Báo cáo " Bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mền trong pháp luật Mĩ" pdf

7 430 1
Báo cáo " Bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mền trong pháp luật Mĩ" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông tin 48 - Tạp chí luật học bảo vệ quyền tác giả đối với sản bảo vệ quyền tác giả đối với sản bảo vệ quyền tác giả đối với sản bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm trong pháp luật Mĩ phẩm phần mềm trong pháp luật Mĩphẩm phần mềm trong pháp luật Mĩ phẩm phần mềm trong pháp luật Mĩ ThS. Nguyễn Thanh Tâm * rong hệ thống pháp luật hiện hành của nớc ta, vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm đợc quy định chủ yếu tại Điều 747 BLDS, Điều 4 Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 hớng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong BLDS, Điều 131 và Điều 171 BLHS Nghị quyết số 07/2000/NQ - CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005. Trên thực tế, lĩnh vực khoa học thông tin rất phức tạp, việc ăn cắp phần mềm máy tính dễ dàng và nhanh chóng, trong khi đó các quy định pháp luật nói trên lại cha đủ cụ thể và chi tiết để bảo vệ đợc quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm. Việc tham khảo, xem xét kinh nghiệm pháp luật của các nớc khác để phát triển và hoàn thiện pháp luật nớc mình cũng là việc nên làm. Bên cạnh đó, sự kiện kí kết Hiệp định thơng mại Việt - Mĩ ngày 13/7/2000 cũng đòi hỏi giới luật gia, các doanh nghiệp và các ngành có liên quan phải hiểu biết về pháp luật Mĩ để phát triển quan hệ thơng mại giữa hai nớc trong tơng lai. Bài viết này có mục đích giới thiệu pháp luật của nớc Mĩ về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm. 1. Hệ thống pháp luậtvề bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm Ngời Mĩ quan niệm rằng những gì con ngời tạo ra bằng trí tuệ cũng phải đợc coi trọng ngang với những gì xây dựng nên bằng đôi tay. Phần 8 Điều 1 Hiến pháp Mĩ quy định: khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và nghệ thuật hữu ích bằng cách bảo đảm trong một thời gian nhất định những đặc quyền cho tác giả và những nhà phát minh đối với các tác phẩm và sáng chế của họ. Mục tiêu của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Mĩ là bảo đảm cho thị trờng thịnh vợng, phong phú và cạnh tranh. Theo Hiến pháp Mĩ, về nguyên tắc, quyền lập pháp chủ yếu thuộc thẩm quyền của các bang, việc chính quyền cấp liên bang ban hành luật là ngoại lệ. Điều đó nghĩa là các bang có pháp luật riêng để điều chỉnh các quan hệ x hội tại bang mình còn pháp luật liên bang chỉ điều chỉnh một số vấn đề nhất định, trong đó có vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Kể từ năm 1976, Mĩ áp dụng duy nhất luật của liên bang liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Luật bản quyền hiện hành đ loại bỏ việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật của bang đối với các tội phạm liên quan đến bản quyền. Trong mọi trờng hợp, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội liên quan đến bản quyền chỉ có thể đợc tiến hành trong hệ thống luật liên bang. ở Mĩ phần mềm máy tính đợc bảo vệ T * Giảng viên Khoa luật quốc tế Trờng đại học luật Hà Nội Thông tin Tạp chí luật học - 49 bằng luật bản quyền và các điều ớc quốc tế về bản quyền mà Mĩ là thành viên. Sau đây là một số văn bản pháp luật Mĩ đợc áp dụng để bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm: - Hiến pháp; - Luật bản quyền đợc pháp điển hoá trong Phần 17 và Phần 18, Mục 2319 - Bộ luật Mĩ (U.S. Code); - Đạo luật thuế quan năm 1930, Mục 526, Mục 337: Quy định liên quan đến xử lí hàng nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mĩ; - Mục 301 đặc biệt (Special 301) (Luật thơng mại và cạnh tranh Mĩ năm 1988); - Các đạo luật về chống độc quyền đa ra một số hạn chế trong việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để chống độc quyền; - Mĩ đ trở thành thành viên thứ 80 của Công ớc Bern vào năm 1988, đ tham gia Hiệp định về các khía cạnh thơng mại của quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WTO (TRIP) và kí kết nhiều hiệp định song phơng, do đó, Mĩ cũng tuân thủ các quy định của các điều ớc quốc tế nói trên về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phảm phần mềm. Luật bản quyền bảo vệ quyền của chủ sở hữu phần mềm máy tính bằng cách bảo đảm cho chủ sở hữu một số đặc quyền, bao gồm quyền tái bản hoặc copy phần mềm. Việc copy phần mềm mà không đợc phép của chủ sở hữu là sự xâm phạm bản quyền và pháp luật sẽ áp dụng chế tài đối với ngời vi phạm. Những sản phẩm phần mềm quen thuộc đối với chúng ta hiện nay là: Microsoft Windows (Windows, Windows NT Workstation, MS - DOS, ), Microsoft Server, Internet Explorer, Netscape, Những hành vi sau đây đợc coi là copy một chơng trình phần mềm: - Tải phần mềm vào bộ nhớ tạm thời của máy tính bằng cách chạy chơng trình từ đĩa mềm, đĩa cứng, CD - ROM hoặc phơng tiện lu trữ khác; - Copy phần mềm lên phơng tiện lu trữ khác nh đĩa mềm hoặc đĩa cứng của máy tính ; - Chạy chơng trình trên máy tính từ chơng trình phụ mà trong đó có phần mềm hoặc lu trữ phần mềm. Hầu nh tất cả các phần mềm máy tính đợc chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp từ chủ sở hữu bản quyền (ngời phát hành phần mềm) cho ngời sử dụng thông qua loại hợp đồng đợc gọi là thoả thuận license dành cho ngời sử dụng cuối cùng (EULA - End User License Agreement). Mỗi loại sản phẩm có một loại EULA tơng ứng. Việc sử dụng các sản phẩm của các chủ sở hữu phần mềm, chẳng hạn nh Microsoft, đợc điều chỉnh bằng các quy định của EULA và Luật bản quyền. EULA là hợp đồng cho phép sử dụng sản phẩm phần mềm đợc chuyển giao và quy định các quyền của ngời sử dụng phần mềm Microsoft trên máy tính cá nhân. Đồng thời EULA áp đặt một số hạn chế trong việc sử dụng phần mềm. EULA bao gồm cả phần Những bảo đảm của hợp đồng license (Grant of License), trong đó quy định rõ cách thức sử dụng phần mềm. 2. Các quyền của ngời sử dụng phần mềm và một số hạn chế đối với việc sử dụng phần mềm Theo luật bản quyền và các điều ớc quốc tế về bản quyền, sản phẩm phần mềm Thông tin 50 - Tạp chí luật học chỉ đợc chuyển giao (license), chứ không đợc bán. Trong phần Những bảo đảm của hợp đồng license (Grants of License), EULA bảo đảm cho ngời sử dụng một số quyền sau đây: - Về phần mềm: Ngời sử dụng đợc phép cài đặt và sử dụng một copy của sản phẩm phần mềm trên máy tính; - Về dịch vụ mạng: Nếu sản phẩm phần mềm bao gồm cả khả năng hoạt động nh một máy chủ (server) mạng thì các loại máy tính hoặc máy trạm (workstation) đều đợc phép tiếp cận hoặc sử dụng dới mọi hình thức dịch vụ mạng cơ sở của máy chủ này; - Lu trữ / sử dụng mạng: Ngời sử dụng cũng đợc phép lu trữ hoặc cài đặt một copy của một bộ phận phần mềm máy tính vào máy tính, để cho các máy tính khác sử dụng phần mềm trên mạng nội bộ và phân phối sản phẩm phần mềm cho các máy tính khác trên một mạng nội bộ. Tuy nhiên, các máy tính này cũng phải có EULA. Không đợc phép sử dụng 1 EULA cho nhiều máy tính; - Lựa chọn hệ điều hành: Chẳng hạn, nếu sản phẩm phần mềm có cả Windows 95 (hoặc các Windows khác) và một hệ điều hành Microsoft thay thế nh Windows for Workgroups; MS - DOS & the Windows; MS - DOS & the Windows for Workgroups; hệ điều hành Windows thì ngời sử dụng chỉ đợc phép sử dụng một trong các loại hệ điều hành nói trên và hệ điều hành đó sẽ đợc cài đặt vào máy tính còn các hệ điều hành không đợc lựa chọn sẽ tự động bị huỷ từ ổ cứng của máy tính; - Nếu nhà sản xuất không có copy lu của sản phẩm phần mềm, ngời sử dụng đợc phép sử dụng tác dụng lu của Microsoft, nếu có, để tạo một copy lu duy nhất của sản phẩm phần mềm. Ngời sử dụng chỉ đợc phép sử dụng copy lu với lí do lu trữ. Sau khi tạo copy lu duy nhất, tác dụng lu sẽ bị mất khả năng hoạt động. Ngoài ra, ngời sử dụng phải chấp nhận một số hạn chế sau đây: - Ngời sử dụng không đợc phép thiết kế dự trữ, tháo dỡ sản phẩm phần mềm, trừ trờng hợp pháp luật có quy định khác; - Không đợc phép tháo các bộ phận để sử dụng trên nhiều máy tính. Sản phẩm phần mềm đợc chuyển giao dới dạng sản phẩm duy nhất; - Chỉ đợc phép sử dụng sản phẩm phần mềm với một máy tính. Sản phẩm phần mềm đợc chuyển giao với máy tính dới dạng một sản phẩm nguyên vẹn duy nhất; - Ngời sử dụng không đợc phép cho thuê hoặc đi thuê sản phẩm phần mềm; - Nếu sản phẩm phần mềm không có ở trong hệ thống máy tính mới, ngời sử dụng không đợc phép copy sản phẩm phần mềm ở nơi khác đem vào để sử dụng. Không đợc phép làm copy thứ hai của phần mềm hệ điều hành (nh Windows 95 hoặc Windows 98) cho máy tính ở nhà, ở cơ quan hoặc máy tính xách tay. Quyền làm copy thứ hai chỉ áp dụng đối với một số sản phẩm ứng dụng và không áp dụng cho phần mềm hệ điều hành. Ngoài các quyền đợc nêu trên, ngời sử dụng đợc phép chuyển giao các quyền của mình đợc ghi nhận trong EULA dới dạng bán máy tính, với điều kiện ngời bán không đợc giữ lại bất cứ một copy nào và chuyển giao toàn bộ sản phẩm phần mềm (bao gồm toàn bộ các bộ phận cấu thành nh các phơng tiện, các tài liệu in sẵn, các chơng trình nâng cấp) đồng thời ngời mua đồng ý Thông tin Tạp chí luật học - 51 tuân thủ các quy định của EULA. Nếu sản phẩm phần mềm là sản phẩm nâng cấp thì việc chuyển giao phải bao hàm toàn bộ bản gốc của sản phẩm phần mềm. 3. Các quyền của chủ sở hữu phần mềm Chủ sở hữu phần mềm đợc phép đình chỉ EULA nếu ngời sử dụng không tuân thủ các quy định của EULA. Trong trờng hợp này, ngời sử dụng phải huỷ toàn bộ các bản copy của sản phẩm phần mềm và toàn bộ các bộ phận cấu thành của nó. Pháp luật Mĩ cũng quy định những trờng hợp ngoại lệ của đặc quyền của chủ sở hữu bản quyền đối với sản phẩm phần mềm nh sau: - Chính phủ có thể tịch thu, quốc hữu hoá tài sản công dân, trong đó có cả tài sản trí tuệ (bao hàm sản phẩm phần mềm) theo nguyên tắc có bồi thờng; - Mọi ngời có thể sử dụng tác phẩm đợc bảo vệ bản quyền cho mục đích bình luận, đa tin, giảng dạy, nghiên cứu. Pháp luật Mĩ đa ra những ngoại lệ nhằm làm hài hoà lợi ích của ngời sở hữu bản quyền và nhu cầu đợc tiếp cận tri thức của công chúng. Trong những trờng hợp này, công chúng có thể tiếp cận sản phẩm phần mềm (chẳng hạn nh sao dự trữ các chơng trình máy tính) nhng với một số điều kiện, thông thờng là phải trả khoản lệ phí cho Hội bản quyền. Theo luật Mĩ, việc đăng kí quyền tác giả là điều kiện tiên quyết để chống lại bất kì hành vi vi phạm dân sự hoặc hình sự nào. Việc đăng kí quyền tác giả đòi hỏi phải làm đơn xin đăng kí, thanh toán phí thụ lí và gửi tác phẩm để lu giữ tại th viện của Quốc hội. Nhiều nớc trên thế giới, trong đó có nớc Mĩ, đ theo đuổi những tiêu chuẩn tối thiểu và quy chế đối xử quốc gia đợc quy định trong Công ớc Bern về bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sửa đổi lần cuối cùng năm 1979). Theo Công ớc, quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật, bao hàm cả phần mềm máy tính, đợc bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo. 4. Vi phạm quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm và xử lí vi phạm Vi phạm quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm thờng thể hiện dới các dạng hành vi sau đây: - Sao chép lậu phần mềm. Sao chép lậu phần mềm là việc sao chép, tái bản, sử dụng, sản xuất sản phẩm phần mềm bất hợp pháp. Tỉ lệ sao chép lậu trung bình là 50%. ở một số nớc, tỉ lệ đó là 99%. - Lạm dụng license. Lạm dụng license thờng xuất hiện ở các cơ sở nghiên cứu khoa học; hoặc lạm dụng những sản phẩm đợc phân phối dới dạng sản phẩm khuyến mại, sản phẩm mẫu (sản phẩm Not for Resale - NFR) vào mục đích thơng mại. - Tội phạm liên quan đến bản quyền đối với sản phẩm phần mềm. Trớc kia, để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ đòi hỏi tốn nhiều công sức. Chẳng hạn, phải tự in sao các băng nhạc, băng hình để tiêu thụ lậu. Còn hiện nay, cuộc cách mạng tin học và kĩ thuật số đ liên tục làm thay đổi hoạt động trên. Các hình ảnh, phim, kế hoạch kinh doanh đợc vi tính hoá và lu giữ trên các đĩa thông tin có thể cho vào túi áo, túi quần. Ngời ta không cần phải làm động tác đánh cắp đồ vật Thông tin 52 - Tạp chí luật học nữa mà chỉ cần tải xuống các thông tin, thực hiện lệnh copy hoặc truyền cho đồng phạm bằng phơng tiện điện tử (e-mail) chỉ với động tác nhấn con chuột máy tính. Nói chung, những kẻ đánh cắp phần mềm thờng hiểu biết sâu sắc về tin học. Những hoạt động phạm tội thờng dới dạng đánh cắp và làm giả phần mềm máy tính, chơng trình trò chơi điện tử. Đờng dây làm giả phần mềm của Intel, Microsoft thờng tập trung ở Hongkong, Singapore. Nạn đánh cắp chơng trình trò chơi điện tử ớc tính đ làm thiệt hại cho ngành công nghiệp phần mềm giải trí của Mĩ khoảng 3,2 tỉ USD vào năm 1996. Những kẻ đánh cắp và bán các bản sao trò chơi bất hợp pháp với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trờng, khiến công sức làm việc trong khoảng 18 tháng và chi phí từ 1,3 đến 2 triệu USD để tạo ra chơng trình trò chơi trở thành vô ích. Những hoạt động phạm tội đ làm thiệt hại doanh thu cho ngành công nghiệp phần mềm đến mức báo động. Theo Báo cáo điều tra về tội phạm đánh cắp phần mềm toàn thế giới năm 1997 của Liên minh phần mềm kinh doanh (BSA) và Hiệp hội xuất bản phần mềm (SPA), hoạt động đánh cắp phần mềm gây thiệt hại 2,3 tỉ USD hàng năm, chiếm 23% thiệt hại do các hoạt động đánh cắp gây ra. Năm 1998, 38% các ứng dụng phần mềm kinh doanh cho các máy tính trên toàn thế giới bị ăn cắp. Riêng năm 1999, hoạt động ăn cắp phần mềm làm nền kinh tế Mĩ thiệt hại 12,2 tỉ USD, trong khi đó thiệt hại từ năm 1995 đến năm 1999 là 59 tỉ USD. Điều này cho thấy, tình trạng ăn cắp phần mềm ở Mĩ ngày càng gia tăng. (1) Pháp luật Mĩ sử dụng các biện pháp sau đây để xử lí vi phạm bản quyền đối với sản phẩm phần mềm: - Đối với các vi phạm mang tính dân sự (Bộ luật Mĩ, phần 17) mà ngời khởi kiện là chủ sở hữu bản quyền thì toà án có thể: + Yêu cầu bị đơn chấm dứt vi phạm hoặc ngăn chặn các hàng hoá vi phạm tiếp cận thị trờng; + Ra lệnh bắt giữ hoặc phá huỷ tài sản vi phạm của bị đơn và bất kì vật dụng, hàng hoá nào đợc sử dụng để sản xuất ra mặt hàng vi phạm; + Yêu cầu bị đơn bồi thờng thiệt hại. - Đối với các vi phạm mang tính hình sự (Bộ luật Mĩ, phần 18, mục 2.319), ngời khởi kiện là Nhà nớc Mĩ thì vi phạm luật bản quyền bị coi là tội phạm, với điều kiện: + Ngời thực hiện hành vi vi phạm có lỗi cố ý; + Vì mục đích vụ lợi tài chính; + Thực hiện hành vi in sao hoặc phân phối (bằng phơng tiện điện tử hoặc thông thờng), trong thời hạn 180 ngày, một hoặc nhiều bản sao hoặc ghi âm một hoặc nhiều tác phẩm đ đăng kí bản quyền, với giá trị bán lẻ trên 1.000 USD. Toà án có thể áp dụng các chế tài hình sự nh: + Hình phạt tù; + Phạt tiền hoặc chế tài khác hoặc có thể yêu cầu phục hồi nguyên trạng cho ngời bị hại. Trong hệ thống pháp luật Mĩ có Luật chống độc quyền. Luật chống độc quyền đa ra một số hạn chế trong việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để chống độc quyền. Trong vụ kiện liên quan đến công ti Microsoft, Bộ t pháp Mĩ cho rằng công ti Microsoft đ có hành vi vi phạm luật chống độc quyền khi đòi hỏi những ngời sử dụng máy tính phải Thông tin Tạp chí luật học - 53 mua cả Microsoft Windows (một chơng trình điều hành rất thông dụng cho các máy tính cá nhân) lẫn Internet Explorer (chơng trình đợc sử dụng để khai thác Internet). Thực chất, ngời sử dụng máy tính bị bắt buộc mua kèm Internet Explorer, trong khi họ có thể lựa chọn những chơng trình khác tốt hơn, chẳng hạn nh Netscape. Những quốc gia nào có quan hệ thơng mại với nớc Mĩ đều phải biết đến Mục 301 đặc biệt trong pháp luật Mĩ. Mục 301 đặc biệt đòi hỏi cơ quan đại diện thơng mại Mĩ xác định những nớc nào từ chối bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, từ đó tiến hành thơng lợng. Nếu kết quả không đạt yêu cầu, Mĩ sẽ thực hiện hành động trả đũa đối với nớc đó. Quy định pháp luật này đ gây áp lực đối với các nớc khác nh Nhật Bản, Trung Quốc trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ. Năm 1992, Trung Quốc đ đồng ý tăng cờng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và gia nhập Công ớc Bern. Theo pháp luật Mĩ, ba đặc trng đợc nêu trong định nghĩa sáng chế (tính mới, tính sáng tạo, tính hữu ích) đợc giải thích rất thoáng. Do đó, pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu đối với sáng chế đợc mở rộng để bảo vệ phần mềm máy tính. Bản thân chơng trình máy tính không phải là đối tợng đợc cấp văn bằng sáng chế. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng chơng trình máy tính là cần thiết cho việc áp dụng sáng chế thì nó có thể tạo nên bộ phận của sáng chế tổng thể và đợc cấp văn bằng./. (1). Số liệu của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) - Xem tài liệu Hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ (từ 2 đến 5/10/2000). về chế định (Tiếp theo trang 21) 4. Về vấn đề huỷ việc nuôi con nuôi Luật HN&GĐ năm 2000 quy định các điều kiện đối với ngời nhận nuôi con nuôi và các điều kiện đối với ngời đợc nhận làm con nuôi nhng lại không quy định việc nuôi con nuôi có thể bị huỷ nếu khi tiến hành đăng kí việc nuôi con nuôi, các bên vi phạm các điều kiện đó. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về việc chấm dứt nuôi con nuôi (Điều 76) nhng trong các trờng hợp chấm dứt nuôi con nuôi không có trờng hợp nào quy định về việc vi phạm các điều kiện đối với ngời nhận nuôi và đối với ngời đợc nuôi. Giả thiết có trờng hợp nuôi con nuôi trên 15 tuổi trong khi ngời đó không phải là thơng binh, ngời tàn tật, ngời mất năng lực hành vi dân sự hoặc ngời nhận nuôi không phải là ngời già yếu cô đơn thì giải quyết ra sao? Trong chế định kết hôn, Luật HN&GĐ quy định nếu việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn thì việc kết hôn đó bị tòa án nhân dân xử huỷ. Thiết nghĩ, trong việc nuôi con nuôi cũng cần quy định huỷ việc nuôi con nuôi nếu các bên vi phạm các điều kiện để làm cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi. Có nh vậy mới có thể ngăn chặn đợc các hiện tợng lợi dụng việc nuôi con nuôi để chung sống trái pháp luật hoặc để thực hiện hành vi nào đó có lợi cho một trong hai bên hoặc cả hai bên nh nuôi con nuôi để nhập khẩu, nhập quốc tịch, để xuất cảnh, nhận làm con nuôi của ngời là thơng binh để đợc hởng sự u đi./. Th«ng tin 54 - T¹p chÝ luËt häc . chí luật học bảo vệ quyền tác giả đối với sản bảo vệ quyền tác giả đối với sản bảo vệ quyền tác giả đối với sản bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm. đối với sản phẩm phần mềm trong pháp luật Mĩ phẩm phần mềm trong pháp luật M phẩm phần mềm trong pháp luật Mĩ phẩm phần mềm trong pháp luật Mĩ ThS.

Ngày đăng: 17/03/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan