một năng lượng nhỏ nhất. Vì vậy sức căng tạo cho bề mặt những giọt kim loại có dạng hình cầu. Những giọt kim loại này chỉ mất đi khi chúng rơi vao bể hàn và bị sức căng kéo thành dạng chung của bể hàn. Sức căng bề mặt giữ cho kim loại lỏng của bể hàn khi hàn trần không bị rơi. 0.5 3. Cường độ điện trường: - Dòng điện đi qua que hàn sinh ra quanh nó một điện trường ép lên que hàn có tác dụng làm mặt cắt ngang giảm đến 0. 0.2 - Lực này cắt kim loại đầu que hàn thành những giọt. 0.2 - Do sức căng bề mặt cường độ điện trường ở danh giới nong chảy que hàn thắt lại. 0.2 - Mặt cắt ngang giảm, mật độ dòng điện tăng, mặt khác điện trở cao nên nhiệt lớn. Do đó kim loại lỏng đến trạng thái sôi, tao ra áp lực đẩy giọt kim loại vào bể hàn. 0.2 - Mật độ dòng điện giảm dần từ que hàn đến vật hàn do đó không có hiện tượng kim loại lỏng từ vật hàn vào que hàn. 0.2 4. Áp lực trong: Kim loại lỏng ở đầu que hàn bị quá nhiệt mạnh, nhiều phản ứng hóa học xảy ra ở đó và sinh ra các chất khí. Ở nhiệt độ cao thể tích các chất khí tăng lên gây nên nột áp lực mạnh, đẩy giọt kim loại lỏng tách khỏi que hàn rơi vào bể hàn. 0.25 Câu 3 (03 điểm) 1. Nứt. Nứt là sự phá hủy cục bộ liện kết hàn ở trạng thái rắn, được xem là khuyết tật nguy hiểm nhất. Chúng suất hiện trong kim loại cơ bản và kim loại mối hàn. 0.2 a. Nguyên nhân: - Hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho trong kim loại vật hàn hoặc trong kim loại que hàn quá nhiều. 0.2 - Co ngót và sự biến đổi tổ chức hay thay đổi thể tích khi kim loại chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. - Nhiệt độ phân bố không đều khi nung nóng và làm nguội vật hàn. b. Biện pháp phòng ngừa: - Chọn vật liệu hàn có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp, đồng thời chọn que hàn có tính chống nứt tốt. - Chọn quy trình hàn thích hợp. 0.2 2. Rỗ hơi là khoảng không gian tồn tại trong phần kim loại mối hàn. Chúng xuất hiện trong kim loại mối hàn. 0.2 a. Nguyên nhân - Hàm lượng cácbon trong kim loại vật hàn hoặc trong lõi thép que hàn quá cao, khả năng đẩy ôxy của que hàn kém. - Dùng que hàn bị ẩm, trên mặt của đầu nối có nước dầu bẩn, gỉ sắt - Tốc độ hàn lớn, bể hàn nguội nhanh. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Dùng que hàn có hàm lượng cácbon thấp, khả năng đẩy ôxy tốt. - Trước khi hàn, que hàn phải sấy khô và bề mặt vật hàn phải làm sạch triệt để. - Chọn tốc độ hàn thích hợp. 0.2 3. Lẫn xỉ: là các tạp chất phi kim loại không kịp nổi lên bề mặt mối hàn khi đông đặc. 0.2 a. Nguyên nhân - Dòng điện hàn quá nhỏ nên không đủ nhiệt lượng làm cho tính lưu động của bể hàn bị hạn chế. - Bề mặt vật hàn chưa được làm sạch triệt để. - Làm nguội mối hàn quá nhanh. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Tăng dòng điện hàn cho thích hợp. - Triệt để chấp hành công tác làm sạch bề mặt vật hàn. - Hạn chế tốc độ nguội của mối hàn. 0.2 4. Hàn không ngấu là những bất liên tục do không có sự liên kết cấu trúc tại giao diện giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn hoặc giữa các lớp hàn. 0.2 a. Nguyên nhân - Khe hở đầu nối và góc vát quá nhỏ nên kim loại cơ bản khó nóng chảy. - Nhiệt lượng hồ quang không đủ. - Góc độ que hàn hoặc cách dao động que hàn không hợp lý. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Lắp ráp liên kết hàn đúng kỹ thuật. - Tăng cường độ dòng điện hàn và giảm chiều dài hồ quang. - Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp. 0.2 5. Khuyết cạnh là chỗ kim loại cơ bản bị lõm xuống thành rãnh không đều nằm dọc theo mép đường hàn. 0.2 a. Nguyên nhân: - Dòng điện hàn lớn, hồ quang quá dài. - Góc độ que hàn và cách dao động que hàn không hợp lý. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Chọn chế độ hàn hợp lý. - Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp. 0.2 , ngày tháng năm 2012 . - Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: H – LT32 Hình thức thi: (Viết) Thời. ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP , ngày tháng năm 2012 TIỂU BAN RA ĐỀ THI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

Ngày đăng: 17/03/2014, 19:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan