BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG pdf

92 402 0
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DIỄN ĐÀN HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ (AEF) BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Báo cáo phục vụ Diễn đàn Hiệu quả viện trợ lần thứ ba năm 2011 và Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2011 Hà Nội, Tháng 6 năm 2011 Lời nói đầu Năm 2011 Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với tầm nhìn đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (SEDS) và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 (SEDP). Năm nay cũng là cột mốc của toàn cầu và Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ của Việt Nam với sự kiện Diễn đàn cấp cao lần thứ tư (HLF-4) t ại Busan. Nhìn nhận đây là giai đoạn phát triển quan trọng, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển (DP) đã hợp tác để vượt qua nhiều thách thức do tác động tiêu cực của kinh tế toàn cầu và tìm cách thức tránh “bẫy quốc gia thu nhập trung bình”. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển nhất trí là dù hiện tại Việt Nam đang đương đầu với lạm phát cao và kinh tế vĩ mô còn thiếu ổn định, nhưng vẫn có cơ hội cho Chính ph ủ tận dụng thời cơ này để tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững. Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, hiệu quả viện trợ được đặt ở vị trí cao trong chương trình nghị sự. Để chuẩn bị cho HLF-4 Việt Nam đã tham gia tích cực trong các sáng kiến hiệu quả viện trợ khu vực và toàn cầu, đặc bi ệt là đợt khảo sát theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri (PD) 2011, đánh giá Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội (PD/HCS) - Đợt 2. Ở cấp quốc gia, các Bộ ngành, các tỉnh thành và các đối tác phát triển tiếp tục phấn đấu theo những cam kết và mục tiêu của PD/HCS. Để lồng ghép tài chính hợp tác phát triển vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, Chính phủ đang xây dựng khuôn khổ chiến lược ODA 2011-2015 và nghị định mới thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP v ề quản lý và sử dụng ODA. Tham vấn rộng rãi và đối thoại tích cực làm nổi bật quá trình này trong 6 tháng đầu năm 2011 và là yếu tố quan trọng tạo nên kiến trúc viện trợ mới cho thời kỳ tiếp theo với sự tham gia tích cực hơn của các SPG, ISG và các bên liên quan khác. Vì vậy, Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ phục vụ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội ngh ị CG giữa kỳ) năm 2011 cố gắng điểm lại thành tựu, thách thức và tiến triển của hiệu quả viện trợ ở Việt Nam hướng đến HLF-4 ở Busan vào tháng 11 năm nay. Với tư cách Đồng Chủ tọa Diễn đàn hiệu quả viện trợ, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu Báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011. Đồng chủ tọa AEF Ông Hồ Quang Minh Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ông Max von Bonsdorff Phụ trách Hợp tác Phát triển Đại sứ quán Phần Lan Mục lục Tóm tắt 1 Giới thiệu 6 Chương 1. Tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam năm 2011 8 1. Tình hình kinh tế - xã hội 8 1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát 8 1.2 Về tăng trưởng kinh tế và tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực 9 2. Tổng quan về hiệu quả viện trợ ở Việt Nam 10 2.1. Những phát hiện chính từ kết quả đánh giá độc lập gần đây tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội - Đợt 2 (2010) 10 2.2 Những phát hiện chính qua cuộc khảo sát theo dõi thực hiện PD/HCS (2011) 10 A. Đóng góp của các cơ quan Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ 11 A.1 Các bộ, ngành 12 A.1.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 12 A.1.2 Bộ Tài chính 12 A.1.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 13 A.1.4 Bộ Tài nguyên và Môi trường 15 A.1.5 Bộ Tư pháp 16 A.1.6 Bộ Y tế 18 A.1.7 Bộ Công thương 20 A.1.8 Bộ Giáo dục và Đào tạo 22 A.2 Các tỉnh, thành phố 23 A.2.1 Thành phố Hà Nội 23 A.2.2 Tỉnh Bắc Ninh 24 A.2.3 Tỉnh Nghệ An 25 A.2.4 Thành phố Hồ Chí Minh 26 B. Đóng góp của đối tác phát triển vào Chương trình nghị sự hiệu quả tại Việt Nam 28 B.1 Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến 28 B.2 Liên minh châu Âu 30 B.3 Liên Hợp Quốc 32 B.4 Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển 34 C. Đóng góp của các bên liên quan khác cho Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ tại Việt Nam 36 C.1 Nhóm chuyên đề Phát triển năng lực 37 C.2 Nhóm chuyên đề quản lý tài chính 40 C.3 Nhóm chuyên đề mua sắm, đấu thầu 41 C.4 Nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG 44 D. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện PD/HCS năm 2011 46 Chương 2. Hành trình tới Busan của Việt Nam 48 1. Đề xuất hình thành kiến trúc viện trợ mới 48 2. Đóng góp của Việt Nam vào HLF-4 tại Busan 50 Phụ lục 1: Báo cáo Kết quả khảo sát PD năm 2011 (gửi cho OECD-DAC) 54 Phụ lục 2: Bảng kết quả của đợt khảo sát PD/HCS năm 2011 73 Phụ lục 3: Bảng ma trận tóm tắt những vấn đề chính nêu ra trong phiếu trả lời của các bộ, ngành, tỉnh/ thành phố 84 Danh mục chữ viết tắt AAA Chương trình hành động Accra ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AEF Diễn đàn hiệu quả viện trợ AFD Cơ quan phát triển Pháp ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APA Hiệp hội nghị viện Châu Á CCBP Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện về Quản lý ODA CFAA Đánh giá giải trình tài chính quốc gia CG Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam CIDA Cơ quan phát triển quốc tế Canada CSO Tổ chức xã hội dân sự DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD DFID Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh DP Đối tác phát triển EFA Giáo dục cho mọi người EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEF Quỹ môi trường toàn cầu GoV Chính phủ Việt Nam HCS Cam kết Hà Nội HIV Virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người HPG Nhóm quan hệ đối tác Y tế IBRD Ngân hàng quốc tế Tái thiết và Phát triển IDA Hiệ p hội phát triển quốc tế IFI Định chế tài chính quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế INGO Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài JAHR Báo cáo tổng quan chung ngành y tế JPPR Đánh giá chung tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA LMDG Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến MDG Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ MIC Nước có mức thu nhập trung bình MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triể n nông thôn MOF Bộ Tài chính MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn NA Quốc hội NGO Tổ chức phi Chính phủ NTP-RCC Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển P135 Chương trình 135 PBA Tiếp cận theo chương trình PD Tuyên bố Pa-ri về Hiệu quả viện trợ PEFA Quản lý tài chính công và khuôn khổ giải trình PEPFAR Kế hoạch viện trợ nhân đạo khẩn cấp của Tổng thống Mỹ cho phòng chống AIDS PFM Quản lý tài chính công PGAE Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ PMU Ban quản lý dự án PPP Hợp tác công-tư PRSC Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo REDD Chương trình chung “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên hợp quốc tại Việt Nam” SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội SOE Doanh nghiệp nhà nước SoI Văn bản thỏa thuận chung SWAp Tiếp cận ngành rộng TBS Hỗ trợ ngân sách có mục tiêu UN Liên Hợp Quốc UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc VAMESP Dự án theo dõi và đánh giá Việt Nam - Australia VUFO Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam WHO Tổ chức Y tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới 1 Tóm tắt Năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt cho những vấn đề liên quan đến hiệu quả và tác động của viện trợ quốc tế tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ hoàn thiện Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2010 (SEDS) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (SEDP) và những kế hoạch liên quan cho giai đoạn 2011-2015. Đề án ODA sửa đổi đang được xây dựng và cho thấy ODA sẽ đóng góp nh ư thế nào cho SEDP. Tính chất của các thách thức phát triển đang thay đổi và những năm tới sẽ tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế thị trường tài chính, giáo dục, cũng như giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn có tầm quan trọng hàng đầu thể hiện qua Nghị quyết số 11/NQ-CP vừa được ban hành. Đồng th ời, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến chính trị ở các nước và thành tựu Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình (MIC) sẽ ảnh hưởng đến khối lượng và loại hình viện trợ mà Việt Nam mong muốn nhận được. Trong năm 2011, Chính phủ và các đối tác phát triển đã cùng đưa ra nhiều sáng kiến hiệu quả viện trợ dưới sự dẫn dắt của Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF). Tất cả những điều trên có mục tiêu quan trọng là giúp mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường viện trợ đang thay đổi tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị thực tế để hoàn thiện thực tế này. Những kết quả chính của các nỗ lực trên được tóm tắt dưới đây: Tóm tắt những khuyến nghị của Đánh giá độc lập về thực hiện Tuyên bố Paris /Cam kết Hà Nội • Cải thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế cho việc quản lý ODA để gắn kết các hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng ODA có tính chiến lược, thiết kế theo tiếp cận chương trình (PBAs) và sử dụng các phương thức viện trợ khác mới bao gồm cả tài chính biến đổi khí hậu; • Làm rõ chính sách về việc sử dụng các nguồn tài chính phát triể n kém ưu đãi; • Rà soát vai trò của Ban Quản lý dự án để giảm phân mảnh trong phạm vi một Bộ, tăng triển vọng phát triển năng lực bền vững; • Gắn kết đánh giá các khoảng trống năng lực thể chế vào các chiến lược ngành và gia tăng việc sử dụng các công cụ đánh giá khách quan cho các hệ thống quốc gia, đặc biệt trong quản lý tài chính công; • Xây dựng một chương trình nghị sự cho AEF bao g ồm những vấn đề liên quan đến hiệu quả viện trợ và chính sách phát triển mà không thể được giải quyết chỉ trong Nhóm Đối tác ngành. Tăng cường mối quan hệ giữa AEF và các Nhóm Đối tác bằng cách vận động họ nêu rõ các hoạt động cần được ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ và báo cáo hàng năm về tiến độ cho AEF. Kết quả tóm tắt của đánh giá khảo sát thực hiện Tuyên bố Paris/Cam kết Hà Nội • Chính phủ giữ vai trò làm chủ mạnh mẽ trong chương trình nghị sự phát triển mặc dù vậy vẫn tồn tại những thiếu hụt về thể chế trong lập kế hoạch và ngân sách; 2 • Có nhiều cải thiện trong việc sử dụng các hệ thống quản lý tài chính, đấu thầu của Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề ở năng lực hiện có, đặc biệt là ở cấp địa phương. Nhiều hệ thống còn chưa theo kịp với các tiêu chuẩn quốc tế; • Mức độ hài hòa đã được cải thiện với minh chứng là việc giảm số lượng các Ban Quản lý trùng lặp và khả năng dự báo viện trợ được cải thiện, tuy vậy vấn đề tồn tại ở số lượng lớn sự thiếu điều phối trong các hoạt động của nhà tài trợ tại Việt Nam với quá nhiều công trình nghiên cứu của nhà tài trợ tiến hành đơn lẻ và tiến độ chậm trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo chương trình; • Quản lý ODA theo kết quả đã được cải thiện với việc vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia, tuy nhiên cũng vẫn còn vấn đề năng lực ở cấp địa phương; • Việc chia sẻ trách nhiệm chung được tăng cường bởi các cuộc đối thoại cấp cao thường xuyên thông qua AEF và CG hằng năm. Thách thức hiện nay là đa dạng hóa sự tham gia bao gồm các NGO và các tổ chức XHDS và cải thiện các mối liên hệ giữa hiệu quả viện trợhiệu quả phát triển. Các ví dụ thực tế trong đóng góp của các cơ quan Việt Nam cho Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ • Từ khi nâng cấp từ PGAE, AEF đã trở thành một nền tảng thực sự cho đối thoại ở cấp chiến lược và chính sách về các vấn đề hiệu quả viện trợ. Trong vai trò đồng Chủ tọ a phía Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã theo dõi giám sát việc thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội, tham gia tích cực vào các cuộc đối thoại nghiêm túc với các đối tác phát triển và bộ ngành về chuẩn bị sửa đổi Đề án ODA và Nghị định 131, đồng thời điều phối các hoạt động xung quanh việc hoạch định chiến lược cho các Nhóm đối tác chuyên đề và việc phát triển một kiến trúc viện trợ quốc gia mới. • Bộ Tài chính đang tập trung vào cải cách quản lý tài chính giúp cải thiện quyền làm chủ quốc gia trong các chương trình được tài trợ bởi ODA sắp tới bằng cách cho phép sử dụng nhiều hơn các hệ thống quốc gia. Các hoạt động hiệu quả viện trợ chính trong năm 2011 đã bao gồm nâng cấp cổng thông tin điện tử và phát hành Thông tư 40/2011/TT-BTC. Trong tương lai, Nhóm đối tác quản lý tài chính công sẽ hưởng lợi từ mối liên kết tốt hơn với AEF và các Nhóm đối tác khác để nâng cao, thông qua sự tham gia sâu hơn trong các cuộc thảo luận đối thoại về chính sách, tác động của nó đối với chính sách phát triển của nhà tài trợ; • Trong số các ngành khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nỗ lực để cải thiện việc theo dõi và đánh giá việc thực hiện các dự án trong ngành. Các nhóm công tác đang được thiết lập để giải quyết những vướng mắ c trong việc giải ngân. • Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực thi những công việc ban đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Theo khuyến nghị trong báo cáo đánh giá độc lập PD/HCS, một Ban Điều phối quốc tế đang được thành lập để giúp Ban Điều hành của Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP-RCC). Vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của Chính phủ, vì vậy cần có sự kết hợp vững chắc để đảm bảo hài hòa những nỗ lực và liên kết tuân theo các ưu tiên quốc gia nêu trong SEDP; 3 • Bộ Tư pháp hỗ trợ các nhu cầu hợp tác dài hạn, bền vững và mang tính chiến lược với các đối tác phát triển để đảm bảo sử dụng hiệu quả vật chất và nguồn nhân lực cho hỗ trợ cải cách luật pháp và pháp lý. Còn tồn tại nhiều vấn đề, ví dụ, về các nhu cầu sử dụng chuyên gia quốc tế và Bộ có đề xuất việc sửa đổi Nghị định 131 thành một phương tiện quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ít phức tạp và do đó hiệu quả hơn; • Bộ Y tế đã tiếp tục tập trung vào các vấn đề về hiệu quả viện trợ với nhiều thành tựu trong nửa đầu năm 2011. Đặc biệt phải kể đến Hội thảo Nhóm đối tác ngành Y tế (HPG) và công tác chuẩn bị Đánh giá chung ngành Y tế hằng năm. Hội thảo Nhóm đối tác ngành Y tế đã đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết chặt chẽ hơn với AEF. Trong đó, Bộ Y tế đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều phối viện trợ ở cấp tỉnh; • Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Nghệ An đã tiếp tục cải thiện công tác theo dõi giám sát, đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng và đánh giá sau dự án của các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trong đó đã có sự cải thiện trong việc lưu trữ và trao đổi các thông tin liên quan. Các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng lợi trong tương lai từ việc phát triển một khung pháp lý liên quan đến việc sử dụng các mô hình tài trợ cho khu vực tư nhân. Các ví dụ thực tế trong đóng góp của đối tác phát triển cho chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ Tất cả các đối tác phát triển đang hỗ trợ việc sửa Đề án ODA và Nghị định 131. Quan điểm chung là tập trung nỗ lực để tăng cường kiến trúc tổng thể của viện trợ và phát triển năng lực ở các cấp được phân cấp là nền tảng cho việc sử dụng hiệu quả viện trợ ở Việt Nam trong tương lai. Những ví dụ về thực hành tốt bao gồm: • Nhóm các Nhà tài trợ Đồng chính kiến (LMDG) đã chú trọng đặc biệt vào việc theo dõi giám sát các chủ đề về hiệu quả viện trợ trong quan hệ với các tổ chức đa phương như Liên Hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Trong phạm vi có thể, họ đã cùng nhau phát triển các kế hoạch chi ến lược quốc gia của mình và hỗ trợ Hội nghị Cấp cao gần đây của AEF tại Hạ Long để thảo luận về phân công lao động và bổ trợ giữa các đối tác phát triển; • EU đang xây dựng Lộ trình Hiệu quả Viện trợ EU 2011 trong đó đưa ra tầm nhìn tổng quan hàng năm về tiến độ hoạt động hiệu quả viện trợ và tuân thủ theo các ưu tiên quốc gia s ẽ được đặt ra trong SEDP. Là một phần của nhiều nhóm chuyên đề khác nhau, EU đã tham gia trong nhiều nỗ lực phát triển năng lực bao gồm hỗ trợ cho Bộ Y tế, Chương trình xây dựng năng lực có trách nhiệm với môi trường và xã hội của ngành Du lịch, Quỹ tài trợ đa Uỷ thác cho hiện đại hoá quản lý tài chính công và Chương trình hỗ trợ đầu tư và thương mại châu Âu. • UN có nhiều hỗ trợ trong các can thiệp vào hiệu quả viện trợ đặc biệt như công việc với nhóm công tác kỹ thuật HIV, Nhóm Đối tác Y tế và dự án đặc biệt "hỗ trợ theo dõi hiệu quả viện trợ từ góc nhìn giới". Sự phát triển của Một Kế hoạch 2012-2016 là một ví dụ rõ ràng về một kế hoạch chiến lược hài hòa và thống nhất. 4 • Trong số nhiều sáng kiến khác, Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (NHPT) đã hoàn thành một bản rà soát tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án tại Việt Nam và đang hỗ trợ cập nhật hệ thống đấu thầu quốc gia bằng cách sử dụng phương pháp luận hệ thống có chỉ số cơ bản của OECD-DAC. Ngoài ra, các nhóm chuyên đề khác về phát triển năng lực, quản lý tài chính, mua sắm công và đánh giá tác động xã hội và môi trường đã tập trung hỗ trợ của họ vào các vấn đề đa dạng như việc thành lập hệ thống báo cáo ODA và hỗ trợ cho đối thoại chính sách. Đề xuất phát triển các Nhóm đối tác hiện tại và tạo ra một kiến trúc viện trợ quốc gia mới Từng tồn tại một số quan ngại trong Chính phủ và các đối tác phát triển khi kiến trúc viện trợ hiện nay ở Việt Nam đ ang mất dần sự gắn kết và hiệu quả của nó. Mặc dù các PG hiện tại có những đóng góp đáng kể vào hiệu quả viện trợ tại Việt Nam, nhưng số nhiều làm việc độc lập và đối thoại chính sách chỉ được giới hạn trong phạm vi ngành của họ tham gia. Một vấn đề đáng lo ngại là một số kế hoạch ngành/ tỉnh không nhất quán với SEDP. Do v ậy đã có đề xuất là cần điều chỉnh kiến trúc viện trợ quốc gia với những đặc điểm sau đây: • AEF sẽ là trung tâm của kiến trúc viện trợ quốc gia và cung cấp phạm vi lớn cho cuộc đối thoại chi tiết về các vấn đề xung quanh hiệu quả viện trợhiệu quả phát triển. • Các cơ hội đối thoại cấp cao khác sẽ bao gồm nhóm tư vấn (CG), các diễn đàn trước CG, các diễn đàn PRSC (hoặc dạng như PRSC) và nhóm các nhà tài trợ như LMDG, 6 NHPT, EU và UN. • AEF sẽ tạo ra một mạng lưới điều phối các Nhóm Đối tác để trao đổi thông tin về hiệu quả phát triển, phân công lao động, thực hành tốt v.v… • Các Nhóm đối tác sẽ báo cáo về hoạt động của nhóm cho AEF, khi đó, AEF sẽ tư vấn cho các Nhóm đối tác về tổ chức hiệu quả và thúc đẩy sự tham gia của nhóm trong lĩnh vực lập kế hoạch và ngân sách, phát triển dựa trên phương pháp tiếp cận chương trình và phương thức viện trợ mới khác. Chuẩn bị cho Diễn đàn Cấp cao lần thứ 4 về hiệu quả viện trợ (HLF-4) tại Busan, tháng 11 năm 2011 Bộ KH&ĐT đã tích cực tham gia vào cuộc tranh luận về hiệu quả viện trợ toàn cầu, chủ yếu là tham gia khảo sát thực hiện Tuyên bố Paris và là thành viên của Ban chỉ đạo Quốc tế về sáng kiến minh bạch và trách nhiệm giải trình (IATI), thành viên đại diện cho châu Á - Thái Bình Dương trong nhóm quản lý quốc tế đánh giá PD/HCS (Giai đoạn II), và thành viên của nhóm soạn thảo trong nhóm tiếp xúc quốc gia đối tác (PCCG). Một trong những mục tiêu quan trọng của HLF-4 là xem xét chất lượng của viện trợ trong bối cảnh rộng hơn về hiệu quả phát triển và Việt Nam, đặc biệt trong bố i cảnh của một MIC mới, ở địa vị để có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc tranh luận toàn cầu. [...]... phẩm 13 1 Các hoạt động hiệu quả viện trợ và những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011 Các hoạt động hiệu quả viện trợ và những kết quả đạt được trong năm 2011 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện đã bám sát Tuyên bố Pa-ri, Cam kết Hà Nội và Chương trình hành động Accra về hiệu quả viện trợ và những hoạt động và sáng kiến khác liên quan tới hiệu quả viện trợ Tuy nhiên do nhiều... về hiệu quả viện trợ ở Việt Nam 2.1 Những phát hiện chính từ kết quả đánh giá độc lập gần đây tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội - Đợt 2 (2010) Theo Báo cáo đánh giá độc lập tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ (Đợt II), Việt Nam là một trong những nước đạt được nhiều kết quả trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ và gắn kết hiệu quả viện trợ. .. quả viện trợ với hiệu quả phát triển Việc nâng cấp Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE) thành Diễn đàn Hiệu quả viện trợ như một trong các tiến trình của Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào tháng 2 năm 2010 đã tạo ra một diễn đàn đối thoại ở cấp chiến lược, chính sách về hiệu quả viện trợ với sự tham gia rộng rãi của các đối tác đóng góp vào quá trình phát triển của Việt... đầu ra của các hoạt động về hiệu quả viện trợ trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2011: - Chú trọng thể chế, tổ chức hoạt động quản lý hiệu quả viện trợ của Bộ theo định hướng của cam kết Hà Nội theo hướng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, điều hành Tăng cường hoạt động của các đối tác theo hướng quốc gia làm chủ; - Hình thành và thể chế hóa các cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực và xác... cũng đề nghị tăng cường năng lực cho cơ quan chủ quản, cán bộ quản lý dự án thông qua kinh phí của dự án và đề xuất cần có 1 đơn vị chuyên trách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý việc hỗ trợ kỹ thuật, đồng thời đơn vị này cũng cần được tăng cường năng lực để giám sát tiến độ các dự án và có các hoạt động hiệu quả đối với các dự án chậm tiến độ nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả viện trợ 21 A.1.8 Bộ... quả viện trợ và thành tích đạt được trong nửa đầu năm 2011 Hỗ trợ Diễn đàn hiệu quả viện trợ Trong nửa đầu năm 2011, các thành viên của Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến (LMDG) đã tiếp tục đóng góp đáng kể để hỗ trợ hoạt động hiệu quả tại Việt Nam Có lẽ quan trọng nhất là Thoả thuận tài trợ chung mới đã được ký kết giữa Bộ KH&ĐT và LMDG để cấp vốn cho các hoạt động của Diễn đàn hiệu quả viện trợ. .. đề mới như hỗ trợ ngân sách; - HPG bám sát ưu tiên ngành để xây dựng đề án vận động ODA với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Mở rộng thêm các hình thức hợp tác mới, thí điểm phương pháp điều phối hiệu quả viện trợ tuyến tỉnh; - Cần tăng cường điều phối viện trợ tuyến tỉnh, hỗ trợ lập kế hoạch y tế cho địa phương A.1.7 Bộ Công thương 1 Các hoạt động và kết quả đạt được trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong... (PGS) và Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF) – Một phát triển mới của Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ (PGAE) Tất cả những điều này chứng tỏ Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải thiện quan hệ đối tác phát triển, trách nhiệm giải trình chung và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển A Đóng góp của các cơ quan Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ Trong sáu tháng đầu... tài trợ, các vấn đề về hiệu quả viện trợ và tham gia các diễn đàn về hiệu quả viện trợ A.2 Các tỉnh, thành phố A.2.1 Thành phố Hà Nội Trong sáu tháng đầu năm 2011, Thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ, cụ thể là: (i) Đánh giá định kỳ về tình hình thực hiện và hiệu quả của các dự án viện trợ nước ngoài (ODA, INGOs); (ii) Ban hành Quyết định về Quy chế quản... KH&ĐT phát triển hệ thống báo cáo theo mẫu nhằm nối kết báo cáo từ dự án về Bộ (trọng tâm là số liệu thực hiện) và các công cụ tự động truy xuất dữ liệu, phát triển trang Web về thông tin các nhà tài trợ, các chương trình tài trợ mới, các chính sách của nhà tài trợ, v.v 27 B Đóng góp của đối tác phát triển vào Chương trình nghị sự hiệu quả tại Việt Nam Một phần trong những nỗ lực để nâng cao hiệu quả viện . DIỄN ĐÀN HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ (AEF) BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . viện trợ với hiệu quả phát triển. Việc nâng cấp Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE) thành Diễn đàn Hiệu quả viện trợ như một trong các tiến

Ngày đăng: 15/03/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan