Nhượng quyền TM khi VN gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng

46 432 4
Nhượng quyền TM khi VN gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI… 2 I. Khỏi niệm 2 1. Khái niệm nhượng quyền thương mại ở một số nước 2 2. Khái niệm về nhượng quyền thương mại theo pháp luật

Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạiLỜI MỞ ĐẦUNhượng quyền thương mại (Franchising) là một trong những khái niệm khá mới mẻ trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam. Mặc dù hoạt động này đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm cũng có một số văn bản luật điều chỉnh. Tuy nhiên để hiểu được thế nào là franchising? phương thức này hoạt động ra sao thì còn là cả một vấn đề lớn mà hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một trường lớp hay khóa đào tạo nào giảng dạy bài bản về frangchise. Sách chuyên môn bằng tiếng Việt cũng không thấy ở các nhà sách. Kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam đã đang áp dụng hình thức franchise chỉ đếm trên đầu ngón tay vẫn còn trong giai đoạn mày mò, vừa làm vừa học. Trong khi đó, nhượng quyền thương mai tại một số thị trường khác trên thế giới lại hết sức sôi động. Người tiêu dùng trên toàn thế giới không còn xa lạ gì với những thương hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh Mc Donald’s, Lotteria, KFC; hệ thống siêu thị Metro… Đây là những thương hiệu sử dụng nhượng quyền thương mại làm phương thức kinh doanh. Theo ước tính, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở Châu Á đã đạt 50 tỉ USD/năm. Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sau thời điểm gia nhập WTO, đã có 50 ngành hàng thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đạt 40%/ năm. Đối với Việt Nam, trên con đường hội nhập WTO, việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá những phương thức kinh doanh thương mại đặc biệt như franchising là rất quan trọng, góp phần hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, cũng như xem xét thực tiễn phát triển của phương thức này trên thực tiễn của Việt Nam.Với mục đích trên tôi đã chọn đề tài “Nhượng quyền thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, pháp luật thực tiễn áp dụng”. Trong khi làm đề tài tôi được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn, xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp tôi hoàn thành bài viết này. Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn1 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạiPHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠII. Khái niệm1. Khái niệm nhượng quyền thương mại ở một số nướcNhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp ụng đã rất thành công. Do vậy đã có rất nhiều khái niệm nhượng quyền thương mại được đưa ra. Trong đó có các khái niệm:Khái niệm của hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (the International Franchise Association). Đây là hiệp hội lớn nhất nước Mĩ thế giới đã nêu ra khái niệm nhượng quyền thương mại như sau: “nhượng quyền thương mại là mối quan hệ hợp đồng giữa bên giao bên nhận quyền, theo đó bên giao theo đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa về phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát bên nhận đang hoặc sẽ đầu tư đáng kể nguồn vốn vào Doanh nghiệp bằng các nguồn nhân lực của mình”.Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu- EU): nhượng quyền thương mại là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”. Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền thương mại được định nghĩa ở trên.Khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêxicô. Luật sở hữu công nghiệp của Mêxicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: “nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ, hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn2 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạipháp vận hành, các hoạt động thương mại hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu thiết lập với chất lượng, danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm hoặc dịch vụ đã tạo dựng được thương hiệu đó”2. Khái niệm về nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt NamTại Việt Nam Luật thương mại 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) lần đầu tiên quy định về nhượng quyền thương mại tại Mục 8 như sau: “nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: - Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định được gắn bó với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.- Bên nhượng quyềnquyền kiểm soát trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.Tất cả các khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thê của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả các khái niệm này là việc một bên độc lập (bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ hệ thống kinh doanh đồng bộ do một bên khác (bên giao) phát triển sở hữu để được phép làm việc này, bên nhận phải trả những phí chấp nhận một số hạn chế do bên giao quy định.II. Những đặc trưng cơ bản của nhượng quyền thương mạiDựa trên khái niệm đã được phân tích trên đây, hoạt động nhượng quyền thương mại có một số đặc trưng riêng biệt, có thể phân biệt dễ dàng với một số hoạt động thương mại cùng loại khác.Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn3 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại1. Về mặt chủ thểBên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền tài sản hợp lý” tạo niềm tin cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính đầu tư đồng thời chịu nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền thương mại2. Về mặt hình thức biểu hiệnNhượng quyền thương mại hiện đại có thể bao gồm nhượng quyền độc quyền thương mại (một bên nhượng quyền thương mại cho một bên nhận quyền duy nhất); nhượng quyền cho nhiều cơ sở nhượng quyền lại hoặc nhượng quyền chung quyền thương mại (nhiều bên nhượng quyền nhượng quyền thương mại cho một bên nhận quyền); nhượng quyền thương mại phát triển khu vực; liên kết nhượng quyền thương mại; nhượng quyền thương mại thương mại khác nhau (nhượng quyền thương mại cùng một lúc)3. Về mặt nội dung của khái niệm “quyền thương mại” – đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại - cũng phát triển rất phong phú, bao gồm hàng tiêu dùng, công việc kinh doanh, dịch vụ, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ đặc biệt (thuộc Chính phủ), các phương thức kinh doanh…Nội dung của quyền thương mại có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các quyền sau:- Quyền nhượng quyền thông thường: quyền được bên nhượng quyền cho phép yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định được gắn với nhãn hiệu, hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền thương mạiNguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn4 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạiVí dụ: A => BQuyền nhượng quyền thông thườngA: bên nhượng quyềnB: bên nhận quyền không được chuyển nhượng quyềnGiả sử công ty Cà phê Trung Nguyên nhượng quyền cho một thương nhân theo hợp đồng nhượng quyền thông thường thì cà phê Trung Nguyên sẽ cho phép thương nhân đó tiến hành các hoạt động kinh doanh bằng việc gắn nhãn hiệu, tên thương mại, các biểu tượng kinh doanh, dấu hiệu kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn chuyển giao cả bí quyết pha chế, cung cấp sản phẩm cũng như cách trang trí không gian của cửa hàng huấn luyện cho nhân viên quyền thu phí chuyển nhượng. Còn đối với thương nhân nhận quyềnquyền sử dụng thương hiệu đó để kinh doanh có nghĩa vụ trả phí. Nhưng chủ cửa hàng không có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba.- Quyền thương mại chung là quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền Ví dụ: A => BQuyền thương mại chungA: bên nhượng quyềnB: bên nhận quyền được quyền chuyển nhượngCũng như tương tự nhưng nếu là hợp đồng nhượng quyền thương mại chung thì chủ cửa hàng có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba.- Quyền nhượng quyền thứ cấp: là quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.Ví dụ: A => B => CQuyền thương mại chung quyền thương mại thứ cấpA: bên nhượng quyềnB: bên nhận quyền sơ cấpNguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn5 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạiC: bên nhận quyền thứ cấp- Hợp đồng phát triển quyền thương mại: Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.Ví dụ: A => B => B’Quyền thương mại hợp đồng phát triển quyền thương mạiA: bên nhượng quyềnB: bên nhận quyềnB’: chi nhánh của BSự mở rộng của hình thức cũng như đối tượng của nhượng quyền thương mại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội từng quốc gia cũng như khu vực trên thế giới. Tuy nhiên càng được khuyến khích mở rộng, quan hệ nhượng quyền thương mại càng chứa đựng những khả năng gây ra tranh chấp thương mại. Bản thân “quyền thương mại” đã liên quan trực tiếp tới lợi ích thiết thân của một nhà kinh doanh, việc phát triển “quyền thương mại” đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế cạnh tranh của nhà kinh doanh đó trên thị trường quyết định mức tăng về doanh thu về lợi nhuận. Việc nhượng lại quyền thiết thân này do một chủ thể kinh doanh khác để cùng kinh doanh, cùng chia sẻ những lợi thế mà “quyền kinh doanh” đem lại, vì thế, chắc chắn sẽ gây ra không ít tranh chấp pháp luật Chính vì đặc điểm này mà hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được coi là một hợp đồng thương mại đặc biệt, được điều chỉnh bằng một luật riêng biệt nhằm giảm thiểu những kẽ hở trong thỏa thuận mà các bên có thể bỏ qua trong quá trình giao kết. Có thể nói, đối với từng khu vực, từng quốc gia khác nhau, sự vận hành tốt của hoạt động nhượng quyền thương mại phụ thuộc vào việc pháp luật có những cơ chế điều chỉnh hệ quả như thế nào. Thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh sẽ sản sinh ra hoạt động nhượng quyền thương mại một cách tự nhiên, mà nếu không có sự hỗ trợ của pháp luật, các bên trong quan hệ thương mại nhượng quyền sẽ không Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn6 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạicó cơ sơ pháp lý để tiếp tục duy trì mở rộng hoạt động này ngay cả khi chúng mang lại lợi ích cho các bên cho nền kinh tế - xã hội.Trong tương quan so sánh với những mối liên hệ khác liên quan đến “quyền thương mại”, quan hệ nhượng quyền thương mại có những điểm khác biệt. Trước tiên phải kể đến những đặc trưng khác biệt của nhượng quyền thương mại so với việc chuyển nhượng hoàn toàn thương hiệu, quyền kinh doanh. Nếu như hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hoàn toàn quyền kinh doanh đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là bên chuyển quyền (nhượng) sẽ chấm dứt kinh doanh với loại hàng hóa, dịch vụ đó thì việc nhượng quyền thương mại sẽ dẫn đến tình trạng cả bên chuyển nhượng bên nhận chuyển nhượng cùng tiến hành song song các hoạt động kinh doanh. Hoạt động nhượng quyền thương mại cũng khác với một số hoạt động thuê hoặc mướn thương hiệu thông thường khác ở hậu quả pháp lý.4. Phân loại nhượng quyền thương mại4.1. Phân loại theo tiêu chí lãnh thổ- Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam như KFC, siêu thị Metro…- Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài như trường hợp phở 24 của tập đoàn An Nam ở Philippin, Indonexia hay cà phê Trung Nguyên tại Nhật…- Nhượng quyền trong nước: là trường hợp bên nhượng quyền bên nhận quyền đều mang quốc tịch Việt Nam hoạt động này diễn ra tại Việt Nam, chẳng hạn như cà phê Trung Nguyên, phở 24…4.2. Phân loại theo ngành nghề- Nhượng quyền phân phối: hệ thống siêu thị mini 7 – Eleven, Wal – Mart- Nhượng quyền dịch vụ: hệ thống nhà hàng Về sản phẩm Nucci đồ ăn Italia- Nhượng quyền sản xuất: hệ thống Desk Gear, InC với nhãn hiệu bàn ghế đồ dùng văn phòng mang nhãn hiệu FlumeNguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn7 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại- Nhượng quyền hỗn hợp: sản xuất – phân phối - dịch vụIII. Ý nghĩa của việc hoạt động nhượng quyền thương mại.Những nghiên cứu gần đây cho thấy 90% công ty theo hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ đã tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi 82 công ty độc lập phải đóng cửa cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng nhượng quyền thương mại thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập pháp luật.Có nhiều cách để tiến hành hoạt động kinh doanh, tại sao phải là nhượng quyền? hoạt động nhượng quyền có ý nghĩa gì đối với các bên?1. Đối với bên nhận quyềnTrước hết, đó là hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ giúp giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền là giảm thiểu rủi ro.Việc mở rộng cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm phải mất thời gian để học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh.Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện đào tạo truyền đạt kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích lũy được từ nhiều lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng phát triển ban đầu. Nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.Thứ hai, bên nhận quyền sẽ được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại. Ngày nay trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó để cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn8 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạiThứ ba, bên nhận quyền sẽ tận dụng được các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách chuyển giao.Thứ tư, bên nhận quyền sẽ được mua nguyên liệu với giá ưu đãi. Bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn.Giá của nguyên liệu đầu vào thấp là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước . Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh tổn thất từ việc biến động của thị trường.2. Ý nghĩa đối với bên nhượng quyền thương mạiVốn luôn là mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nnhượng quyền thương mạiĐiều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền thương mạiThứ hai, hoạt động nhượng quyền giúp mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày nay những sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh. Lẽ dĩ nhiên là nếu các bạn không thay đổi, phát triển mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những kế hoạch kinh doanh sẽ trôi qua tầm tay. Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp nơi một cách Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn9 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạinhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong ngoài nước mà không có hình thức kinh doanh nào có thể làm được.Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thuơng hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng quyền thì sẽ mở rộng kinh doanh sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nhiều chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh khó mà có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vượt qua.Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhượng quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại như vậy cả bên nhượng quyền bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mạiThứ tư, giúp bên nhượng quyền tối đa hóa thu nhập. Khi nhượng quyền bên nhận quyền phải trả tiền thuê bản quyền, thuê thương hiệu tiền phí để được kinh doanh với tên hệ thống của bên nhượng quyền thương mại. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền, nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của mình.Thứ năm, tận dụng nguồn lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn lực từ phía nhận quyền.Ngoài ra, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng quyền không thể tiếp cận được họ có thể nắm vững thông tin địa phương hơn bên nhượng quyền thương mại.Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn10 [...]... Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại Nguyên tắc áp dụng luật Hoạt động nhượng quyền thương mại phải tuân theo Luật Thương mại pháp luật có liên quan Hoạt động nhượng quyền thương mại không được qui định trong Luật Thương mại trong các luật khác thì áp dụng qui định của Bộ luật Dân sự Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng luật. .. Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền thương mại - Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung - Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung - Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền... nhận quyền thương mại, bao gồm cả bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhượng quyền thứ cấp 3.2 Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại 3.2.1 Quyền nghĩa vụ của bên nhượng quyền a) Quyền của thương nhân nhượng quyền Trừ trường hợp có thỏa thuận nào khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau: 1 Nhận tiền nhượng quyền 2 Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và. .. với bên nhượng quyền trực tiếp trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho bên nhượng quyền thương mại Trường hợp bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp các nội dung của quyền thương Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn 22 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương... trao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền (Đ9 NĐ35) 3 Hợp đồng nhượng quyền thương mại 3.1 Chủ thể của hoạt động nhượng quyền thương mại Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn 18 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại Bên nhận quyền. .. bên nhượng quyền thương mại 4 Đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại 4.1 Cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền thương mại Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn 23 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại phải đăng ký hoạt động nhượng quyền. .. lại, nhượng quyền thương mại tại Việt Nam mới ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, chúng ta gần như vừa học vừa làm, do vậy ở giai đoạn này rất cần có một hành lang pháp lý đầy đủ để điều chỉnh hoạt động này Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn 12 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại PHẦN II NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI KHI. .. nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại (Đ287 Luật Thương mại 2005) 3.2.2 Quyền nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền a) Quyền của thương nhân nhận quyền Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn 19 Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau: 1 Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ... phép cấp lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa “Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng nhượng quyền thương mại kí giữa bên nhượng quyền thứ cấp bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung II Chế độ pháp lí về hoạt động nhượng quyền thương mại 1 Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương... tế về nhượng quyền thương mại hoặc có qui định khác với luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó 3 Các khái niệm cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam “Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp “Bên nhận quyền là thương nhân nhận được quyền thương mại, bao gồm cả bên nhận quyền . đích trên tôi đã chọn đề tài Nhượng quyền thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng . Trong khi làm đề tài tôi được sự hướng. học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mạiPHẦN II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI KHI

Ngày đăng: 05/12/2012, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan