Triết lý Lý Tiểu Long ppt

2 572 3
Triết lý Lý Tiểu Long ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.Tôi chưa bao giờ nói mình là số một, nhưng cũng không bao giờ thừa nhận mình là số hai. 2.Lấy không thể làm có thể, lấy vô hạn làm hữu hạn, đó là cảnh giới cao nhất của võ thuật. 3.Nhiều người tìm đến gặp tôi hỏi: "Lý Chấn Phan (tên thật của Tiểu Long), anh lợi hại thật à?". Tôi trả lời: "Ồ, nếu tôi bảo rằng tôi rất lợi, anh sẽ cho rằng tôi khoe khoang. Còn nếu nói không lợi hại thì anh biết chắc là tôi đang nói dối". 4.Biết thôi chưa đủ, mà phải vận dụng; hy vọng thôi cũng chưa đủ, mà cần phải hành động. 5.Khi biết chiếc cốc mình rỗng thì hãy đổ đầy. 6.Theo thời gian, anh hùng cũng giống như người bình thường vậy, sẽ chết đi, biến mất khỏi ký ức của người khác. Bây giờ chúng ta đang sống, hãy biết tự nhận ra mình, phát hiện bản thân và thể hiện mình. 7.Mục đích của việc tập luyện võ thuật không phải để phá đá thể hiện sức mạnh, mà điều chúng ta quan tâm là ảnh hưởng của nó (võ thuật) đến suy nghĩ và cách sống của mình như thế nào. 8.Một người có lòng tự trọng sẽ biết cách tự chọn con đường đúng để đi. Bởi thế, con người luôn phải biết duy trì giá trị của bản thân, bởi giá trị của bản thân là tiềm năng có thể phát triển, tạo nên hiệu quả cuộc sống. Không chỉ thế, mỗi ngày chúng ta cần phải đánh giá lại tiềm năng của mình, xem thử có cần phải học hỏi thêm nữa không. 9.Phẩm giá không dễ đạt được nhưng có lúc, vì mưu cầu danh lợi, chúng ta sẵn sàng bán rẻ nó. Hay nói cách khác, nhiều người tỏ ra nhiệt tình cũng chỉ vì muốn có danh có lợi mà thôi. 10.Căn bệnh lớn nhất của con người là tự mãn, luôn xem mình là số một, mất đi ý chí cầu tiến. Ngoài ra, cũng có nhiều người không biết tự hài lòng với những thứ mình có, tham lam, ích kỷ. Hai căn bệnh này không thể nào che giấu được, sẽ có lúc bị người ta nhận ra vì nó chiếc mặt nạ xấu xa. 11.Nếu muốn tăng lòng tự tin và tăng phẩm giá bản thân thì con đường duy nhất là phải hành động. Thực tế hành động mới thể hiện được khả năng của chúng ta, đồng thời là cách để chúng ta biết sống hòa thuận với mọi người. 12.Tại sao chúng ta lại sợ hãi? Đó là vì chúng ta không quả quyết, vẫn còn do dự. Càng do dự thì chúng ta càng thua thiệt. 13.Nước không thể gói lại, cũng như tư duy của chúng ta không thể bỏ vào trong một cái lọ. 14.Trên thế giới, nước là thứ mềm nhất nhưng cũng là thứ cứng nhất, không có gì có thể chặt đứt nó. Hãy nghe câu thành ngữ "Nước chảy đá mòn" thì sẽ thấy, nhu có thể thắng cương. Võ thuật không bao giờ là một loại phấn son, một thứ trang sức mà chính là công trình mang tính chiếu sáng. Nói cách khác, đây là một kĩ thuật để đạt tới tự do". (Nói về nền tảng Triệt Quyệt Đạo) "Để trở lên khác hơn so với bản thân, cần phải hiểu biết về chính bản thân". (Nói về những nhận thức mở đầu) "Không phải mỗi ngày một tăng thêm mà chính là mỗi ngày một giảm bớt bằng cách đẽo gọt những thứ vô bổ". (Nói về những tính cách chủ yếu). "Trước khi học võ, tôi thấy trái đấm chỉ là trái đấm, cú đá chỉ là cú đá. Khi học võ tôi thấy trái đấm không còn là trái đấm, cú đá không còn là cú đá. Khi đã hiểu võ thuật, tôi lại thấy trái đấm chỉ là trái đấm, cú đá chỉ là cú đá" (Nói về những lợi khí khi giao đấu) "Trí thông minh đôi khi được kể như khả năng tự điều chỉnh thành công của cá nhân theo cảnh huống xung quanh - hoặc là khả năng điều chính cảnh huống xung quanh cho phù hợp với nhu cầu của cá nhân." (Nói về những chuẩn bị cần thiết) "Đạt tới sự yên tĩnh trong khi di động giống như bóng trăng trên sóng nước, tiếp tục lúc lắc và trôi đi mãi" (Nói về sự di động) "Nghệ thuật này không có gì phức tạp. Hãy làm đúng những điều phải làm. Hãy đấm khi phải đấm, đá khi phải đá" (Nói về tấn công) "Không có trung tâm, không có giới hạn là có chân lý" (Nói về vòng tròn không giới hạn) . nhất của võ thuật. 3.Nhiều người tìm đến gặp tôi hỏi: " ;Lý Chấn Phan (tên thật của Lý Tiểu Long) , anh lợi hại thật à?". Tôi trả lời: "Ồ, nếu. đá" (Nói về tấn công) "Không có trung tâm, không có giới hạn là có chân lý& quot; (Nói về vòng tròn không giới hạn)

Ngày đăng: 17/03/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan