BÁO CÁO " SỰ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THAM GIA CÂU LẠC BỘ SEE, ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG " ppt

5 899 3
BÁO CÁO " SỰ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THAM GIA CÂU LẠC BỘ SEE, ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 SỰ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THAM GIA CÂU LẠC BỘ SEE, ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AUTONOMY IN THE IMPROVEMENT OF ENGLISH SPEAKING SKILL VIA THE PARTICIPATION IN SEE CLUB – DANANG UNIVERSITY OF ECONOMICS, THE UNIVERSITY OF DANANG SVTH: Trương Thị Thu Ngân, Nguyễn Đỗ Hà Anh Lớp: 08CNA05, 09 SPA02, Khoa tiếng Anhtiếng Anh phạm TÓM TẮT Bài viết này nhằm nghiên cứu sự chủ động phát triển năng nói tiếng Anh của các thành viên câu lạc bộ nói tiếng Anh SEE (Speaking English Easily) tại Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Đà Nẵng. Qua đó, người viết sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động và điều hành của câu lạc bộ này thông qua sự thường xuyên tham gia các hình thức hoạt động khác nhau dưới sự điều hành của Câu lạc bộ, và mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ, với mục tiêu tăng cường năng nói tiếng Anh của các bạn tham gia vào câu lạc bộ SEE. ABSTRACT This study is intended to investigate the autonomy in the improvement of English speaking ability of SEE club’s members at Danang University of Economics, the University of Danang. More specifically, our research aims at evaluating the effectiveness of SEE club’s activities and management via their members’ frenquency and active participation in a variety of activities, and then, the authors will strongly suggest some solutions to improve English speaking skills of members of SEE club. 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến việc lấy người học làm trọng tâm học tập và giảng dạy. Do đó, đối với người học nói chung, và sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học nói riêng, sự tự giác và chủ động trong quá trình học tập là cần thiết, để có thể đạt được những thành tích đáng kể. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, tiếng Anh được biết đến như là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu được. Việc biết và sử dụng tiếng Anh thành thạo giúp cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, giao tiếp, và làm việc hiệu quả với người bản xứ, cũng như những người đến từ các quốc gia nói tiếng Anh khác. Chính vì thế, việc tự trau dồi khả năng tiếng Anh là một nhu cầu cấp thiết đối với mỗi sinh viên. Xuất phát từ nhu cầu này, nhiều câu lạc bộ tiếng Anh do sinh viên thành lập và quản lí lần lượt ra đời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong số các câu lạc bộ hiện đang hoạt động: DEC (Danang English Club), BKEC (Bách Khoa English Club), Hugo, SEE (Speaking English Easily), và một số câu lạc bộ không chính thức khác, SEE nổi lên như là một câu lạc bộ mạnh và sức ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đổi với sinh viên trường Đại học Kinh tế, mà còn lan toả đến các bạn sinh viên đang theo học các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng. Vậy lý do nào khiến SEE phát triển mạnh, các thành viên tự tin giao tiếp tiếng Anh, Đây là vấn đề chúng tôi quan tâm, và tập trung nghiên cứu. 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Bài nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau: Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 • Tìm hiểu thực trạng hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh SEE (thuộc trường Đại học Kinh Tế). • Tìm hiểu khả năng nói tiếng Anh của các thành viên trong câu lạc bộ SEE. • Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của câu lạc bộ, với mục tiêu tăng cường năng nói tiếng Anh cho các bạn sinh viên tham gia câu bộ này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tập trung trên đối tượng chính là tất cả thành viên của câu bộ tiếng Anh SEE. Thành viên câu lạc bộ là các bạn sinh viên từ năm một đến năm bốn, hiện đang theo học các chuyên ngành kinh tế tại trường Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Đà Nẵng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này được tiến hành thông qua các phương pháp sau:  Phương pháp điều tra thông qua phiếu câu hỏi cho thành viên của câu lạc bộ SEE  Phương pháp quan sát thông qua việc tham dự buổi sinh hoạt hàng tuần của câu lạc bộ SEE  Phương pháp phỏng vấn người điều hành các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ SEE  Phương pháp phân tích định tính. 2. Nội dung 2.1. Tổng quan 2.1.1. Nghiên cứu trước đây Theo nghiên cứu của Bloom and Krathwohl [1], sự chủ động đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội một ngôn ngữ mới vì nó nâng cao nhận thức của người học và giúp người học xác định được phương hướng học tập đúng đắn. Tương tự, David Little [4] cũng đề cao tầm quan trọng của việc tự học, ông cho rằng “Ở những năm cuối thế kỉ này, dưới sự ảnh hưởng của lý thuyết lấy người học làm trung tâm, khả năng tự học của người học trở thành một chủ đề nóng hổi trong việc dạy học ngôn ngữ và nó đã trở thành chìa khóa quan trọng trong việc lĩnh hội một ngôn ngữ mới.” Cô Dương Thị Quỳnh Hương [2], với luận văn Thạc sĩ “Learner Autonomy in English Vocabulary Acquisition and Expansion at Danang College of Foreign Languages: Challenges and Solutions” đã chỉ ra tầm quan trọng của sự chủ động trong việc học, đặc biệt là trong việc nâng cao vốn từ vựng. 2.1.2. Giới thiệu về Câu lạc bộ nói tiếng Anh SEE Câu lạc bộ tiếng Anh SEE (Speaking English Easily) của trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, được thành lập vào tháng 09, năm 2011, với mục đích:  mở rộng kiến thức về ngôn ngữ Anh và những nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anhphát triển các năng mềm, ví dụ như: năng tổ chức sự kiện, năng thuyết trình, năng giải quyết vấn đề, năng phát biểu trước đám đông, vân vân  tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức khác trong khu vực Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 Hiện nay câu lạc bộ SEE gồm 50 thành viên, bao gồm các bạn sinh viên hiện đang theo học tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 2.2. Kết quả 2.2.1.Thực trạng chủ động nói tiếng Anh tại Câu lạc bộ nói tiếng Anh SEE hiện nay: Thông tin thu thập 50 phiếu điều tra dành cho 50 thành viên của câu lạc bộ, cùng việc quan sát một số buổi sinh hoạt cho thấy rằng các thành viên tham dự buổi sinh hoạt tương đối đông, trung bình là 20 sinh viên/ buổi, tương ứng với 40% só lượng thành viên. Tuy nhiên, các sinh viên tham dự các cuộc thảo luận về chủ đề đưa ra chưa sôi nổi. Tiêu biểu như buổi sinh hoạt ngày 15/03/2012, chỉ có các bạn nam (14 bạn) tham gia, xung phong phát biểu ý kiện cá nhân, trong khi các bạn nữ (5 bạn) khá im lặng, và thụ động. Điều tương tự diễn ra ở các buổi sinh hoạt khác. Điều này cho thấy, khoảng 20% số lượng thành viên tham dự buổi sinh hoạt chưa chủ động rèn luyện năng nói tiếng Anh. 2.2.2.Tác động việc tham gia câu lạc bộ đến khả năng chủ động rèn luyện nói tiếng Anh của các thành viên câu lạc bộ SEE Mặc dù tất cả thành viên được mời tham gia cuộc điều tra đã tham gia câu lạc bộ này từ lúc nó thành lập, tức cách đây 5 đến 6 tháng, nhưng chỉ có 15 người trả lời luôn luôn tham gia các buổi sinh hoạt hàng tuần. Tỉ lệ này đối với việc tham gia thường xuyên là 16% (tương ứng với 8 thành viên), tỉ lệ tham gia thỉnh thoảng là 20% (tương ứng với 10 thành viên), tỉ lệ ít khi tham gia tới 34% (tương ứng tới 17 thành viên). Con số này có sự thay đổi rõ rệt đối với các hoạt động khác trong khuôn khổ câu lạc bộ. Chẳng hạn như có đến 70% thành viên tham gia vào hoạt động dịch thuật tại các hội chợ triền lãm giáo dục, và 100% tham gia tổ chức sự kiện cuộc thi hát tiếng Anh toàn trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - DUE IDOL. Theo như kết quả thu được từ cuộc phỏng vấn với cô Maria Kennedy, người phụ trách chủ đề thảo luận tại các buổi sinh hoạt hàng tuần, và là người hướng dẫn chuyên môn cho các thành viên tại câu lạc bộ SEE, so với những ngày đầu thành lập, hiện nay năng nói của khoảng 30% số lượng thành viên đãsự tiến bộ rõ rệt về sự chính xác và lưu loát. Bên cạnh đó, các hoạt động bên lề, như hoạt động dịch thuật, tổ chức cuộc thi hát tiếng Anh, cũng như hỗ trợ kiến thức tiếng Anh cho các bạn sinh viên trong các đợt kiểm tra trong khuôn khổ trường Đại học kinh tế, cho thấy sự thay đổi từ việc thụ động sang chủ động nói tiếng Anh của các bạn. Ban đầu là tham gia, và thảo luận các chủ đề cho sẵn của cô Maria, sau đó là tự tạo môi trường để mình sử dụng, phát huy vốn tiếng Anh mình có được, cuối cùng là từ đó học hỏi và nâng cao thêm trình độ. Có thế nói, hình thức hoạt động của câu lạc bộ SEE đã căn bản góp phần đẩy mạnh sự chủ động, tự giác rèn luyện năng nói của các thành viên tham gia. 2.2.3 Đề xuất đối với cách thức tổ chức hoạt động nhằm tang cường và đẩy mạnh sự chủ động nói tiếng Anh của các thành viên câu lạc bộ SEE Trước tiên, các buổi sinh hoạt nên được chuẩn bị về nội dung cũng như khâu tổ chức. Chủ đề nói nên được thay đổi phong phú, và khu vực tổ chức nên được hỗ trợ bởi các thiết bị nghe nhìn hiện đại, cũng như các dụng cụ trực quang sinh động, nhằm kích thích sự tham gia của các thành viên. Tiếp đến, các hoạt động bên lề có xu hướng hơi thiên về các năng mềm khác hơn là nói tiếng Anh như tổ chức sự kiện, marketing, vốn là chuyên ngành của nhiều bạn thành viên. Vì vậy, câu lạc bộ SEE được khuyến khích tích cực tổ chức các hoạt động như cuộc thi thuyết trình bằng tiếng Anh về các chủ đề kinh tế, do chính thành viên câu Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 lạc bộ tham gia, bình chọn thông qua bỏ phiếu, dưới sự hỗ trợ chuyên môn của cô Maria, hoặc các giảng viên hiện đang giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Bảng số 1: Sự thường xuyên tham gia buổi sinh hoạt hàng tuần của Câu lạc bộ SEE: 30% 16% 20% 34% Sự Thường Xuyên Tham Gia Buổi Sinh Hoạt Hằng Tuần Của Câu Lạc Bộ SEE Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Bảng số 2: Số lượng và phần trăm thành viên tham gia các hình thức hoạt động của câu lạc bộ SEE: Các hình thức tham gia hoạt động của các thành viên câu lạc bộ SEE Số lượng Phần trăm Hỗ trợ các sự kiện có liên quan đến tiếng Anh. 50 100% Tham gia dịch thuật tại các hội chợ triễn lãm. 35 70% Tham gia buổi sinh hoạt hàng tuần 42 84% Tham gia các các buổi hổ trợ kiến thức tiếng Anh cho các sinh viên cùng trường. 6 12% 3. Kết luận Qua tìm hiểu và nghiên cứu về sự chủ động rèn luyện năng nói tiếng Anh thông qua việc tham gia câu lạc bộ nói tiếng Anh SEE của các thành viên câu lạc bộ, bộ phận lớn các thành viên có sự chủ động cao trong việc tăng cường, nâng cao khả năng nói tiếng Anh, thể hiện rõ ràng qua việc tích cực, thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt hàng tuần, cũng như các sự kiện bên lề có liên quan đến tiếng Anh, dưới sự quản lí và điều hành của câu lạc bộ. Để câu lạc bộ có thể đat được những mục tiêu như đề ra trong quá trình thành lập, những đề xuất của nhóm tác giả chúng tôi nên được xem xét. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 Tài liệu tham khảo [1]. Bloom, B.S and Krathwohl, D.R. (1956), Taxonomy of Educational Objectives: The Classification of Educational Goals, by a Committee of College and University Examiners, Handbook I: Cognitive Domain, Longman, New York, Retrieved 23 July, 2007 from http://www.wested.org/tie/dlrn/blooms.html [2]. Dương Thị Quỳnh Hương (2008), Learner Autonomy in English Vocabulary Acquisition and Expansion at Danang College of Foreign Languages: Challenges and Solutions, M.A Thesis, the University of Danang. [3]. Little, D. (1996), “Learner Autonomy: Some Steps in the Evolution of Theory and Practice”, The Irish Yearbook of Applied Linguistics, No. 16, p 1-13, 1996, Trinity College, Ireland. . luyện kĩ năng nói tiếng Anh thông qua việc tham gia câu lạc bộ nói tiếng Anh SEE của các thành viên câu lạc bộ, bộ phận lớn các thành viên có sự chủ động. Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 SỰ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THAM GIA

Ngày đăng: 15/03/2014, 01:20

Hình ảnh liên quan

Bảng số 2: Số lượng và phần trăm thành viên tham gia các hình thức hoạt động của câu lạc bộ SEE: - BÁO CÁO " SỰ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THAM GIA CÂU LẠC BỘ SEE, ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG " ppt

Bảng s.

ố 2: Số lượng và phần trăm thành viên tham gia các hình thức hoạt động của câu lạc bộ SEE: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng số 1: Sự thường xuyên tham gia buổi sinh hoạt hàng tuần của Câu lạc bộ SEE: - BÁO CÁO " SỰ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THAM GIA CÂU LẠC BỘ SEE, ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG " ppt

Bảng s.

ố 1: Sự thường xuyên tham gia buổi sinh hoạt hàng tuần của Câu lạc bộ SEE: Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan